Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Là Ai? (thơ)

17/05/201405:21(Xem: 11385)
Là Ai? (thơ)

blank
blank

Là Ai? (thơ)





Có Niết Bàn chăng ?

Trong kinh A Hàm có câu chuyện như sau:

Một hôm có người ngoại đạo đến hỏi Đức Phật:

-Này Ngài Cù Đàm! Giáo lý của Ngài có Niết bàn không?
Nếu có, thì có ai chứng được Niết bàn chưa?

-Giáo lý của ta có Niết bàn và có người đã chứng được Niết bàn.

-Vậy Ngài Cù Đàm chứng chưa?

-Ta đã chứng được.

-Nếu giáo lý của Ngài có Niết bàn và Ngài đã chứng Niết bàn.
Vậy tất cả đệ tử Ngài có được Niết bàn hết chăng?

-Đệ tử của ta, có người chứng được Niết bàn, có người không chứng được Niết bàn.

-Giáo lý ngài có Niết bàn thì tại sao Ngài dạy đệ tử có người chứng, có người không chứng?

-Ở đây gần thành Vương Xá, vậy ông có biết thành Vương xá không? -Dạ biết

-Ông có rành đường đến thành Vương Xá không? -Dạ rành.

-Nếu có người hỏi đường để đến thành Vương xá. Ông chỉ dẫn tường tận mà người đó không đi tới là lỗi tại ai?

-Dĩ nhiên là lỗi tại người đi. Nếu người đó đi theo đúng như lời tôi chỉ thì chắc chắn sẽ tới.

Bây giờ Đức Phật mới kết luận rằng:
-Ta cũng vậy, giáo lý của ta có Niết bàn và ta cũng đã đạt Niết bàn. Nhưng ta dạy đệ tử nếu ai y theo lời ta
dạy mà tu thì đạt tới Niết bàn, bằng không thì không đạt được. Vậy không có Niết bàn đâu phải là lỗi tại ta.

Namo Buddhaya
___(())___

blank

Dù có tôn giáo hay không tôn giáo, dù kiến tánh hay chưa kiến tánh thì luật nhân quả vẫn là
sự vận hành chung cho muôn loài vạn vật không trừ một ai. Người làm đúng là đúng, người làm
sai là sai, người làm tốt sẽ tốt, người làm xấu sẽ xấu, luật nhân quả không dành riêng cho người nào cả.
- Còn việc đúng sai tốt xấu thì cứ để luật nhân quả cân nhắc phán xét, chúng ta không nên dựa
vào hiểu biết về nhân quả hạn hẹp của mình để đánh giá hành động của người khác.

_HT. Thích Viên Minh_



Là Ai?


Bạch thầy, con là ai ?

- Con là một đứa con lai
Nửa lai đức Phật, nửa lai Ta bà.
Con là nửa trái me già
Nửa kia còn lại thì là.. chôm chôm.
Cuộc đời con thích ôm đồm
28 ngày mặn, 2 hôm muối mè.
Bửa thì mặt áo hoa hòe
Đến ngày vía Bụt.. ấp e Lam hiền.
Nửa mê cái cảnh chùa chiền
Nửa mê đi shop, mê tiền, mê yêu..
Con là thập cẩm, đủ điều
Nữa thương đức Phật, nửa.. thương nhiều '' người ta ''.

Thế thầy là ai ?

Thầy là một cái chổi chà
Quét chùa cho sạch..,quét ra ngoài đường
Quét chợ, rồi quét phố phường
Quét cả vui, buồn mới rụng sáng nay.
Quét lòng thế nhiễm đắm say
Quét cho tàn cuộc mộng này mới ngưng!

Quán đời, thầy chỉ người dưng
Chỉ là hạt bụi đường trần rong chơi.
Chừng nào con được thảnh thơi
Thầy trao nghề Quét.. cho đời nó thong dong. *:) happy.


Thích Tánh Tuệ

lotus_5

LÀ CON

Bạch Thầy chính là con !

