Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

85. Kinh Vương Tử Bồ Đề

19/05/202010:53(Xem: 11218)
85. Kinh Vương Tử Bồ Đề

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]

85. Kinh VƯƠNG TỬ BỒ ĐỀ

( Bodhirajàkumàra sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả

          Trú Sun-Sú-Má-Rá-Ghi-Ra  (1)

              Sống giữa dân chúng Phất-Ga  (2)

       Tại rừng Phê-Sá-Ka-La (3) an hòa

          Vườn Lộc Uyển trú qua nơi đó

          Lúc ấy có Vương tử đương thì

              Tên là Bồ-Đề – Bô-Thi  (4)

       Xây lâu đài rất uy nghi một tòa

          Tên Kô-Ká-Na-Đa (5), sừng sững

          Mới xây dựng, chưa có người nào

              Sa-Môn, Bàn-Môn ở đâu

       Được vương tử thỉnh, đã vào tòa đây.

          Rồi vương tử gọi ngay một gã

          Sanh-Chi-Ka-Pút-Tá (6) thanh niên :

 

        – “ Sanh-Chi-Ka ! Hãy đi liền

       Phê-Sa-Ká-Lá (3) lâm viên, nơi mà

          Đức Thích Ca Thế Tôn an trú

          Đến trú xứ,hãy nhân danh ta

              Cúi đầu đảnh lễ Phật Đà

       Hỏi Ngài ít bệnh, khỏe và khinh an ?

      ___________________________

 

( ) : Sunsumaragira .     (2) Bhagga .      (3) : Bhesakala .

(4) : Vương tử Bodhi .   (5) : Lâu đài Kokanada .  

(6) : Thanh niên tên Sanjikaputta .       

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  156

 

          Có ít não, nhẹ nhàng lạc trú ?

          Rồi thưa Ngài : ‘Vương tử Bô-Đi

              Cúi đầu lễ Chánh Biến Tri

       Hỏi thăm sức khỏe, đồng thì kính mong

           Đức Thế Tôn cùng chư Phích-Khú

           Nhận lời của Vương tử, ngày mai

               Quang lâm đến tại lâu đài

       Kô-Ka-Na-Đá, thọ trai cúng dường ”.

 

     – “ Vâng, tôi đã tận tường lời dặn ”.

 

          Rồi thanh niên đi thẳng đến nơi

              Khi gặp Đức Thế Tôn rồi

       Chào đón thăm hỏi những lời xã giao

          Sau đó liền ngồi vào phía tả

          Sanh-Chi-Ka-Pút-Tá thưa là :

 

        – “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma !

       Vương tử Bô-Đí thiết tha cúi đầu

          Đảnh lễ Ngài thật sâu, hỏi đến

          Ngài ít bệnh, ít não, khỏe chăng ?

              Có khinh an, lạc trú chăng ?

       Rồi thỉnh Tôn Giả cùng Tăng Chúng này

          Vào ngày mai ngọ trai đến dự

          Tại lâu đài Vương tử mới xây

              Kính mong Ngài nhận lời này ”.

 

       Đức Phật im lặng, ý đây nhận lời.

          Hiểu ý Phật nhận lời thỉnh đó

          Nên thanh niên từ chỗ ngồi này

              Đứng dậy từ giã đi ngay

       Về báo Vương tử để hay biết là

          Chính chàng ta gặp Đức Điều Ngự

          Đã nhân danh Vương tử thỉnh Ngài     

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  157

 

              Đến thọ trai diên ngày mai

       Và Phật im lặng, ý đây hiểu là

          Đức Phật Đà đã nhận lời thỉnh

          Như ý định vương tử nhờ đi.

 

              Hoan hỷ, Vương tử Bô-Đi

       Khi đêm đã mãn, tức thì chỉ huy

          Các gia nhân, người thì sửa soạn

          Các món ăn thượng hạng, quý sang

              Người thì lo việc trang hoàng

       Tại lâu đài ấy, sẵn sàng tiếp nghinh

          Cho trải vải trắng tinh đã trữ

          Làm con đường danh dự đón Ngài

              Lót trải từ phía cổng ngoài

       Tầng cấp thấp nhất, trải dài vào trong

          Cho đến phòng sảnh đường dinh thự

          Nơi cúng dường Điều Ngự & Tăng-Già.

              Bảo Sanh-Chi-Ká-Pút-Ta : 

 

 – “ Ngươi hãy đến chỗ Phật Đà trú an

          Báo rằng đã sẵn sàng vật thực ”.  

 

          Nghe vậy, Đức Thiện Thệ đắp y

              Mang bát, cùng Chư Tăng đi

       Đến nhà Vương tử Bô-Thi đang chờ.

 

          Lúc bấy giờ, đích thân Vương tử

          Đi ra đón Điều Ngự từ xa

              Khi gặp, đảnh lễ Phật Đà,

       Đi đầu hướng dẫn vào tòa lầu đây.

          Nhưng đến ngay tầng cấp thấp nhất

          Thì Đức Phật ngài lại dừng chân.

              Vương tử Bồ Đề bạch rằng :

 – “ Bạch đấng Thầy cả Thiên Nhân, Phật Đà

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  158

 

          Xin Phật Đà bước lên trên vải

          Để con được hưởng đại phước duyên

              Hạnh phúc, an lạc triền miên ”. 

 

       Phật vẫn im lặng, đứng yên nơi này

          Lần thứ hai, thứ ba tương tự

          Vị Vương tử khẩn khoản thỉnh Ngài

              Bước lên trên vải trắng này.

       Thế Tôn lúc ấy nhìn ngài A-Nan,

          Hiểu ý Phật, A-Nan Tôn-giả

          Thưa với vị vương-giả được tường :

 

        – “ Thưa Vương tử ! Đấng Pháp Vương

       Ngài không đi bộ trên đường vải đâu !

          Ngài nghĩ vào những người nghèo khó,

          Xin hãy cuộn vải đó cất đi ”.

 

              Nghe vậy, vương tử Bô-Đi

       Cho cuộn tấm vải trắng đi, cất liền.

          Soạn các chỗ ngồi trên lầu cả

          Của lâu đài Kô-Ká-Na-Đa.

              Thế Tôn bước lên lầu, và

       Ngồi nơi soạn sẵn, từ hòa nghiêm trang

          Chúng Tỷ Kheo ngồi an thứ tự,

          Rồi vương tử Bô-Thí đich thân

              Dâng cúng đến Phật, Chúng Tăng

       Món ăn thượng vị quý trân trên đời.

 

          Phật dùng xong, tay rời khỏi bát  

          Vương tử bắc chiếc ghế thấp hơn

              Ngồi bên cạnh Đức Thế Tôn

       Rồi thưa : “ Bạch Đức Thế Tôn ! Số là

          Con nghĩ ra : ‘Lạc được chứng đắc

          Không phải là do lạc’ như vầy, 

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  159

 

             ‘Lạc chứng đắc do khổ’ này ”.

 

 – “ Này Vương tử ! Ta trước đây cũng vầy

          Lúc trước ngày giác ngộ thành Phật

          Chưa thành bậc Chánh Giác ở đời

              Còn là vị Bồ Tát thôi,

       Ta cũng đã nghĩ : ‘Lạc thời nhỏ, to

          Không phải do lạc mà chứng đắc’,

         ‘Lạc chứng đắc do khổ’ mà thôi !

              Đó là ý tưởng của thời

       Trước khi giác ngộ thành ngôi Phật Đà.

          Này Vương tử ! Đời Ta tiêu biểu

          Thời niên thiếu hoa mộng sẵn dành

              Tóc đen nhánh, trí tinh anh

       Huyết khí sung mãn tuổi thanh xuân này

          Thời vàng son, tương lai rực rỡ

          Sống nhung lụa, bảo sở cung vàng

              Nhưng Ta nhất quyết lên đàng

       Mặc cho cha, vợ khóc than, âu sầu.

          Ta cạo bỏ tóc râu sạch sẻ

          Đắp ca-sa của kẻ xuất gia

              Độc cư, gia đình lìa xa

       Đi tìm chân lý trải qua lâu ngày

          Tầm cầu ngay vô thượng tối thắng

          Để tiến thẳng đạo lộ tịnh hòa.

 

              Ta đến chỗ một vị là  

       A-La-Rá  Ka-La-Ma (1) đương thời

          Khi đến nơi, liền thưa vị cả :

    – “ Thưa Hiền-giả ! Tôi muốn từ nay

    ______________________________

 

   (1) : Đạo sĩ Alara Kalama .   

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  160

 

              Được sống trong pháp, luật này

       Sống đời phạm hạnh vốn đầy tịnh thanh ”.

          Thấy Ta với lòng thành khiêm hạ

 

          Nên A-La-Rá  Ká-La-Ma

              Nói rằng : “ Hiền-giả tịnh hòa !

       Hãy sống, an trú Pháp ta trình bày,

          Tựu trung Pháp này là như vậy

          Khiến kẻ trí sẽ thấy quang minh 

              Không lâu sẽ như Thầy mình

       Tự tri, tự chứng, tự mình trú an ”.

          Này Vương tử !  Dễ dàng nhập cuộc

          Không lâu, Ta thông suốt pháp này

              Một cách mau chóng, chẳng chầy.

       Nếu như là kẻ có đầy ‘cái tôi’      

          Thường múa mép khua môi nói giỏi

          Thời Ta nói giáo lý ở đây

              Của kẻ trí, của bậc Thầy

    ( Trưởng Lão, Thượng Tọa sâu dày cao minh ) 

          Ta cho rằng chính mình cũng ví

          Như kẻ trí, Trưởng-lão các vì.

              Ta thấy, biết và tự tri

       Này Vương tử !  Tự ta suy nghĩ là :

       “ A-La-Ra  Ka-La-Má  ấy

          Tuyên bố pháp như vậy đinh ninh

              Không phải chỉ vì lòng tin

      ‘Sau khi tự chứng và mình tự tri

          Tự đạt thì ta mới an trú’,

          Chắc chắn ông vào đủ mọi thời         

              Biết pháp, thấy pháp này rồi

       Nên mới an trú ở nơi pháp này ”.

 

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  161

 

          Thế rồi Ta đi ngay đến chỗ     

          Ka-La-Ma đang ở trong nhà.

              Sau khi đến, Ta ôn hòa

       Nói với A-Lá-Ra  Ka-La-Mà :

 

    – “ Hiền-giả Ka-La-Ma ! Pháp ấy

          Theo tôi thấy, có phải tự ngài

           ( Công năng tu tập lâu dài )   

       Mà ngài tự chứng do ngài tự tri,

          Tự đạt, đi tuyên ngôn pháp ấy ? ”.

 

          Được hỏi vậy, vị này trả lời

              Về câu Ta hỏi tức thời

       Là đã tuyên bố mọi nơi vấn đề  

          Đã đạt về Vô Sở Hữu Xứ  (1).

