Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tạm Biệt Sông Hằng (thơ)

21/04/201707:14(Xem: 6729)
Tạm Biệt Sông Hằng (thơ)

TẠM BIỆT SÔNG HẰNG

TRẦN TRUNG ĐẠO 

                                 


tam-biet-song-hang Sông Hằng, ảnh Trần Trung Đạo 



Tạm biệt Varanasi 
Tôi đi 
Tạm biệt Sarnath, Jaipur, Mysore, Bangalore, Chennai, Agra, Delhi 
Tạm biệt Ấn Độ văn minh và huyền bí 
Quê hương của Tất Đạt Đa Cồ Đàm, của Gandhi và Sardar Vallabhbhai Patel, của 
Maharshi Valmiki và Rabindranath Tagore 
Tôi đi 
Sông Hằng chảy như cuộc đời tôi đang chảy 
Từ đâu tôi không biết 
Về đâu tôi không hay. 

Giấc mơ của một hạt cát 
Đã nở thành hoa 
Khi đặt tay xuống dòng nước 
Sông Hằng êm như như giải lụa Duy Xuyên. 

Buổi sáng ở Sarnath 
Nhìn tảng đá nơi Đức Phật có thể đã từng ngồi nhập định 
Nghe như có tiếng chân vọng lại 
Từ hai ngàn năm trăm năm 
Đôi bàn chân đất, mảnh y vàng, đức Cồ Đàm đi bộ 247 cây số từ Bodhgaya 
Vườn Lộc Uyển là đây 
Tăng đoàn là đây 
Chuyển Pháp Luân là đây 
Tứ Diệu Đế là đây 
Bát Chánh Đạo là đây 
Tất cả bắt đầu từ nơi tôi đang đứng 
Rất linh thiêng và rất mực bình thường. 

Đứng bên cây bồ đề thuộc thế hệ thứ ba ở Sarnath 
Nghe trong lòng một giọt nước mắt đang rơi 
Niềm vui khi chiếc lá trở về 
Cám ơn Đức Bổn Sư và lời dạy của ngài 
“Thắp đuốc lên mà đi” 
Thưa vâng, con đã đi nhiều năm như thế 
Qua những nắng và mưa 
Qua con đường lửa máu 
Qua bất hạnh trầm luân. 

Đêm Varanasi 
Vang lên những lời kinh cầu nguyện 
Những xác người được hỏa thiêu 
Ngọn lửa lễ Agni Pooja dưới chân Dashashwamedh Ghat làm sáng rực sông Hằng 
Không tiếng khóc 
Không tiếng cười 
Chỉ có lời kinh như bài hát vọng từ xa thẳm 
Khi Lord Brahma chào đón Lord Shiva 
Đời sống dọc sông Hằng đến nay vẫn thế. 

Chiều nay tôi đi 
Chặng đường tới là đâu tôi chưa biết 
Và cũng chưa có một nơi nhất định để trở về 
Nên quê hương tôi là mênh mông 
Quê hương tôi là Việt Nam linh thiêng nhưng cũng là Varanasi huyền bí 
Quê hương là tôi là Thu Bồn trong xanh nhưng cũng là sông Hằng mát dịu. 

Và một ngày tôi sẽ trở lại thăm 
Sông Hằng Varanasi 
Có thể không còn là con người xương thịt như hôm nay 
Mà chỉ là giọt nước 
Từ mây trời phương tây xa xôi 
Hãy đón giọt nước như đón tôi hôm nay 
Hãy cho tôi cùng chảy với sông 
Trong tiếng đàn Sitar và tiếng trống Tabla 
Trong một đêm huyền diệu 
Trong buổi sáng lặng yên. 

Tạm biệt sông Hằng
Tạm biệt Varanasi. 
 
TRẦN TRUNG ĐẠO




Trung Trung Dao o An Do
Nhân duyên ở Sarnath

Thầy biết tôi chụp hình nhưng không phản ứng gì. Chừng hai giờ sau, khi chúng tôi sắp sửa tạm biệt khu vườn kỳ diệu nơi đức Phật Chuyển Pháp Luân, tôi gặp lại thầy.

