Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

133. Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất Dạ H.G

19/05/202011:34(Xem: 8891)
133. Kinh Đại Ca-chiên-diên Nhất Dạ H.G

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : honglacmai1@yahoo.com


133. Kinh ĐẠI CA-CHIÊN-DIÊN NHẤT DẠ HIỀN GIẢ 
(Mahàkaccànabhaddekaratta  Sutta)

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả

          Trú Vương-Xá – Rá-Chá-Ga-Ha      (Rajagaha)

              Tại Tinh Xá Ta-Pô-Đa                   (Tapoda)

       Lúc ấy, Tôn-giả tên Sa-Mít-Thì          (Samiddhi)

          Tảng sáng, đi đến nơi Tinh Xá

          Ta-Pô-Đá, tắm rửa toàn thân

              Kỳ rửa kỹ lưỡng tay chân,

       Khi lên khỏi nước, để trần thân trên

          Chỉ mặc lên một chiếc choàng tắm

          Đứng hong khô và ngắm bình minh.

 

              Bỗng nhiên xuất hiện thình lình

       Thiên thần một vị thân hình nghiêm trang

          Phát hào quang, dung sắc thù thắng

          Chói sáng tận cả vùng nơi đây.

              Đến gặp vị Tôn-giả này

       Thi lễ rồi đứng bên ngài, thưa qua :

 

    – “ Tỷ Kheo Sa-Mít-Thi có biết

          Có thọ trì tổng & biệt thuyết trong

             ‘Nhất dạ Hiền-giả’ hay không ? ”. 

 

 – “ Nhất dạ Hiền-giả’ tôi không thọ trì

          Chưa tường tri tổng thuyết, biệt thuyết.

          Còn Hiền-giả có biết, thọ trì

              Tổng thuyết, biệt thuyết mọi thì

      ‘Nhất dạ Hiền-giả’ diệu kỳ hay không ? ”.

 

    – “ Này Tỷ Kheo ! Tôi không trì thọ

          Về điều đó. Nhưng hỏi là ngài

              Có thọ trì bài kệ đây

      ‘Nhất dạ Hiền-giả’ hằng ngày hay không ? ”.

 

    – “ Này Hiền-giả ! Tôi không trì thọ

          Bài kệ đó. Thế còn chính ngài

              Có thọ trì bài kệ này ? ”.

 

 – “ Này Tỷ Kheo ! Bài kệ đây mọi thì

          Tôi không có thọ trì kệ đó

          Nhưng Hiền-giả hãy cố học thông

              Tổng thuyết và biệt thuyết trong

      ‘Nhất dạ Hiền-giả’, và mong là ngài

          Hãy học ngay cho thật thuần thục

          Tổng thuyết, biệt thuyết thực đủ đầy

             ‘Nhất dạ Hiền-giả’ Kinh này.

       Vì điều đó liên hệ ngay đến điều

          Là mục tiêu, căn bản Phạm hạnh ”.

 

          Vị Chư Thiên chói ánh sáng này 

              Nói xong, lập tức biến ngay,

       Sư Sa-Mít-Thí sáng ngày hôm sau

          Đi đến Phật, bước vào hương thất

          Đảnh lễ Phật, rồi ngồi một bên

              Hướng Phật, Tôn-giả thưa lên

       Câu chuyện đã gặp vị Thiên thần này

          Đã nói chuyện đề tài tổng thuyết       

          Và biệt thuyết ‘Nhất dạ Hiền nhân’

              Rồi thưa : “ Bạch đấng Xuất Trần !

       Xin Ngài giảng giải về phần sâu xa

         ‘Nhất dạ Hiền-giả’ qua tổng thuyết

          Và biệt thuyết, nghĩa lý sâu dày ”.

 

        – “ Này Tỷ Kheo ! Hãy nghe đây !

       Và suy nghiệm kỹ điều này, nhớ ghi ”.

 

          Sa-Mít-Thi Tôn-giả vâng đáp,

          Nghe Thế Tôn thuyết pháp uy nghi :

 

   – “ Quá khứ không truy tìm gì

        Tương lai chẳng ước vọng chi, xa vời !
        Quá khứ đã đoạn tận rồi

        Tương lai chưa đến  –  Chỉ thời hiện nay

        Tuệ quán ấy chính là đây

        Không động, không chuyển. Biết vầy, nên tu !