 

          Này Vương tử ! Ta tự nghĩ là :

           “ Không phải chỉ Ka-La-Ma

       Có lòng tin tưởng, mà Ta cũng đồng,

          Không phải chỉ có ông tinh tấn

          Ta cũng có tinh tấn tối đa ,

              Không phải chỉ Ka-La-Ma

       Có niệm, định, tuệ – mà Ta cũng đồng

          Vậy Ta hãy gắng công cố vượt

          Chứng cho được pháp của ông ta

              Mà chính ông Ka-La-Ma

       Tuyên bố tự chứng do đà tự tri

          Và tự đạt, tức thì an trú’.

 

          Này Vương tử ! Tự chủ hành trì

              Không lâu, sau khi tự tri

       Tự chứng, tự đạt pháp này rất nhanh

    ______________________________

 

  (1) : Vô Sở Hữu Xứ  – Àkimcanyayatana .

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  162

 

          Ta đạt thành Vô Sở Hữu Xứ

          Và an trú trong pháp như vầy.

              Ta đi đến chỗ vị này

    ( Tức Ka-La-Má ) nói ngay điều là : 

 

    – “ Hiền-giả Ka-La-Ma ! Có thiệt

          Ngài tự biết, tự chứng, đạt ngay

              Và đã tuyên bố pháp này

       Chỉ đến mức độ như vầy phải không ? ”.

 

    – “ Vâng, Hiền-giả ! Chỉ trong mức độ

          Đạt Vô Sở Hữu Xứ mà thôi ! ”.

 

        – “ Hiền-giả ! Đến nay chính tôi

       Cũng đạt mức độ ở nơi như vầy ! ”.

 

     – “ Thật khéo lợi ích thay điều ấy !

          Cho chúng tôi được thấy ở đây

              Một đồng-phạm-hạnh như ngài

       Cũng đã chứng đạt pháp này, trú an

          Cùng ngang hàng với tôi tất cả.

          Pháp tôi biết, Hiền-giả cũng rành

              Pháp Hiền-giả biết, tôi rành

       Tôi làm sao, Hiền-giả thành giống tôi

          Hiền-giả thế nào, tôi cũng vậy.

          Vậy ngài hãy an trụ tại đây

              Cùng tôi chăm sóc chốn này

       Là một Hội Chúng đủ đầy thuận duyên ”.

 

          Này Vương tử ! Ta liền suy nghĩ :

          Ka-La-Ma là vị Thầy ta

              Lại đặt đệ tử là Ta

       Ngang hàng với họ, vốn là Đạo Sư,

          Trọng ta như tôn sùng tối thượng .

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  163

 

          Nhưng rồi Ta suy tưởng tức thì :

            “ Pháp này không hướng yểm ly

       Không hướng đoạn diệt, không vì ly tham

          Không hướng đến tịnh an, thượng trí

          Không trực chỉ Giác ngộ, Niết-bàn  

              Mà chỉ đưa đến dở dang

       Vô Sở Hữu Xứ chứng ngang nơi này.

          Này Vương tử ! Ta đây quyết định

          Là ta không tôn kính pháp này

              Rồi quyết từ bỏ pháp này,

       Ta đã từ giả vị Thầy đầu tiên.

 

*   *   *

          Với ý nguyện cần chuyên thực hiện

          Tìm cái gì chí thiện, minh quang

              Vô thượng tối thắng tịnh an

       Tầm cầu đạo lộ rõ ràng, quang hoa,

          Ta lại đến một nhà Hiền-giả

          Úc-Đa-Ká  Ra-Má-Pút-Ta  (1)

            ( Uất-Đầu-Lam-Phất cũng là )

       Đến nơi, gặp Úc-Đa-Ka, nói rằng :

 

     – “ Thưa Hiền-giả ! Tôi hằng nghe tiếng

          Nên đến viếng và muốn từ nay

              Được sống trong Pháp, Luật này

       Sống đời phạm hạnh vốn đầy tịnh thanh ”.

          Thấy Ta với lòng thành khiêm hạ

          Úc-Đa-Ká  Ra-Má-Pút-Ta

              Nói rằng : “ Hiền-giả tịnh hòa !

       Hãy sống, an trú Pháp ta trình bày,

          Tựu trung Pháp này là như vậy

    ______________________________

 

  (1) : Đạo sĩ  Uddaka  Ramaputta  – Uất-Đà-Lam-Phất.    

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  164

 

          Khiến kẻ trí sẽ thấy quang minh

              Không lâu sẽ như Thầy mình

       Tự tri, tự chứng, tự mình trú an ”.

          Này Vương tử ! Dễ dàng nhập cuộc

          Không lâu, Ta thông suốt pháp này

              Một cách mau chóng, chẳng chầy.

       Nếu như là kẻ có đầy ‘cái tôi’      

          Thường múa mép khua môi nói giỏi

          Thời Ta nói giáo lý ở đây

              Của kẻ trí, của bậc Thầy

    ( Trưởng Lão, Thượng Tọa sâu dày cao minh ) 

          Ta cho rằng chính mình cũng ví

          Như kẻ trí, Trưởng-lão các vì.

              Ta thấy, biết và tự tri

       Này Vương tử ! Tự ta suy nghĩ là :

        “ Úc-Đa-Ka  Ra-Ma-Pút-Tá

          Tuyên bố pháp kết quả của mình

              Không phải chỉ vì lòng tin

      ‘Sau khi tự chứng và mình tự tri

          Tự đạt thì ta mới an trú’,

          Chắc chắn ông vào đủ mọi thời         

              Biết pháp, thấy pháp này rồi

       Nên mới an trú ở nơi pháp này ”.

 

          Thế rồi Ta đi ngay đến chỗ     

          Úc-Đa-Ka đang ở trong nhà.

              Sau khi đến, Ta ôn hòa

       Thưa Úc-Đa-Ká  Ra-Ma-Pút-Tà :

 

    – “ Hiền-giả Úc-Đa-Ka ! Pháp ấy

          Theo tôi thấy, có phải tự ngài

           ( Công năng tu tập lâu dài )   

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  165

 

       Mà ngài tự chứng do ngài tự tri,

          Tự đạt, đi tuyên ngôn pháp ấy ? ”.

 

          Được hỏi vậy, ông đáp về điều

              Trong câu hỏi Ta vừa nêu

       Là đã tuyên bố mục tiêu hành trì

          Đạt Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ (1)

          Này Vương tử ! Ta tự nghĩ là :

           “ Không phải chỉ có Ra-Ma

       Có lòng tin tưởng, mà Ta cũng đồng,

 

          Không phải chỉ có ông tinh tấn

          Ta cũng có tinh tấn tối đa,

              Không phải chỉ có Ra-Ma

       Có niệm, định, tuệ – mà Ta cũng đồng

          Vậy Ta hãy gắng công cố vượt

          Chứng cho được pháp của ông ta

              Mà chính ông Úc-Đa-Ka

       Tuyên bố tự chứng do đà tự tri

          Và tự đạt, tức thì an trú’.

 

          Này Vương tử ! Tự chủ hành trì

              Không lâu, sau khi tự tri

       Tự chứng, tự đạt pháp đây cấp kỳ

          Đạt Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ

          Và an trú trong pháp như vầy.

              Ta đi đến chỗ vị này

    ( Ra-Ma-Pút-Tá ) nói ngay điều là : 

 

    – “ Hiền-giả Úc-Đa-Ka ! Có thiệt

          Ngài tự biết, tự chứng, đạt ngay

    ______________________________

 

(1) : Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ :

                                              Naivasamjnànàsamjnàyatana .                       

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  166

 

           Và đã tuyên bố pháp này

       Chỉ đến mức độ như vầy phải không ? ”.

 

    – “ Vâng, Hiền-giả ! Chỉ trong mức độ

          Tưởng Xứ Phi Tưởng Phi Phi ! ”.

 

        – “ Hiền-giả ! Chính tôi hiện thì

       Đã đạt mức độ cũng y như vầy ! ”.

 

     – “ Thật khéo lợi ích thay điều ấy !

          Cho chúng tôi được thấy ở đây

              Một đồng-phạm-hạnh như ngài

       Cũng đã chứng đạt pháp này, trú an

          Cùng ngang hàng với tôi tất cả.

          Pháp tôi biết, Hiền-giả cũng rành

              Pháp Hiền-giả biết, tôi rành

       Tôi làm sao, Hiền-giả thành giống tôi

          Hiền-giả thế nào, tôi cũng vậy.

          Vậy ngài hãy an trụ tại đây

              Cùng tôi chăm sóc chốn này

       Là một Hội Chúng đủ đầy thuận duyên ”.

 

          Này Vương tử ! Ta liền suy nghĩ :

          Úc-Đa-Ka là vị Thầy ta

              Lại đặt đệ tử là Ta

       Ngang hàng với họ, vốn là Đạo Sư,

          Trọng ta như tôn sùng tối thượng.

          Nhưng rồi Ta suy tưởng tức thì :

            “ Pháp này không hướng yểm ly

       Không hướng đoạn diệt, không vì ly tham

          Không hướng đến tịnh an, thượng trí

          Không trực chỉ Giác ngộ, Niết-bàn  

              Mà chỉ đưa đến dở dang

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  167

 

       Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, ngang nơi này.

          Thế cho nên ta đây quyết định

          Là ta không tôn kính pháp này

              Rồi quyết từ bỏ pháp này,

       Ta đã từ giả vị Thầy thứ hai.

 *   *    *

          Này Vương tử ! Chẳng lay chí nguyện               

          Tìm cái gì chí thiện, minh quang

              Vô thượng tối thắng tịnh an

       Tầm cầu đạo lộ hoàn toàn tinh hoa 

          Ta đến Ma-Ga-Tha vương quốc    ( Magadha )

        ( Cũng là nước tên Ma-Kiệt-Đà )

              Tuần tự du hành trải qua

       Đến rừng U-Rú-Vê-Là (1) không xa

        ( Tức Ưu-Lâu-Tần-Loa ) khả ái

          Một địa điểm thoải mái, hiền hòa

              Ni-Liên – Nê-Ranh-Cha-Ra  (2)

       Một con sông nhỏ chảy qua bên đàng

          Có một chỗ lội ngang giòng nước

          Thật tiện lợi, tạo được lối sang.

              Xung quanh có những ngôi làng

       Tiện bề khất thực, dễ dàng cho Ta. 

          Với ý nghĩ thoáng qua như vậy

          Ta nhận thấy hợp với mong cầu

              Đủ cho thiện-nam-tử nào

       Có thể tinh tấn đạt mau ước nguyền.

 

          Này Vương tử ! Ta liền ngồi xuống

          Tỉnh tọa với ý muốn thoáng qua

    ______________________________

 

     (1) : Uruvela – Ưu-Lâu-Tần-Loa .

    (2) : Sông Ni Liên – Neranjara .

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  168

 

              Chọn nơi ấy, và nghĩ là :       

      ‘Quả thật vừa đủ để ta tinh cần’.

 

          Này Vương tử ! Xong phần an trú,

          Ba ví dụ khởi lên nơi Ta

              Từ trước chưa từng nghe qua

       Ý nghĩa vi diệu, rất là sâu xa.

          Này Vương tử ! Như là được ví

          Một khúc cây đã bị ướt đầm

              Được bỏ trong nước để ngâm

       Còn tươi, nhựa sống vẫn nằm trong cây.

