Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Số 06 (Thơ của TK Thích Đồng Bổn, bút danh: Chiêu Đề, Thôi Kệ, Tát Bà Ha)

27/06/202209:42(Xem: 4706)
Số 06 (Thơ của TK Thích Đồng Bổn, bút danh: Chiêu Đề, Thôi Kệ, Tát Bà Ha)
so 6

SỐ SÁU

Ngày đêm khóa lễ hành trì
Ở chùa ai nấy thực thi không rời
Sáu thời tụng niệm không lơi
Đường về tịnh thổ một đời chuyên tu.

Lục ba la mật vân du
Hành Bồ tát đạo Diêm phù tiên phong
Chúng sinh tâm niệm bất đồng
Độ sao cho hết mới mong Niết bàn.

Sáu căn đối diện sáu trần
Phát sinh vọng tưởng tội thân ngục hình
Sáu thức thể nhập định thiền
Không mê lục dục đảo điên cõi đời.

Vượt lên lục thú luân hồi
Hành trang thiện pháp giúp người khổ đau.
Lục thông chứng đắc diệu mầu
Vào hàng Thánh chúng đứng đầu chư tăng

Đạo mầu truyền khắp thế gian
Sáu đường siêu thoát vượt ngàn khổ đau.
Làm đệ tử Phật từ lâu
Mà sao chưa thấm chưa sâu ấn truyền.

Tây phương cực lạc cảnh thiền
Mượn câu Phật hiệu trợ duyên mọi thời
Di Đà sáu chữ lộng khơi
Quán sâu bản tánh tìm nơi đi về.

Nhân gian tịnh độ cận kề
Cho ta trí tuệ chớ mê trần đời
Thế gian pháp Phật có rồi
Sao không tu niệm dạo chơi Liên trì.

26/07/22
Thơ của TK Thích Đồng Bổn
bút danh: Chiều Đề, Thôi Kệ, Tát Bà Ha
***



SỐ SÁU
Kính họa y đề bài:” Số Sáu”của HT. Thích Đồng Bổn

Sáu đường chịu khổ li bì
Xuống lên chìm nổi lắm khi rã rời
Nỗi đau chồng chất nơi nơi
Luân hồi sanh tử bao đời âm u

Sáu căn lặn hụp xa mù
Nghiệp dày phước bạt phiêu du mơ màng
Bao đời rong ruổi đi hoang
Làm thân cùng tử lang thang phong trần

Khổ sầu đeo níu lầm than
Quê người đất khách gian nan cực hình
Sáu độ mầu nhiệm thiêng linh
Giúp người lỡ bước nương mình khổ vơi

Dần xa thoát kiếp luân hồi
Tu tâm dưỡng tánh lìa nơi muộn sầu
Sáu thời tịch tĩnh tiêu dao
Lắng nghe pháp vũ hồi đầu thiện căn

Vườn tâm hương đạo thơm lan
Sáu thông Phật hiển hào quang nhiệm mầu
Chúng sanh vơi bớt sầu đau
Lên miền giải thoát nghe câu kinh truyền

Tháng ngày thanh thản quy thiền
Lìa xa sáu nhiễm ưu phiền nhẹ rơi
Kiên tâm bến chí mọi thời
Tiến tu đạo nghiệp thảnh thơi đi về

Dương trần lắm chuyện nhiêu khê
Phật Pháp mầu nhiệm chuyển mê độ đời
Thanh bình hạnh phúc nơi nơi
Nhân gian Tịnh độ rạng ngời Chánh-Y

Tu Viện An Lạc, California, 9:00 pm 27-06-2022

Hậu Học-Thích Chúc Hiền (kính họa)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/09/2010(Xem: 13524)
Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng Mười năm dài mộ mẹ chẳng ai trông Cỏ có cao hơn nỗi nhớ trong lòng Đất có lạnh hơn mùa đông Bắc Mỹ
18/09/2010(Xem: 13451)
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) người huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây. Ông tu ở chùa Thánh Ân thuộc huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh).
16/09/2010(Xem: 7839)
Chị ơi nếu chị đã yêu Ðã từng lỡ hái ít nhiều đau thương Ðã xa hẳn quãng đời hương Ðã đem lòng gởi gió sương mịt mù
16/09/2010(Xem: 11303)
Nhìn ra trăng nước vơi đầy, Nhìn đời một giấc mộng dài ngắn thôi! Đáy lòng vằng vặc gương soi, Thăng hoa nhân quả đón người thăng hoa!
13/09/2010(Xem: 14599)
Chuyển ngữ: Sư Ông Làng Mai Xướng kệ: Thầy Pháp Niệm Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.
10/09/2010(Xem: 60439)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 9158)
Mười con nhạn trắng về tha Như Lai thường trụ trên tà áo xuân Vai nghiêng nghiêng suối tơ huyền Đôi gò đào nở trên miền tuyết thơm
08/09/2010(Xem: 9491)
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
06/09/2010(Xem: 11958)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 11559)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]