        Nay làm nhiệt tâm, cần cù

        Ai biết mai chết, giã từ nhân sinh ?

        Không ai có thể điều đình         

        Với quân Thần Chết thì mình bó tay !

        Hiện tại, nhiệt tâm trú vầy

        Không hề mệt mỏi cả ngày lẫn đêm.

        Nhất Dạ Hiền Giả xướng tên

        An tịnh, trầm lặng, đứng trên mọi người ”.

 

          Phật nói xong, từ nơi ngồi ấy

          Liền đứng dậy, hương thất đi vào.

              Khi Phật đi không bao lâu

       Chúng Tăng nơi ấy cùng nhau luận bàn :

 

    – “ Này Chư Hiền ! Đấng Toàn Giác Giả

          Sau khi đã giảng tổng thuyết ra

              Cách vắn tắt cho chúng ta

       Rồi Ngài đứng dậy trở qua thất Ngài.

          Không biết ai có thể giảng giải

          Thật rộng rãi để Chúng nhớ ghi

             ‘Nhất dạ Hiền-giả’ pháp ni

       Để Chúng y giáo hành trì chánh chân ? ”.

 

          Trong Chúng Tăng có vị liền nghĩ :    

 

    – “ Ồ ! Có vị Tôn-giả tài ba

              Ma-Ha Kách-Chá-Da-Na    (Mahà Kaccayana)

       Hay Ma-Ha Kách-Cha-Na – cũng là

          Ngài Đại Ca-Chiên-Diên – đích thực

          Đã được Đức Thế Tôn tán dương

              Các đồng-phạm-hạnh các phương,

       Những bậc có trí cũng thường ngợi ca

          Ma-Ha Kách-Cha-Na ngài đó

          Có thể có giải thích rộng xa

              Phần tổng thuyết mà Phật Đà

       Chỉ nói vắn tắt; chúng ta thực tình

          Chưa hiểu rõ. Vậy mình đến cả

          Hỏi Tôn-giả Đại Ca-Chiên-Diên

              Về ý nghĩa thật thâm uyên ”.

 

       Cùng đi đến Ca-Chiên-Diên ngài này 

          Nói với ngài những lời thăm hỏi

          Cùng ngồi xuống và nói ôn hòa :

 

        – “ Thưa Hiền-giả Kách-Cha-Na !

      ‘Nhất dạ Hiền-giả’ Phật Đà thuyết ra

          Vắn tắt, mà không giải rộng rãi,

          Nói xong Ngài đứng dậy về phòng.

              Không biết ai giảng cho thông,

       Nhưng chúng tôi biết là trong Tăng Đoàn

 

          Chính Tôn-giả là hàng đệ tử

          Được Thế Tôn Điều Ngự tán dương,

              Phạm hạnh, trí giả cũng thường

       Tán thán Tôn-giả tận tường khả tri.

          Xin Tôn-giả từ bi giải thích,

          Chúng tôi được lợi ích dài lâu ”.

 

        – “ Chư Hiền ! Ví dụ như sau :

       Một người cần đến, tìm cầu lõi cây

          Đứng trước một thân cây thật lớn

          Có lõi cây, liền đốn cây này

              Bỏ rễ và bỏ thân cây,

       Nghĩ rằng cần kiếm lõi cây quý này

          Ở trong các nhánh cây và lá.

 

          Việc làm chư Tôn-giả cũng vầy !

              Các vị đứng trước mặt Ngài

       Thế Tôn Đại Giác tràn đầy trí minh

          Nhưng các vị tự mình vượt khỏi

          Đức Thế Tôn, không hỏi Phật Đà,

              Nghĩ rằng cần phải hỏi qua

       Tôn-giả Kách-Chá-Da-Na điều này

          Về ý nghĩa mà Ngài Thiện Thệ

          Đã tổng thuyết giảng thế mà thôi !