          Một người đến, trong tay có đủ

          Một dụng cụ làm lửa cháy liền.

              Y nghĩ : ‘Ta sẽ nhen lên

       Ngọn lửa tỏa nóng, trở nên ấm dần’.

          Ông nghĩ sao về phần chuyện ấy ?

          Với khúc cây như vậy, ướt đầm

              Nếu dùng dụng cụ đang cầm

       Cọ xát nhen lửa, có tầm được không ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Thật không thể được

          Vì khúc cây đẫm ướt, nhựa nhiều

              Lại bị ngâm nước sớm chiều

       Muốn cọ lấy lửa là điều viễn vông !

          Chỉ phiền lòng và thêm mệt mỏi

          Cùng bực bội vì lửa không ra ”.

 

        – “ Cũng vậy, Vương tử ! Chính là

       Những vị Phạm-chí hay Sa-môn nào

          Sống dựa vào, đắm vào thế tục

          Không xả ly các dục về thân

              Những gì với chúng thuộc phần

       Dục tham, dục ái, dục hằng khát khao

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  169

 

          Dục nhiệt não ào ào kêu réo

          Về nội tâm chưa khéo đoạn trừ

              Làm cho nhẹ bớt từ từ

       Các vị trên ấy nếu như thình lình

          Tự cảm thọ trong mình đau nhói

          Chịu đựng mọi khốc liệt, khổ đau

              Các vị không thể chứng vào

       Tri kiến Chánh Giác thanh cao, an bình.

          Nếu họ không thình lình cảm thọ

          Những cảm giác đau khổ xảy ra

              Thật là khốc liệt tối đa

       Họ cũng không thể chứng qua tự mình

          Tri kiến và siêu minh Chánh Giác

          Là ví dụ khởi phát đầu tiên.

 

              Bồ Đề Vương tử ! Tiếp liền

       Một ví dụ khác khởi lên như vầy :

          Ví như có khúc cây đẫm ướt

          Đầy nhựa cây và được vớt lên

              Đặt trên đất khô là nền

       Có một người đến, cầm trên tay mình

          Một dụng cụ để sinh ra lửa

          Y nghĩ : ‘Hãy nhen lửa tức thì

              Hơi nóng sẽ hiện cấp kỳ’.

       Bồ Đề Vương tử ! Điều gì xảy ra ?

          Người ấy có cọ ra lửa nóng

          Với dụng cụ mau chóng được không ? ”.

 

        – “ Kính bạch Thiện Thệ ! Thưa không,

       Vì khúc cây ấy bên trong nhựa đầy,

          Bị đẫm ướt, dù nay được vớt

          Ra khỏi nước, đặt trên đất mau

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  170

 

              Nhưng người ấy không thể nào

       Cọ xát ra lửa, chỉ sầu muộn thôi,

          Rất bực bội và rồi mệt lử ”.

 

     – “ Này Vương tử ! Thực tế vẫn còn

              Những Sa-môn, Bà-la-môn

       Không xả ly dục, bảo tồn si mê

          Đắm các dục thuộc về thân mãi

          Như dục tham, dục ái, khát khao

              Hoặc dục nhiệt não đắm vào

       Nội tâm chưa được khéo mau đoạn trừ,

          Chưa khéo làm từ từ nhẹ bớt.

          Vì hời hợt, những vị Sa-môn

              Hay các vị Bà-la-môn

       Thình lình cảm thọ đổ dồn khổ đau,

          Những cảm giác chói đau, kịch liệt

          Và khốc liệt, như chết sẵn dành

              Không thể chứng tri-kiến lành

       Không chứng Chánh Giác, tịnh thanh Phật Đà.

          Này Vương tử ! Đó là ví dụ

          Rất vi diệu điều thứ hai này.

 

              Rồi ví dụ ba như vầy :

       Ví như có một khúc cây khô rồi

          Không còn nhựa, vớt rời khỏi nước

          Và nó được đặt trên đất khô

              Một người cầm dụng cụ vô

       Ý muốn nhen lửa với đồ nhen kia

          Với ý nghĩ : ‘Lửa kia cháy đỏ

          Ta sẽ có hơi nóng tỏa ra’.

              Bồ Đề Vương tử ! Thế nào ?

       Xảy ra chuyện ấy nghĩ sao như vầy ?

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  171

 

          Người ấy lấy khúc cây cọ xát

          Với dụng cụ, có đạt lửa không ? ”.

 

        – “ Thưa được, có lửa như mong

       Vì sao ? Vì khúc cây trong lẫn ngoài

          Đều khô cả, trong ngoài không nhựa

          Vớt để giữa đất khô trải qua ”.

 

        – “ Cũng vậy, Vương tử ! Chính là

       Những vị Tôn-giả như Bà-la-môn

          Hay Sa-môn , xả ly các dục

          Thuộc về thân như dục ái, tham,

              Cùng dục hôn ám, mê lầm

       Dục nhiệt não với dục thầm khát khao.

          Các dục ấy được mau ly xả

          Về nội tâm khéo đã đoạn trừ,

              Những Tôn-giả này nếu như

       Thình lình cảm thọ mệt nhừ, khổ đau,

          Những cảm giác chói đau kịch liệt,

          Hoặc được biết không bị thình lình

              Cảm thọ cảm giác tự mình

       Khổ đau khốc liệt, hãi kinh, khổ sầu

          Các vị này vẫn mau chứng đắc

          Tri-kiến thật vô thượng tịnh thanh

              Đạt Chánh Đẳng Giác Trọn Lành.

       Đây là ví dụ đành rành thứ ba,

          Chưa từng nghe, rất là vi diệu

          Được khởi lên tiêu biểu nơi Ta.

 

              Rồi này Vương tử ! Trải qua 

       Ta đã suy nghĩ : ‘Nay Ta phải cần

          Nghiến hàm răng, lưỡi mình dán chặt

          Lên nóc họng, tâm thật kiên trì

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  172

 

              Chế ngự, nhiếp phục tâm ni

       Ta phải đánh bại tức thì tâm đây’.

 

          Khi quyết tâm như vầy thực hiện

          Sự nỗ lực đã khiến thân Ta

              Mồ hôi từ nách chảy ra

       Trạng thái như thể xảy ra cơ cầu :

          Người lực sĩ nắm đầu người yếu

          Hay nắm kẻ ốm yếu ở vai.

              Khi Ta nghiến răng như vầy      

       Nóc họng bị dán chặt ngay lưỡi này

          Mồ hôi nách chảy đầy, bức rức

          Dầu cho Ta tận lực trải sang

              Dầu cho niệm được trú an

       Niệm không dao động, nghiêm trang điều hòa

          Nhưng thân Ta vẫn còn khích động

          Do khích động, không được khinh an,

              Vì thân bị chi phối ngang

       Bởi sự tinh tấn diệt tan mê lầm,

          Chống khổ thọ, lấy tâm chế ngự.

          Tuy vậy, thứ khổ thọ như vầy

              Khởi lên, tồn tại phút giây

       Nhưng không chi phối, xéo dày tâm ta.

 

          Này Vương tử ! Trải qua sau đó  

          Ta đã có suy nghĩ sau đây :

             ‘Hãy tu Thiền nín thở ngay’

       Rồi Ta nín thở, miệng này ngậm ngay

          Không cho hơi thở này qua miệng

          Không ngang qua mũi, khiến kinh hoàng

              Một tiếng gió động ầm vang

       Thổi lên như sấm động ngang tai mình

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  173

 

          Ví như tiếng khủng kinh vô kể

          Phát ra từ ống bể lò rèn

              Dầu Ta tâm chí vững bền

       Tận lực, tinh tấn niệm liền trú an

          Tuy niệm Ta không hằng dao động

          Nhưng thân bị khích động, bất toàn

              Nên thân không được khinh an

       Vì chi phối bởi cố năng tinh cần

          Do tinh tấn chống ngăn khổ thọ

          Dù khổ thọ khởi lên nơi Ta

              Nhưng không chi phối tâm Ta.

 

       Này Vương tử ! Rồi trải qua một thời

          Ta vẫn ngồi nghĩ suy trăn trở :

         ‘Ta tu Thiền nín thở thêm đi !’

              Rồi Ta nín thở tức thì

       Không cho hơi thở bất kỳ ngang qua

          Cả miệng, mũi lẫn qua tai nữa

          Như ngọn gió bão lửa khủng kinh

              Thổi lên đau nhói đầu mình

       Ví như lực sĩ thình lỉnh đâm ngay

          Đầu người khác xuyên dài tới óc

          Bằng thanh kiếm bén ngót của y.

 

              Khi Ta nín thở kiên trì

       Cả tai, miệng, mũi tức thì nhói đau

          Thật khủng khiếp trong đầu Ta đó

          Dù Ta có cương quyết, tinh cần

              Tận lực, khiến niệm trú an

       Niệm không dao động khi đang thực hành

          Nhưng thân Ta vẫn sanh khích động

          Do khích động, không được khinh an

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  174

 

              Tuy vậy, khổ thọ hoàn toàn

       Không chi phối được dễ dàng tâm Ta.

 

          Này Vương tử ! Trải qua sau đấy

          Ta suy nghĩ : ‘Ta hãy tu thêm

              Về thiền nín thở như trên’

       Khiến cho miệng, mũi, tai liền nhói đau

          Thật kinh khủng, trong đầu đau quá

          Cứ đau buốt hoặc giả như là

              Một lực sĩ mạnh, đẩy đà

       Lấy một dây nịt bằng da cứng dày

          Quấn quanh đầu, dùng tay xiết mạnh

          Đau kinh khủng, như đánh vào đầu.

              Dù Ta tinh tấn đến đâu

       Chí tâm, tận lực dải dầu cố công

          Dù an trú niệm, không dao động

          Nhưng thân bị khích động, bất toàn           

              Nên thân không được khinh an

       Vì chi phối bởi cố năng tinh cần

          Do tinh tấn chống ngăn khổ thọ

          Dù khổ thọ khởi lên nơi Ta

              Nhưng không chi phối tâm Ta.

       Này Vương tử ! Trải qua tiếp liền

          Ta suy nghĩ : ‘Hãy nên tinh tấn

          Thiền nín thở cố gắng tối đa’.

 

              Rồi Ta nín thở vô, ra

       Không cho hơi thở ngang qua bất kỳ

          Cả miệng, mũi, tai – vì đóng hết

          Như ngọn gió kinh khiếp thổi qua

              Cắt ngang ổ bụng của Ta

       Ví như đổ tể rất là khéo tay

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  175

 

          Hoặc đệ tử người này thiện xảo

          Đã mạnh bạo cắt ngang bụng Ta

              Bằng dao sắc bén sáng lòa.

       Lần sau, Ta nín thở ra và vào

          Một sức nóng thần sầu khủng khiếp

          Khởi liên tiếp trong thân của ta

 

              Này Vương tử ! Được ví là

       Như hai lực sĩ thật là mạnh thay

          Nắm cánh tay một người yếu ớt

          Rồi nướng đốt người ấy thẳng thừng

              Trên một hố than đỏ hừng,

       Cũng vậy, trong lúc Ta ngừng thở đây

          Không qua miệng, mũi, tai kín đóng

          Một sức nóng kinh khủng xảy ra

              Khởi lên trong thân của Ta.

