Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   


ky yeu tri an-ht tue sy

LỜI NGỎ

 

Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp.

Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”

Chúng tôi, những giáo sư, học giả, văn nghệ sĩ, những pháp hữu và học trò Tăng, Ni, Phật tử nhiều thế hệ, từng được tiếp cận, đàm đạo, nghe giảng từ các trường lớp Trung, Cao đẳng và Đại học Phật giáo, hoặc chỉ được đọc và nghiên cứu qua hàng nghìn trang kinh, sách, tiểu luận, thơ, văn… của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, rất tâm đắc với lời xưng tán của Triết gia Phạm Công Thiện. Nhưng nơi đây, trong tình Thầy-Trò thâm thiết, trong niềm cảm kích vô hạn đối với di sản tinh thần kỳ vĩ mà Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ để lại cho cuộc đời, chúng tôi chỉ muốn gọi Người bằng ngôn ngữ bình dân và gần gũi nhất: Thầy Tuệ Sỹ.

Cuộc đời Thầy tập trung toàn thời gian vào sự nghiệp Hoằng Pháp; nói theo ngôn ngữ thế gian thì đó là lãnh vực Văn hóa và Giáo dục.

Văn hóa và Giáo dục Phật giáo được biểu hiện qua việc học hỏi, tụng đọc, truyền dạy và thực hành Kinh – Luật – Luận mà Thầy đã tận tụy suốt hơn 60 năm phiên dịch, chú giải, sáng tác, giảng dạy trong nhiều trường lớp Phật học tại Việt Nam và ngoài nước qua Paltalk, Zoom Meeting Online, v.v…

Văn hóa và Giáo dục Dân tộc cũng được Thầy phổ hiện qua những sáng tác thơ văn, tiểu phẩm, tiểu luận… về tình tự dân tộc, nhân sinh quan, xã hội dân sự; và trong một góc nhìn nào đó, ngay chính bản án tử hình và những năm trong tù ngục của Thầy cũng là hệ quả của sự biểu hiện nền Văn hóa, Giáo dục nhân bản và khai phóng của dân tộc trong một giai kỳ lịch sử đen tối trên quê hương.

Trong chiều hướng đó, nội dung tập Kỷ Yếu này dựa theo hành trạng của Thầy Tuệ Sỹ, chia làm 3 phần chính:

Phần I – Phật học: Gồm những sáng tác văn, thơ, biên khảo, tiểu luận của chư vị thức giả, học giả, Tăng Ni, cư sĩ, văn nghệ sĩ nói về Thầy Tuệ Sỹ và ảnh hưởng của Thầy trong tư cách một nhà tư tưởng Phật học, một hành giả Tăng sĩ Phật giáo uyên thâm, trác việt;

Phần II – Văn học: Gồm các sáng tác văn chương, thi phú, mỹ thuật của giới văn học nghệ thuật minh họa về Thầy Tuệ Sỹ như một nhà văn, nhà thơ trứ danh, hàng đầu trong nền văn học Việt Nam; và

Phần III – Đạo Pháp và Dân Tộc: Gồm những sáng tác, nhận định, xã luận, tiểu luận của chư vị học giả, thức giả, đời cũng như đạo, Phật giáo hay tôn giáo bạn, về vai trò của Thầy Tuệ Sỹ trong cương vị lãnh đạo Giáo Hội, cũng như những đóng góp của Thầy bằng hành động hay bằng tâm thức, nhằm xây dựng nền tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam.

