Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

47. Kinh Tư Sát

19/05/202010:22(Xem: 9140)
47. Kinh Tư Sát

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



47. Kinh TƯ SÁT
( Vimamsaka sutta)
 
Như vậy, tôi nghe :
 
          Một thời, đức Thế Tôn an trụ
          Kỳ Viên Tự  – Chê-Tá-Va-Na
              Do Cấp-Cô-Độc tín gia
 A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka  cúng dường.
          Lúc bấy giờ, Pháp Vương liền gọi :
    – “ Các Tỷ Kheo ! Ta nói pháp lành,
              Hãy khéo lắng nghe cho rành ”.
 
       Các Tỷ Kheo ấy tâm thành vâng theo.
 
    – “ Các Tỷ Kheo ! Tỷ Kheo tư sát
          Muốn biết các tập tánh người nào
              Cần tìm hiểu Như Lai mau
       Để ý thức được nông sâu vấn đề
          Chánh Đẳng Giác có hề đạt được,
          Bậc Thế Tôn mực thước hay không  ? ”.
 
        – “ Với chúng con, bạch Thế Tôn !
       Các pháp đều hướng Thế Tôn, bao hàm
          Dựa Thế Tôn để làm căn bản
          Bậc lãnh đạo xứng đáng để nương.
              Lành thay ! Bạch đấng Pháp Vương !
       Mong Ngài thuyết giảng tỏ tường nghĩa đây.
          Sau khi Ngài giảng bày rốt ráo
          Chúng con sẽ y giáo phụng hành ”.
 
        – “ Các Tỷ Kheo ! Thật tốt lành  !
       Hãy khéo tác ý, chí thành nghe đây ”.
 
   Các Tỷ Kheo nơi này vâng đáp.
Trung Bộ  (Tập 2)  Kinh 47 :   TƯ SÁT    *MLH  –  138
 
          Thế Tôn liền thuyết pháp như vầy :
 
        – “ Vị Tư sát Tỷ Kheo này
       Muốn rõ tập tánh (1)  ở đây người nào
          Phải tìm hiểu sâu vào Thiện Thệ
          Trên hai loại pháp kể ra đây :
              Các pháp do mắt, do tai,
       Mà được nhận thức, nghĩ ngay như vầy :
 
         ‘Pháp ô nhiễm mắt, tai nhận thức   
          Có hiện khởi ở bậc Như Lai,
              Hay không hiện khởi pháp này ?’
       Sau khi tìm hiểu rõ ngay, vị này       
          Biết như vầy : ‘Những pháp ô nhiễm
          Do mắt, tai là điểm nhận chân
              Những pháp ấy là pháp trần
       Không hiện khởi ờ pháp thân Phật Đà’.
          Muốn thêm qua, vị ấy tìm kiếm :
         ‘Những tạp chất, khi nhiễm khi không,
              Mắt, tai nhận thức tỏ thông
       Có hiện khởi ở Thế Tôn mọi bề ?
          Hay ở Phật không hề hiện khởi ?’.
          Sau khi tìm hiểu với điều đây,
              Vị ấy đã được biết ngay :
      ‘Tạp pháp nhận thức do tai, mắt này
          Những pháp đây không hề hiện khởi
          Ở Như Lai tuyệt đối tịnh thân’.
              Vị ấy tìm hiểu thêm rằng :
      ‘Những pháp thanh tịnh chánh chân hoàn toàn
          Do mắt, tai mọi đàng nhận thức
    _______________________________
 
    (1) : Tập tánh :  Cetapariyayam .
Trung Bộ  (Tập 2)  Kinh 47 :   TƯ SÁT       *MLH  –  139
 
          Pháp ấy thực có hiện khởi ngay
              Hay không hiện khởi ở Ngài ?’
       Sau khi tìm hiểu như vầy, hiểu nhanh :  
         ‘Pháp tịnh thanh hoàn toàn như vậy,
          Mắt, tai ấy nhận thức rõ ngay
              Có hiện khởi ở Như Lai’.
 