 

       Bồ Đề Vương tử ! Thật là kinh tâm !

          Dầu cho Ta chí tâm, tinh tấn

          Dầu niệm vẫn không động, trú an

              Nhưng thân không được khinh an

       Vẫn bị khích động, vì năng tinh cần

          Do tinh tấn chống ngăn khổ thọ

          Dù khổ thọ khởi lên nơi Ta

              Nhưng không chi phối tâm Ta.

 

       Bồ Đề Vương tử ! Xảy ra lúc này

          Hàng chư Thiên quanh đây thấy vậy

          Liền nói rằng : ‘Vị ấy chính là

              Ngài Sa-môn Gô-Ta-Ma

       Đã chết rồi đó, thấy qua hiện tiền’.

          Số chư Thiên khác liền nói lại :

         ‘Sa-môn ấy chưa chết đâu mà !

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  176

 

              Nhưng Sa-môn Gô-Ta-Ma

       Sắp sửa mệnh tận, thật là buồn thay !’.

 

          Một số Thiên thẳng ngay tuyên bố :

         ‘Dù hiện có sự cố xảy ra

              Nhưng Sa-môn Gô-Ta-Ma

       Chưa chết, cũng chẳng sắp qua đời mà !

          Vì Sa-môn là A-La-Hán

          Đời sống bậc La-Hán như vầy’.

 

              Này Vương tử ! Giai đoạn này

       Ta liền suy nghĩ ý đây sẵn sàng :

         ‘Ta nay hãy hoàn toàn tuyệt thực’.

          Nhưng chư Thiên lập tức nói là :

             ‘Này Thiện-hữu Gô-Ta-Ma !

       Chớ có tuyệt thực trải qua lâu dài. 

          Nếu mà Ngài hoàn toàn tuyệt thực

        ( Sẽ kiệt sức, có thể chết đi ),

              Chúng tôi sẽ tiếp tức thì

       Thức ăn Thiên giới diệu kỳ sạch trong

          Qua các lỗ chân lông Hiền-giả

          Và Hiền-giả vẫn sống an hòa’.

              Vương tử ! Với chuyện xảy ra

       Ta nghĩ : ‘Tuyệt thực của Ta cực kỳ

          Nhưng chư Thiên kiên trì muốn đổ

          Thức ăn qua các lỗ chân lông

              Ta không đạt ý mình mong

       Nuôi sống, trái nghịch với lòng của Ta

          Vậy Ta tự dối Ta, đáng hổ !

          Ta bác bỏ ý của chư Thiên. 

 

              Vương tử ! Ta đã nói liền :

      ‘Như vậy là đủ !, không phiền Chư Thiên !’.

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  177

 

          Ta suy nghĩ  tiếp liền tại chỗ :

         ‘Ta hãy cố giảm thiểu tối đa

              Về sự ăn uống của Ta

       Ăn từng giọt một trải qua thực hành

          Hạt đậu xanh, đậu đen, đậu hạt

          Ăn từng hạt, kể cả gạo, mè

              Quanh không có sự chở che

       Thực hành khổ hạnh khắc khe muôn phần.    

 

          Do mỗi ngày chỉ ăn một hạt

          Thân thể Ta gầy xác, mỏi mòn

              Tiều tụy, ốm yếu, héo hon

       Vì ăn quá ít, chẳng còn sức dư

          Tay chân Ta giống như cọng cỏ

          Đốt cây nhỏ khô héo dần dà

 

              Còn về bàn tọa của Ta

       Như móng chân của lạc-đà, thảm thay !

          Các xương sống phô bày thấy rõ

          Các xương sườn gầy ló, giống như

              Rui, cột nhà sàn nát hư

       Vì ăn quá ít, từ từ mắt Ta

          Như giếng nước thật là thăm thẳm

          Con ngươi Ta lấp lánh nằm sâu.

              Khi tay Ta sờ da đầu

       Nó rất nhăn nhúm như bầu khô tưa

          Như mướp đắng cắt chưa chín tới

          Nhăn nheo bởi gió nóng khô cằn

              Đôi khi, nếu Ta nghĩ rằng :

     ‘Hãy sờ da bụng, chỉ bằng tay ta   

          Thì chính là Ta sờ xương sống.

          Còn xương sống Ta muốn sờ qua

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  178

 

              Thì đụng da bụng của Ta

       Xương sống bám chặt vào da bụng này.

          Này Vương tử ! Ăn vầy tối thiểu

          Nếu Ta muốn đại, tiểu tiện đây

              Thì Ta bị ngã quỵ ngay

       Úp mặt xuống đất, hít đầy bụi dơ.

          Nếu bấy giờ lấy tay xoa khắp

          Trên đầu Ta và khắp chân tay

              Lông tóc hư mục rụng ngay

     ( Có gì nuôi tóc, lông này sống đâu ! )

 

          Này Vương tử ! Nhìn vào hiện tượng

          Có người nói : “ Thân tướng Sa-môn

              Da đen, trông thật vô hồn ”.

       Nhóm khác lại nói : “ Sa-môn thật là

          Da không đen, nhưng mà màu xám ”.

          Số khác nói : “ Không xám, không đen ”.

              Nhiều kẻ nói : “ Da không đen,

       Cũng không màu xám, mà xen sẫm vàng ”.

          Đếm mức độ dở dang như vậy

          Da của Ta lúc ấy hư rồi !

              Chỉ vì ăn quá ít thôi !

     ( Da Ta lúc trước vào thời thanh niên

          Vốn thanh tịnh, màu tuyền sáng chói

          Thật mịn màng mà lại sáng trong )

              Ta tự suy nghĩ trong lòng :

     ‘Thuở xưa có những vị dòng Bàn-môn,

          Hoặc Sa-môn ; thình lình cảm thọ

          Những cảm giác khốn khổ, chói đau

              Khốc liệt, kịch liệt khổ đau

       Đó là tối thượng khổ đau cực kỳ

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  179

 

          Không thể có điều gì hơn nữa

          Về tương lai hay giữa đời này.

              Phạm-chí, Sa-môn ở đây

       Thình lình cảm thọ đến ngay tức thì

          Những cảm giác cực kỳ đau khổ

          Trên toàn thân mọi chỗ chói đau

              Khốc liệt, kịch liệt khổ đau

       Đó là tối thượng khổ đau cực kỳ

          Không thể có điều gì hơn nữa.

          Nhưng với Ta, sống giữa rừng già

              Thực hành khổ hạnh tối đa

       Chịu đựng đau khổ trải qua cực kỳ,

          Vẫn không chứng pháp gì cao quý,

          Pháp thượng nhân cũng chỉ xa vời !

              Tri kiến thù thắng sáng ngời

       Xứng đáng bậc Thánh ; Ta thời còn xa.

 

          Ồ ! Hay là có đạo lộ khác

          Khiến chứng đạt giác-ngộ sâu xa ?

              Vương tử ! Suy nghĩ trải qua

       Ta hồi tưởng lại thuở Ta thiếu thời

        ( Lên sáu tuổi, khi trời mát mẻ

          Theo phụ-vương dự lễ Hạ Điền

              Vua cha cầm cày đầu tiên.

       Trong lúc lễ-hội liên miên cả ngày

 

          Ta đến ngồi dưới cây rợp mát

          Diêm-phù-đề ( tên khác Chăm-bu )    ( Jambu )

              Dần vào trạng thái an như

       Dục, bất-thiện-pháp từ từ được ly

          Chứng và trú Thiền chi thứ nhất

          Một trạng thái hỷ lạc thâm trầm.

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  180

 

              Do ly dục ; có tứ, tầm,

       Khi an trú vậy, Ta thầm nghĩ ngay :

         ‘Có thể đây chính là đạo-lộ

          Đưa Ta đến giác-ngộ chăng là ?’.

 

              Bồ Đề Vương tử ! Trải qua

       Tiếp ý niệm ấy, nơi Ta khởi liền

          Một ý thức vững bền kiên cố :

        ‘Đây là đường giác-ngộ chánh chân !’

              Rồi Ta suy nghĩ băn khoăn :

      ‘Có sợ lạc thọ này không ? Do vì

          Một lạc thọ đã ly dục ác,

          Ly các pháp bất thiện như vầy ?’

              Rồi một ý niệm đến ngay :

      ‘Ta không hề sợ mảy may điều này

          Một lạc thọ ở đây ly dục

          Pháp bất thiện mọi lúc được ly’.

              Tiếp theo, Ta lại nghĩ suy :

      ‘Nay lạc-thọ ấy dễ gì chứng đây !

          Với thân thể yếu gầy khủng khiếp

          Cố sức tiếp cũng chẳng ăn thua.

              Hãy ăn thô thực, cơm chua !’.

       Nghĩ kỹ, Ta thọ cơm chua dần dần

          Ăn thô thực vì cần có sức.

 

          Lúc bấy giờ, túc trực bên Ta 

              Nhóm năm người Kôn-Đanh-Nha  (1)

       Hầu hạ, tu tập với Ta bao ngày.

          Các vị này luôn luôn suy nghĩ :

    _______________________________

 

 (1) : Năm người bạn đồng tu và sau này trở thành 5 Đệ-tử đầu tiên

         tiên của Đức Phật : Kondanna (Kiều-Trần-Như ) , Bhaddiya ,

         Vappa , Mahànàma  và  Assaji .

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  181

 

         ‘Khi nào vị Sa-môn Thích-Ca

              Chứng pháp siêu việt sâu xa

       Ngài sẽ nói cho chúng ta biết cùng’.

          Nhưng khi thấy Ta dùng thô thực

          Ăn cơm chua – lập tức nghĩ là :

             ‘Ồ ! Sa-môn Gô-Ta-Ma

       Tham sống sợ chết, nay đà lui nhanh

          Đã từ bỏ khổ hành tinh tấn

          Sống lợi dưỡng, vật chất đủ đầy,

              Chúng ta hãy đoạn tuyệt ngay

       Không theo ông ấy, từ rày tách ra’.

 

          Này Vương tử ! Rồi ta sau đó

          Ăn thô thực để có sức hơn

              Sức khỏe trở lại khá hơn

       Ta hành ly dục chánh chơn sớm chiều

          Pháp bất thiện Ta đều ly tất

          Chứng và trú Đệ Nhất Thiền tâm

              Trạng thái hỷ lạc thâm trầm

       Sinh do ly dục, có tầm, tứ ra.

          Này Vương tử ! Trải qua như vậy

          Lạc thọ ấy khởi lên nơi Ta

              Nó được tồn tại an hòa

       Nhưng không chi phối tâm Ta chút nào.

 

          Tiếp theo sau, Ta diệt tầm, tứ

          Chứng và trú vào Thiền thứ hai

              Trạng thái hỷ lạc ở đây

       Không tầm, không tứ ; do rày định sanh

          Và nội tĩnh nhất tâm. Như vậy

          Lạc thọ ấy khởi lên nơi Ta

              Nó được tồn tại an hòa

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  182

 

       Nhưng không chi phối tâm Ta chút nào.

