Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tập Thơ Tĩnh Lặng (PDF)

04/02/202119:51(Xem: 11531)
Tập Thơ Tĩnh Lặng (PDF)
Tập Thơ Tĩnh Lặng
Tap-Tho-Tinh-Lang

LỜI  NGỎ

 

Từ lâu nhóm Phật tử Đà Nẵng chúng tôi đã có tâm nguyện xuất bản một tập thơ của Thầy Viên Minh mà chưa đủ thuận duyên. Nhân hôm Thầy về Đà Nẵng có tặng chúng tôi tập thi kệ CỨ ĐỂ MÂY BAY do sư cô Pháp Hỷ sưu tập và ấn hành nội bộ thì tâm nguyện trên lại trở về hiện thực.

Được sự cho phép của Thầy và sự nhiệt tình hỗ trợ của sư Tánh Thuận, cô Pháp Hỷ, chị Thùy Chung, Chơn Phúc, Huyền Hậu, Phong Linh, Minh Nguyên, Minh Nhiên, Tuệ Phương, Thi Hiên, Ý Thảo, Mallika v.v. cùng các anh chị em Công ty Cổ phần in và Dịch vụ Đà Nẵng, việc xin cấp giấy phép xuất bản và in ấn đã được tiến hành thuận lợi.

Ngoài 40 bài sẵn có trong tập thơ Tĩnh Lặng xuất bản tại Pháp đã lâu, chúng tôi còn chọn thêm một số bài mang tính thơ hơn là kệ trong tập Cứ để mây bay cho thêm phần phong phú (phần kệ chúng tôi sẽ xuất bản sau). Và suýt nữa thì chúng tôi đã bỏ sót bài Gọi tên Huyền Không của Thầy, một bài thơ có tính thi ca với nhiêu âm điệu, màu sắc hòa lẫn những cảm xúc sâu lắng đã đi vào lòng mọi Phật tử ngưỡng mộ chùa Huyền Không Lăng Cô – một thời vang bóng. Chúng tôi ai nấy đều tự phổ nhạc rồi hát khe khẽ hoặc ngâm nga theo cảm xúc của mình:

Huyền Không Huyền Không

Gọi tên lần đầu

Chùa tranh nho nhỏ

Đồi mây cỏ hoang

…..

Huyền Không Huyền Không

Gọi lần cuối cùng

Vang từ vô thỉ

Vọng đến vô chung…

Chùa Huyền Không Lăng Cô tuy đơn sơ mộc mạc nhưng thân thiết như từng hơi thở hòa cùng mỗi giọt máu qua tim. Đó chính là tình huynh đệ giữa Thầy với các sư thúc…như một bức tranh hòa quyện những gam màu cực kỳ giản dị mà lại rất mực đậm đà đã trở thành ấn tượng sâu sắc luôn sống mãi trong lòng những ai đã từng một lần viếng thăm am thiền giữa chốn mây sương này…Thế mà rồi có một ngày Thầy đã phải:

Gởi lại Huyền Không biển trời lồng lộng

Gởi lại hiên chùa bóng dáng thiền sư

Gởi lại am tranh kinh chiều đồng vọng

Giã biệt lên đường gót mộng phiêu du!

Để rồi:

Thiền thất của thầy

Chừ tặng cho mây

Thân thầy vô trụ

Rày đó mai đây…

Bài thơ trên đây như một lời tiên tri chính xác…và đúng là Thầy đã rày đây mai đó – hầu như đi khắp Đông Tây – để chia sẻ cùng những ai hữu duyên với tinh thần thiền “tùy duyên thuận pháp, vô ngã vị tha” hồn nhiên, trong sáng ngay trong cuộc sống thật giản dị bình thường:

Nói làm thường thận trọng

Luôn trọn vẹn chú tâm

Lắng nghe quan sát rõ

Đến đi pháp lặng thầm.

Thơ thầy nhẹ nhàng, trong sáng, giản dị mà uyên thâm như Thiên đề nguyệt là bài thơ mà chúng tôi vô cùng yêu thích:

Viễn viễn phong đầu phi

Vong xứ điểu vô quy

Hốt phùng thiên để nguyệt

Quy hà, quy hà vi?

