Namo Sakya Muni Buddha
Giải thoát từ ''cái nhìn''
HỎI: Kính Thầy, tôi không hiểu câu: "Tự do là ung dung trong ràng buộc'' là thế nào? Hai chữ " ràng buộc "
HỎI: Kính Thầy, tôi không hiểu câu: "Tự do là ung dung trong ràng buộc'' là thế nào? Hai chữ " ràng buộc "
ở đây có phải là Nghiệp duyên hay nói theo cách khác là Định mệnh đã an bài cho mỗi một con người?
Nhưng ở trong tư thế " ràng buộc " thì làm sao có được sự " tự do " và bằng cách nào để chúng sinh
"thoát" ra khỏi sự "ràng buộc" này?!
Xin Cảm niệm Thầy. A Di Đà Phật.
ĐÁP:
Thưa Đạo hữu- Phật giáo không tin vào thuyết Định mệnh hay cái gọi là '' số mệnh an bài ''
mà chính là Nghiệp Duyên, là sự vô minh, chấp thủ ràng buộc lấy tâm hồn con người chúng ta.
Nếu thực sự có Số Mệnh, nghĩa là có một thế lực ngoại tại an bài, sắp đặt chúng ta, vậy thì sự tu
hành giải thoát trở nên vô nghĩa, vì có tu gì chăng nửa thì vĩnh kiếp cũng không thay đổi được gì.
- Nước biển thì mặn, nước sông thì ngọt nhưng có chung một bản chất đó là nước, là thể lỏng.
- Nước biển thì mặn, nước sông thì ngọt nhưng có chung một bản chất đó là nước, là thể lỏng.
Phiền não là khổ đau, Bồ Đề là giác ngộ nhưng cũng đều xuất hiện từ nôi tâm. Bùn thì hôi hám,
sen thì thơm tho, nhưng sen lại vươn lên từ bùn. (No mud, no lotus) Cùng thế ấy, sự giải thoát
được '' mọc lên '' từ trong sự ràng buộc của thế gian, cũng giống như sen được mọc lên từ bùn vậy!
Có hai người bị giam vào tù, một người chỉ thấy bốn bức tường xám ngắt giam hãm đời mình, còn người
kia thì nhìn qua song sắt trông thấy những vì sao và vũ trụ bao la... Ai cho họ cái nhìn đó? Giải thoát
hay ràng buộc phụ thuộc vào '' cái nhìn '' của chúng ta, hay nói cách khác, đó là thái độ tâm của
chúng ta với hoàn cảnh. Ngài Di Lặc vẫn với nụ cười hỷ lạc dù chung quanh Ngài là một đám con nít
đeo bám, quấy rầy, hẳn đạo hữu đã trông thấy hình tượng này rồi chứ!
“Ở Đâu Có Ta, Ở Đó Có Đau Khổ”
“…Làm điều lành mà quên cái ta thì mới có phước lớn, còn làm mà chấp vào cái ta thì phước sẽ bị tổn bớt.
Đây cũng là kinh nghiệm để chúng ta học, mình làm việc tốt, việc lành, tụng kinh là có phước nhưng nếu
chấp vào đó, tức là sanh cái ta thì sẽ tổn bớt phước. Thấy mình tụng kinh nhiều, có công đức lớn rồi chấp
vào đó khinh người khác thì sẽ tổn phước...
Cuộc sống hằng ngày của chúng ta cũng vậy, nhớ hễ ở đâu có sanh cái ta là có đau khổ theo đó.
Đi chùa mà sanh cái ta đi chùa cũng có khổ, chứ không phải là không có khổ. Thí dụ như người đi chùa nhiều
nên thấy mình là người lâu năm còn người kia mới đi chùa, do có phân chia thì sẽ có khổ theo đó, nếu lỡ để
người “đi chùa lâu năm” đứng sau “người mới vào chùa” thì các vị buồn liền, thì có khổ theo ngay! Rồi đi nghe
pháp mà sanh cái ta đi nghe pháp, nếu có ai ngăn không cho đi thì cũng khổ, hoặc là sanh cái tôi đi nghe pháp,
muốn vào nghe pháp mà giảng đường hết chỗ ngồi, vừa tìm được chỗ mới ngồi xuống thì có ai tới giành nên
cũng khổ nữa. Cho nên hễ ở đâu có ta là ở đó có khổ…”
(Trích từ: “Ở Đâu Có Ta, Ở Đó Có Đau Khổ” – Thích Thông Phương)
Ngàn năm
danh lợi sống đời,
Không nghe Phật Pháp
kiếp người uổng thay.
Không nghe Phật Pháp
kiếp người uổng thay.
Dù cho
sống chỉ một ngày,
Được hành Chánh Pháp
qúy thay
Được hành Chánh Pháp
qúy thay
kiếp người.
(Kinh Pháp Cú)
Gửi ý kiến của bạn