          Ta lại mau ly hỷ trú xả

          Chánh niệm đã tỉnh giác, an nhiên

              Thân cảm sự lạc thọ liền

      ‘Xả niệm lạc trú’, Thánh hiền gọi tên,

          Chứng, trú yên Tam Thiền tại chỗ

          Rồi xả lạc, xả khổ ; diệt ngay

              Hỷ ưu, cảm thọ trước đây

       Chứng và an trú vào ngay Tứ Thiền

          Không khổ & lạc và liền xả niệm

          Lạc thọ ấy khởi hiện nơi Ta

              Nó được tồn tại an hòa

       Nhưng không chi phối tâm Ta chút nào.

 

          Ta, với tâm thanh cao thuần tịnh

          Tâm dịnh tĩnh, không nhiễm não phiền

             Nhu nhuyến, vững chắc – theo thiền

       Bình thản như vậy, chẳng phiền chẳng ưu.

 

          Ta dẫn tâm, hướng tâm đến với

          TÚC MẠNG MINH, nhớ tới nhiều đời

             Quá khứ với một, hai đời

       Năm chục, ba bốn trăm đời đã qua

          Một ngàn đời hay là hơn nữa

          Một trăm ngàn đời thuở lâu xa

             Hoại kiếp, thành kiếp trải qua

       Vị ấy nhớ lại như là mới đây.

          Tại nơi ấy, tên này ta có

          Thuộc giai cấp, giòng họ thế này

             Uống, ăn, thọ khổ, lạc  rày

       Tuổi thọ như thế, chết ngày ra sao

          Ta tái sinh, nhằm vào làng đó

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  183

 

          Có tên tuổi, giòng họ thế nào

             Cứ thế, nhớ lại biết bao

       Tiền kiếp, tái kiếp  không sao đếm rồi !

 

          Nhiều đời sống thuộc thời quá khứ

          Nét lành dữ chi tiết, đại cương

              Minh thứ nhất, hiểu tận tường

       Ta lúc canh một đêm trường, chứng tri.

 

          Ta với tâm kiên trì, thuần tịnh

          Tâm định tỉnh, không nhiễm não phiền

             Nhu nhuyến, vững chắc – theo thiền

       Bình thản như vậy, chẳng phiền chẳng ưu.

          Ta dẫn tâm, hướng tâm đến với

          THIÊN NHÃN MINH, dẫn tới tuệ minh

             Xét về sinh tử chúng sinh

       Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy liền

          Vị ấy biết mối giềng Nghiệp quả

          Người hạ liệt, kẻ cả giàu sang

             Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn

       Đều do hạnh nghiệp trắng đen họ làm.

 

          Gieo ác hạnh về thân, khẩu, ý

          Hoặc phỉ báng các vị Thánh Hiền

             Người này thân hoại, tận duyên     

       Do nghiệp tà kiến, đọa liền súc sinh

          Các cõi dữ, như sinh địa ngục

          Hoặc đọa xứ, thằng thúc nạn tai.

          * Còn bậc hiền giả, những ai

       Làm những thiện hạnh  ý và lời, thân

          Không phỉ báng Hiền nhân, Thánh hiển

          Tạo nghiệp lành, chánh kiến vô cùng

             Sau khi thân hoại mạng chung 

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  184

 

       Được sinh thiện thú, nhân trung, cõi trời.

 

          Do thiên nhãn, biết đời sống chết

          Người hạ liệt hay kẻ giàu sang

             Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn

       Người này bất hạnh, kẻ bèn gặp may

          Do hạnh nghiệp kẻ này hành động

          Có kết quả chẳng giống nhau này.

             Luân hồi tùy nghiệp chuyển xoay

       Không ai tránh khỏi trả vay nghiệp này.

          Minh thứ hai Ta đây chứng đắc

          Trong canh giữa, diệt tất Vô minh

              Minh sinh, ám diệt, sáng sinh

       Do không phóng dật và tinh-cần già.

          Này Vương tử ! Chính ta đạt lấy,

          Lạc thọ ấy khởi lên nơi Ta

              Nó được tồn tại an hòa

       Nhưng không chi phối tâm Ta chút nào.

 

          Rồi với tâm thanh cao, thuần tịnh

          Tâm định tỉnh, không nhiễm não phiền

             Nhu nhuyến, vững chắc – theo thiền

       Bình thản như vậy, chẳng phiền chẳng ưu.

 

          Ta dẫn tâm, hướng tâm đến với

           LẬU TẬN MINH, dẫn tới biết rành

             Lậu Tận Trí, biết ngọn ngành

       Đây là sự Khổ, nguyên nhân đưa vào

          Đây Khổ Diệt, đường nào diệt khổ

          Biết như thật lậu-hoặc loại này

             Nguyên nhân lậu-hoặc là đây

       Diệt trừ lậu-hoặc, biết ngay con đường

*

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  185

 

          Nhờ hiểu biết, tận tường nhận thức

          Tâm của Ta rất mực sáng trong

             Dục-lậu, hữu-lậu thoát xong

       Thoát vô-minh-lậu, khỏi vòng trói trăn

          Ta hiểu rõ : ‘Tự thân giải thoát

          Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành

             Việc cần làm, đã thực hành

       Sau đời hiện tại, Vô sanh hiển bày.

          Minh thứ ba Ta đây chứng đắc

          Trong canh cuối, diệt tất Vô minh

              Minh sinh, ám diệt, sáng sinh

       Do không phóng dật và tinh-cần già.

 

          Kim-cương-tòa bảy tuần sau đó 

          Ta hưởng thọ hữu dư Niết Bàn.

 

              Muốn chuyển pháp độ nhân gian  

       Nhưng rồi Ta chợt nghĩ sang điều là :

        “ Những pháp ấy thật là sâu kín

          Khó thấy, chứng, tịch tịnh, mỹ miều

              Rất là vi diệu, cao siêu

       Ngoài tầm lý luận, vượt điều nghĩ suy

          Được tuyên thuyết thắng tri, hoàn mỹ

          Những pháp ấy người Trí hiểu thôi

              Chúng sinh tham dục nổi trôi

       Ham thích ái dục, suy đồi tâm tư

          Khó mà thấy được từ định lý

          Mà chỉ có người trí hiểu rày :

             ‘Y Tánh Duyên Khởi Pháp’ này

       Thật khó mà thấy tỏ ngay định đề :

          Tất cả hạnh thuộc về tịch tịnh

          Các sanh y được tính diệt trừ

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  186

 

              Ái, tham đoạn tận chẳng từ

       Ly dục, Ái diệt ; Chân Như Niết Bàn.

 

          Nếu nay ta vì hàng sinh chúng

          Thuyết pháp lành thì cũng hoài công

              Vì người nghe chẳng hiểu thông

       Sẽ chuốc phiền não chứ không ích gì ! ”.

             Này Vương tử ! Ta vì ý khác

          Do duyên trên, khởi các kệ ngôn

              Của đấng Phật-Đà Thế Tôn

       Bất khả tư nghị Pháp môn diệu kỳ

          Trước đến nay những gì diễn tiến

          Chưa từng nghe nói đến kệ đây :

 

       " Sao ta lại nói Pháp này

        Mà ta suy nghiệm lâu dài, gian nan

        Chánh pháp chứng ngộ khó khăn

        Rất khó chứng ngộ ai hằng tham sân

        Những ai Ái nhiễm xoay vần

        Vô minh vây phủ không phân chánh tà

        Rất khó thấy được Pháp ta

        Một Pháp đi ngược giòng, và thâm sâu

        Huyền diệu, vi tế, nhiệm mầu

        Khó thấy, khó chứng, khó vào Chân Như ".

 

          Này Vương tử  ! Chính từ suy nghĩ

          Thấy chúng sinh ý chí mỏi mòn

              Không thể truyền bá Pháp môn

       Ý tưởng thụ động, tâm tồn vô vi

          Ta quyết định không đi thuyết pháp

          Chuyển pháp luân, lợi lạc độ đời.

       

              Đại Phạm Thiên ở cõi Trời

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  187

 

       Sá-Hăm-Pá-Tí (1), nhờ nơi tâm mình

          Nhờ tư tưởng hữu tình tương ứng

          Biết được Ta đã chứng viên thông

              Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn

       Nay có ý nghĩ sẽ không độ đời

          Không thuyết pháp chuyển ngời Chánh Pháp

          Liền than rằng : “ Đời sắp diệt vong

              Thế giới tiêu hoại. Không xong !

       Giáo Pháp vi diệu lại không được truyền

          Chúng sinh sẽ triền miên chìm đắm

          Trong luân hồi thăm thẳm vô minh ”.

 

              Rồi như lực sĩ tạo hình

       Duỗi hay co lại tay mình dễ thay

          Đại Phạm Thiên vị này biến mất

          Khỏi Phạm cung ; hiện rất diệu kỳ

              Ở trước mặt Ta tức thì

       Đắp y vai trái, chân quỳ, chắp tay

          Hướng Như Lai thỉnh cầu tha thiết :

 

   –  “ Bạch Thế Tôn ! Hãy thuyết pháp lành

              Để cho muôn loại chúng sanh

       Thừa ân pháp nhũ trọn lành nhuận thân

 

          Có chúng sinh bụi trần ít phủ

          Sẽ nguy hại, mãi trụ trầm luân

              Nếu Phật không chuyển pháp luân

       Không nghe chánh pháp, suối nguồn Từ bi.

         Nếu được nghe, hành trì chân chính

          Những người này thâm tín đạo mầu

              Sẽ được lợi lạc thâm sâu

    ______________________________

 

    (1) : Đại Phạm Thiên  Sahampati .

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  188

 

       Vô minh, phiền não sẽ mau đoạn trừ ”.

          Các Tỷ Kheo ! Rồi từ vị ấy

          Một bài kệ như vậy nói ra :

      “ Xưa kia tại Ma-Ga-Tha

        Có pháp bất tịnh hiện ra nơi này

        Pháp do tâm cấu uế đầy

        Do suy tư chẳng thẳng ngay tác thành

        Hãy mở tung, mở rộng nhanh

        Cánh cửa bất tử sẵn dành chúng sanh

        Hãy để họ nghe Pháp lành

        Do bậc Giác ngộ tịnh thanh trình bày

        Như đứng trên tảng đá này

        Đỉnh núi cao tột trong mây trập trùng

        Người đứng nhìn xuống bao dung

        Chúng sinh quần tụ, khốn cùng, nguy tai.

        Cũng vậy, Ôi, Thiện Thệ Ngài !

        Là bậc Biến Nhãn khắp đầy thế gian

        Leo lên lâu đài ngút ngàn

        Xây bằng Chánh Pháp vẹn toàn thâm sâu

        Bậc Thoát Ly mọi muộn sầu

        Nhìn xuống sinh chúng khổ đau dẫy đầy

        Sinh già chi phối từng ngày

        Sầu khổ áp bức chẳng giây nào ngừng

        Đứng lên, hỡi vị Anh Hùng

        Bậc Chiến Thắng, được tôn xưng chiến trường

        Trưởng đoàn lữ khách kiên cường !

        Bậc Thoát Ly khỏi, chẳng vương nợ nần

        Hãy đi khắp cả thế gian

        Bậc Chánh Đẳng Giác, Từ-hàng Thế Tôn !

