Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy Giơ Tay Vẫy Chào

13/05/201806:41(Xem: 8243)
Hãy Giơ Tay Vẫy Chào

Vesak_Melbourne_2018 (139)
Vesak_Melbourne_2018 (116)

Hãy Giơ Tay Vẫy Chào


Hãy giơ tay vẫy  chào,
Ông Mặt Trời vừa thức giấc.
Để sáng soi và ban sự sống cho đời.
Chỉ cần ông ấy ngủ yên thôi.
Thì trái đất sẽ biến thành đất chết.
***
Hãy giơ tay vẫy  chào,
Cô tiên nữ hiện ra nơi Cung Quảng.
Để ánh trăng rằm chiếu sáng lung linh.
Để thủy triều con nước dâng lên.
Để thôn làng rộn rã suốt thâu đêm .
Chày giã gạo rộn ràng theo tiếng hát.
***
Hãy giơ tay vẫy chào,
Những học sinh đang tung tăng chân sáo,
Cắp sách đến trường.
Và cả những em bé trong khu vườn Mẫu Giáo.
Đó là tương lai của Tổ Quốc.
Là những búp măng non.
Thật dịu dàng…
Xin chớ mạnh tay măng sẽ gẫy.
***
Hãy giơ tay vẫy chào,
Những nông phu đang dầm mưa dãi nắng.
Chào ruộng đồng và cả cái nắng, cơn mưa.
Bằng tấm lòng biết ơn và chân thành cảm tạ.
Khi ăn một bát cơm xin cúi đầu hồi hướng.
***
Hãy giơ tay vẫy chào những bà mẹ.
Chẳng quản gian lao, tần tảo nuôi con.
Nay chim đủ lông bay khắp bốn phương.
Lòng thương nhớ không bao giờ đứt đoạn.
Vậy nhớ công ơn cha mẹ.
Không gì hơn là lễ Vu Lan.
***
Hãy giơ tay vẫy chào,
Những người thợ đang đổ mồ hôi trên công trường xây dựng.
Họ là những vị thần sáng tạo.
Từ đất hoang lên thành phố.
Từ bãi lầy lên nhà ở của chúng ta.
Từ con sông hai bờ chia cắt.
Nay nhịp cầu thuận tiện biết là bao.
Xin cúi đầu và chân thành ngưỡng mộ.
***
Hãy giơ tay vẫy chào,
Mái trường xưa cũ.
Bao thầy cô miệt mài làm chức năng Khổng Tử.
Trong thời đại học trò tinh ranh hơn quỷ dữ .
Với đồng lương chết đói,
Thế mà vẫn không rời.
Nền giáo dục quốc gia không hề đứt đoạn.
Công ơn này lớn như cha mẹ.
***
Hãy giơ tay vẫy chào ngôi bệnh viện.
Hỏi ai trong đời chưa một lần không đến?
Từng phút giây cứu giúp mạng người.
Dù có ăn lương, dù chức năng phải thế.
Nhưng tình người sao nỡ quên ơn?
Xin nghiêng mình và dâng đóa hồng thắm đỏ.
***
Hãy đưa tay vẫn chào các ni cô đang ngồi tụng Kinh Cứu Khổ.
Xóa nhòa nhan sắc.
Phẩm hạnh không rời.
Đem tình thương, cứu độ đến cho người.
Nhưng ngoài kia bao cô gái thương ôi!
Khoe tất cả, không chút gì giấu diếm!
Tìm tiền bạc, tiếng tăm bằng đường lõa thể.
Chẳng tìm đâu xa.
Địa Ngục, Cung Trời ngay trước mắt chúng ta.
***
Hãy giơ tay vẫy chào cả những ông cảnh sát.
Đang chạy ngược chạy xuôi lo xã hội yên bình.
Rồi mưa nắng đứng điều hòa xe cộ.
Trong lúc chúng ta an lành ngồi trong công sở.
Hãy nở một nụ cười cảm tạ.
Mạch máu lưu thông quan trọng lắm đó nghe.
***
Hãy đưa tay vẫn chào.
Những chiến binh còn rất trẻ.
Canh giữ biên cương, núi rừng, biển cả.
Súng chẳng rời tay.
Mắt nhìn phía trước.
Đời chiến binh gian khổ biết là bao.
Lòng yêu nước không thước nào đo được.
***
Hãy giơ tay vẫy chào,
Những người phu đổ rác.
Họ thức dậy rất sớm khi chúng ta còn ngủ.
Họ làm vệ sinh, làm đẹp thành phố này.
Họ cả đời phải ngửi những mùi hôi mùi thối.
Những đồ dơ của chính chúng ta.
Nhưng tâm hồn họ rất đẹp...
