Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiếc bình nứt

28/05/201316:01(Xem: 1813)
Chiếc bình nứt
Chiếc bình nứt
Nhị Tường dịch

---o0o---

Tôi đi đến gần White Cottage, Ohio, tới lui trên những con đường liên thôn đến các cửa tiệm, những trang trại cũ, tìm mua những đồ cũ có thể bán đấu giá, hoặc sang tay cho ai đó.


Vòng ngoặt khúc cua trên con đường sỏi đầy bụi tôi thấy một ông già đang ngồi bên bậu cửa. Ðập vào mắt tôi là chiếc bình ông ôm trong tay. Thậm chí từ đàng xa tôi cũng nhận ra đó là chiếc bình xinh đẹp hiệu McCoy nổi tiếng.


Dừng xe trên lối vào nhà ông, tôi bước đến và tự giới thiệu mình: “Chào bác, cháu là Toby. Cháu không thể nào không nhận ra chiếc bình bác cầm trên tay. Bác có bán không?”


Cái nhìn của ông già làm tôi giật mình đến nỗi vội vàng quay lui. Ánh mắt ông ẩn chứa nỗi đau, đó là ánh mắt của một người đang đắm chìm vào một hồi ức đau buồn. Ông chậm rãi: “Tôi không nghĩ đến chuyện bán chiếc bình này vì nó có ý nghĩa vô cùng với tôi”


“Bác biết nó chính hiệu McCoy phải không? Cho dù nó bị nứt ở gần cái quai nó vẫn đẹp phải không bác?”


“Vâng, Tôi biết là như thế. Nhưng giá trị của nó đối với tôi không phải là ở chỗ đó” Ông già sụm người xuống, một sự yên lặng bao trùm lấy chúng tôi. “ngồi xuống đây anh bạn trẻ. Tôi sẽ kể cho anh nghe ý nghĩa của nó đối với tôi”


“Chiếc bình này là của vợ tôi. Bà ấy chuyên trồng hoa và chăm sóc cây cảnh. Vào ngày thứ hai cách đây 2 tuần khi tôi đang đi đến hàng hiên này thì nhìn thấy bà ấy trượt chân ngã xuống bên thềm. Tim bà ấy đã ngừng đập. Thứ tư là đám tang. Hôm nay khi tôi ra ngoài này thì thấy chiếc bình. Tôi ngồi đây và cố suy nghĩ nên làm gì... với nó. Anh nghĩ tôi nên làm gì với nó đây? Bán nó sao?”


Tình cờ tôi có mặt nơi đây, tôi không biết nói sao. Chỉ đơn giản là một ông già yêu vợ mình. Chiếc bình tượng trưng cho vợ ông. Tôi nên bảo ông giữ lấy nó? Nên bán nó? Hay vẫn tiếp tục gắn bó với nó?”


“Cháu thật sự không biết, nhưng nếu bác cho phép thì cháu xin thưa, cháu sửa chữa đồ gốm, thủy tinh và nhiều thứ khác. Nếu bác muốn cháu sẽ sửa chiếc bình và đem trả lại cho bác. Khi đó bác có thể cho cháu biết là bán nó hay không, có được không ạ?


“Anh làm điều đó cho tôi ư?”


“Vâng, cháu sẽ làm” Tôi không biết điều gì đã thúc đẩy tôi làm công việc này. Ðiều gì đã giúp tôi nảy ra ý đó? Tất cả những gì tôi biết vào lúc đó và vào lúc này, là có một điều gì đó cứ thôi thúc tôi làm thế.


“ Này đây anh bạn, hãy cầm nó đi. Khi nào sửa xong thì mang lại đây và chúng ta sẽ nói chuyện. Bây giờ thì tôi phải đi nghỉ” Không nói thêm lời nào nữa, ông già vào khuất trong nhà.


Tôi mất hết ba tuần để sửa xong cái bình và có dịp để trở lại nhà ông. Tôi dừng xe nơi hiên nhà để mong gặp lại ông già. Ngôi nhà trông có vẻ tiều tụy.Thảm cỏ không được xén, lá rụng rải rác trên hiên nhà và bậc thềm. Không một âm thanh, một ánh đèn nào trong nhà. Tôi tự hỏi hình như ông già đã dọn đi.