Chúng tôi nhận ra nhau và tôi cúi đầu đảnh lễ.

Với nụ cười thật hiền hòa, thầy bắt chuyện như gặp lại người quen thân. Thầy từ Thái Lan hành hương các Phật tích ở Ấn Độ và chúng tôi đến từ nước Mỹ xa xôi. Bằng tiếng Anh trôi chảy, Thầy hỏi han về đời sống một cách quan tâm và tự nhiên như tiếp tục câu chuyện của chúng tôi vừa dở dang không lâu trước đó.

Các thầy trong đoàn ra dấu cho thầy biết đã đến giờ ra đi. Thầy đề nghị chụp hình kỷ niệm với gia đình tôi. Dĩ nhiên, chúng tôi rất vui đồng ý.

Tôi không hỏi email hay địa chỉ để gởi hình tặng thầy và thầy cũng không thắc mắc. Một chiếc lá rơi trên con đường hành giả đi qua. Tất cả rồi sẽ phôi pha, nhưng tôi tin, nhân duyên tốt lành của giờ phút đó sẽ là hình ảnh không bao giờ nhạt phai trong tâm thức.

Tôi chắp tay chào và thầy cũng chắp tay đáp lễ. Màu y vàng khuất dần trong đám đông. Thầy lên xe bus cùng với nhiều thầy khác trong đoàn hành hương từ Thái.

Trong lòng tôi chợt dâng lên một niềm lưu luyến thật êm đềm và quen thuộc. Tôi biết cảm giác êm đềm đó đến từ một nơi rất xa, nơi có mái chùa cong, có cây đa già và có tuổi thiếu niên đầy trăn trở.

Vườn Lộc Uyển là một trong những Phật tích quan trọng nhất của đạo Phật vì đó là nơi đức Bổn Sư đã giảng những bài pháp đầu tiên dẫn tới thời cực thịnh của Phật Giáo Ấn Độ vào thế kỷ thứ bảy, nhưng sau đó Phật Giáo Ấn Độ suy tàn. Ngày nay, Vườn Lộc Uyển chỉ còn là những đống gạch vụn.

Hàng loạt lý do dẫn tới sự suy tàn của Phật Giáo Ấn Độ, trong đó có vai trò của đạo Bà La Môn, sự tàn sát của đạo quân Hồi Giáo nhưng một trong những lý do mà chính đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều học giả Phật Giáo nêu ra đó là sự thoái hóa và biến chất của hàng tăng sĩ Phật Giáo.

Nhưng không phải tăng sĩ nào cũng biến chất. Ẩn mình trong đám mây đen là ánh sáng của vầng dương trí tuệ. Che dấu dưới lớp rêu xanh là những viên ngọc từ bi nhẫn nhục.

Các bậc tăng tài chân chính là những mạch nước đang chảy, nhiều khi chảy rất âm thầm, trong lòng nhân loại sau 25 thế kỷ và sẽ còn chảy mãi.

Thầy ra đi trước, vài phút sau chúng tôi cũng ra đi. Giữa buổi trưa hè nắng gắt lòng chợt nghe như có tiếng suối reo.

Trần Trung Đạo



***

Xem bài cùng tác giả:

