Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mộng, Hà Tĩnh Trong Tôi, Cái Bát, Tri, Kiếp, Một Năm (Thơ của TK Thích Đồng Bổn, bút danh: Đê Chiều, Chiêu Đề, Thôi Kệ, Tát Bà Ha, Ta Bà Hát, Quê Chiều)

02/04/202308:11(Xem: 3852)
Mộng, Hà Tĩnh Trong Tôi, Cái Bát, Tri, Kiếp, Một Năm (Thơ của TK Thích Đồng Bổn, bút danh: Đê Chiều, Chiêu Đề, Thôi Kệ, Tát Bà Ha, Ta Bà Hát, Quê Chiều)
canh dep


MỘNG

Mộng là mong ước với yêu thương
Nhớ nhung vật vã suốt đêm trường
Ngất bởi con tim làm tê dại
Thương tiếc, nhớ buồn, mộng đã vương.

Mộng lắm mơ nhiều, tan vỡ mau
Tiếc thương càng lắm nhói tim đau
Nhưng vẫn cố mong tìm đến mộng
Dẫu biết rằng đâu thật ngày sau.

Mộng ở tuổi nào vẫn cứ mơ
Mơ mãi có chi để tôn thờ
Nhưng mộng mơ cho tim vui đập
Còn hơn thân sống, chết đang chờ.

Mộng đời danh lợi mãi cuốn lôi
Tìm cầu theo đuổi, mãi chưa thôi
Sống để cầu danh, danh đâu mãi
Cả đời mãi mộng, mộng tan trôi.

Sao không mộng một đời giải thoát
Mơ ước mình thoát lụy gọi mời
Mộng nhớ kẻ tìm châu chéo áo
Hay thành Sư thanh thoát giữa đời.

Hoặc mơ thấu hiểu mọi nỗi lòng
Rồi sẻ chia tâm nguyện ước mong
Cho ước mộng thành bao kỳ vọng
Nhẹ tênh nghiệp lực nhập cõi Không.

Mộng đẹp hay không, có biết đâu
Tỉnh rồi sao vẫn nhớ mong cầu
Sống như trong mộng hơn là thực
Uổng một kiếp qua phải khổ sầu.

Sống không tỉnh thức, cứ mộng mơ
Chẳng mong lý tưởng, thật dại khờ
Thấy biết đâu làm nên trí tuệ
Ngày qua tháng lại, kiếp sống nhờ.

Mộng có thật chăng, mơ có chăng?
Mộng để rèn tâm, chí thêm tăng
Mai kia mốt nọ về cảnh tịnh
Sống đời tỉnh thức, có ai bằng !

Quê Chiều 28/03/23


HÀ TĨNH TRONG TÔI

Nơi xứ sở gừng cay muối mặn
Đậm tình người vốn sẵn nơi tim
Trở lại sau bao bận nổi chìm
Đây Hương sơn Tích xưa chùa cũ.

Thuở tôi đến mưa tràn bão lũ
Thiếu nhân duyên và đủ khó khăn
Thấy được Sư như gặp người thân
Cảm động lắm muôn phần thiếu vắng.

Ngày rời đi giọt dài giọt vắn
Phật tử luôn mong tháng đợi ngày
Vắng pháp âm bởi nghiệp lực dày
Đạo dẫu phai chờ ngày vững chắc.

Thời gian qua đất nay khởi sắc
Trở lại lòng tâm đắc vô cùng
Chùa nối nhau xây dựng uy hùng
Nay hội thảo tao phùng lịch sử.

Xin kính góp thêm điều đơn cử
Phật giáo luôn lánh dữ chuộng lành
Sống tốt đời lấy đạo thực hành
Rộng cửa Không đất lành chim đậu.

Mong chớ để cực đoan thẩm thấu
Nặng tư duy khuôn mẫu một thời
Cách tu nào cũng tốt hiện đời
Xin tiếp đón cho ngời pháp giáo.

Đấy đâu phải dị môn tà đạo
Hệ phái nào cũng tạo thiện lành
Hướng họ về Giáo hội hiện hành
Chung con Phật đẩy nhanh phát triển.