Những năm gần đây, với thân bệnh, ngoài trọng trách phục dựng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Thầy Tuệ Sỹ vẫn tiếp tục ngày đêm cặm cụi trên những trang kinh giá sách, phiên dịch chú giải Tam tạng Thánh điển, thành lập một hội đồng phiên dịch quy tụ những nhà Phật học có trình độ cổ ngữ và ngoại ngữ vững chắc, soạn thảo đề án và cẩm nang phiên dịch tỉ mỉ chi tiết cho người đi sau. Vào tháng 7 năm 2022, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Thầy, Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời đã giới thiệu thành tựu sơ bộ với bộ Thanh Văn Tạng, Giai đoạn I, Phần I, gồm 24 tập và 5 cuốn Tổng lục. Dù chỉ mới thành tựu một phần nhỏ của công trình, tư duy và viễn kiến của Thầy Tuệ Sỹ cùng với cẩm nang để lại, cũng cho thấy tầm quan trọng và ảnh hưởng của Đại Tạng Kinh Việt Nam: là đề án có một không hai của nền Phật Việt. Đây có thể nói là công trình Văn hóa Giáo dục cốt lõi trong sự nghiệp hoằng pháp của Phật giáo Việt Nam mà khởi nguyên là từ lần chuyển pháp đầu tiên của Đức Phật nơi Vườn Nai hơn 25 thế kỷ trước. Chính vì thế, sự nghiệp trí tuệ của Thầy Tuệ Sỹ là một sự nghiệp đồ sộ mà ngàn lời của Kỷ Yếu cũng khó bàn nói hết được. Dù vậy, chúng tôi, mỗi người xin góp một tiếng nói, trước hết là biểu tỏ niềm tri ân và kính trọng vô biên đối với Thầy; thứ đến, muốn chia sẻ, giới thiệu đến bạn đọc về một bậc Long Tượng kỳ vĩ của Phật giáo Việt Nam — một bậc Thầy của những vị Thầy, một bậc Thầy hiếm hoi trong lịch sử gần hai nghìn năm Phật giáo trên quê hương yêu dấu.

Thực hiện tập Kỷ Yếu này, chúng con/chúng tôi muốn tri ân những đóng góp của Thầy Tuệ Sỹ trong mọi lãnh vực; và vì sức khỏe của Thầy, cần phải hoàn tất trong vòng một tháng, trong đó thời gian để các tác giả viết chỉ có mười ngày. Với những hạn chế đó, Kỷ Yếu không thể là một tác phẩm hoàn toàn chuyên chở các nhận định, biên khảo, phân tích về những đóng góp của Thầy hay các tác phẩm của Thầy mà chỉ là một tuyển tập ghi lại những cảm nhận, những kỷ niệm, những lời tri ân của người viết đối với Thầy. Vì vậy, Kỷ Yếu sẽ không sao tránh khỏi những thiếu sót, hoặc những trình bày có khi chủ quan, cảm tính của những người ngưỡng mộ Thầy Tuệ Sỹ; rất mong sự rộng lượng bỏ qua của chư vị độc giả. Hy vọng những khiếm khuyết của Kỷ Yếu sẽ được bổ túc cho được hoàn mỹ hơn trong dịp tái bản, hoặc trong một tuyển tập nghiêm túc, có rộng thời gian hơn.

Chúng con/chúng tôi cũng xin thành kính tri ân tất cả chư tôn đức Tăng Ni, quý vị Cư sĩ, quý văn nghệ sĩ và Phật tử đã dành tâm cảm và thời gian, đóng góp bài vở và hình ảnh để thực hiện tập kỷ yếu này.

Lời sau cùng, nhìn lại hành trạng một đời của Thầy Tuệ Sỹ, chúng ta thấy Thầy luôn là người tiên phong đầu ngọn sóng, trong cả nẻo đạo hay đường đời: vận dụng từ bi và trí tuệ để khai mở, xây dựng và phát triển, từ việc giáo hội đến việc Tăng đoàn mà không màng chút lợi-danh, quyền thế. Sự có mặt của Thầy trong đời này dường như là để dựng lại những gì bị gãy vỡ, đổ nát. Thầy, có khi như con tê giác[1] cô độc giữa núi rừng, có khi hòa mình đồng trú trong biển lớn thanh tịnh tăng-già, có khi thăng trầm theo vận nước nổi trôi, có khi độc hành trên từng dặm ngàn mây bay[2]… nhưng bước chân của Thầy đã được xác định từ ban đầu với con đường tuệ giác, và chỉ một hướng một nguyện: trải thân cát bụi để thực hiện Bồ-đề hạnh trong lũy kiếp hằng sa quốc độ.

