Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự mong manh của kiếp người (thơ)

16/02/202311:54(Xem: 3751)
Sự mong manh của kiếp người (thơ)

dong dat

Sự mong manh của kiếp người.
Ôi!…thế kỷ 21 có quá nhiều thảm nạn,
Đại dịch, chiến tranh, núi lửa, động đất luân phiên
Bánh xe sinh tử biến hoá theo nhịp sống thiên nhiên
Cuộc đời luôn có những sóng ngầm chờ cơ hội
Vùi dập tất cả do vô thường chi phối !

Bạn và tôi ý thức được chăng:
“Kiếp người quá mong manh”
Phúc, họa chạm đến người thọ lãnh rất nhanh
Có lẽ chúng ta cần …
chuẩn bị khả năng độ lượng,!!!

Đừng mãi miết chạy theo quan niệm vọng tưởng
Hãy phát triển khả năng, mở rộng lòng thương
Khuyến khích người người ….
sử dụng cá tính thiện lương
Cùng nỗ lực phát xuất mọi từ tâm sẵn có

Trước mặt ….
những thử thách để vượt qua biển khổ
Toàn thể vũ trụ do tâm tạo … chính là Ta
Tất cả là một, một là tất cả
Hãy nhớ lời dạy sau cùng của Phật Thích Ca
Vạn pháp vô thường, tinh tấn đạt Giải Thoát!!
Và lợi mình lợi tha …..
bằng phương tiện, năng lực Bồ tát …

Huệ Hương



Làm mới mỗi ngày-(Nhật Tân, Hựu Nhật Tân)



“Qua mỗi ngày, thêm một mới”.
Thật ra mới đầu đây chỉ là câu nói của vua nhà Ân là Thang Vương về việc cần ghi nhớ tắm rửa hằng ngày khi Vua nói "cầu nhật tân nhật, nhật tân hựu nhật tân" ý là mỗi ngày đều tắm rửa thì mỗi ngày sẽ lại một thêm khác.


Nhưng ở đây câu này nếu được dịch theo ý nghĩa lòi dạy của bài kinh Trung bộ thứ 15 với tựa đề là TƯ LƯỢNG mà Cổ Đức còn gọi kinh này là “Biệt giải thoát giới” có nghĩa là “Hãy có ý thức tự thân cố gắng thay đổi mỗi ngày sẽ đạt tiến bộ về tính nết, nhận thức”
Hơn thế nữa là một người cư sĩ ngoài những điều kiện phải có, ta cũng cần trau dồi bổn phận làm mới thân tâm mỗi một ngày qua vì thân tâm ta luôn thay đổi theo tính chất vô thường của vạn vật nhưng sự đổi mới này cần theo chiều hướng nào mới là quan trọng vì tất cả đều tuỳ thuộc vào ý chí con người.


Như vậy ngay từ giờ phút này không thể chần chờ chúng ta cần tu tâm và luyện thân sao cho mỗi một ngày hôm qua trôi qua đều là giấc mộng hạnh phúc và mỗi một ngày mai đều là nguồn hy vọng tốt đẹp vì ta đã thực  hành chú tâm thật kỹ và Chánh niệm tỉnh giác tại đây và bây giờ để có khả năng thoát khổ .


Trở về bài kinh Tư Lượng, Tôn giả Mục Kiền Liên đã giới thiệu những phương cách mà mỗi ngày chúng ta cần thực hiện như câu nói “ CẦU NHẬT TÂN NHẬT , NHẬT TÂN HỰU NHẬT TÂN “ có nghĩa là mỗi ngày nên tự hỏi mình:
1-Ta phải làm thế nào để phát triển thiện pháp.
2-Ta phải làm thế nào để mọi người chung quanh nhất là bạn cùng tu với ta luôn quý mến ta.
3-Ta phải làm thế nào để đường tu càng ngày càng nhanh chóng đạt đến mức yêu cầu bằng cách giảm dần mọi phiền não.


Cũng cần nói thêm bài kinh có giới thiệu 16 tật xấu mà một phàm phu nào như chúng ta vẫn đang còn tiềm tàng chất chứa và có thể bộc phát bất cứ lúc nào đó là :
1-Ác dục và phẩn nộ (có nghĩa là có ý thầm mong những điều bất chính).
Phải chăng ta thường nghe nói “ Ác không gì lớn bằng làm thỏa mãn các dục vọng của mình”
2-Hiềm hận (thù dai)
3-Ngoan cố
4- Thốt ra lời giận dữ
5- Chống đối (cải lại mỗi khi bị buộc tội)
6-Chỉ trích (tìm cách lôi ra những điểm xấu của người đã buộc tội mình) .
Ta cũng thường nghe “ Hoạ không gì to bằng cái tội hay nói xấu người khác”
7-Chất vấn và nói lãng
8-Được hỏi đến không chịu giải thích lỗi sai.
9- Hư ngụy
10-Não hại
11-Xan tham
12-Tật đố
13- Lừa đảo
14-Ngã mạnh
15- Cố chấp
Hãy buông bỏ những cố chấp của bản thân đừng so đo nên độ lượng hơn thì cuộc sống sẽ tràn ngập niềm vui.
16- Khó hành xả ( khó buông bỏ )
Hãy tự nhủ rằng “ hôm nay sẽ qua đi ngày mai rồi sẽ đến, một ngày mới sẽ bắt đầu “