Con là một đứa mê si
Từ vô lượng kiếp mãi đi sai đường
Chỉ vì vướng nghiệp yêu thương ( Ái dục )
Nên chi lăn lộn miên trường trầm luân

Chấp Ngã chấp Pháp nhuyễn nhuần
Và rồi Tập Khí nhiễm huân thập thành
Mê tài mê sắc mê danh
Thực thuỳ ăn ngủ con dành hết trơn

Kiến - Tư hoặc cũng xanh dờn
Còn Trần Sa hoặc lơn tơn mọc mời
Thập Triền, thập Sử à ơi
Lục Thô, Tam Tế luôn thời dụng công

Say mê tạo tác ngập đồng
Vô Tàm vô Quí thật không ra người
Việc làm "Tổn giảm" tốt tươi ( hành ác )
Triệt tiêu "Tăng ích" trêu ngươi nhân tình ( hành thiện )

Con đây tràn ngập Vô Minh
Xiễn Đề thứ thiệt đắm mình thiên thu
Si mê nên chẳng biết tu
Mãn đời uổng kiếp lao tù mọt gông

Gặp Thầy tế độ nhiệt nồng
Con chưa tỉnh ngộ lòng dòng hàng hai.

******


CHÍNH THẦY
( Chư Tăng Ni )


Thầy là Trưởng Tử Như Lai
Xuất gia học Đạo miệt mài tu thân
Hành trì giáo Pháp ân cần
Trau giồi giới hạnh chánh chân bậc Thầy

Xiễn dương Pháp Phật hăng say
Giúp người vượt thoát đọa đày khổ đau
Thầy triển khai rõ Đạo mầu
Khế cơ, khế lý tâm đầu tiếp thu ( Tuỳ căn cơ )

Thân giáo Thầy vận công phu
Dạy quyét bụi bặm sương mù phủ che ( vén dọn vọng tưởng )
Phát huy Phật Tánh sẵn nè !
Khuyến tấn Hành Thiện là nghe nhẹ lòng

Dẫn dắt hướng Đạo thong dong
Bát Phong xoáy động chẳng hòng đẩy xô
Thầy nhìn Phật tử hởi hồ
Trao tay "Lục Tín" điểm tô hành trình ( Tự, Tha, Nhân, Quả, S, Lý )

Tìm về nguồn cội Tánh linh
Thầy trò gặp gở hữu tình nhân duyên

Quảng An Houston, Tx
Pt Quảng An xin cúng dường đáp lễ ân Sư Phụ Thích Tánh Tuệ đã cho con dựa hơi bài thơ mà Thầy cho mỹ danh "Ba Trợn" là thơ của Thầy và con đã cảm hứng mà sáng tác. Xin kính chia sẻ đến cùng chư Vị và bỏ lỗi cho nếu bài thơ có chỗ làm phật ý. Thanks


Photo: LÀ AI ?  Bạch thầy, con là ai ?  - Con là một đứa con lai Nửa lai đức Phật, nửa lai Ta bà. Con là    
  nửa trái me già Nửa kia còn lại thì là.. chôm chôm.  Cuộc đời con thích ôm đồm 28 ngày mặn, 2 hôm muối mè. Bửa thì mặt áo hoa hòe Đến ngày vía Bụt.. ấp e Lam hiền. Nửa mê cái cảnh chùa chiền Nửa mê đi Shop, mê tiền, mê yêu..  Con là thập cẩm, đủ điều Nữa thương đức Phật, nửa .. thương nhiều '' người ta ''..  Thế thầy là ai ?  Thầy là một cái chổi chà Quét chùa cho sạch..,quét ra ngoài đường Quét chợ, rồi quét phố phường Quét cả vui, buồn mới  rụng sáng nay. Quét lòng thế nhiễm đắm say Quét cho tàn cuộc mộng này mới ngưng!   Quán đời, thầy chỉ người dưng Chỉ là hạt bụi đường trần rong chơi. Chừng nào con được thảnh thơi Thầy trao nghề Quét.. cho đời nó thong dong..  Thầy Cà ri  (*___*)


Mọi người đều mong
Hạnh phúc
Chẳng ai muốn khổ trong lòng
Nhưng không một
cơn mưa nhỏ
Làm sao thấy được
cầu vòng.