Con chim cô đơn bay giữa bầu trời giông bão như loài chim Hải Âu đã tìm thấy nẻo về ngay nơi tận cùng viễn xứ…và chợt ngộ ra rằng:

Nhiên! Khứ lai hề

Thiên thu giả mộng!

Vâng! Tất cả pháp duyên sinh đều là như huyễn mà cũng như chân! Nên chúng tôi vẫn mong các bạn đón nhận tập thơ nầy với những nụ cười thật hồn nhiên, dung dị như chính những vần thơ rất hiền hòa và Tĩnh lặng của Thầy.

Trân trọng!

Đà Nẵng, giữa mùa An cư 2018

Hựu Huyền và nhóm Phật tử Đà Nẵng

 

 

C Ả M   Đ Ề   

 

Tương tâm thi thủy thanh trần sái

Chuyển hải triều âm tỉnh mộng hồn.

HT. Thích Quảng Thạc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/07/2023(Xem: 3936)
Gió đập cửa tùng sân sáng trăng Tâm giao phong cảnh lặng im trong Biết bao thú vị nào ai biết Để mặc sơn tăng vui sáng cùng
30/06/2023(Xem: 3734)
Phụng sự nghĩa là thanh tịnh hóa Hành vi ý nghĩ được thăng hoa Bằng tâm chân thật không tự ngã Bạn đạo nương nhau sống an hòa. Hoan hỷ gieo mầm yêu thương mãi
29/06/2023(Xem: 5176)
Mừng ngày Tiếp Nối bậc Tôn Sư Tứ chúng quây quần bỏ não ưu Trà bánh dâng lên tri niệm lễ Tâm hoa hướng đến thiết tha tu
29/06/2023(Xem: 2328)
Trà Sơn cổ tự ở Duy Sơn Tăng trú xưa nay chí chẳng sờn Nhổ cội tham sân xa tắng ái Trồng cây định tuệ lánh tranh hơn
29/06/2023(Xem: 2885)
Hãy tạ ơn Đời, Tam Bảo trong cách sống đạo đức Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cho rằng: “Tinh tuý Đạo Phật nằm trong chính khả năng Giúp đỡ người khác có thể … bằng không hạn chế tối thiểu gây tổn hại”!
23/06/2023(Xem: 3966)
Thầy kể về Đạo ta thời cận đại Từ Nguyễn triều chín Chúa mười ba Vua Những dòng Thiền Lâm Tế được truyền thừa Tổ Minh Hải lập chùa hoằng Pháp Phật
23/06/2023(Xem: 4877)
Người có bản lĩnh … không vì sĩ diện mà biết tri kỷ, tri bỉ Biết lúc nào buông bỏ ảo tưởng bản thân Biết sống trong Chánh pháp, hiền nhân Không phí thời gian, năng lực vào sống ảo Sĩ diện vô dụng nhất, phàm phu lại trân bảo !
21/06/2023(Xem: 9939)
Lạy Phật dưỡng sinh (1) rất diệu kỳ Tiêu trừ nghiệp chướng đẹp dung nghi Tay chân gân cốt thường co giãn Xương sống cỗ lưng cúi thẳng quỳ
20/06/2023(Xem: 3453)
Sám Pháp Đại Bi hằng lạy trì Quan Âm linh cảm rất từ bi Chúng sanh đau khổ nhiều tham dục Bồ Tát ban vui không hạn kỳ Kính lễ nhiếp tâm trì mật chú Hành thiền quán niệm được tường tri Phản quan tự kỷ hằng ngày mãi Tội diệt phước sanh ngay tức thì !!!
19/06/2023(Xem: 3450)
Kính đa tạ Giảng Sư đã giới thiệu pháp “Lục Căn Sám hối” Là cách tu nhiếp tịnh ba nghiệp Ý, khẩu, thân Do vua Trần Thái Tông tự thực hiện thành tâm Nhằm tẩy sạch cấu uế các căn qua Giới, Định !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]