Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 35

28/11/201113:14(Xem: 12469)
Tuyển tập 35

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 10 bài - thơ MặcGiang - Số 35

(Từ bài số 341 đến số 350)

thnhattan@yahoo.com.au

Mười thương-sáu 341

Mười thương-bảy 342

Mười thương-tám 343

Mười thương-chín 344

Mười thương-mười 345

Việt Nam, còn đómuôn đời ! 346

Dòng thơ ươm tình tự 347

Dòng thơ gọi tình người 348

Ta tin tưởng ở ngày mai 349

Nực cười 350

Mười thương-sáu

Tháng 04-2005

Một thương miệng nói tay làm

Hai thương còn để bao hàm mai sau

Ba thương như sắc thêm màu

Bốn thương như ngọc còn trau chuốt hoài

Năm thương như sắn nhớ khoai

Sáu thương như bếp nhớ khơi lửa hồng

Bảy thương dòng nước SôngHồng

Tám thương nguồn mạch của sông Thái Bình

Chín thương trúc nhỏ xinhxinh

Mười thương bờ lũy, quanh kinh nối dài.

Mười thương-bảy

Tháng 04-2005

Một thương con nước Đồng Nai

Hai thương con nước chảy dài Cửu Long

Ba thương lịch sử một dòng

Bốn thương một mảnh hình cong vui vầy

Năm thương ngọn gió heo may

Sáu thương bóng nguyệt lunglay trăng vàng

Bảy thương mây ngủ trên ngàn

Tám thương biển lặng mênhmang chân trời

Chín thương tình tự đầy vơi

Mười thương biết sống trongđời mấy ai !

Mười thương-tám

Tháng 04-2007

Một thương lão ấu gái trai

Hai thương con trẻ một mai sẽgià

Ba thương tiếng hát câu ca

Bốn thương êm ấm mọi nhà thânthương

Năm thương hình bóng phố phường

Sáu thương dấu vết trên đườngcái quan

Bảy thương còn để bên đàng

Tám thương ấy ấy mà mang vềnhà

Chín thương roi vọt rầy la

Mười thương cộng bảy thêm bathành mười.

Mười thương-chín

Tháng 04-2005

Một thương tất cả mọi người

Hai thương thôi khóc nụ cườibớt đau

Ba thương màu trắng hoa cau

Bốn thương ngọt lịm mía lautrong lành

Năm thương hoa lá trên cành

Sáu thương ngọn cỏ xanh xanhbên đường

Bảy thương nhỏ giọt mưa sương

Tám thương tim tím chiềuvương nắng chiều

Chín thương mấy nhịp cầu kiều

Mười thương những nét mỹ miềuđan thanh.

Mười thương-mười

Tháng 04-2005

Một thương từng túp lều tranh

Hai thương thôn xóm bao quanhđầu đình

Ba thương như bóng theo hình

Bốn thương trọn vẹn như mìnhvới ta

Năm thương dĩ vãng đi qua

Sáu thương còn để quê nhà maisau

Bảy thương dù có dãi dầu

Tám thương bạc trắng mái đầucòn thương

Chín thương mở nước khai đường

Mười thương giòng giống oaihùng Việt Nam

Từ một thương nước dân Nam

Đến trăm thương nước lên chàmmới thôi

Tình thương xin mãi lên ngôi

Quê hương xin mãi muôn đờinhớ thương.

Việt Nam, còn đó muôn đời

Tháng04-2005

Việt Nam, tiếng gọi đầu đời

Ba miền đất nước nơi nơi hữutình

Việt Nam,ta giữ lấy mình

Năm ngàn năm, bóng in hìnhxưa nay

Việt Nam,nam bắc đông tây

Núi sông một dãi đong đầyhùng ca

Việt Nam, là của nước nhà

Cháu con gìn giữ, ông cha lưu truyền

Việt Nam,sông núi hồn thiêng

Kinh bao thời đại như kiềngba chân

Việt Nam,nghĩa nặng ngàn cân

Ân nặng ngàn vạn tương lânsinh tồn

Việt Nam,hải đảo, núi, hòn

Đất liền, biển cả, như sonthiếp vàng

Việt Nam,vùng vẫy dọc ngang

Đội trời, đạp đất vẻ vanggiống nòi

Việt Nam, non nước tô bồi

Trao nhau trân trọng muôn đời vĩnh niên

Việt Nam, non nước ba miền

Từng trang sử Việt nối liền từng trang

Việt Nam,máu đỏ da vàng

Năm ngàn năm, những vinhquang tuyệt vời

Việt Nam,còn đó muôn đời

Năm ngàn năm nữa rạng ngờiViệt Nam.