Vườn hoa đẹp nhiều loài phô diễn
Lắm sắc mầu lưu luyến thập phương
Truyền thống xưa kiêu hãnh địa phương
Hà Tĩnh sẽ luôn vươn tiến mãi.

Đạo Phật xứ sở này vững chãi
Nối vàng son từng trải bao thời
Chư Tổ Thầy gây dựng để đời
Cho ngày sau rạng ngời tiếp bước.

Quê Chiều 29/03/23

CÁI BÁT

Bình bát nhà sư khất thực ăn
Bát to hay nhỏ ít nhiều chăng?
Tùy lượng sức mình dùng một bữa
Dâng cúng, đàn na phúc báu tăng.

Bình bát trai đường để ngọ trưa
Đồng đều kiểu dáng chẳng hơn thua
Đói no ngon dở bao nhiêu đó
Trừ diệt tâm tham, đẹp cửa chùa.

Cái bát con con để ăn cơm
Đo lường nhắc nhở bụng càn khôn
Đừng cho phung phí bao công đức
Biết đủ biết vừa, lựa pháp môn.

Bát to nhiều chứa, sử dụng chung
Như con thuyền lớn rộng bao dung
Cùng sống chung rèn tâm nhường nhịn
Gieo nhân tương trợ, chớ đóng khung.

Bắc Nam chén, bát gọi khác nhau
Công năng thì có khác gì đâu ?
Phật tánh nào phân Nam với Bắc
Một mai bát vỡ chớ lo âu.

Thế gian chén bát đủ kiểu mầu
Chẳng qua phân biệt độ nghèo giầu
Quên mất công năng dùng ăn uống
Bát tô, bát chén, chỉ như nhau.

Bát thả xuống sông có nổi không ?
Bát cố kiêng khem chảy xuôi giòng
Bát tham vô độ chìm xuống đáy
Bát vừa biết đủ rộng lưu thông.

Bát gỗ tuy bền, ăn kém ngon
Nhà binh bát sắt với quai tròn
Bát nhựa ăn nhanh cho tiện dụng
Bát thủy tinh nhìn thấy nước non.

Bát kiểu vỡ rồi bao tiếc nuối
Chén sành có bể chẳng buồn vui
Sự sống có đâu tồn tại mãi
Mất còn như thể lục bình trôi !

Quê Chiều 30/03/23


TRI

Tri nhân tri diện bất tri tâm
Cổ nhân ngạn ngữ chẳng sai lầm
Lòng dạ con người là khó đoán
Bề ngoài đâu biết được sâu thâm.

Tri thức loài người có trí khôn
Nhớ ghi học hỏi rộng tâm hồn
Kiến tạo bao công trình vĩ đại
Tàn hại thiên nhiên để sống tồn.

Tri giác là xúc cảm con người
Buồn vui đau khổ lẫn tươi cười
Đua chen tranh đấu cùng ham muốn
Biết rằng kết quả chín thua mười.

Tri kiến là biết mà cố chấp
Dở hay, phải trái, với đúng sai
Chấp vào cái thấy và giữ chặt
Cực đoan tri kiến chẳng ai xài.

Tri kỷ hiểu nhau hơn tình thân
Tri âm chia sẻ suốt đường trần
Tư tưởng gặp nhau qua chí lớn
Hợp lực đồng tâm tạo phúc phần.

Tri ân hiếu hạnh ở nơi lòng
Công lao đền trả kiếp nào xong ?
Trấn giữ nước nhà nơi biên ải
Giáo dục nên người hiểu khổ không.

Lương tri nhân nghĩa bản chất hiền
Tạo nền đạo đức hiểu nhân duyên
Cái thiện trong tâm trừ xấu ác
Người hơn loài vật ở căn nguyên.

Giác tri ý thức thấu đạt sâu
Kiến giải dung thông thấy đạo mầu
Niết bàn sanh tử còn chân vọng
Giác ngộ nếu thành vọng ở đâu ?

Một chữ Tri thôi, vạn đổi dời
Ác tâm mưu hại diệt loài người
Thiện tâm hòa bình gieo đạo đức
Phật chỉ cho mình quán xét thôi.

Quê chiều 31/03/23

KIẾP

Kiếp nào con chữ long đong
Cho ta mượn bút khơi giòng suối thơ
Vén mây hé lộ trăng mờ
Để ta nhẹ bớt ngu khờ ngàn năm.