        Hãy thuyết vi-diệu-pháp-môn

        Người nghe sẽ hiểu Pháp tôn quý này ”.

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  189

 

          Chuyện đây khiến Như Lai nhận thấy

          Tâm chân thành của Đại Phạm Thiên

              Ta dùng Phật nhãn quán duyên

       Thấy có nhiều hạng, chẳng tuyền giống nhau

 

          Hạng nhiễm nhiều, lún sâu trần cấu

          Hạng nhiễm ít phiền não bụi trần

              Hạng lợi căn, hạng độn căn

       Có hạng thuận tánh, có hàng nghịch tâm

          Hoặc dễ dạy ; tánh thâm khó dạy

          Một số ít nhận thấy hiểm nguy

              Tái sinh cõi chẳng ra gì

       Hoặc nguy hiểm của hành vi lỗi lầm.

 

          Như trong đầm đầy sen tươi thắm

          Hoa sen xanh, sen trắng, sen hồng

 

           * Nhiều hoa sinh ở nước trong

       Lớn lên dưới nước, không mong vươn dài

          Không thể chòi lên trên mặt nước,

 

       * Nhiều hoa khác vươn được lên trên

              Lém đém mặt nước làm nền,

 

    * Nhiều hoa từ nước vượt lên cao vời

          Không đẫm nước, rồi thời khoe sắc

          Tỏa hương thơm đi khắp nơi nơi.

 

              Cũng vậy, chúng sinh trong đời

       Có kẻ mãi mãi đắm nơi não phiền,

          Cũng nhiều kẻ nhân duyên có được

          Cố vươn lên, chưa vượt khổ sầu,

              Có người lợi căn thâm sâu

       Dễ dàng thấu hiểu Pháp mầu được nghe.

          Giáo Pháp để chở che, mang lại

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  190

 

          Sự lợi lạc, thanh thái thân tâm

              Ta phải thuyết pháp cao thâm

       Pháp luân thị chuyển, đọa trầm vĩnh ly ”.

 

          Các Tỷ Kheo ! Sau khi suy nghĩ

          Xuyên suốt kỹ, Ta đã trả lời

              Đại Phạm Thiên của cõi Trời

       Với bài kệ ngắn đồng thời tuyên ngôn :

 

        " Cửa bất diệt đã mở toang

        Hỡi ai nghe Pháp hoàn toàn cao minh

        Từ bỏ tà kiến của mình

        Thực hành chánh đạo an bình viên thông.

        Trước vì sợ chỉ hoài công

        Mệt mỏi vì chúng sinh không hiểu gì.

        Đại Phạm Thiên ! Hãy tường tri

        Nay Ta gióng trống Pháp vì chúng sanh ".

 

         Các Tỷ Kheo ! Sá-Hăm-Pá-Tí

          Đại Phạm Thiên có ý tưởng là :

           “ Chính ta mở đường thuận ra

       Nên Thích Ca Phật trải qua hoằng truyền ”.

          Đại Phạm Thiên kính thành lễ Phật

          Hữu nhiễu (1) xong, lập tức biến ngay.

.

              Rồi Ta có suy nghĩ này :

    “ Ta sẽ thuyết pháp trình bày cho ai ?

          Chánh Pháp này đầu tiên mau hiểu ?

          Vị tiêu biểu Ta nghĩ đến là

              A-La-Ra Ka-La-Ma

     ( Ta đã thọ giáo trải qua lần đầu )    

    _______________________________

 

    (1) : Theo phong tục Ấn Độ xưa, khi từ giã bậc đáng kính trọng, 

       người ta chắp tay đi quanh vị ấy ba vòng theo hướng tay mặt .

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  191

 

          Bậc trí thức học sâu biết rộng

          Vị đáng trọng, sáng suốt, đa văn

              Đã sống ít nhiễm bụi trần

       Ta hãy thuyết pháp chánh chân nhiệm mầu,

          Ka-La-Ma sẽ mau thấu rõ ”.

          Này Vương tử  ! Bỗng có Chư Thiên

              Đến Ta, vị ấy nói liền :

    “ Bạch Phật ! Thật chẳng có duyên tương phùng !

          Ka-La-Ma mệnh chung tuần trước

          Bảy ngày rồi, chẳng được nghe Ngài ! ”.

              Ta nghĩ : “ Thật đáng tiếc thay !

       Một thiệt hại lớn cho ngài này thôi.

          Nếu nghe pháp này, thời vị đó

          Mau hiểu rõ thâm nghĩa diệu huyền

              Thật là người thiếu phước duyên

       Không được thính pháp mãn viên Bồ đề ”.

 

          Rồi Ta liền nghĩ về Tôn-giả

          Úc-Đa-Ká  Ra-Má-Pút-Ta :

           “ Vị này trí thức sâu xa 

       Đa văn, sáng suốt trải qua mọi phần

          Sống ít nhiễm bụi trần phức tạp

          Ta hãy thuyết bài pháp đầu tiên

              Vị này nghe pháp uyên nguyên

       Mau hiểu Chánh Pháp vô biên nhiệm mầu ”.

          Nhưng Chư Thiên lại mau hiện đến

          Báo lại rằng có chuyện xảy ra :

              Vị ấy mệnh chung hôm qua.

       Ta nghĩ : “ Thiệt hại thật là thậm đa

          Cho Ra-Má-Pút-Ta vị đó

          Nếu nghe pháp, hiểu rõ sâu xa.

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  192

 

              Này Vương tử ! Thế rồi Ta

       Tiếp tục suy nghĩ ai là hữu duyên

          Được nghe pháp đầu tiên Ta thuyết ?

          Ai mau hiểu chi tiết pháp Từ ?

 

              Nhớ lại nhóm Kiều-Trần-Như

       Năm vị hạ thủ công phu tu hành

          Đã theo Ta, chân thành hầu cạnh

          Khi Ta tu khổ hạnh tối đa.

              Năm vị ấy đã lìa xa,

       Nay năm vị ấy trú qua nơi nào ?

          Với thiên nhãn thanh cao thuần tịnh

          Ta thấy họ an tịnh tu trì

              Tại xứ  Ba-Ra-Na-Si  (1)

    ( Tức Ba-La-Nại ), phạm vi gần thành

          Vườn Lộc Uyển tu hành ròng rã

          I-Si-Pa-Ta-Ná  (2) một miền

          ( “Chư Thiên Đọa Xứ”, tên riêng ).

 

(Khai giảng Chánh Pháp ) 

 

       U-Ru-Vê-Lá (3) mãn viên cả rồi                  

          Ta lên đường đến nơi Lộc Uyển

          Trên đường đi, diện kiến với Ta

              Một người tên U-Pá-Ka  (4)

       Tà mạng ngoại đạo, thấy Ta trên đàng

          Vị ấy đã dừng ngang và nói :

        “ Các căn ngài sáng chói, nhuận tươi

              Diện mạo Hiền-giả tuyệt vời

       Thanh tịnh, tinh khiết, sáng ngời, uy nghi

    ______________________________

   (1) : Baranasi – Ba-La-Nại .        (2) : Isipatana .

   (2) :  Uruvela  (Ưu-Lâu-Tần-Loa )

   (3) : Tà mạng ngoại đạo tên Upaka . 

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  193

 

          Mục đích gì xuất gia như vậy ?

          Ai là Thầy ? Chỉ dạy những gì ?  

              Này Vương tử ! Ta tức thì

       Nói lên bài kệ huyền vi trả lời :

 

     “ Ta, bậc Toàn Thắng muôn nơi

        Nhất Thiết Trí, bậc thảnh thơi lộ đồ

        Hết thảy pháp, không nhiễm ô

        Hết thảy các pháp xô bồ xả ly

        Sống chân giải thoát, uy nghi

        Đoạn tận khát ái mọi thì mọi nơi

        Như vậy Ta tự giác rồi

        Còn phải y chỉ vào nơi ai nào ?

        Ta không có Đạo Sư nào

        Tự mình giác ngộ, nương vào tự thân

        Giữa thế giới cả Thiên, Nhân

        Chẳng ai có thể sánh bằng với Ta

        Ứng Cúng, Vô thượng Phật Đà

        Chánh Đẳng Chánh Giác đạt qua tự mình

        An tịnh, thanh thoát quang minh

        Chuyển bánh xe Pháp ; hành trình ra đi

        Ta đến tại Thành Ka-Si

        Gióng trống bất tử chỉ vì độ sinh

        Thế giới mù lòa vô minh

        Nhờ trống Pháp, bỗng giật mình tỉnh mê.

        Ta, bậc Thắng Giả thuộc về

        Đã chứng Lậu-tận, trừ mê dứt tà

        Ác pháp, nhiếp phục bởi Ta

        Ta là vô địch. U-Pa-Ka này ! ”.     

 

          Này Vương tử ! Nghe vầy chăm chú

          Tà mạng ngoại đạo Ú-Pá-Ka

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  194

 

              Nói rằng : “ Hiền-giả nói ra

       Tự xưng như vậy, thật là thần tiên

         ‘Bậc Chiến Thắng vô biên Vô Tận’

          Mong rằng sự việc vẫn như vầy ”.

              Nói xong, U-Pá-Ka này

       Lắc đầu rồi gã rẽ ngay đường mòn.

 

          Này Vương tử ! Để tròn chí nguyện

          Khiến Pháp luân thị chuyển độ đời

              Ta tuần tự đi đến nơi

       Ba-Ra-Na-Sí, vào thời Vườn Nai

          Năm Khất Sĩ lúc này ở đấy

          Khi nhìn thấy Ta đến từ xa

              Đã cùng nhau thỏa thuận là :

    “ Nay Sa-môn Gô-Ta-Ma đến rồi !

          Ông ta trở lại đời sung túc

          Không như lúc khổ hạnh tinh cần

              Sống đời đầy đủ mọi phần

       Chớ nên đảnh lễ dưới chân vị này

          Chớ đứng dậy, tiếp ngay y bát

          Dành một chỗ nào khác ở đây

              Để nếu muốn, thì vị này

       Sẽ ngồi ở đấy, đừng ai nói gì ! ”.  

 

          Này Vương tử ! Nhưng khi Ta tới

          Năm Khất Sĩ đã vội đứng lên

              Không giữ đúng thỏa thuận trên

       Người thì tiếp bát, kẻ bèn lăng xăng

         Sắp đặt phần chỗ ngồi trang trọng

          Người tự động đem nước rửa chân

              Nhưng năm vị vẫn khăng khăng

       Gọi Ta tên tộc, hay bằng xưng hô

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  195

 

         ‘A-Vu-Sô’ (1) tức là ‘Hiền-giả’

          Hay ‘Đạo-Hữu’, cách quá tầm thường.

 

              Này Vương tử ! Khi nghe tường

       Ta bảo với họ kỷ cương phải gìn :

       “ Các Khất Sĩ ! Hãy đình chỉ gọi

          Bằng cách gọi Như Lai bằng tên         

              Hay dùng ‘Hiền-giả’ gọi lên

       Như Lai nay phải gọi tên Phật Đà

          Chánh Đẳng Giác, Đại A-La-Hán (2)

          Hãy lắng nghe viên mãn Pháp lành

              Pháp bất tử đã chứng thành

       Ta sẽ giảng dạy, thuyết rành Pháp minh.