*******************

Dòng thơ ươm tình tự

Tháng 04-2005

Dòng thơ gởi lên non

Cây xanh lan bóng núi

Nai vàng bên bờ suối

Ngơ ngác đứng hoài mong

Dòng thơ gởi lên rừng

Hoang vu yên tiếng động

Gió lan xa lồng lộng

Đưa sức sống hiện về

Dòng thơ vượt khô cằn

Nước chảy về suối cạn

Kết chia lìa nhiều mảng

Thành một khối tương sinh

Dòng thơ qua ruộng đồng

Nắng vàng khoe lúa chín

Mạ non còn bịn rịn

Chờ mùa mới đơm bông

Dòng thơ qua miền quê

Hương thơm bay đồng nội

Mai đi về trông đợi

Mốt đi về chờ mong.

Dòng thơ gọi tình người

Tháng 04-2005

Dòng thơ gọi tình người

Tan đôi bờ ngăn cách

Máu hồng tươi chuyển mạch

Khơi tiếng nói tình thương

Dòng thơ qua tranh phân

Tan đi bao cừu hận

Mắt diều hâu đờ đẫn

Bồ câu trắng hiện hình

Dòng thơ qua nhân gian

Ươm thêm mầm nhựa sống

Nối nhịp cầu hy vọng

Trao nhau mỉm miệng cười

Dòng thơ qua con đường

Hướng đi đều mở lối

Không có gì ngăn nổi

Mọi nẻo đều thông thương

Dòng thơ qua non sông

Gợi hồn thiêng non nước

Cho ngàn xưa vẹn ước

Cho ngàn sau vẹn thề

Dòng thơ bay xa xa

Bay khắp vòng trái đất

Cho người người ca hát

Vui nếp sống hòa bình

Ta tin tưởng ở ngày mai

Tháng04-2005

Ta tin tưởng ở ngày mai

Con đường đi sẽ tới

Thời gian đang mong đợi

Không gian đang trông chờ

Ta tin tưởng ở ngày mai

Màn đêm dù tăm tối

Nhân gian không mờ lối

Vạn vật chẳng u hoài

Ta tin tưởng ở ngày mai

Khởi từ hôm nay nhé

Gieo trong lòng đất mẹ

Những hạt giống an bình

Ta tin tưởng ở ngày mai

Khởi từ hôm qua nhé

Biết rồi, trên đất mẹ

Gieo âm hưởng hùng ca

Ta tin tưởng ở ngày mai

Quê hương ta không ngại

Việt Nam ta còn mãi

Khi trái đất vẫn còn.

Nực cười

Tháng 04-2005

“Nực cười châu chấu đá xe

Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng”

Nực cười bạc đổi ra tiền

Tiền vừa nhét túi, bạc liền hiện ra

Nực cười vịt bạn với gà

Vịt vừa cạp cạp, gà la quát làng

Nực cười ngỗng bạn với ngan

Ngỗng chưa nói ngược, ngan phan một lèo

Nực cười bò cạnh chuồng heo

Heo kêu ụt ịt, bò xeo nát chuồng

Nực cười bán bạn với buôn

Buôn lường cân đáo, bán luôn nghĩa tình

Nực cười như bóng với hình

Bóng phai phai nhạt, còn mình mình ta

Nực cười ấp ủ mái nhà

Nắng chan chói nắng, chiều tà tà dương

Nực cười bến nhớ bờ thương

Ai dè lạc lõng phong sương giữa dòng

Nực cười chờ đợi ước mong

Mong đâu hun hút, chờ dong xa mờ

Nực cười vẽ mộng trong mơ

Bừng con mắt dậy, hững hờ đêm khuya

Nực cười còn đó đợi kia

Còn ri đợi rứa, chia lìa bắt ngang

Cho hay bao nỗi bẽ bàng

Trần gian giỡn mặt nhân gian, nực cười !!!

