Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển Tập Thơ Đê Chiều 100

27/04/202308:57(Xem: 3962)
Tuyển Tập Thơ Đê Chiều 100

tuyet tap tho de chieu
Hoài bão của người Tăng sĩ
(Thay lời tựa)


Nhân dân ta yêu thơ, thích làm thơ cũng là chuyện đáng mừng, bởi ít ra đó cũng là niềm vui nơi trần thế. Đạo Phật nói đời là bể khổ, nhưng hơn bảy mươi năm chìm nổi trong bể khổ ấy, tôi thấy không thiếu niềm vui. Tôi tin, hễ ai tìm được niềm vui cho mình, cho người quanh mình là hạnh phúc. Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng từng nhắc nhở: “Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch/ Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (Trong nhà có báu thôi tìm kiếm/ Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền). Phật tạ i tâm. Tâm tức Phật. Phật tức Tâm. Nếu ai thấy được tâm tịnh thì lập tức thành Phật, nhưng chuyện đó xa xôi quá; theo tôi, trước mắt cứ như lời bài hát của Trịnh Công Sơn: “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” trong bể khổ ở cõi Ta bà này là sướng lắm rồi.


Nhận bản thảo tập thơ của thầy Thích Đồng Bổn qua e-mail, tôi vừa vui vừa ngần ngại. Vui là sau đợt đại dịch Covid-19, thầy bị hậu Covid tàn phá phổi và gan, bác sĩ trong và ngoài nước cơ bản lắc đầu, buộc thầy phải đến miền biển hoặc miền núi, chọn chỗ ít người để có được môi trường sống trong lành kèm với thuốc đặc trị mới có hy vọng còn điều kiện “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”. Những anh em quen biết động viên thầy và cũng chỉ mấy lời động viên chứ không biết gì hơn. Và thầy đã chọn vùng núi Sóc Sơn để an dưỡng cùng trị bệnh.

Qua mạng Zalo, tôi thấy ngày nào thầy cũng viết được một vài bài kệ hoặc thơ. Những người quen biết có kết nối mạng Zalo với thầy đều vui lắm. Nhân có hội thảo về Phật giáo Thái Nguyên và hội thảo về Công chúa Huyền Trân với Phật giáo ở Nam Định, tôi đôn đốc thầy viết bài tham dự hội thảo. Không ngờ thầy viết xong trước tôi, hối thúc lại tôi với lời nhắn nhủ viết nhanh cho Ban tổ chức an tâm, mình cũng được an vui.

Lao vào công việc để quên bệnh tật, vui vẻ sống chung với bệnh tật cũng là cách hay trong lúc… hết cách.
Thật lòng mà nói, tuổi càng lớn, đọc càng nhiều, tôi lại mắc bệnh sợ thơ, bởi có những bài không phải thơ mà bắt người đọc gọi đó là thơ và là thơ hay, thì đúng là… Ta bà khổ! Ta bà khổ!

Vài chục năm nay, tôi thích đọc kinh sách các tôn giáo, trong đó có kinh sách Phật giáo. Qua kinh sách, tôi thấy chư Phật, chư Tổ đều “nói kệ rằng:…”, chứ không mấy ai “nói thơ rằng:…”. Các Thiền sư thời Lý – Trần cũng thường viết kệ, ấy mà sau này có người dịch những bài kệ này lại thêm vào từ “thi” thành “thi kệ”. Họ không biết rằng “thi” và “kệ” cũng như “thi” và “ca” hai lối chẳng thể gộp chung được.

Từ điển Tiếng Việt viết rõ rằng: “Kệ: Bài văn vần giảng giải một đoạn kinh Phật”1. Do vậy, trên bước đường hoằng dương chánh pháp, chư Phật, chư Tổ thường dùng “kệ” là vì thế.



pdf icon-2
Tuyển Tập Thơ Đê Chiều 100


🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️


***
***
***








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2020(Xem: 6743)
“Em về mấy thể kỷ sau Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?”(*) Đường tu như sóng bềnh bồng Nổi trôi lên xuống theo dòng thời gian Ngẫm xem cũng lắm gian nan Thị phi nhân ngã thế gian khôn lường... Nhưng may ta đã tỏ tường Lời thầy giảng rõ Vô Thường, Có, Không
10/08/2020(Xem: 10182)
Ân Bồ Tát cao sâu non biển Gieo tình thương mầu nhiệm vô biên Từ bi ban bố khắp miền Khai mầm an lạc , bình yên cho đời Lời Đại Nguyện giúp đời cứu thế
09/08/2020(Xem: 11904)
Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật. Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu. Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.
08/08/2020(Xem: 6617)
Đây lời Phật dạy lâu rồi: "Ta xem chức tước, thứ ngôi trên đời Của hàng vua chúa mọi thời Hay là của kẻ khắp nơi cầm quyền Chỉ như hạt bụi vương thềm;
07/08/2020(Xem: 5818)
Lên chùa Mang một cái Tâm Chắp tay Nương dưới bóng râm Bụt Đà Niềm tin vững chãi không già Không vơi không hụt Không sà xuống sân... Cờ treo Hoa cắm Đèn giăng Trang nghiêm Pháp Hội Quan Âm
05/08/2020(Xem: 6714)
Đi tìm chân lý giữa cuộc chơi Mấy mùa sương lạnh, lệ đầy vơi Nhức xương, dâu buốt miền da thịt Chân lý xa với trong biển khơi
05/08/2020(Xem: 7121)
Cô Vy (Covid 19) ơi ! sao em tàn ác thế ? Đã lấy đi tánh mạng biết bao người Khiến nhân thế mất đi nụ cười tươi Đành “giản cách”với khóc sầu ly biệt
05/08/2020(Xem: 10409)
Này em ! Có phải khi mình mất đi hạnh phúc Thì mới hay...hạnh phúc có trong đời. Có phải khi mình mất đi người mẹ Mới thật lòng gọi hai tiếng: '' Mẹ ơi ! ''
03/08/2020(Xem: 6740)
Chúng ta chuẩn bị kết thúc một năm cũ, bước sang năm mới, tôi dẫn bài kệ “Khuyến thế tiến đạo” của Tuệ Trung Thượng Sĩ, để nhắc nhở tất cả Tăng Ni Phật tử cố gắng thức tỉnh tu hành: Tứ tự tuần hoàn xuân phục thu, Xâm xâm dĩ lão thiếu niên đầu, Vinh hoa khẳng cố nhất trường mộng, Tuế nguyệt không hoài vạn hộc sầu. Khổ thú luân hồi như chuyển cốc, Ái hà xuất một đẳng phù âu, Phùng trường diệc bất mô lai tỷ, Vô hạn lương duyên chỉ mạ hưu.
03/08/2020(Xem: 6370)
Con vẫn tin có phép mầu hiện đến ? Vào giây phút nghiệt ngã nhất trong đời . Tin xấu dịch bệnh lan nhiễm khắp mọi nơi Người dương tính tăng mỗi ngày nghiêm trọng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]