 

              Nhưng này Chư Hiền ! Mọi thời 

       Những gì cần biết Phật thời biết ngay,

          Thấy những gì mà Ngài cần thấy,

          Bậc có mắt, vô ngại Trí hiền,

              Bậc Pháp-giả, bậc Phạm Thiên,

       Bậc Tuyên-thuyết-giả dẫn liền mục tiêu

          Bậc đem điều bất tử ban bố,

          Bậc Pháp Chủ, Giác ngộ, Như Lai               

 

              Điều thắc mắc, nghi vấn này

       Các Hiền-giả phải đến ngay Phật Đà

          Hỏi Phật Đà về ý nghĩa đó

          Khi đã có lời dạy sâu xa

              Theo đó, thọ trì trải qua ”.

 

 – “ Thưa Tôn-giả Kách-Cha-Na ! Đúng vầy

          Chắc chắn Ngài Toàn Tri Giác Giả

          Dạy như là Tôn-giả nói ra

              Chúng tôi nên hỏi Phật Đà

       Khi Ngài giảng giải, thiết tha thọ trì.

          Nhưng Tôn-giả là vì Đệ nhất

          Về Luận nghị, chân thật bất hư

              Có thể giải thích như như

       Một cách rộng rãi do từ kiến văn

          Nên mong rằng Tôn-giả hoan hỷ

          Giảng giải kỹ nếu không thấy phiền ”.

 

        – “ Như vậy thì, này Chư Hiền !

       Hãy nghe, suy nghiệm tinh chuyên điều này ”.

 

    – “ Thưa vâng, chúng tôi đây nghe kỹ ”.  

 

          Sau đó vị Kách-Chá-Da-Na

              Hay Ma-Ha Kách-Cha-Na

       Nói rằng : “ Lời đấng Phật Đà nói ra

          Thật vắn tắt, không qua giải kỹ

          Sau đó đấng Toàn Trí rời đi :

 

   – “ Quá khứ không truy tìm gì

        Tương lai chẳng ước vọng chi, xa vời !
        Quá khứ đã đoạn tận rồi

        Tương lai chưa đến  –  Chỉ thời hiện nay

        Tuệ quán ấy chính là đây

        Không động, không chuyển. Biết vầy, nên tu !

        Nay làm nhiệt tâm, cần cù

        Ai biết mai chết, giã từ nhân sinh ?

        Không ai có thể điều đình         

        Với quân Thần Chết thì mình bó tay !

        Hiện tại, nhiệt tâm trú vầy

        Không hề mệt mỏi cả ngày lẫn đêm.

        Nhất Dạ Hiền Giả xướng tên

        An tịnh, trầm lặng, đứng trên mọi người ”.

 

          Này Chư Hiền ! Vậy thời tuần tự

      *  Sự truy tìm quá khứ là sao ?

              Vị ấy suy nghĩ như sau :

      ‘Mắt tôi quá khứ trước sau như vầy,

          Các sắc-pháp cũng tày như vậy,

          Thức ở đấy bị dục & ái vây

              Bị dục & ái trói chặt vầy

       Vị ấy lại thấy lòng đầy hân hoan,

          Vì hân hoan, truy tìm quá khứ.

 

          Rồi tuần tự : tai, mũi, lưỡi, thân,

              Và ý của tôi trong phần

       Quá khứ là thế, pháp phân như vầy.

          Thức ở đây bị dục và ái

          Trói chặt lại, nên y tỏ ra

              Hân hoan, tìm quá khứ mà !

 

       Này Chư Hiền ! Thế nào là vị đây

      *  Không truy tìm ở ngay quá khứ ?

         ‘Mắt tôi thời quá khứ như vầy,

              Các sắc-pháp là như vầy

       Dục không trói chặt thức đây trong vòng,

          Thức cũng không bị ái trói chặt,

 

          Vị ấy tất không có hân hoan.

              Vì trong ấy không hân hoan

       Quá khứ vị ấy không màng truy ra’.

 

          Tai, mũi và lưỡi, thân cùng ý

          Của tôi trong quá khứ như vầy,

              Các sắc, tiếng, hương… như vầy

       Các vị, xúc, pháp… như vầy ở đây

          Thức không bị cả hai : dục, ái

          Trói chặt lại, nên không hân hoan,

              Trong ấy không có hân hoan

       Quá khứ vị ấy không màng truy ra,

          Như vậy là không tìm quá khứ.

 

      *  Sao là sự ước vọng tương lai ?

         ‘Mong mắt tôi trong tương lai

       Sẽ là như vậy. Sắc đây như vầy’.