Trong sự ngưỡng phục và đồng cảm sâu sắc với hạnh nguyện vô biên của Thầy, chúng con/chúng tôi xin kính dâng Thầy những dòng văn thơ mộc mạc này, và cùng một lời, xin thưa với Thầy rằng, Thầy sẽ không cô độc, vì khi nhìn xuống, Thầy sẽ thấy chúng con/chúng tôi với ước nguyện “thiên lý đồng hành” trên lộ trình giác ngộ thênh thang.

Vĩnh Hảo chấp bút thay Ban Biên Tập Kỷ Yếu, kính ghi.

(30/9/2023)

 


[1] Hình ảnh từ Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng, Kinh Tập (Sutta Nipata) – HT Thích Minh Châu dịch.

[2] Thiên Lý Độc Hành, thi phẩm của HT Thích Tuệ Sỹ.



BAN THỰC HIỆN KỶ YẾU TRI ÂN HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ

Cố vấn: Hòa thượng Thích Như Điển | Hòa thượng Thích Nguyên Siêu | Hòa thượng Thích Bổn Đạt
Chủ biên: Thượng tọa Thích Nguyên Tạng | Thượng tọa Thích Hạnh Viên
Biên tập: Thị Nghĩa Trần Trung Đạo | Nguyên Đạo Văn Công Tuấn | Tâm Huy Huỳnh Kim Quang |
Tâm Quang Vĩnh Hảo | Quảng Diệu Trần Bảo Toàn | Tâm Thường Định Bạch Xuân Phẻ
Kỹ thuật và Thiết kế: Nguyên Túc Nguyễn Sung | Quảng Pháp Trần Minh Triết |
Nhuận Pháp Trần Nguyễn Nhị Lâm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/12/2020(Xem: 8773)
Hữu Xả Tả Buông Sáu căn tiếp xúc sáu trần Không dính, không mắc, không phân biệt gì Chỉ cần quẳng cái Tôi đi Giác mê trước mặt kiếm chi cho phiền Nam Mô A Di Đà Phật Chùa Quan Âm, Houston 20/12/2020 Ngốc Tử (HT Thích Chơn Điền)
22/12/2020(Xem: 8035)
Từ thuở nọ, Giác Tâm mới vừa mở mắt chào đời, đã nằm võng đong đưa giữa trùng điệp phù vân lãng đãng, ngút ngàn sương khói vờn quanh. Được hun đúc, tiếp cận với hồn thiêng sông núi uy linh, hùng vĩ nên tâm hồn thi sỹ, tự nhiên hàm dưỡng trong bầu khí chất rất mực thuần khiết, nguyên sơ. Thơ phát ra từ đó, nhẹ nhàng như hơi thở, vừa lâng lâng bay bổng vừa bồng bềnh, thênh thang. Tiếng thơ ngân dài, đồng vọng lên từ phương lòng trong trẻo, đầy chim ca lảnh lót hòa lẫn suối khe róc rách, reo vang. Ngàn hoa nắng trổ, ngát hương trời vạn cổ, dưới những thung lũng mù xa, chập chùng bóng rừng sâu hun hút, hoang lạnh buốt mưa chiều. Thơ bay phiêu phất hồn trăng vạn đại, vụt hiện lóe ngời thời nguyên thủy, sơ khai…Thần thái mang mang, thi sỹ đi về ngơ ngác, ngạc nhiên trước sự huyền bí của cuộc sống muôn loài, vạn vật trên mặt đất, trần gian, rồi hoát nhiên, bừng thấy ra đóa Hoa Tâm giữa trời thơ đất mộng bồi hồi:
22/12/2020(Xem: 6999)