Photo: Mọi người đều mong Hạnh phúc Chẳng ai muốn khổ trong lòng Nhưng không một cơn mưa nhỏ Làm sao  thấy được cầu vòng.  Thầy cà ri tạm zịch  (*___*)
Thực hiện : Thích Tánh Tuệ




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2021(Xem: 6504)
Thêm một ngày bạc râu tóc nhẩm từng chữ gió vô thường trang sách cũ mỏi gân cốt nghe thiên cổ lạnh buốt xương. . Học vô cùng tâm như nắng soi khắp cõi chiều rất vàng đêm Niết bàn vui tịch lặng ngày Bồ Tát hạnh cưu mang. . Thêm một ngày đi rất mỏi từng bước tâm từng bước thiền ngồi bên sông, xem mây nổi thấy không ta, thấy không thuyền. .
27/12/2020(Xem: 7954)
Chẳng Trụ Vào Đâu Để Sanh Tâm Mình Đối với các bậc đạo sư thì ngồi trong cung vàng điện ngọc, Hay ở lều cỏ cũng giống như nhau. Hãy lên Núi Yên Tử để xem am nhỏ, Của ông vua từ bỏ ngai vàng. Đối với bậc đạo sư thì ngồi trên ghế nạm vàng, Hay ngồi trên tảng đá cũng đều như vậy. Đối với các bậc đạo sư thì mặc chiếc áo vài ngàn đô-la của Luân Đôn, Ba Lê, Nữu Ước, Hay mặc chiếc áo vá của các A La Hán thời xưa thì cũng chẳng khác gì. Đối với các bậc đạo sư thì thuyết pháp cho ba, bốn người nghe, Thì cũng giống như thuyết pháp cho ngàn vạn. Tại sao thế? Bởi vì các bậc đạo sư không chấp vào nhiều-ít để sanh tâm. Đức Phật khởi đầu chỉ thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như. Sao giáo pháp của Ngài lưu truyền mãi mãi? Nếu ngàn vạn người nghe, Chỉ nghe cho sướng mà không tu, giống như giải trí, Thì cũng chẳng bằng ba bốn người nghe mà quyết chí tu hành.
27/12/2020(Xem: 7251)
Từ thuở ấu thơ, đến lúc trưởng thành, và cho đến khi đã "đầu bạc răng long" như hôm nay đây, với tôi, ngày "Nô-en", lúc nhỏ anh em chúng tôi thường gọi vậy, không là ngày mừng một đấng Tối Cao Thiêng Liêng sanh hạ dương thế, mà đơn thuần chỉ là "Lễ Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn của Ba Me". Vâng, đúng là vậy. Song thân tôi thành hôn vào ngày 25 tháng 12 năm 1940. Tôi vẫn còn nhớ như in những đêm Noel hằng năm ngoài trời lạnh buốt, nhưng bên trong nhà anh chị em chúng tôi sum vầy bên Ba Me thật ấm cúng, quây quần bên những phần quà to nhỏ gói giấy hoa giấy kính sặc sỡ vui mắt, để rồi dự trò chơi "bốc thăm nhận quà", ai cùng có quà nhưng nhiều ít lớn nhỏ khác nhau, hên xui, sau đó còn được Ba phát cho cọc tiền cắc mới cứng keng... Mấy em nhỏ thì bị dụ lên giường ngủ sớm, để sáng mai dậy sớm thấy trên đôi dép của mình có... tiền, tiền của "Ông già Nô-en" mới lén cho hồi nửa khuya. Hihihi...."Ông già Nô-en" đó là Papa kính yêu của chúng tôi chứ ai vô?!
27/12/2020(Xem: 5783)
Thăm Mẹ Những vần thơ con viết và dâng tặng những bà Mẹ trong viện dưỡng lão Con vào thăm Má giữa ngày đông Khẩu trang che mặt chẳng che lòng Đàn chim chíu chít bên khung cửa Ríu rít cười vui mặc gió đông Má biết ngoài kia khắp nơi nơi Thế giới này đây sắp rụng rời Cô Vít năm nay tung hoành quá Ngăn chặn đường đi khắp muôn nơi Người người đối mặt khăn che mặt Chẳng nhận ra nhau nở nụ cười Tết đến rồi đây Má biết không? Năm nay cấm pháo không người tụ Chỉ có cho nhau một tấm lòng Cùng