Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giải thoát từ cái nhìn

23/01/201505:07(Xem: 11479)
Giải thoát từ cái nhìn
Phat Thich Ca 5a
Namo Sakya Muni Buddha    
 
Giải thoát từ ''cái nhìn''





HỎI:  Kính Thầy, tôi không hiểu câu: "Tự do là ung dung trong ràng buộc'' là thế nào? Hai chữ " ràng buộc " 
ở đây có phải là Nghiệp duyên hay nói theo cách khác là Định mệnh đã an bài cho mỗi một con người? 
Nhưng ở trong tư thế " ràng buộc " thì làm sao có được sự " tự do " và bằng cách nào để chúng sinh 
"thoát" ra khỏi sự "ràng buộc" này?! 

Xin Cảm niệm Thầy. A Di Đà Phật.

ĐÁP:
 

Thưa Đạo hữu- Phật giáo không tin vào thuyết Định mệnh hay cái gọi là '' số mệnh an bài '' 
mà chính là Nghiệp Duyên, là sự vô minh, chấp thủ ràng buộc lấy tâm hồn con người chúng ta. 
Nếu thực sự có Số Mệnh, nghĩa là có một thế lực ngoại tại an bài, sắp đặt chúng ta, vậy thì sự tu 
hành giải thoát trở nên vô nghĩa, vì có tu gì chăng nửa thì vĩnh kiếp cũng không thay đổi được gì.

- Nước biển thì mặn, nước sông thì ngọt nhưng có chung một bản chất đó là nước, là thể lỏng. 
Phiền não là khổ đau, Bồ Đề là giác ngộ nhưng cũng đều xuất hiện từ nôi tâm. Bùn thì hôi hám, 
sen thì thơm tho, nhưng sen lại vươn lên từ bùn. (No mud, no lotus) Cùng thế ấy, sự giải thoát 
được '' mọc lên '' từ trong sự ràng buộc của thế gian, cũng giống như sen được mọc lên từ bùn vậy!
Có hai người bị giam vào tù, một người chỉ thấy bốn bức tường xám ngắt giam hãm đời mình, còn người 
kia thì nhìn qua song sắt trông thấy những vì sao và vũ trụ bao la... Ai cho họ cái nhìn đó? Giải thoát 
hay ràng buộc phụ thuộc vào '' cái nhìn '' của chúng ta, hay nói cách khác, đó là thái độ tâm của 
chúng ta với hoàn cảnh. Ngài Di Lặc vẫn với nụ cười hỷ lạc dù chung quanh Ngài là một đám con nít
đeo bám, quấy rầy, hẳn đạo hữu đã trông thấy hình tượng này rồi chứ! 

                                                                     Bodhgaya monk
 
blank
“Ở Đâu Có Ta, Ở Đó Có Đau Khổ”
“…Làm điều lành mà quên cái ta thì mới có phước lớn, còn làm mà chấp vào cái ta thì phước sẽ bị tổn bớt.
Đây cũng là kinh nghiệm để chúng ta học, mình làm việc tốt, việc lành, tụng kinh là có phước nhưng nếu 
chấp vào đó, tức là sanh cái ta thì sẽ tổn bớt phước. Thấy mình tụng kinh nhiều, có công đức lớn rồi chấp 
vào đó khinh người khác thì sẽ tổn phước...

Cuộc sống hằng ngày của chúng ta cũng vậy, nhớ hễ ở đâu có sanh cái ta là có đau khổ theo đó. 
Đi chùa mà sanh cái ta đi chùa cũng có khổ, chứ không phải là không có khổ. Thí dụ như người đi chùa nhiều
nên thấy mình là người lâu năm còn người kia mới đi chùa, do có phân chia thì sẽ có khổ theo đó, nếu lỡ để 
người “đi chùa lâu năm” đứng sau “người mới vào chùa” thì các vị buồn liền, thì có khổ theo ngay! Rồi đi nghe 
pháp mà sanh cái ta đi nghe pháp, nếu có ai ngăn không cho đi thì cũng khổ, hoặc là sanh cái tôi đi nghe pháp,
muốn vào nghe pháp mà giảng đường hết chỗ ngồi, vừa tìm được chỗ mới ngồi xuống thì có ai tới giành nên
cũng khổ nữa. Cho nên hễ ở đâu có ta là ở đó có khổ…”

(Trích từ: “Ở Đâu Có Ta, Ở Đó Có Đau Khổ” – Thích Thông Phương)
blank
Ngàn năm 
danh lợi sống đời,
Không nghe Phật Pháp
kiếp người uổng thay.

Dù cho 
sống chỉ một ngày,
Được hành Chánh Pháp
qúy thay 
kiếp người.
(Kinh Pháp Cú)
                                                                                   
blank
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2010(Xem: 10463)
Bướm bay vườn cải hoa vàng , Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu
20/10/2010(Xem: 11159)
Nếu mai mốt Ba có về thăm lại Con chỉ dùm căn láng nhỏ bên sông Nơi Mẹ sống trong chuỗi ngày hiu quạnh Nặng oằn vai một nỗi nhớ thương chồng
20/10/2010(Xem: 11964)
Nhân-sinh thành Phật dễ đâu, Tu hành có khổ rồi sau mới thành, Ai hay vững dạ làm lành, Chứng-minh trong chốn minh-minh cũng tường.
13/10/2010(Xem: 7773)
Nguyệt lạc Ô Đề sương mãn thiên Giang phong, ngư hoả đối Sầu Miên Cô Tô thành ngoại Hàn-San Tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
12/10/2010(Xem: 10324)
Trách lung do tự tại Tán bộ nhược nhàn du Tiếu thoại độc ảnh hưởng Không tiêu vĩnh nhật sầu.
12/10/2010(Xem: 10626)
Ta lấy viết phết cuộc đời lên giấy Nghe đất trời cuồn cuộn âm ba Giữa thinh không ẩn hiện bóng sơn hà Nghiêng nét bút phóng ngang bờ ảo mộng
11/10/2010(Xem: 9062)
Một lá thư là đủ cho anh vượt qua và hướng về em để nói khi ngọn gió thổi qua đêm dùng nó như máu để viết bài thơ bí mật nhắc nhở anh mỗi lời đều là lời cuối
11/10/2010(Xem: 13991)
tọa chủ Ấn Nhất Tâm trang viện người Thầy đã dẫn dắt tôi trở về cùng Danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật và cõi tịnh độ trang nghiêm. với niềm tri ân không thể tỏ bày nơi đây...
11/10/2010(Xem: 17204)
Nhất diệp biển chu hồ hải khách Tranh xuất vi hàng phong thích thích Vi mang tứ cố vãn triều sinh Giang thủy liên thiên nhất âu bạch
11/10/2010(Xem: 9903)
Một chút mây và một chút mưa Hồn em thở nhẹ cõi xa xưa Buồn bay lên mấy hàng dây thép Mây trắng em còn phơi ban trưa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]