Và có khi đẹp hơn cả chúng ta.
***
Hãy giơ tay vẫy chào.
Cả những người vô gia cư.
Đang vật vờ trên đường phố.
Hay chui rúc ở những bụi cây khốn khổ.
Hay dưới gầm cầu xa lộ.
Chẳng còn nhân cách con người!
Nghĩ thật bùi ngùi thương cảm.
Và hiểu rằng rồi ta cũng có thể ngồi đây.
Khi gia đình đổ vỡ.
Khi mộng ước tiêu tan.
Khi tình yêu ngang trái.
Khi nghị lực chẳng còn.
Khi rượu và xì-ke tàn phá.
Ôi cuộc đời thật muôn vàn đau khổ!
***
Hãy đưa tay vẫy chào,
Cực Lạc Quốc.
Mà chúng ta thường mơ ước.
Không phải ở Phương Đông.
Mà ở ngay chính lòng ta.
Khi tâm mình trong sạch,
Thì Tịnh Độ hiện tiền.
Chẳng phải đợi chết đi rồi mới có.
***
Hãy giơ tay vẫy chào,
Và một lần thôi vĩnh biệt.
Những tư tưởng kỳ thị, cho mình là Số Một.
Coi công nương hơn gái quê hèn.
Và dù quê hèn nhưng gái quê hữu ích.
Còn công nương chẳng tích sự cho ai.
Không công nương đời ta vẫn thế.
Không gái quê, không gạo thóc, đói dài.
Và cũng đưa tay vẫy chào cả những bài ca dao:
Anh đi trên ruộng lúa.
Em yêu nước trên đồng.
Mái chèo em khua nhẹ.
Anh yêu cả con sông.
Con sông dài đẹp quá.
Chạy theo rặng núi xa.
Buông lời ru tha thiết.
Tình em mãi mặn mà.
Quê ta còn đứng đó.
Bờ ruộng lúa mênh mang.
Đời vui bên bếp ấm.
Em chẳng ước giàu sang.
Ai qua dòng sông nhỏ.
Đời em vẫn nhẹ nhàng.
Áo anh dù cho bạc.
Em chẳng bỏ quê làng.
***
Hãy giơ tay vẫy chào,
Một lần thôi và không bao giờ gặp lại.
Những oán hờn đang vây phủ đời ta.
Xin giã biệt và sợ hết hồn hết vía.
***
Hãy đưa tay vẫy chào,
Một lần thôi chẳng gặp.
Lòng tham lam vơ vét bạc tiền.
Tỉ phú rồi mà vẫn muốn kiếm thêm.
Chết đi rồi đầu óc muốn điên lên.
Sợ cháu con ăn chơi phá nát.
Nơi Địa Ngục hay Cung Trời than khóc.
Tiền của tôi, trả lại cho tôi!
Nghĩ tội nghiệp và vô cùng đau khổ.
***
Hãy giơ tay vẫy chào,
Một lần thôi và một lần giã biệt.
Những hận thù, hung hăng, đố kỵ.
Giết chết tình thương bằng đe dọa, chiến tranh.
Và hãnh diện coi mình là chân lý.
***
Hãy giơ tay vẫy chào,
Và chẳng mong gặp lại.
Những tư tưởng cực đoan, xa rời trí tuệ.
Để biến loài người thành một lũ âm binh.
Của loài cừu chỉ biết có “vâng”.
Chỉ có “dạ” và cúi đầu tuân phục.
Thật đáng thương cho những người sống không trí tuệ.
Không hiểu rằng mọi chúng sinh không hề có thấp-cao.
Đều thành Phật và nhân thân bình đẳng.
***
Hãy giơ tay vẫn chào,
Và chẳng mong gặp lại.
Cái Ngã đầy kiêu căng phách lối.
Chất chứa đầy tham vọng cuồng điên.
Và cầu xin “Đại Tử Nhất Phiên”.
Để sống lại một con người rất mới.
Con người mới biết yêu thương đồng loại.
Biết cảm thông và hiểu lẽ Vô Thường. 
***
Và cuối cùng,
Hãy giơ tay vẫy chào,
Một con người vĩ đại,
Ở ngay chính lòng ta.
Đó là Ông Phật.
Thế nhưng Ông Phật đó lại bị chính con người nhỏ bé của chúng ta đè xuống.
Chúng ta lấy một chút lợi lộc nhỏ nhen, danh vọng, yêu đương, quyền thế,
Để đè Ông Phật đó.
Cho nên chúng ta muôn đời chỉ là con người bé nhỏ, tầm thường.
Chúng sinh thật tức cười!
Chạy vòng vòng, cầu Phật khắp mọi nơi.
Nhưng giết chết Ông Phật ở ngay trong lòng ta đó.