trantrungdao

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/03/2024(Xem: 236)
Ta về núi, tìm lại cảnh nội tâm, Chốn thâm nghiêm, an trú vào hơi thở. Nghe chuông vọng, chim reo dòng suối chảy. Cõi chân Huyền, trú dạ giữa thiền thơ. Ta về núi, chép bản kinh tâm Phật, Giới hộ thân, làm hạnh nguyện chân tu. Nghe sâu thẳm, giữa muôn trùng sóng nghiệp, Gạc não phiền, giữa bến đổ chân như.
21/03/2024(Xem: 882)
Hoa thơm cỏ lạ ven đường Thảnh thơi từng bước dạo vườn thiên nhiên Thái dương hồng rực chân thiên Hồng tươi vạn vật mọi miền đẹp xinh Lối mòn dẫn đến Quang Minh Trên đồi yên đứng một mình tịnh tâm. Đường về qua tượng Quán Âm Hoa từ bi nở thành tâm nguyện cầu Cầu cho nhân loại hết sầu Thảnh thơi an sống bạc đầu còn thơ. Cuộc đời không là giấc mơ Ở trong hiện thực từng hơi thở nồng.
17/03/2024(Xem: 308)
Người thiếu phụ đưa chồng ra nghĩa địa Tiếng gào than xé nát cả khung chiều Giọt mưa lạnh cũng mặn cùng môi đắng Truông cát dài chân ai bước liêu xiêu.
15/03/2024(Xem: 1308)
Năm nay Mẹ đã chín hai (92) Đàn con chúc Mẹ thọ dài nhiều hơn Cầu xin chư Phật ban ơn Mẹ luôn vui khỏe, cháu con sum vầy Sớm trưa chiều tối ngày ngày Vui cùng kinh kệ hiển bày tịnh tu Mặc cho ngày tháng phù du Đêm qua ngày tới xuân thu xoay vòng
14/03/2024(Xem: 1880)
Các vị La Hán chùa Tây Phương Tôi đến thăm về lòng vấn vương. Há chẳng phải đây là xứ Phật, Mà sao ai nấy mặt đau thương? Đây vị xương trần chân với tay Có chi thiêu đốt tấm thân gầy Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt Tự bấy ngồi y cho đến nay.
12/03/2024(Xem: 316)
Tôi là tôi, rất thực Một người Việt Nam Luân lưu dòng máu rồng tiên Chào đời giữa binh lửa oan khiên Lớn khôn nhờ lời ru mật đắng của mẹ hiền Tâm dưỡng nuôi từ khí thiêng Ung đúc hơn mấy ngàn năm văn hiến
12/03/2024(Xem: 668)
Mùng bốn tháng hai lại về …., (1) đệ tử bốn phương kính mừng chúc thọ Sư Phụ Ngài đã buông gánh nặng ngàn đời thật rất lâu Làm chủ mọi hoàn cảnh mình, hưởng pháp vị nhiệm mầu Tâm niệm an lành, từng sát na phát khởi Giữa pháp giới mênh mông, như “trăng soi đêm tối”
11/03/2024(Xem: 644)
Bước vào không gian khai mở suốt cuộc quán chiếu, về khoảng đời với một hành trang nhân gian và đạo pháp, thượng sĩ đã trải dài tâm thức và bước chân hành trì trong bao nhiêu đạo kiếp, để gói trọn như lời rao giảng trong thi nghiệp KHOẢNG ĐỜI này. Thi tập ẩn hiện cuộc phiêu du trong hiện kiếp phù trần vừa xuyên suốt trải qua, vừa gạn lọc ý
11/03/2024(Xem: 236)
Đây là tập thứ 5 trong tuyển thơ Quê chiều của thi sĩ - thiền sư Thích Đồng Bổn. Đọc thi phẩm này, trong tôi chợt hiện lên hai hình ảnh - âm thanh hòa quyện: tiếng diều đêm vi vút và tiếng suối thơ dạt dào. Đêm vắng, trời dẫu trong, vằng vặc trăng cũng khó thấy cánh diều, chỉ tiếng sáo diều bổng trầm vọng lại. Phải tĩnh tâm, phải lắng hồn mới thấu được thanh âm đồng quê ấy. Còn suối thơ trong trẻo, lặng lẽ mà kiên tâm, đi xa để trở về, khởi nguồn cho sự hòa kết đạo - đời, tạo duyên cho bao gặp gỡ của những chân tâm truy tầm cái đẹp trong cõi tịnh.
11/03/2024(Xem: 1029)
Lần lần tóc bạc da gà, Chân đi lóng cóng bộ là cò ma. Dầu cho vàng, ngọc đầy nhà, Khó mà tránh khỏi cái già bệnh suy Dầu cho nghìn món vui gì? Vô thường rốt cuộc cũng thì bỏ đi. Chỉ có đường tắt tu trì. A Di Đà Phật ấy thì đem theo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567