Hơn thế nữa trong cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta, ta phải lập ra mục tiêu để làm sao dẹp được mỗi một tật xấu đó và mỗi một mục tiêu lớn khi vừa đặt ra đều khơi dậy trong ta nhiệt tình cháy bỏng, đừng  để sau khi trải qua thời gian và những thử thách khó khăn trở ngại thì nhiệt tình ban đầu của ta dần nguội lạnh, suy yếu, cho đến lúc ta không còn duy trì được nữa và phải từ bỏ mục tiêu.


Lời kết:

Từ việc thâm hiểu nội dung một bài kinh đã giúp cho chúng ta biết áp dụng vào cuộc sống của mình. Trộm nghĩ “Nhật nhật tân, hựu nhật tân” là một bí quyết giúp ta luôn duy trì được nhiệt tình, ý chí trong sự theo đuổi những mục tiêu quan trọng.
Khi liên tục nghĩ đến việc cách tân, đổi mới, chúng ta sẽ có những sáng tạo mới trong công việc và điều này tạo nguồn hứng khởi mới mẻ thường xuyên giúp ta không có sự chán nản.

Trước tiên ta hãy tập trung làm sao để làm quen được với những điều đã được nghe giảng và suy tư để sống sao cho thật vui tươi và an lành, biết quan tâm đến những người chung quanh và biết sống sao có chút hào phóng lại biết cảm thông
Chính sự tìm tòi đổi mới sẽ giúp ta luôn hứng thú đối với công việc đang làm, không rơi vào tâm trạng nhàm chán vì phải lặp lại những gì không còn sức cuốn hút đối với ta.

Và nếu chúng ta biết sửa đổi những tật xấu sẵn có đó bằng một thái độ chân thành và cầu tiến kèm theo một chút tình người thì….cái mới là điều kiện tất yếu để tồn tại và trong tất cả những lãnh vực khác, cái mới vẫn luôn là yếu tố cần thiết để nuôi dưỡng và duy trì sức sống.
Kính trân trọng,


Nghe pháp thoại từ những kinh Trung bộ
Chỉ dạy thiết thực chi ly trong mỗi mỗi bài
Áp dụng vào đời sống , làm mới mỗi ngày
“Phật Pháp luôn là quà tặng của tương lai”
Thật vĩ đại, mọi khó khăn đều được giải quyết !
 

Kho trí tuệ thánh hiền chỉ rõ Sự Thật khi Biết
Soi rọi chính mình với trải nghiệm bản thân
Giảm dần mọi tật xấu khi thu thúc lục căn
Sẽ nhận ra :
“Giá trị con người nằm trong Giới Hạnh”.
 

Và ….Làm mới mỗi ngày bằng phương cách:
“ Ngẩng đầu cần ý chí …
cúi đầu cần dũng khí”…đấy bạn ơi!
Đức Phật và đại đệ tử Ngài thật tuyệt vời
Giúp chúng sinh phóng thích nội lực tiềm ẩn !!!


Huệ Hương
(Góp nhặt từ Kinh Trung Bộ tập 1 từ HT Thích Minh Châu dịch Việt và đã được Ni Sư Thích Nữ Trí Hải tóm tắt và Chú giải)

***

Hoàn thiện chính mình.

Bạn thường nhắc nhở:
Dù tuổi nào cũng phải sống có lý tưởng hướng tới
Thế giới này quả thật rộng lớn vô cùng
Tuy khó giữ mình thoải mái ung dung
Nhưng sẽ thích ứng …
Khi biết chỉnh sửa hoặc thêm hoặc giảm !

Ai trong đời ….
chưa từng một lần buồn, vui, khiếp đảm ?
Hãy chia sẻ và quan hệ tốt với tha nhân
Niệm thầm Từ, Bi, Hỷ, Xả hàm dưỡng trong tâm
Chính là cách làm cho mình hoàn thiện!

Bạn nhắc thêm …
Có hai kiểu sống cần thực nghiêm:
Hạnh phúc có được hãy chia sẻ cho nhau
Cảm thông mọi người khi họ gặp khổ đau
Nhẫn nhịn và Thương yêu …. toàn bộ bí quyết!

