SUY NGHĨ NHỎ
VỀ THI TẬP KHOẢNG ĐỜI
CỦA THIỀN SƯ CHIÊU ĐỀ
hướng nhân duyên hầu khơi sáng tư hướng tuệ giác đạo pháp bằng ánh lửa trực ngộ trong công án Thiền.
Chính vậy, hành giả thi sĩ quả thật đã hiện thân như ngọn giác đăng trí luật và pháp âm, đưa hỏa hầu loang
tỏa ánh sáng diệu kỳ vừa trực diện tâm thông, trải đầy trên hà sa ngõ sinh phù, tạo nên khoảng đời hiện
nghiệp cho duyên khởi… Khoảng đời dừng bước lối mòn Đừng theo vết cũ, đừng buông rơi mình
Chỉ cần làu thuộc Tâm kinh
Là ta không phụ tánh linh thuở nào”.
(Khoảng đời)
Ý niệm hình thành tư tưởng dàn trải trong thi tuyển, đã khai đắc lộ trình xuyên suốt từ kiếp vô thủy
đến không - thời gian hiện hữu, mặc nhiên như một pháp thoại, một tiểu tập kinh hành đã gói trọn hành
trình giác ngộ của bước đi vô ngã. Kinh nghiệm hoát nhiên có được của hành giả trong suốt thời gian sống
động thừa hành, người đem trọn chân như cung hiến rằng: “Khoảng đời tôi đã trải qua / Viết nên nhạc khúc
trường ca tặng người” (Khoảng đời).
Tập thi tuyển đọng đầy những trần tình từ bước đường nhập thể, trôi chảy theo duyên nghiệp hành
đạo. Suốt hơn 200 trang, trải dài trong không - thời gian Khoảng đời với 70 bài thi tụng, đã được phân
bày trong 35 khoảng cách vật lý, tâm tư, ý niệm, tư tưởng, hình học, không gian… (từ tiết 1: Khoảng đời,
tiết 2: Khoảng buồn. tiết 3: Khoảng cách… đến tiết 34: Khoảng trống, tiết 35: Khoảng xa). Hình thức phân
đoạn hình như đã quán chiếu từng hiện thực trên bước du hành nắm bắt hiện thể vô ngã, và phải chăng
tư hướng truy căn nhìn lại tiềm thức đã bay lướt qua nhiều khoảng không - thời gian sống trong đạo pháp.
Xuyên qua tự tánh, dần tìm ra chân bản vô ngã, điều mà trên bước đường hành trì, mọi bề mặt giả tướng
được hiển hiện trở lại bên trí nhớ sơ nguyên, khác gì:“Giữa giòng bến giác bờ mê/ Con thuyền ngược nước
bốn bề trùng khơi” (Khoảng đời).
Hướng chân thiện giả ghi đậm nét phân bày và hành xử từng giai đoạn. Từ tiết 1: Khoảng đời, thiền
gia thi sĩ mở rộng tâm thức, chú giải cho khách bước vào thiện căn bằng một bài thi Cái bóng cuộc đời. Tư
tưởng huyễn hoá của sự vật quanh đời, cái bóng theo tôi nhưng không phải là tôi. Với hiện tướng thực hư
vô ngã vẫn là giả huyễn thôi:
Bóng trăng chìm đáy nước
Cánh nhạn lướt trời không
Ấm ma đoạn nơi lòng
Phiền não trút bến sông…
(Cái bóng cuộc đời)
Thi tụng của Khoảng-Đời với 35 thi khúc và 35 bài thơ đi kèm khơi ngộ lẽ đạo, như tiết 3: Khoảngcách,
dẫn giải theo bài Chốn bình yên, tiết 4: Khoảng cao, được viên tròn bằng bài dẫn Đức Phật của tôi, tiết
6: Khoảng-chờ, là bài tụng thi Hỏi đá, tiết 7: Khoảngchung, bài Hỏi mây, tiết 8: Khoảng-chừng được bài
Hồi sinh… Suốt bước đi trên con đường hóa đạo, lịch trình đường tu chứng được tụng thi và dẫn giải như
tiết 18: Khoảng-không, với bài dẫn Nhớ tưởng, tiết 20: Khoảng-mộng, bài dẫn Tái sinh,… và dần theo như
vậy, tiết 23: Khoảng-ngắn với bài dẫn Vô minh… Một thi tập giá trị về cả đạo và đời, gói ghém khúc
chiết trên đường hành trì tu chứng của một hình bóng thượng sĩ, thì mọi tu chứng đều được trợ duyên bằng
pháp âm, hoặc duyên sinh từ những phương cách huyền diệu khác. Trong đó, lời chân ngôn Phật pháp,
suy diễn qua hữu kinh hay vô kinh, đều là những huyền năng hóa nhập, thuần hành thu liễm đức tin
vào nội tĩnh trang nghiêm với hoài vọng tịnh tiến lần dò chân lý đạo pháp. Trong đó, những tác phẩm thi
hướng như thi tập KHOẢNG-ĐỜI thể hiện như một bản thể chân tướng được hóa thân từ tuệ giác của một
chân sư.
Trân trọng,
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM
Thư trang Quang Hạnh
Mùa Thu, 2023
Gửi ý kiến của bạn