Kiếp này lỡ hẹn về thăm
Thì xin khất lại vài trăm đợi chờ
Hãy thôi nghĩ chuyện tôn thờ
Do thân đau bệnh nhuốc nhơ tâm hồn.

Kiếp xưa gây tạo nghiệp buồn
Vương mang bất hạnh để nguồn tâm hao
Đêm về vằng vặc ánh sao
Thấy mình rơi rụng trên cao mấy tầng.

Kiếp sau tìm đến ai cần
Xả thân tương trợ đổi dần tánh hư
Hành Bồ tát hạnh đại từ
Vô duyên cũng độ nguyện chờ hồi âm.

Kiếp nghèo vì lỡ mê lầm
Buông lung vô độ xài thâm vốn lời
Một khi chân lấm bùn rồi
Vết nhơ lâu sạch cả đời làm thuê.

Kiếp giàu của cải tràn trề
Không làm mà hưởng đề huề cháu con
Chẳng tu phúc chóng sạch trơn
Ngày sau lãnh quả khổ hơn đời này.

Kiếp buồn duyên nợ trả vay
Xưa không trọn vẹn nên nay tình đòi
Tìm câu hạnh phúc mây trôi
Giữ lòng chung thủy một trời yêu thương.

Kiếp vui trả hết đoạn trường
Không còn ràng buộc trên đường hư danh
Mây trời gió núi rừng xanh
Một mình thõng bước đua tranh làm gì.

Kiếp con người vốn ly kỳ
Không ai chịu thiếu thứ chi trong trần
Thế nên khổ cứ xoay vần
Đời này kiếp nọ tham sân khó chừa.

Quê Chiều 01/04/23


MỘT NĂM

Một năm liên tục, cũng oải rồi
Đến lúc tạm dừng, gác trò chơi
Múa bút thẩn thơ, giờ tạm đủ
Cất bước vân du, dạo đất trời.

Một năm tròn, bệnh tật triền miên
Phận số tính dồn trả như điên
Thêm cộng nghiệp, khổ đau dịch bệnh
Bất hạnh còn dài, chỉ mong yên.

Một năm buồn, trả nghiệp thế trần
Công danh chức vị, cũng thôi luôn
Thử xem mình có chi tiếc nhớ
Còn nhớ chăng, nợ nghĩa với ân !

Một năm dài, buông được bao nhiêu ?
Nhận yêu thương thấy biết bao điều
Lòng cảm thông, tìm bờ bến đỗ
Hướng chân tâm, nào phải sớm chiều.

Một năm về núi lánh ồn ào
Bốn mùa qua, cảm nhận hết vào
Mới biết ẩn cư thi vị lắm
Bận cả đời, uổng phí làm sao !

Một năm qua, xem được mất gì
Chuyện kéo lôi, trên mỗi bước đi
Được an bình như trong ý muốn
Trạm cuối rồi, mong rảnh thoát ly.

Một năm trôi, biến động cả đời
Giờ bước tang bồng nhẹ thảnh thơi
Trách nhiệm chuyển trao cho thế hệ
Còn đâu đây dấu ấn một thời.

Một năm đi, sơn thất ra vào
Núi đồi dấu chân gậy thấp cao
Tọa thiền, niệm Phật, cùng lễ sám
Hành trì tự tại mãn ước ao.

Một năm chờ, chưa thấy bến về
Chắc thuyền mắc cạn cuối sông mê
Hành trang chưa đủ lên bờ giác
Duyên đẩy đưa sống kiếp dân quê...

Quê Chiều 02/04/23





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/09/2010(Xem: 14240)
Chuyển ngữ: Sư Ông Làng Mai Xướng kệ: Thầy Pháp Niệm Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.
10/09/2010(Xem: 59868)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 8945)
Mười con nhạn trắng về tha Như Lai thường trụ trên tà áo xuân Vai nghiêng nghiêng suối tơ huyền Đôi gò đào nở trên miền tuyết thơm
08/09/2010(Xem: 9181)
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
06/09/2010(Xem: 11514)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 11224)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9511)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 10052)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11696)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9719)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]