Lá rụng chiều Thu Tường Vân Còn vài chiếc lá trên cành Lá vàng rụng hết lá xanh chuyển màu Từ từ mà rụng đừng mau! Cứ bay nhè nhẹ đỡ đau lòng người Hôm qua lá hãy còn tươi Chiều này đổi sắc vốn lười cũng xem Đẹp thì đẹp thật đó em Nhưng mà gió đến bên thềm lá rơi Có khi trong nắng lả lơi Lá bay theo gió biệt khơi nơi nào Mua thu lá đẹp biết bao Vàng hồng đỏ tím làm sao không nhìn?
21/12/2020(Xem: 7375)
Qua mỗi lần đại dịch cơ nguy bùng phát lại Biệt nghiệp trong cộng nghiệp giúp tỏ tường Phải tích tụ phước đức nhiều... làm vốn tư lương Gọi là may, rủi khi đúng thời cơ hội đến ! Chí kiên quyết, lòng thành tâm không xao xuyến Trực giác thầm mách bảo gì ... hãy làm theo, Nhân quả tốt sẽ vứt dược gánh nặng đang đeo Thời gian sẽ trả lời cho tất cả!!!
20/12/2020(Xem: 7162)
Trời đã vào Thu em có hay? Sân chùa sau trước lá rơi đầy Sáng ra quét sạch thì chiều rụng Rồi cũng có ngày lá hết bay Phước mỏng nghiệp dày đời khổ đau Bốn mùa sống tốt đừng thù nhau Nhân lành qủa ngọt gieo trồng mãi Xuân Hạ Thu Đông qua rất mau
20/12/2020(Xem: 5528)
Đi chùa là để tâm yên Đi chùa đừng có rước phiền vào thân Đi chùa thì nhớ bớt sân Đi chùa cố gắng chuyên cần lo tu Đi chùa xóa những hận thù Đi chùa tạo phước công phu hành thiền Đi chùa tâm tánh phải hiền Đi chùa tinh tấn thường xuyên biết mình Đi chùa thương hết chúng sinh Đi chùa mở rộng tầm nhìn tốt hơn Đi chùa chớ có giận hờn Đi chùa tâm phải chánh chơn với người
19/12/2020(Xem: 7412)
Tình thâm mẫu tử Con biết nói chi Giọt lệ phân kỳ Mẹ đi con ở Nhân duyên cách trở
18/12/2020(Xem: 5732)
Dừng lại để hiểu thêm Tác giả: Tường Vân Không biết từ bao giờ Chúng ta luôn bận rộn Nay được nghỉ tình cờ Dọn đi những bề bộn Nếu biết rộng hiểu sâu Ngồi yên nghiệm nhân quả Đâu có gì phải rầu Tĩnh lặng đời thong thả Chấp nhận mọi khổ đau Nhân quả thêm thẩm thấu Chân thật đối xử nhau Dừng lại các nghiệp xấu
10/12/2020(Xem: 7400)
Con kính dâng Thầy bài thơ nói lên tâm trạng con khi nghe pháp thoại trong những tháng có đại dịch Kính đa tạ Thầy , HH Nhờ đại dịch, qua livestream nghe Thầy giảng pháp, Hành trạng, giáo hoá chúng sanh ... Tổ Sư Thiền Thấy ra ...Thầy ẩn tàng ...Trí Vô Sư của túc duyên Đạo hiệu Thầy mang quả thật là NGUYÊN TẠNG !! Đâu cần thượng đường pháp chiến...khắp nơi xưng tán, Nội điển làu thông, trí nhớ tuyệt luân, Liễu nghĩa đại thừa, giới luật giữ tuân . Hành Bồ Tát Đạo, ngũ minh làm phương tiện !!!
10/12/2020(Xem: 7900)
Một lòng chuyên niệm Di Đà, Kết duyên Tịnh độ Ta bà bình yên. Nhất tâm từng niệm an nhiên Tây Phương hé nở hoàng liên đợi chờ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]