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2016(Xem: 7550)
Phải chi mây đã ngừng bay Phải chi gió chỉ nhẹ lay bên thềm Phải chi nắng hỡi đừng lên Phải chi nỗi nhớ đành quên một lần
12/01/2016(Xem: 7207)
Tuyết rơi trắng ngập sân chùa Hồi chuông theo gió đong đưa gợi thiền Tâm bất vọng quán nhân duyên Trần gian một chuỗi ưu phiền không tên Bạc đầu còn giấc ngủ quên Dẫu mai thức dậy cũng miền chiêm bao Thả neo đời giữa lao xao Để cho tĩnh lặng đi vào cõi chân
12/01/2016(Xem: 8739)
Trang Nhà Quảng Đức chúc xuân Đạo tràng Tu viện một lòng hướng quê “Dê” đi năm “khỉ” lại về “Tâm Viên Ý Mã” nguyện thề phải tu Là “khỉ” tâm rất lu bu Lăng xăng chạy nhảy oán thù tạo gieo
11/01/2016(Xem: 10151)
Tiền thân Đức Phật một thời Từng là chú khỉ sống nơi khu rừng Thân hình to lớn hào hùng Xiết bao mạnh mẽ, vô cùng thông minh, Nhân từ nổi tiếng rừng xanh Giúp người hoạn nạn tâm thành chứa chan. Một ngày rực rỡ ánh vàng Nắng trời tỏa ấm, gió ngàn vờn quanh
09/01/2016(Xem: 11883)
Thiên nhân hỏi: - Thanh kiếm nào sắc bén nhất? Chất độc nào tàn hại nhất? Ngọn lửa nào dữ dội nhất? Bóng đêm nào đen tối nhất? - Đức Phật trả lời: Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất, dục vọng là chất độc tàn hại nhất, đam mê là ngọn lửa dữ dội nhất, vô minh là bóng đêm đen tối nhất.
09/01/2016(Xem: 5992)
Theo “ngũ dục” (1) sẽ làm mờ chân tánh Khiến bao người phải lụy hại thân tâm Áng mây che tâm trí lắm mê lầm Bao kẻ chết cũng bởi vì ngũ dục: Vàng ngọc của tiền “tài” luôn thôi thúc Biết bao người ham muốn phải chạy theo Tưởng đâu rằng có nó sẽ hết nghèo
09/01/2016(Xem: 5703)
Xưa kia ở chốn núi rừng Có đàn khỉ nọ khoảng chừng năm trăm Họp bầy nô rỡn quanh năm, Một hôm khỉ rủ nhau thăm bìa rừng Có cây cổ thụ nhiều tầng Mọc bên bờ giếng sáng ngần ánh trăng. Giếng sâu. Dưới đáy nước trong Trăng tròn in bóng bềnh bồng nổi trôi Khỉ kêu: "Thôi chết! Nguy rồi! Mặt trăng rơi xuống giếng khơi đây này
07/01/2016(Xem: 6732)
Lập Tịnh Xá: Khai truyền mối đạo Cho chúng sanh nương náu tu hành Dắt người đến chỗ thiện lành Trau tâm dồi trí để thành hiền nhân. Lập Tịnh Xá: Xây nền đạo đức Cho chúng sanh tiến bước lên đường Về miền Cực Lạc Tây Phương Là nơi cảnh Phật Niết Bàn an vui.
05/01/2016(Xem: 8835)
Dòng tộc Họ Hồ tại Việt Nam Được khai sinh từ một người duy nhất Đã hơn một ngàn năm Xuất phát tại Hương Bào Đột Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An Vào thời đại Nhà Ngô - Nhà Đinh Đại Cồ Việt Ngài chính là Đức Nguyên Tổ Hồ Hưng Dật Ngài mang họ Hồ, một tộc họ Bách Việt Văn võ tuyệt siêu, học vị trạng nguyên
02/01/2016(Xem: 19720)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3. Trần Nhân Tông cũng là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu ĐàHoàng Giác Điều Ngự. (Tham khảo từ trang Web. Vikipedia.org VN.)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567