          Và vị này hướng tâm nắm lấy

          Cái gì chưa được ấy – chẳng chầy 

              Vì duyên hướng tâm như vầy

       Vị ấy hoan hỷ. Đoạn rày ước mong

          Về tương lai, nên lòng ước vọng :

         ‘Tôi ước vọng rằng tai của tôi,

              Mũi, lưỡi, thân, ý của tôi

       Trong tương lai sẽ bày phơi như là

          Sắc, thinh, hương, vị và xúc, pháp

          Là như vậy. Giải đáp như vầy

              Do tương lai ước vọng này

       Vị ấy liền hướng tâm ngay tức thì

           Muốn lấy được cái gì chưa được.

           Vì duyên trước hướng tâm như vầy

               Vị ấy hân hoan ở đây

       Do hân hoan ấy, có ngay vấn đề

          Ước vọng về tương lai như thế

          Đây được kể ước vọng tương lai.

 

              Sao không ước vọng tương lai ? 

      ‘Mong mắt tôi trong tương lai như vầy

          Sắc pháp là như vầy. Vị ấy

          Không hướng tâm để lấy miệt mài

              Cái gì chưa được, được ngay

       Do duyên không hướng tâm đây, chẳng màng

          Vị ấy không hân hoan trong đó

          Nên không có ước vọng tương lai :

              Mong rằng mũi, lưỡi và tai,

       Thân, ý… của tớ tương lai như vầy

          Tiếng, hương, vị, xúc này và pháp

          Là như vậy. Với các điều này

              Vị ấy không hướng tâm ngay

       Lấy cho được cái vị này ước mong

          Do duyên không hướng tâm như vậy

          Nên vị ấy không hân hoan gì,

              Do không hân hoan, nên chi

       Vị ấy không ước vọng gì tương lai.

 

      *  Chư Hiền này ! Thế nào bị cuốn

          Trong trạng huống hiện tại pháp vầy ?

              Nếu mắt & các sắc-pháp này

       Đều có trong hiện tại đây, cùng là

          Thức thì bị dục và ái ấy

          Trói chặt lại trong hiện tại này,

              Vì dục & ái trói chặt vầy

       Vị ấy hoan hỷ. Do đầy hân hoan

          Vị ấy đang bị lôi cuốn mãi

          Trong các pháp hiện tại như vầy.

 

              Này chư Hiền-giả ! Nếu tai &

       Các tiếng. Nếu mũi & hương đây, cùng là

          Lưỡi & các vị ; thân và các xúc,

          Ý & các pháp liên tục ở đây

              Đều có trong hiện tại này

       Và thức vị ấy bị ngay dục tình

          Trói chặt mình trong hiện tại ấy

          Thì như vậy là bị cuốn lôi

              Trong pháp hiện tại tức thời.

 

   *  Thế nào không bị cuốn lôi mọi bề

          Trong các pháp thuộc về hiện tại ?

          Chư Hiền ! Nếu mắt ấy ở đây

              Cùng các sắc pháp – cả hai

       Đều có trong hiện tại đây rõ bày

          Và thức của vị này bị dục

          Cùng ái bị thằng thúc buộc ràng

              Cũng trong hiện tại thời gian

       Vì thức không bị buộc ràng vào trong

          Dục và ái, nên không hoan hỷ

          Do không có hoan hỷ, nên rồi

              Vị ấy không bị cuốn lôi

       Trong các pháp hiện tại thời hiển nhiên.

 

          Này Chư Hiền ! Nếu lục căn đó 

          Mắt, tai nọ, mũi, lưỡi, ý, thân

              Sánh chung cùng với lục trần

       Sắc, thinh, hương, vị, xúc phần, pháp đây

          Đều có mặt ở đây : hiện tại

          Và thức của vị ấy trải sang

              Không bị dục & ái buộc ràng  

       Trong hiện tại ấy. Thức càng thoát ra

          Vì không bị dục và ái ấy

          Trói chặt lại, nên không hân hoan

              Do trong ấy không hân hoan

       Không bị các pháp hiện đang lôi liền.

          Này Chư Hiền ! Đó là trạng huống

          Không bị cuốn trong pháp hiện nay.

 

              Chư Hiền ! Phần tổng thuyết này

       Đức Thế Tôn đã trình bày đại cương

          Không giải thích tận tường, chu tất

          Khiến Chư Hiền thắc mắc, còn nghi.