          Nếu tự mình  sống theo khuyến giáo

          Không bao lâu chứng đạo huyền vi

              Tự chứng, tự đạt, tự tri

       Ngay trong hiện tại, những gì cao siêu.

          Là mục tiêu vô thượng phạm hạnh

          Thiện-nam-tử chân chánh, vững tin

              Xuất gia từ bỏ gia đình

       Một lòng hướng đến, tự mình trú an ”.

          Nghe rõ ràng điều Ta vừa nói  

          Năm Khất Sĩ liền hỏi như vầy :

            “ Hiền-giả Gô-Ta-Ma này !

       Trước đây nếp sống của Ngài trải qua

    _________________________________

 

 (1) : Avuso .       (2) : Mười danh hiệu được xưng tụng Đức Phật : Araham ( Ứng Cúng ) , Sammàsambuddho ( Chánh Biến Tri hay Chánh Đẳng Chánh Giác) , Vijjàcaranasampanno ( Minh Hạnh Túc ) , Sugato (Thiện Thệ ), Lokavidù (Thế Gian Giải ), Anuttaro       ( Vô Thượng Sĩ ), Purisadammasàrathi ( Điều Ngự Trượng Phu ),

Satthàdevamanussànam ( Thiên Nhân Sư ) , Buddho ( Phật hay Phật-Đà ), Bhagavà ( Thế Tôn ) .

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  196

 

          Với cách tu tối đa khổ hạnh

          Mà Ngài không chứng Thánh-phẩm chi

              Không chứng Pháp siêu nhân gì

       Tri kiến, thù thắng xứng vì Thánh đây !

          Thì làm sao đến nay Hiền-giả

          Với nếp sống khác lạ như vầy

              Từ bỏ tinh tấn miệt mài

       Trở lui đời sống đủ đầy tiện nghi,

          Thì cách chi mà Ngài có thể

          Chứng được Pháp triệt để, siêu nhân ?

              Tri kiến, thù thắng vô ngần

       Xứng đáng bậc Thánh như phần thuyết ra ? ”.

 

          Này Vương tử ! Nghe qua điều đó  

          Ta nói với nhóm họ như vầy :

 

            “ Này các Khất Sĩ ! Nghe đây !

       Như Lai không sống đủ đầy tiện nghi                 

          Không từ bỏ hành trì tinh tấn

          Không trở lui hưởng tận đủ đầy

              Hãy nghe, các Khất Sĩ này !

       Đại A-La-Hán, Như Lai đạt thành

          Chánh Đẳng Giác trọn lành Thiện Thệ,

          Các ông phải nên để tâm vào

              Lóng tai nghe Pháp thanh cao

       Sống đúng  lời dạy, hiểu sâu, thực hành

          Nếu chân thành sống theo khuyến giáo

          Không bao lâu chứng đạo huyền vi

              Tự chứng, tự đạt, tự tri

       Ngay trong hiện tại, những gì cao siêu.

          Là mục tiêu vô thượng phạm hạnh

         Thiện-nam-tử chân chánh, vững tin

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  197

 

              Xuất gia từ bỏ gia đình

       Một lòng hướng đến, tự mình trú an ”.

 

          Lần thứ hai, vốn mang thành kiến

          Năm vị vẫn nêu chuyện như trên

              Không tin Ta đã trở nên

       Bậc Chánh Đẳng Giác, giáo truyền Pháp minh.

          Ta giải thích tận tình việc ấy

          Và nhắc lại quả vị mà Ta

              Đã chứng Chánh Giác, Phật Đà

       Chuyển khai Giáo Pháp độ tha cứu đời.

 

          Năm Khất Sĩ chẳng dời thiên kiến

          Lần thứ ba nêu chuyện đã qua

              Rằng hành khổ hạnh tối đa

       Còn chưa chứng đắc nữa là như nay.

 

          Ta nhìn các vị này, hỏi họ :    

     – “ Từ trước nay Ta có nói là

              Ta đã chứng quả Phật Đà

     Chánh Đẳng Giác,nguyện độ tha hoằng truyền?”

          Năm vị liền suy tư ngẫm nghĩ

          Rồi hoan hỷ đổi thái độ ngay

              Chắp tay thưa Ta như vầy :

 

 – “ Kính bạch Đại Giác ! Xưa rày trải qua

          Thì đúng là chưa từng nghe, thấy

          Ngài đã từng nói vậy bao giờ ”.

 

         – “ Nay các ông dứt nghi ngờ

       Lóng tai nghe kỹ trong cơ hội này    

          Pháp bất tử trình bày, thuyết giảng

          Do một bậc viên mãn Phật Đà

              Bậc Chánh Đẳng Giác thuyết ra

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  198

 

       Sống đúng lời dạy sâu xa, thực hành            

          Nếu chân thành sống theo khuyến giáo

          Không bao lâu chứng đạo huyền vi

              Tự chứng, tự đạt, tự tri

       Ngay trong hiện tại, những gì cao siêu.

          Là mục tiêu vô thượng phạm hạnh

         Thiện-nam-tử chân chánh, vững tin

              Xuất gia từ bỏ gia đình

       Một lòng hướng đến, tự mình trú an ”.

 

          Này Vương tử ! Sẵn sàng tâm chí

          Năm Khất Sĩ chấp nhận vâng theo,

              Trở thành năm vị Tỷ Kheo

       Khép mình tuân thủ sống nghèo độc cư.

          Năm vị Kiều Trần Như từ đó

          Chuyên chú nghe, lảnh thọ Pháp mầu

           ( Suốt trong ba tháng hạ đầu )

       Phân chia thời khắc với nhau hòa hài :

 

          Nếu hôm nay Tỷ Kheo hai vị

          Ngồi nghe Pháp cao quý huyền vi

              Ba vị Tỷ Kheo kia đi

       Trì bình khất thực phạm vi các làng

          Đồ ăn đó được mang chia sẻ

          Cho sáu vị đủ để nuôi thân.

              Ngày hôm sau lại tới lần

       Ba vị nghe Pháp quý trân Đạo vàng   

          Hai vị kia vào làng khất thực

          Đem vật thực chia cả sáu người.

              Cứ thế đều đặn các thời

       Bốn pháp Thánh Đế siêu vời trừ mê.

 

*  *   *

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  199

 

          Nghe Phật giảng, Bồ Đề vương tử

          Bạch với đấng Điều Ngự như sau :

 

        – “ Bạch Thế Tôn ! Độ bao lâu

       Một vị Phích-Khú tin sâu vào Ngài

          Chấp nhận Ngài là vị lãnh đạo ?

          Rồi an hảo chứng được vào nơi

              Mục đích tối cao tuyệt vời

       Với thượng trí, ngay hiện đời này đây ?

          An trú ngay vô thượng cứu cánh

          Là Phạm hạnh con cháu lương gia

              Từ bỏ gia đình, xuất gia

       Luôn luôn hướng đến, trải qua hành trì ? ”.

 

     – “ Này Vương tử Bô-Thi ! Ta hỏi

          Tùy kham nhẫn, hãy nói vấn đề :

              Vương tử nghĩ thế nào về

       Vương tử có thiện xảo nghề cưỡi voi ?

          Trong kỹ thuật dùng roi, câu móc ? ”.

 

     – “ Bạch Thế Tôn ! Con học kỹ nghề

              Và con rất thiện xảo về

       Cưỡi voi, câu móc chẳng chê chỗ nào ”.

 

    – “ Này Vương tử ! Thế nào suy nghĩ

          Nếu có vị đến gặp, nói vầy :

             ‘Ngài Vương tử Bồ Đề này

       Rất giỏi kỹ thuật dùng rày móc câu

          Giỏi điều phục voi nào ngài cưỡi

          Tôi sẽ học cách cưỡi voi này

              Và cách dùng móc câu đây’.

 

       Nhưng nếu tâm của người này không tin  

          Thời những gì lòng tin có thể     

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  200

 

          Đạt được  – thì không thể đạt đâu !

              Nếu y nhiều bệnh vướng vào

       Những gì ít bệnh, ít sầu đạt ngay,

          Thời người này không thể đạt được.

          Người sau trước xảo trá, gian ngoa,

              Thời những gì không gian ngoa

       Có thể đạt được. Nhưng mà kẻ đây

          Không đạt được. Kẻ hay lười biếng

          Thời những gì tinh tiến, cần cù

              Có thể đạt được trơn tru,

       Người lười chẳng đạt, chẳng chu toàn gì !

          Nếu người ấy ngu si, liệt tuệ

          Thời những gì trí tuệ đạt mau

              Người ấy không đạt chút nào.

 

       Vương tử ! Ông nghĩ ra sao việc này ?  

          Người nêu đây có thể học hỏi

          Về kỹ thuật các loại cưỡi voi

              Học dùng câu móc nhà nòi

       Do Vương tử dạy để noi luyện rèn ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Dựa trên điều đó

          Người ấy dẫu chỉ có một điều

              Như Đức Thế Tôn vừa nêu 

       Cũng không thể học, luyện theo nhà nghề

          Kỹ thuật về cưỡi voi, câu móc

          Huống chi kẻ muốn học như vầy

              Có cả năm đức tánh này,

       Con không thể dạy, chỉ bày nghề đây ”.

 

    – “ Vương tử này ! Thế nào suy nghĩ

          Nếu có vị đến gặp, nói vầy :

             ‘Ngài Vương tử Bồ Đề này

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  201

 

       Rất giỏi kỹ thuật dùng rày móc câu

          Giỏi điều phục voi nào ngài cưỡi

          Tôi sẽ học cách cưỡi voi này

              Và cách dùng móc câu đây’.

 

       Nếu thâm tâm của người này vững tin  

          Thời những gì lòng tin có thể

          Đạt được, thời có thể đạt ngay.

              Nếu y ít bệnh quấy rầy,

       Những gì ít bệnh đạt ngay dễ dàng,

          Thời người ấy hoàn toàn đạt được.

          Không ngang ngược xảo trá, gian ngoa,

              Thời những gì không gian ngoa

       Có thể đạt được, thời là kẻ đây

          Sẽ đạt được. Người hay tinh tấn,

          Thời những gì tinh tấn, không lười 

              Có thể đạt được như lời

       Người ấy đạt được tức thời dễ thay !

          Nếu người này có nhiều trí tuệ

          Thời những gì trí tuệ đạt mau,

              Người ấy có thể đạt vào

       Với trí tuệ vốn dồi dào biết bao !

 

          Này Vương tử ! Nghĩ sao như thế        

          Người nêu trên có thể học vào

              Việc cưỡi voi, dùng móc câu

       Do Vương tử dạy, chuyên sâu luyện rèn ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Dựa trên điều đó

          Người ấy dẫu chỉ có một điều 

              Như Đức Thế Tôn vừa nêu

       Cũng có thể học, luyện theo nhà nghề

          Kỹ thuật về cưỡi voi, câu móc       

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  202

 

          Huống chi kẻ muốn học ở đây

              Có cả năm đức tánh này

       Con có thể dạy, chỉ bày tận tâm ”.