Khi tôi gõ cửa thì một người đàn ông xuất hiện: “Chào anh, tôi có thể giúp được gì?”


“Tôi đang tìm ông già đã sống ở đây”


“Ông ấy qua đời rồi, cách đây một tuần” người đàn ông nói “Ông ấy là chú tôi, tôi có thể giúp gì cho anh”


Tôi giải thích về chiếc bình và đã gặp ông già như thế nào. “Thế à, không hề gì đâu. Về chuyện chiếc bình, chú tôi có kể cho chúng tôi nghe về chuyện anh đến. Chú nói với chúng tôi rằng nếu anh trở lại chúng tôi sẽ để anh giữ chiếc bình đó. Chú cảm ơn vì anh đã sửa chiếc bình và thật chu đáo khi làm điều đó.


Phải làm gì với chiếc bình đây? Tôi có nên giữ nó, hay bán nó, hay tặng nó cho ai đó? Tôi biết chiếc bình này không thật sự thuộc về tôi. Bản thân chiếc bình chứa đựng một mục đích và ý nghĩa thật sâu sắc. Cuối cùng tôi quyết định để nó ra đi. Tuy nhiên tôi nhất quyết phải kể câu chuyện về chiếc bình khi bán nó; phải chia sẻ với người khác về quá khứ của nó.


Trên đường rời trang trại một điều bí ẩn cứ ảm ảnh tôi, đó làtên của người phụ nữ từng là chủ nhân chiếc bình, người cháu họ của ông già đã không đề cập đến tên bà. Còn tôi là một người xa lạ, đã không thể hỏi tên bà.


Tôi vẫn cứ lúng túng về cái tên của người phụ nữ - tên của chiếc bình từ nay sẽ là gì. Ðó phải là điều ông già từng biết trong cuộc đời của ông. Không. Không phải là tên chiếc bình nứt, tên nó sẽ là... tình yêu.



(dịch từ internet)


--- o0o ---
Vi tính: Cát Tường - Diệu Tường
Trình bày: Nhân Văn - Linh Thoại
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2010(Xem: 2776)
“Sang sông phải bắt cầu Kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy Thầy” Đó là câu ca dao mà tôi rất tâm đắc khi được nghe một ai đó hò, ngâm thơ hay nhắc tới. Tôi yêu thích câu ca dao này, nói thật lòng, môt phần vì tôi đang được làm “Thầy”, nhưng điều cốt yếu khiến tôi thấm thía ở ý nghĩa của nó là ngoài việc dạy dỗ cho con cháu phải biết công ơn của Thầy Cô, thì dường như ông bà mình còn lồng vào đó cả một ẩn ý về mặt tâm lý (theo suy nghĩ của cá nhân tôi).
30/08/2010(Xem: 1469)
Một hôm một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị 'pan' đậu bên đường. Tuy trời đã sẩm tối, anh vẫn có thể thấy bà đang cần giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề, đậu phía trước chiếc xe Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe Pontiac cũ kỹ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà.
16/03/2010(Xem: 6173)
Tha tội là gì? Triết lý và các tôn giáo phương Tây nghĩ về điều đó như thế nào? Tôi chỉ gợi lên ở đây hai ba câu hỏi thôi, liên quan đến câu chuyện mà tôi sẽ kể. Không biết có phải nhân loại trở nên thánh thiện hay không mà bỗng nhiên xin lỗi, thú tội, hối hận trở thành vấn đề thời sự. Hay có lẽ ai nấy đều theo gương Giáo Hoàng bên La Mã. Bên Mỹ, ông Clinton hối hận đến động lòng, xin lỗi xót xa, vì trót sảy chân chút phận đàn bà. Bên Argentine, nhà thờ lên tiếng xin tha tội vì đã im lặng đồng lõa trong suốt thời gian độc tài quân phiệt. Nhà thờ Brésil cũng vội vàng tuyên bố hối lỗi trước “Người da đỏ và người da đen”. Một vài bạn của ông Chirac giục ông hối hận trước dư luận vì bàn tay của ông có nhúng khá sâu vào những mánh mung kinh tài trong khi làm thị trưởng Paris.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]