Cảm ơn lời khuyên đúng thời và tha thiết
Thân tặng bạn câu chúc “ Hãy sống thật bình thường
Nhưng hoàn tất xuất sắc mọi việc tinh tường”
Ngày ra đi … chút gì khiến mỉm cười thanh thản!!!


Huệ Hương




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/11/2021(Xem: 5963)
Phúc cho ai tuổi nào ... còn Sư Phụ .... thầm gọi ! Để nghe thân thương trân quý biết dường bao Trồng người cần thêm tố chất Đạo ... rực rỡ sắc màu Ngày Thầy giáo hãy tôn vinh trân trọng !
17/11/2021(Xem: 5707)
Gọi tên rằng ÚT BẠCH LAN Nụ hoa lan trắng đoan trang diệu thù Vô thường lã cánh phù du Lan hoa thanh tịnh công phu nhẹ nhàng Áo quan trắng toát bạch lan Ngang qua phố thị , người than tiếc rằng : Tâm người lấp loáng ánh trăng Hồn đơn thanh tịnh sáng hằng hà sao
14/11/2021(Xem: 4957)
Tôi học Phật để đi tìm an lạc Tu sửa tâm lánh ác làm điều lành Vào trong chùa có kẻ còn đua tranh Huống chi xã hội điều không tránh khỏi Tôi học Phật từ bi làm cốt lõi Ngoài ra còn học hỏi Văn Tư Tu Lấy tuệ giác để phân tích loại trừ Kẻo không sẽ tu mù trong bể học
14/11/2021(Xem: 5272)
Trước giờ khởi hành ...vang vang tiếng vọng ! “ Sống tốt cuộc đời mình, sẽ được an toàn “ Hương đức hạnh tích tụ sẽ tỏa lan Hãy tinh tấn cố gắng vượt lên ...đột phá !
10/11/2021(Xem: 7461)
Thư giản trong âm nhạc ... tăng nguồn năng lực Để xua tan não phiền hệ lụy chốn nhân gian Để trân quý kiếp người được có đủ giác quan Để đồng cảm chia sẻ .... tiếng hát cao vút Gợi nhớ đến Pháp học ...tâm thái hạnh phúc! Chỉ có trường đời ...tìm được giác ngộ mà thôi Đừng vội vã chạy theo ảo tưởng xa vời Luôn nhớ nghĩ Bồ đề tâm ....trong giấc mộng
08/11/2021(Xem: 5013)
Sách đọc ngàn quyển ...giúp ứng xử nhạy bén ! Huynh đệ đạo hữu ... ngày trước có duyên Gặp nhiều Phật tử tâm, tánh thiện hiền Mỗi mỗi người kiệt tác... tạo hoá vẽ ! Thơ văn xướng họa, đổi trao chia sẻ Nhận ra chí hướng lòng hoan hỷ vô biên Đồng hành thành tín nương tựa nhà thiền Kinh kệ sáng chiều công phu hạ thủ !!
07/11/2021(Xem: 4921)
Niềm an bình thoát ra khi lòng thanh tịnh, Phẩm chất tâm hồn vạn hữu bản lai đồng Êm đềm mát trong ...đáy sâu tĩnh lặng dòng sông Như biết rõ hướng đi, điểm phải đến ! Chữ Đức ...quan trọng khi vận hành sinh mệnh ! Hoà nhập không hoà tan, sinh hoạt hằng ngày Uyển chuyển linh động chấp nhận đổi thay Vai trò mẹ có 2 con kẻ bán ô, người bán nón .
06/11/2021(Xem: 13022)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
06/11/2021(Xem: 6557)
Chép lời kinh mượn khuôn trăng làm giấy, Cõi diêm phù đất vẽ dấu chân xưa Đức ân Người sóng vỗ pháp âm đưa Quy thân mạng mười phương con đảnh lễ.
05/11/2021(Xem: 17058)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác. Nếu biết ý này thì chẳng phải chỉ có những giáo lý rất sâu do chư Phật, chư Tổ đã nói mới là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh, mà hết thảy Ấm, Nhập, Xứ, Giới, Đại v.v... trong khắp thế gian cũng đều là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh! Mỗi một pháp cũng chính là chân, là bổn, là tâm, là tánh!”. Tập Lời Vàng (Gia Ngôn Lục) dù là toát yếu nhưng với một kẻ hậu học như tôi thì lại tự thấy mỗi mỗi câu nói của Đại Sư Ấn Quang đều bao hàm ý pháp, chỗ nào cũng cần phải học, chẳng thể đọc lướt qua nên phải dịch thuật đến ngàn ngàn câu kệ, hầu mong chuyển đạt lời lời ân cần tha thiết của Đại sư; chỉ để lại phần nói về các chính biến tại Trung Hoa, và những câu nói lập lại từ các bài giảng của Đại sư q
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]