 

    – “ Cũng như vậy, có năm chi hẳn

          Gọi là năm ‘tinh tấn chi’ là :

          *  Tỷ Kheo tin tưởng sâu xa

       Vào sự giác ngộ Phật Đà trải qua

          Ngài chính là Chính Đẳng Chính Giác,

          Minh Hạnh Túc, Điều Ngự Trượng Phu,

              Thế Gian Giải, Thiên Nhân Sư,

       Bậc Vô Thượng Sĩ, Đại từ Thế Tôn,

          Đại Sa-Môn, Đại A-La-Hán,

          Đấng Thiện Thệ, viên mãn Phật Đà.    

 

          *  Vị ấy ít bệnh vướng qua,

       Với bộ tiêu hóa điều hòa, tiêu thông,

          Không quá lạnh và không nóng dữ

          Hợp với sự tinh tấn, trung bình.

 

          *  Không có xảo trá, gian manh

       Như chân xử sự, tự mình khiêm nhu

          Đối với bậc Đạo Sư, hoặc các

          Đồng Phạm hạnh, hay các trí hiền.

 

          *  Vị ấy tinh tấn, cần chuyên

       Trừ bất thiện pháp. Khởi lên tức thì

          Các thiện pháp, kiên trì, kiên cố

          Không từ bỏ gánh nặng (thực hành)

              Đối với tất cả pháp lành.

 

   *  Vị ấy trí tuệ, tựu thành tuệ minh

          Về sự sinh, diệt của các pháp

          Sự thể nhập các bậc Thánh nhân

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  203

 

              Đưa ngay đến sự chánh chân

       Khổ đau đoạn diệt, đạt phần vui an.

 

          Này Vương tử ! Rõ ràng như vậy

          Năm ‘tinh cần chi’ ấy thanh cao

              Bất cứ vị Tỷ Kheo nào

       Thành tựu tốt đẹp nhằm vào điều đây

          Năm ‘tinh cần chi’ này rốt ráo,

          Chấp nhận Ta lãnh đạo tức thì,

              Sau khi đã tự chứng tri

       Với thượng trí, ngay hiện thì đạt mau. 

          Chứng tối cao cứu cánh Phạm hạnh

          Mục đích người chân chánh xuất gia

              Các Thiện nam tử lìa nhà

       Từ bỏ, để sống không gia đình vầy,

          Rồi vị này có thể chứng ngộ    

          Và an trú tại đó trong vòng

              Thực hành chỉ bảy năm ròng,

 

       Vương tử ! Đừng nói trong vòng bảy năm,

          Chỉ sáu, năm, bốn năm thành tựu

         ‘Tinh cần chi’ hiện hữu như vầy.

              Hoặc ba, hai, một năm đầy.

       Bảy, sáu, năm, bốn, ba, hai tháng trời,

          Một tháng thôi, thậm chí nửa tháng,

          Đừng nói chi nửa tháng còn dài    

              Bảy, sáu, năm, bốn đêm ngày

       Hoặc ba, hai, một đêm ngày chẳng lâu.

          Hoặc không đâu ! Có thể vị đó     

          Không cần có tới một đêm ngày

              Vị Tỷ Kheo thành tựu ngay

       Năm ‘tinh cần chi’ ấy tròn đầy trải qua,         

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  204

 

          Chấp nhận Ta là bậc lãnh đạo

          Nếu được giảng rốt ráo buổi chiều

              Thời chứng được thù thắng nhiều

       Vào buổi sáng kế là điều xảy ra.

          Nếu giảng dạy trải qua buổi sáng

          Thời chứng được viên mãn buổi chiều ”.

 

              Nghe được lời Phật diệu siêu

       Vương tử Bô-Đí đạt nhiều lợi an

          Nên thốt rằng : “Ôi ! Thật là Phật !

          Thật là Pháp chân thật sâu dày !

              Thật là khéo thuyết pháp thay !

       Nếu được giảng dạy vào ngay buổi chiều

          Thời buổi sáng chứng nhiều thù thắng,

          Nếu được giảng buổi sáng thanh triêu

              Chứng được thù thắng buổi chiều ”.

 

       Khi nghe Vương tử nói điều này ra    

          Sanh-Chi-Ká-Pút-Ta liền nói :

    – “ Xin cho hỏi : Tôn-giả Bô-Thi

              Chỉ nói : ‘Ôi ! Chánh Biến Tri !

       Ôi ! Thật là Pháp ! Tịnh uy Tăng-Già !’

          Vương tử không nói ra thêm nữa :

         ‘Tôi xin về nương tựa Phật Đà !

              Quy y Pháp Bảo & Tăng Già ! ”.

 

 – “ Này Sanh-Chi-Ká-Pút-Ta ! Hãy đừng !

          Chớ có nói phỏng chừng như vậy !

          Chớ có nói như vậy ! Chính ta

              Khi đối diện mẫu thân ta      

       Được nghe bà đã thuật qua như vầy :

         ‘Một thời Ngài Thế Tôn trú nghỉ 

          Kô-Săm-Bí, chùa Gô-Si-Ta  ( * chú thích trang kế )

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  205

 

              Hoàng-mẫu đang mang thai ta

       Đi đến đảnh lễ Phật Đà tịnh thanh

          Rồi một bên an lành ngồi xuống

          Bạch Phật về ý muốn của mình :

             ‘Bạch đấng Thế Tôn cao minh !

       Đứa con đang được tượng hình trong thai

          Dù là trai hay gái đi nữa

          Cũng xin được nương tựa quy y

              Với Thế Tôn Chánh Biến Tri,

       Quy y Giáo Pháp, quy y Tăng Già

          Từ nay đến trải qua mạng tận

          Trọn đời vẫn quy ngưỡng Phật Đà’.

 

              Này Sanh-Chi-Ká-Pút-Ta !     

       Lại một thời nữa, lúc ta còn bồng

          Đức Thế Tôn trú nơi Phất Gá  (1)

          Tại Sum-Su-Ma-Rá-Ghi-Ra  (1)

              Trong rừng Phê-Sá-Ka-La, (1)

       Giữ ta, nhũ mẫu bồng mà bên hông

          Đến trú xứ Thế Tôn Ứng Cúng

          Đảnh lễ Ngài rồi đứng một bên

              Nhũ mẫu hướng Phật thưa lên :

 

   – ‘Bạch đấng Đại Giác ! Với niềm kính tôn,

          Xin Thế Tôn nhận cho Vương tử

          Được quy y Điều Ngự Phật Đà,

              Quy y Pháp Bảo & Tăng Già.

     ___________________________

 

( *) : ( chú thích trang trước 204 ):

     Kinh đô Kosambi  thuộc vương quốc Vatsa. Tại đây có vị Giám

     đốc ngân khố tên là Ghosaka đã dâng cúng rừng cây simsapà

     của mình để thành lập Tinh Xá Ghosita .

(1) : Xứ Bhagga . Núi Sumsumaragira .  Rừng Bhesakala .

Trung Bộ (Tập 3 ) Kinh 85 :  Vương Tử  BỒ ĐỀ     *  MLH –  206

 

       Nhận Vương tử Bô-Thí là Thiện nam

          Trọn đời làm một người Cư sĩ

          Kể từ nay cho chí mãn phần’.

 

              Nay ta đảnh lễ dưới chân

       Quy y Thiện Thệ, Pháp đăng, Tăng-Già

          Xin Phật Đà nhận làm Cư sĩ

          Kể từ nay cho chí hết đời

              Quy ngưỡng bậc Thầy Trời Người

       Thực hành Giáo Pháp rạng ngời Trí Bi ./-        

 

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*  *

 

(  Chấm dứt  Kinh  số 85  :  VƯƠNG TỬ BỒ ĐỀ   –

                                        BODHIRAJÀKUMÀRA  Sutta  )

 






***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/11/2010(Xem: 8163)
Thổ Man Đầu xưa nay vẫn vậy Ngoài thành kia vùng vẫy ra sao Làm cho cây cỏ tiêu hao Thành kia vẫn thế biết bao tháng ngày Người ăn uống xưa nay vẫn thế Chỉ bày trò dâu bể ai hay Chớ chê sanh tử đường ngay Bao nhiêu vị đắng lẫn cay thấm dần.
06/11/2010(Xem: 23495)
Ẩn tu nào phải cố xa đời! Mượn cảnh u-nhàn học đạo thôi! Những thẹn riêng mình nhiều nghiệp chướng Bốn ân còn nặng nghĩa đền bồi.
03/11/2010(Xem: 8515)
Để tạ ơn Tất cả chúng sinh là cha mẹ của tôi, Tôi thực hành tâm linh ở nơi này. Nơi chốn này như một hang ổ của những dã thú hung dữ; Trước cảnh tượng này, những người khác sẽ bị kích động đến độ phẫn nộ. Thực phẩm của tôi thì giống như thức ăn của những con heo và chó; Trước cảnh tượng này, những người khác sẽ phải xúc động đến độ nôn mửa. Thân thể tôi như một bộ xương; Trước cảnh tượng này một kẻ thù hung dữ sẽ phải khóc than.
02/11/2010(Xem: 11826)
Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn từ núi lạnh đến biển im muôn thuở Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan Cười với nắng một ngày sao chóng thế Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ Bụi đường dài gót mỏi đi quanh Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn
31/10/2010(Xem: 9134)
Giấc đời tỉnh hạt mù sương Chim về bên cửa Phật đường nghe kinh. Mới hay từ buổi vô tình Sắc-Không nào chẳng không hình huyển như.
29/10/2010(Xem: 11592)
Thơ Trong Tuyển Tập Thơ Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn) (Trích trong Đường Về Minh Triết; 1989-2005; NXB Văn Nghệ, 2007) --- * Nghìn Câu Thơ Tài Hoa Việt Nam (Bản tái bản lần 4; NXB Hội nhà văn, 2013) Không Đề Chất chứa những cằn nhằn Hồn lô nhô sỏi đá!... Chút lặng thầm hỉ xả Sỏi đá dậy hồn thơ…
29/10/2010(Xem: 9961)
May I be free from enmity and danger, May I be free from mental suffering, May I be free from physical suffering
28/10/2010(Xem: 13897)
Một thương chú tiểu dễ thương Hai thương chú tiểu chọn đường đi tu Ba thương sớm tối công phu Bốn thương chú học và tu đàng hoàng Năm thương chú tiểu nhẹ nhàng Sáu thương chú tiểu đoan trang nụ cười
23/10/2010(Xem: 11809)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.
22/10/2010(Xem: 14998)
Vào khoảng các năm 1972–1974, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, thường được Tăng Ni-Phật tử gọi cung kính gần gũi là “Ôn Già Lam”, đang trong thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và các tỉnh miền Trung, Ôn tạm an trú trên chùa Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Khoảnh vườn và thềm hiên phía trước tịnh thất của Ôn dần dà trở thành một hoa viên nho nhỏ với nhiều cây cảnh hoa lá đẹp lạ, là nhờ ở bàn tay chăm sóc thương yêu của một vị cao tăng đức độ nhân từ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]