       Vị ấy tìm hiểu thêm vầy, nêu ra :
         ‘Vị Tôn-giả này đà thành tựu
          Về hy hữu thiện pháp ra sao ?
              Thời gian ngắn hay dài lâu ?’.
       Sau khi tìm hiểu thì mau hiểu là :
         ‘Vị Tôn-giả này đà thành tựu
          Thiện pháp thật hy hữu, miệt mài
              Trong một thời gian lâu dài’.
 
       Tiếp tục tìm hiểu thêm ngay như vầy :
         ‘Tôn-giả này hữu danh, nhân đó
          Khi có danh, một số hiểm nguy
              Có khởi vị ấy tức thì ?’.
       Này Tỷ Kheo Chúng ! ‘Hiểm nguy như vầy
          Không khởi lên ở ngay vị ấy
          Khi vị ấy chưa được nổi danh
    Chưa có danh tiếng tốt lành.
       Khi Tỷ Kheo ấy có danh tiếng rồi
          Thì đồng thời một số nguy hiểm
          Có thể khởi ở điểm vị này.
             ( Là sự thông thường vẫn bày
       Theo dòng thế sự thày lay hằng ngày )
          Cũng có thể vị này nổi tiếng,
          Về phương diện nguy hiểm ở đây
              Không khởi lên cho vị này’.
 
Trung Bộ  (Tập 2)  Kinh 47 :   TƯ SÁT       *MLH  –  140
 
       Vị ấy tìm hiểu thêm ngay bấy giờ :
         ‘Tôn-giả từ bỏ do không sợ,
          Không từ bỏ vì sợ hãi chăng ?
              Có phải do đoạn diệt phăng,
       Không còn tham ái nên hằng lạc an
          Không thỏa mãn về đàng các dục ?’.
          Tìm hiểu cho đến lúc hiểu ra :
            ‘ Tôn-giả từ bỏ, tránh xa
   Do có vô úy trải qua mọi thì,
    Không phải vì sợ hãi, từ bỏ.
          Diệt tham ái, không có ái tham,
              Do diệt, không có ái tham
       Nên không thỏa mãn dục, ham muốn gì’.
 
          Các Tỷ Kheo ! Nếu vì khả dĩ
          Có những người hỏi vị Tỷ Kheo :
            “ Có dữ kiện gì kèm theo,
       Có những bằng chứng gì nêu rõ ràng
          Mà Tôn-giả lại hằng tuyên bố : 
        ‘Tôn-giả đó không sợ, kiên cường,
              Do diệt tham ái mọi phương
       Vị ấy không có tình trường, ái tham,
          Không thỏa mãn những ham muốn bậy ?”
 
          Được hỏi vậy, vị Tỷ Kheo này  
              Trả lời một cách thẳng ngay :
    “ Vị Tôn-giả ấy sống vầy giữa Tăng,
          Hay là hằng một mình để sống,
          Dầu những vị cùng sống nơi này
              Là thiện hạnh, ác hạnh vầy,
       Giáo giới hội chúng ở đây các vì,
          Hoặc những vị trọng vì tài vật  &
Trung Bộ  (Tập 2)  Kinh 47 :   TƯ SÁT    *MLH  –  141
 
 Không nhiễm ô tài vật các ngài,
              Tôn giả không vì việc đây
  Mà khinh bỉ các vị này, dù ai.
          Trước Như Lai, tôi nghe như vậy,
          Trước Phật, tôi như vậy biết tường :
          ‘Ta do không sợ, kiên cường  
       Không phải từ bỏ vì thường sợ chi.
          Do tham ái tức thì đoạn diệt,
          Không tham ái, ta biết phải làm :
              Không thỏa mãn các dục ham ”.
 
       Này Tỷ Kheo Chúng ! Bao hàm ở đây 
          Cả Như Lai cũng cần được hỏi :
       “ Các pháp, mọi ô nhiễm do từ
              Mắt, tai nhận thức riêng tư
       Pháp có hiện khởi ở Như Lai liền ?
          Hay ở Ta, an nhiên không khởi ? ”.
          Khi được hỏi, Ta sẽ trả lời :
           “ Các pháp ô nhiễm mọi nơi
       Mắt, tai nhận thức tức thời xảy ra,
Không hiện khởi  ở ta tuyệt đối.     
          Hay đối với những tạp pháp nào
              Mắt, tai nhận thức trước sau
       Cũng không hiện khởi nhằm vào Như Lai ”.
 