 

   – “ Quá khứ không truy tìm gì

        Tương lai chẳng ước vọng chi, xa vời !
        Quá khứ đã đoạn tận rồi

        Tương lai chưa đến  –  Chỉ thời hiện nay

        Tuệ quán ấy chính là đây

        Không động, không chuyển. Biết vầy, nên tu !

        Nay làm nhiệt tâm, cần cù

        Ai biết mai chết, giã từ nhân sinh ?

        Không ai có thể điều đình         

        Với quân Thần Chết thì mình bó tay !

        Hiện tại, nhiệt tâm trú vầy

        Không hề mệt mỏi cả ngày lẫn đêm.

        Nhất Dạ Hiền Giả xướng tên

        An tịnh, trầm lặng, đứng trên mọi người ”.

 

          Đó là lời Thế Tôn nói đó

          Vắn tắt mà không có giảng ra

              Một cách chi tiết, sâu xa.

       Ý nghĩa đó tôi hiểu qua như vầy. 

          Chư Hiền nên đến ngay hương thất

          Của Đức Phật, hỏi nghĩa cao sâu

              Thế Tôn giải thích thế nào

       Chư Hiền như vậy y vào, hành theo ”.

 

          Các Tỷ Kheo nói trên hoan hỷ

          Đồng tín thọ lời chỉ dẫn ra

              Của Tôn-giả Kách-Cha-Na,

       Từ giả, đến chỗ Phật Đà tịnh thanh

          Trước Phật Đà, chí thành đảnh lễ

          Rồi một bên Thiện Thệ ngồi vào

              Thuật lại tự sự trước sau :

       Do các Phích-Khú thỉnh cầu thiết tha

          Nên Kách-Chá-Da-Na Tôn-giả

          Đã thay Phật diễn tả rộng ra

              Những chỗ mà đức Phật Đà

       Chỉ nói vắn tắt, Tăng-Già chưa thông.

 

          Đức Thế Tôn ôn tồn đáp trả :

    – “ Các Tỷ Kheo ! Kách-Chá-Da-Na

              Bậc Đại-trí-tuệ hiểu xa

       Đệ nhất Luận-nghị, thật là viên thông

          Nếu các ông hỏi Ta điều ấy

          Ta giảng giải cũng giống như là

              Ma-Ha Kách-Chá-Da-Na

       Đã giải thích đó. Tăng-Già nghe xong

          Phải hiểu thông ý nghĩa như vậy

          Hãy như vậy tín thọ, hành trì ”.

 

              Chư Tăng nghe đấng Từ Bi

       Hoan hỷ tín thọ những gì đã nghe ./- 

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

( Chấm dứt Kinh số 133 : ĐẠI CA-CHIÊN-DIÊN NHẤT DẠ HIỀN GIẢ  – MAHÀKACCÀNABHADDEKARATTA  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 9608)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 7756)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 10085)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 8083)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 9952)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 10211)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
30/08/2010(Xem: 7144)
Nửa đời người tôi hiểu được Vô thường - ấy lẽ thường nhiên Và ta chỉ là chiếc lá Trong rừng nhân loại vô biên..
28/08/2010(Xem: 9536)
Chén cơm trong chốn lao tù, Con xin cúng Phật con tu quá đường ! Thế gian huyết hận đau thương ! Nghẹn nào lệ nhỏ vô phương kêu gào !.
12/08/2010(Xem: 8399)
Nằm ngủ ôm vầng trăng Đồi Cù nghiêng nghiêng mộng Đà Lạt chảy trong thân Tôi như rừng thông im bóng. Em như sương trăng áo mộng Đêm thu xưa quyến hớp hồn tôi.
04/08/2010(Xem: 6503)
Để hướng về Mùa Hiếu Hạnh Thiêng Liêng Để tưởng nhớ công ơn Công Đức Sinh Thành Để cùng nhau nhắc nhở Con Hiền Cháu Thảo Để đền đáp trong muôn một công đức Cha Mẹ Và lễ tạ Thù Ân Bốn Ơn Trọng cưu mang. Chúng tôi xin viết, cảm ơn quý vị đón nhận và phổ biến. Trân trọng, TNT Mặc Giang macgiang@y7mail.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567