Đào Văn Bình
(Nhân mùa Phật Đản PL. 2562-TL. 2018)





 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2023(Xem: 3580)
Hôm nay Thầy giảng về Thiền Căn cơ Cư sĩ hợp duyên pháp nào Pháp thiền đạo Phật diệu mầu Giúp ta giải thoát khổ sầu sanh ly Thiền là Thiền định quy y Là Giới ĐịnhTuệ hành trì tinh chuyên
15/06/2023(Xem: 4063)
Khi sinh ra là chúng ta bắt đầu cuộc hành trình đi đến nấm mồ của chính mình. Chúng ta thường lãng quên một điều rằng mỗi người có mặt trên thế gian này để sống – để trưởng thành, nghĩa là đi sâu vào bản thân mình chứ không chỉ bước theo bước thời gian đến cõi hư vô….mà phải chiêm nghiệm được rằng:
15/06/2023(Xem: 20686)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
09/06/2023(Xem: 2892)
Muốn làm con Phật thật hay không Động lực từ đâu tự hỏi lòng Chán cảnh trôi lăn vòng sanh tử Đoạn lìa khổ sở dứt long đong
08/06/2023(Xem: 4742)
Một thoáng đi về ở kiếp sơ, Cõi ấy hư không không bến bờ. Không trời không đất không mây gió, Không cả ngày đêm không phút giờ.
08/06/2023(Xem: 3392)
Sáu nhân tương ứng với bốn duyên Trổ quả vị lai hoặc hiện tiền Hành hoạt thiện lành hay tà ác Hiểu rằng sướng khổ chẳng ngẫu nhiên
02/06/2023(Xem: 3880)
Say mê ngũ dục hại thân tâm Danh sắc vây quanh kín lục căn Lục phủ da bì xương máu mủ Cớ chi vì chúng mãi tham sân Giới quy nuôi dưỡng tâm an lạc Duyên hợp vô thường tạo tác nhân Phật pháp dung thông vô lậu hoặc Tư tu trạch Pháp dứt trầm luân
01/06/2023(Xem: 8037)
Ôn Tuệ Sỹ là một bậc cao Tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam đã và đang cống hiến trọn đời mình cho công cuộc hoằng Pháp lợi sinh. Từ đầu những năm 70 thế kỷ trước, là một trí giả Phật giáo uyên thâm, Ngài được đặc cách bổ nhiệm là Giáo sư thực thụ Viện Đại học Vạn Hạnh và là Chủ bút của tạp chí Tư Tưởng do Viện Đại học Vạn Hạnh phát hành. Ngài là tác giả, dịch giả nhiều bộ sách biên khảo quan trọng đặc sắc về Phật giáo, Văn học, Triết học, Thơ ca như Thiền Luận Suzuki, Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo; nhất là các bản dịch giá trị để lại cho đời như: A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Luận (trọn bộ 5 tập), Các Tông Phái Phật giáo, Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Luận Thành Duy Thức, các bộ Kinh Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A-hàm và Tăng Nhất A-hàm, v.v...
01/06/2023(Xem: 6247)
Mừng chị tập sách đầu tay “Kính lạy Đức Thế Tôn” sách hiển bày Lời thơ nghĩa Ý rõ hay Kính tin Tam Bảo xưa nay một lòng Thơ văn nghĩa lý sáng trong Ý tình con thảo động lòng người xem Chúc chị ngày tháng êm đềm Chuyện đời chuyện đạo dệt thêm câu vần Giúp cho bạn hữu xa gần Rõ thêm đạo lý chuyên cần tịnh tu.
26/05/2023(Xem: 3979)
Kính bạch HT. Thích Đồng Trí Viện chủ Tu Viện Viên Chiếu, CA. Hoa Kỳ Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTN Hoa Kỳ từ năm 2012 Bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt Nam Tông, Bắc Tông, Tổ Sư Thiền, Thiền Minh Sát Tuệ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]