nhau chung sức dâng lời nguyện Thế giới rồi đây khỏi đảo điên Diệt con vi rút qua mùa bệnh Để thấy được nhau nở hoa cười Đời người qua lắm bao năm nhỉ? Người đã đi rồi để tiếng thơm Con nhớ lời thương Thầy con dặn Hãy nói cho nhau được những lời Yêu thương, sầu ghét của lòng tôi Thương yêu sầu ghét của lòng tôi Đừng đợi đi rồi ngồi thương tiếc Non xanh nước biếc đã qua rồi! Má nhìn qua cửa xem chim hót Tuyết cũng rơi rơi thấy ấm lòng Má nhớ ngày xưa khi còn trẻ Con cườ
26/12/2020(Xem: 7522)
Những ngày cuối của năm 2020.! Mong rằng bạn giống như mình đồng ...tâm trạng Chờ đón niềm vui khi năm mới sẽ sang Trọn năm hai không hai không lúc nào....chẳng kinh hoàng! Đại dịch cúm đang biến thể, rắc gieo sợ hãi!
23/12/2020(Xem: 9012)
Hữu Xả Tả Buông Sáu căn tiếp xúc sáu trần Không dính, không mắc, không phân biệt gì Chỉ cần quẳng cái Tôi đi Giác mê trước mặt kiếm chi cho phiền Nam Mô A Di Đà Phật Chùa Quan Âm, Houston 20/12/2020 Ngốc Tử (HT Thích Chơn Điền)
22/12/2020(Xem: 8364)
Từ thuở nọ, Giác Tâm mới vừa mở mắt chào đời, đã nằm võng đong đưa giữa trùng điệp phù vân lãng đãng, ngút ngàn sương khói vờn quanh. Được hun đúc, tiếp cận với hồn thiêng sông núi uy linh, hùng vĩ nên tâm hồn thi sỹ, tự nhiên hàm dưỡng trong bầu khí chất rất mực thuần khiết, nguyên sơ. Thơ phát ra từ đó, nhẹ nhàng như hơi thở, vừa lâng lâng bay bổng vừa bồng bềnh, thênh thang. Tiếng thơ ngân dài, đồng vọng lên từ phương lòng trong trẻo, đầy chim ca lảnh lót hòa lẫn suối khe róc rách, reo vang. Ngàn hoa nắng trổ, ngát hương trời vạn cổ, dưới những thung lũng mù xa, chập chùng bóng rừng sâu hun hút, hoang lạnh buốt mưa chiều. Thơ bay phiêu phất hồn trăng vạn đại, vụt hiện lóe ngời thời nguyên thủy, sơ khai…Thần thái mang mang, thi sỹ đi về ngơ ngác, ngạc nhiên trước sự huyền bí của cuộc sống muôn loài, vạn vật trên mặt đất, trần gian, rồi hoát nhiên, bừng thấy ra đóa Hoa Tâm giữa trời thơ đất mộng bồi hồi:
22/12/2020(Xem: 7291)
Lá rụng chiều Thu Tường Vân Còn vài chiếc lá trên cành Lá vàng rụng hết lá xanh chuyển màu Từ từ mà rụng đừng mau! Cứ bay nhè nhẹ đỡ đau lòng người Hôm qua lá hãy còn tươi Chiều này đổi sắc vốn lười cũng xem Đẹp thì đẹp thật đó em Nhưng mà gió đến bên thềm lá rơi Có khi trong nắng lả lơi Lá bay theo gió biệt khơi nơi nào Mua thu lá đẹp biết bao Vàng hồng đỏ tím làm sao không nhìn?
21/12/2020(Xem: 7614)
Qua mỗi lần đại dịch cơ nguy bùng phát lại Biệt nghiệp trong cộng nghiệp giúp tỏ tường Phải tích tụ phước đức nhiều... làm vốn tư lương Gọi là may, rủi khi đúng thời cơ hội đến ! Chí kiên quyết, lòng thành tâm không xao xuyến Trực giác thầm mách bảo gì ... hãy làm theo, Nhân quả tốt sẽ vứt dược gánh nặng đang đeo Thời gian sẽ trả lời cho tất cả!!!
20/12/2020(Xem: 7433)
Trời đã vào Thu em có hay? Sân chùa sau trước lá rơi đầy Sáng ra quét sạch thì chiều rụng Rồi cũng có ngày lá hết bay Phước mỏng nghiệp dày đời khổ đau Bốn mùa sống tốt đừng thù nhau Nhân lành qủa ngọt gieo trồng mãi Xuân Hạ Thu Đông qua rất mau
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]