          Nếu hỏi những pháp rày thanh tịnh
          Được nhận thức từ chính mắt, tai
              Có hiện khởi ở Như Lai ?
       Hay không hiện khởi như vầy ở Ta ?
          Được hỏi vậy, thì Ta sẽ đáp :
       “ Với những pháp thanh tịnh hoàn toàn
              Mắt, tai nhận thức rõ ràng
Trung Bộ  (Tập 2)  Kinh 47 :   TƯ SÁT        *MLH  –  142
 
Pháp ấy hiện khởi sẵn sàng ở Ta.
          Pháp ấy Ta lấy làm đạo lộ
          Làm hành giới, làm chỗ dựa đây,
              Không ai giống Ta như vầy ”.
 
       Này Tỷ Kheo Chúng ! Thẳng ngay, tinh cần
          Một đệ tử phải gần Sư Trưởng
          Bậc Đạo Sư cao thượng cận kề
              Có nói như vậy ; để nghe
       Đạo Sư thuyết giảng mọi bề trải qua
          Vấn đề này rồi ra việc khác,
          Vi diệu này đến các pháp siêu,
              Các pháp hắc bạch sớm chiều,
       Cùng các pháp khác về điều tương đương.
          Các Tỷ Kheo ! Rồi nương theo ý
          Tùy theo vị Đạo Sư thuyết ra
              Cho Tỷ Kheo hiểu sâu xa
       Vị Tỷ Kheo ấy trải qua thuận tùy
          Sau khi đã chứng tri pháp ấy
          Đã đạt lấy sự cứu cánh ngay
              Của từng pháp một ở đây
       Khởi lòng tịnh tín bậc Thầy, Đạo Sư :
        ‘Thế Tôn, bậc Đại Từ Chánh Giác,
          Pháp lợi lạc đã được Phật Đà
              Khế cơ khéo thuyết giảng ra,
       Chúng Tăng thật khéo trải qua hành trì’.
 
          Các Tỷ Kheo ! Do vì người khác
          Hỏi Tỷ Kheo ấy các điều nghi :
          “ Tôn-giả có dữ kiện gì ?
       Có những bằng chứng gì mà nói ra :
        ‘Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác
Trung Bộ  (Tập 2)  Kinh 47 :   TƯ SÁT     *MLH  –  143
 
          Pháp lợi lạc được khéo minh tri
              Chúng Tăng thật khéo hành trì ?’
       Một cách chân chánh thực thi trả lời :
       “ Này Hiền-giả ! Chính tôi đến tận
          Để nghe pháp của Đấng Thế Tôn
              Ngài đã thuyết giảng pháp môn,
       Những pháp cần phải bảo tồn sâu xa.
          Vấn đề này rồi ra việc khác,
          Vi diệu này đến các pháp siêu,
              Các pháp hắc bạch sớm chiều,
       Cùng các pháp khác về điều tương đương.
 
          Này Hiền-giả ! Rồi nương theo đó
          Pháp Thế Tôn giảng rõ cho tôi,
              Khi chứng tri pháp ấy rồi,
       Tôi đã như vậy làm nơi thuận tùy,
 Đạt cứu cánh từng chi pháp một.
          Tôi khởi ra cùng tột niềm tin
              Đối với Đạo Sư của mình :
      ‘Thế Tôn là bậc siêu minh, từ hòa
          Đấng Phật Đà, Chánh Đẳng Chánh Giác,
          Pháp khéo thuyết quảng bác, huyền vi,
  Chúng Tăng thật khéo hành trì ”.
 
