Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển Tập Thơ Đê Chiều 100

27/04/202308:57(Xem: 4121)
Tuyển Tập Thơ Đê Chiều 100

tuyet tap tho de chieu
Hoài bão của người Tăng sĩ
(Thay lời tựa)


Nhân dân ta yêu thơ, thích làm thơ cũng là chuyện đáng mừng, bởi ít ra đó cũng là niềm vui nơi trần thế. Đạo Phật nói đời là bể khổ, nhưng hơn bảy mươi năm chìm nổi trong bể khổ ấy, tôi thấy không thiếu niềm vui. Tôi tin, hễ ai tìm được niềm vui cho mình, cho người quanh mình là hạnh phúc. Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng từng nhắc nhở: “Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch/ Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền). Phật tạ i tâm. Tâm tức Phật. Phật tức Tâm. Nếu ai thấy được tâm tịnh thì lập tức thành Phật, nhưng chuyện đó xa xôi quá; theo tôi, trước mắt cứ như lời bài hát của Trịnh Công Sơn: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” trong bể khổ ở cõi Ta bà này là sướng lắm rồi.


Nhận bản thảo tập thơ của thầy Thích Đồng Bổn qua e-mail, tôi vừa vui vừa ngần ngại. Vui là sau đợt đại dịch Covid-19, thầy bị hậu Covid tàn phá phổi và gan, bác sĩ trong và ngoài nước cơ bản lắc đầu, buộc thầy phải đến miền biển hoặc miền núi, chọn chỗ ít người để có được môi trường sống trong lành kèm với thuốc đặc trị mới có hy vọng còn điều kiện “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”. Những anh em quen biết động viên thầy và cũng chỉ mấy lời động viên chứ không biết gì hơn. Và thầy đã chọn vùng núi Sóc Sơn để an dưỡng cùng trị bệnh.

Qua mạng Zalo, tôi thấy ngày nào thầy cũng viết được một vài bài kệ hoặc thơ. Những người quen biết có kết nối mạng Zalo với thầy đều vui lắm. Nhân có hội thảo về Phật giáo Thái Nguyên và hội thảo về Công chúa Huyền Trân với Phật giáo ở Nam Định, tôi đôn đốc thầy viết bài tham dự hội thảo. Không ngờ thầy viết xong trước tôi, hối thúc lại tôi với lời nhắn nhủ viết nhanh cho Ban tổ chức an tâm, mình cũng được an vui.

Lao vào công việc để quên bệnh tật, vui vẻ sống chung với bệnh tật cũng là cách hay trong lúc… hết cách.
Thật lòng mà nói, tuổi càng lớn, đọc càng nhiều, tôi lại mắc bệnh sợ thơ, bởi có những bài không phải thơ mà bắt người đọc gọi đó là thơ và là thơ hay, thì đúng là… Ta bà khổ! Ta bà khổ!

Vài chục năm nay, tôi thích đọc kinh sách các tôn giáo, trong đó có kinh sách Phật giáo. Qua kinh sách, tôi thấy chư Phật, chư Tổ đều “nói kệ rằng:…”, chứ không mấy ai “nói thơ rằng:…”. Các Thiền sư thời Lý – Trần cũng thường viết kệ, ấy mà sau này có người dịch những bài kệ này lại thêm vào từ “thi” thành “thi kệ”. Họ không biết rằng “thi” và “kệ” cũng như “thi” và “ca” hai lối chẳng thể gộp chung được.

Từ điển Tiếng Việt viết rõ rằng: “Kệ: Bài văn vần giảng giải một đoạn kinh Phật”1. Do vậy, trên bước đường hoằng dương chánh pháp, chư Phật, chư Tổ thường dùng “kệ” là vì thế.



pdf icon-2
Tuyển Tập Thơ Đê Chiều 100


🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️


***
***
***








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/06/2015(Xem: 9756)
Tay nâng bát ngọc của trời Mồ hôi, huyết lệ của người quanh ta Hạt cơm đổi biển châu sa Ngọt thơm tình nghĩa, mặn mà nhân duyên Nguyện tu tinh tấn đáp đền Nguyện độ đại chúng, cửa thiền mở toang
21/06/2015(Xem: 15383)
Nước mắt của Quán Thế Âm làm sao đong đếm? làm sao lau khô những giọt nước trong veo chảy xuyên các kiếp?
21/06/2015(Xem: 9125)
Trên đồi máu lõa lồ trăng úa chết Bóng hồn tôi xiêu đổ giữa trời mây Sương khói vỡ uông uông chuông tử biệt Biển thiên thu lảo đảo con táu say!
20/06/2015(Xem: 12638)
Hình Đồng nhập Phật đạo Nối gót chư Tổ Sư Đại thừa kinh tham cứu Nhập thất ngộ Chân Như.
18/06/2015(Xem: 8413)
Lang thang mây ghé đỉnh non Hỏi thăm Đá cỗi đã mòn bao nhiêu Cô đơn mưa nắng sớm chiều Khi nào chán ngán thì theo Mây cùng. Đá cười cây cỏ nghiêng rung Trôi lăn vô định thì đừng lang thang Mưa thơm, gió mát, nắng vàng An nhiên chóp núi, hiên ngang lưng trời Không mỏi mệt, khỏi nghỉ ngơi Hằng ngày vẫn vậy không dời không nghiêng Đi chi cho rước khổ phiền Ngàn năm một cõi thiên nhiên an lành.
18/06/2015(Xem: 9414)
A Nan Đà, ta biết, Là một trong mười người Được gọi đại đệ tử Khi Đức Phật sinh thời. Ông xuất thân quí tộc Con vua A Mi Đà, Tức ông là cháu ruột Của Đức Phật Thích Ca. Khi Ngài về La Vệ, Ông vừa tròn hai mươi
15/06/2015(Xem: 9609)
Bố luôn luôn là một người Dễ thương, tử tế đồng thời giỏi thay Bố thường đoán biết ra ngay Trong đầu ta nghĩ loay hoay những gì. Bố là người biết lắng nghe Đôi khi góp ý rất chi tận tình Và luôn bảo vệ cho mình. Bố là người bạn chân thành nhất thôi. Khi ta thắng lợi trong đời Bố thường kiêu hãnh thốt lời ngợi ca Khi ta thất bại xót xa Bố thường kiên nhẫn giúp ta tới cùng Không hề có lúc nản lòng.
15/06/2015(Xem: 9690)
Con yêu Cha rất nồng nàn Yêu vì những thứ Cha làm con vui. Khi con cảm thấy buồn đời Cha làm con nở nụ cười được ngay. Khi con làm kẹt nút dây Cha luôn gỡ nút, khéo tay vô cùng.
13/06/2015(Xem: 10054)
Có nhân thì có quả. Đó là luật của Trời. Cũng là luật của Phật, Ứng nghiệm với mọi người Một lần, khi giảng pháp, Với tôn giả, sư thầy, Phật Thích Ca đã kể Một câu chuyện thế này. Có một con bò nọ, Nhân khi vắng người chăn, Đã xuống ăn ruộng lúa Của một người nông dân.
13/06/2015(Xem: 12991)
Đầu tiên học “nhận lỗi mình” Chúng sinh thường chẳng có thành thật đâu Cho rằng mình đúng trước sau Lỗi lầm nếu có đổ mau cho người Khi ta chối lỗi, than ôi! Chính là lỗi lớn nhất đời của ta!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]