       Này Tỷ Kheo Chúng ! Bất kỳ hôm mai
          Đối với ai lòng tin sâu nặng
          Với Như Lai, vốn sẵn trong lòng
              Căn cứ, an trú ở trong
       Văn tự, dữ kiện, văn phong như vầy,
          Lòng tin này gọi là đầy đủ
          Có dữ kiện, căn cứ ở đây
              Trên chánh kiến vững chắc này
Trung Bộ  (Tập 2)  Kinh 47 :   TƯ SÁT       *MLH  –  144
 
       Không thể bị phá hoại hay hại hoài
          Bởi một ai : Sa-môn, Phạm-chí,
          Ma Vương, Quỷ, Phạm Thiên, các Trời,
              Hay bất cứ ai trên đời
       Vậy là tìm hiểu mọi thời Như Lai,
          Và Như Lai mới được tìm hiểu
          Cách đúng pháp, tiêu biểu như vầy ”.
 
              Thế Tôn thuyết giảng nghiêm oai
       Chúng Tăng hoan hỷ, lời Ngài vững tin ./-
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  (3L )
 
*
*     *
 
(  Chấm dứt  Kinh số 47  : TƯ SÁT – 
VÌMAMSAKA   Sutta  )
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/11/2010(Xem: 8163)
Thổ Man Đầu xưa nay vẫn vậy Ngoài thành kia vùng vẫy ra sao Làm cho cây cỏ tiêu hao Thành kia vẫn thế biết bao tháng ngày Người ăn uống xưa nay vẫn thế Chỉ bày trò dâu bể ai hay Chớ chê sanh tử đường ngay Bao nhiêu vị đắng lẫn cay thấm dần.
06/11/2010(Xem: 23495)
Ẩn tu nào phải cố xa đời! Mượn cảnh u-nhàn học đạo thôi! Những thẹn riêng mình nhiều nghiệp chướng Bốn ân còn nặng nghĩa đền bồi.
03/11/2010(Xem: 8515)
Để tạ ơn Tất cả chúng sinh là cha mẹ của tôi, Tôi thực hành tâm linh ở nơi này. Nơi chốn này như một hang ổ của những dã thú hung dữ; Trước cảnh tượng này, những người khác sẽ bị kích động đến độ phẫn nộ. Thực phẩm của tôi thì giống như thức ăn của những con heo và chó; Trước cảnh tượng này, những người khác sẽ phải xúc động đến độ nôn mửa. Thân thể tôi như một bộ xương; Trước cảnh tượng này một kẻ thù hung dữ sẽ phải khóc than.
02/11/2010(Xem: 11826)
Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn từ núi lạnh đến biển im muôn thuở Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan Cười với nắng một ngày sao chóng thế Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ Bụi đường dài gót mỏi đi quanh Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn
31/10/2010(Xem: 9134)
Giấc đời tỉnh hạt mù sương Chim về bên cửa Phật đường nghe kinh. Mới hay từ buổi vô tình Sắc-Không nào chẳng không hình huyển như.
29/10/2010(Xem: 11592)
Thơ Trong Tuyển Tập Thơ Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn) (Trích trong Đường Về Minh Triết; 1989-2005; NXB Văn Nghệ, 2007) --- * Nghìn Câu Thơ Tài Hoa Việt Nam (Bản tái bản lần 4; NXB Hội nhà văn, 2013) Không Đề Chất chứa những cằn nhằn Hồn lô nhô sỏi đá!... Chút lặng thầm hỉ xả Sỏi đá dậy hồn thơ…
29/10/2010(Xem: 9961)
May I be free from enmity and danger, May I be free from mental suffering, May I be free from physical suffering
28/10/2010(Xem: 13897)
Một thương chú tiểu dễ thương Hai thương chú tiểu chọn đường đi tu Ba thương sớm tối công phu Bốn thương chú học và tu đàng hoàng Năm thương chú tiểu nhẹ nhàng Sáu thương chú tiểu đoan trang nụ cười
23/10/2010(Xem: 11797)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.
22/10/2010(Xem: 14996)
Vào khoảng các năm 1972–1974, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, thường được Tăng Ni-Phật tử gọi cung kính gần gũi là “Ôn Già Lam”, đang trong thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và các tỉnh miền Trung, Ôn tạm an trú trên chùa Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Khoảnh vườn và thềm hiên phía trước tịnh thất của Ôn dần dà trở thành một hoa viên nho nhỏ với nhiều cây cảnh hoa lá đẹp lạ, là nhờ ở bàn tay chăm sóc thương yêu của một vị cao tăng đức độ nhân từ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]