Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 32

28/11/201113:14(Xem: 14822)
Tuyển tập 32

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 10 bài - thơ MặcGiang - Số 32

(Từ bài số 311 đến số 320)

[email protected]

Bài thơ 23 : Thăm nơi DưỡngLão 311

Bài thơ 24 : Thăm Viện Cô Nhi 312

Bài thơ 25 : Thăm nơi Giữ Trẻ313

Bài thơ 26 : Không bán thơđâu ! 314

Bài thơ 27 : Thăm Nhà ThươngĐiên 315

Bài thơ 28 : Thăm viếng TrạiCùi 316

Bài thơ 29 : Thăm Người LaoĐộng 317

Bài thơ 30 : Xin gởi cho Anh! 318

Bài thơ 31 : Xin gởi cho Chị! 319

Bài thơ 32 : Xin gởi cho Em ! 320

Bài thơ hăm ba :

Thăm nơi dưỡng lão !

Tháng 03-2005

Nhà thương dưỡng lão nghĩa làsao

Có nghĩa khi già tuổi đã cao

Phó thác tấm thân nơi dưỡnglão

Người ta chăm sóc, chớ làmsao

Ở nhà, con cháu đâu lo được

Hăm bốn mỗi ngày, đâu chuyệnchơi

Lỡ có chuyện gì, ai biết được

Chớ đâu phải chuyện nói khơikhơi

Dưỡng lão luôn luôn đều cóngười

Cùng nhau sinh hoạt, cùng vuichơi

Khi ăn khi uống cùng giờ giấc

Cùng kể nhau nghe, cùng nóicười

Con cháu lâu lâu mới đếnviếng

Hỏi thăm chốc lát cũng đi về

Tuổi già như thế, tạm yên vậy

Phải hiểu, phải thương, đừngtrách, chê

Nhìn những người già thấy tộikhông

Một đời trang trải tấm thâncòm

Một đời sức lực tiêu ma cả

Ngồi ngã, đi nghiêng, đứnglại khòm

Mấy chục năm trường nhuộm giósương

Ngày xưa còn ngắn những conđường

Ngày nay mấy bước đi khôngnổi

Già cả khi nhìn, ai cũngthương !!!

Bài thơ hăm bốn :

Thăm viện cô nhi !

Tháng 03-2005

Giờ ta thăm viếng viện cô nhi

Nhà trẻ, cô nhi, khác nhữnggì

Hãy cứ đi đi rồi sẽ biết

Nghe lòng sẽ động đức từ bi

Cô nhi, là lúc mới sinh ra

Chẳng biết những ai là mẹ cha

Hoàn cảnh, thế thời, đành đứt ruột

Đành đem giọt máu cho người ta

Cũng có trường hợp cha mẹ chết

Không ai dòng họ, không bà con

Nói thì nói vậy nhưng rất ít

Sự thật, thông thường, có khác hơn

Có em sinh ở những nhà nghèo

Con cái nhóc nheo, lại lỡ đeo

Èo uột một đàn, sao sống nổi

Đành cho đôi đứa, đỡ bèo nhèo

Có những trường hợp gặp rủi ro

Chiều hôm bóng tối kiếp lần mò

Thế trần lỡ dại nên tìm cách

Đẩy của nợ đi cho đỡ lo

Bỗng dưng nghe tiếng khóc oe oe

Con cái nhà ai bỏ vậy hè

Bồng bế lên tay, em mủm mỉm

Em nhìn run rẩy, cựa quo que

Thế nên mới gọi là cô nhi

Tuổi trẻ các em chẳng được gì

Mai mốt lớn lên ôm tủi hận

Khóc thương mình, tứ cố cô nhi !!!

Bài thơ hămlăm :

Thăm nơi giữ trẻ !

Tháng 03-2005

Ta viếng vào thăm nơi giữ trẻ

Người ta đem gởi, giữ chung nhà

Sáng đưa chiều đón như thông lệ

Thăm chút vui chơi để biết qua

Sáng đến áo quần trông bảnh bao

Chiều về lem luốc trét bôi vào

Nào dơ nào bụi nào son mực

Như thế, mới là trẻ chớ sao

Mới thoảng trông qua thấy cũng vui

Tuổi thơ con trẻ thật vô tư

Nói năng chí chóe không ngưng miệng

Cười cất giòn tan, khóc cũng mùi

Những người giữ trẻ thật hay ghê

Chiều chuộng, răn đe, lẫn vỗ về

Khi sẵn, khi nuông, khi trợn mắt

Khi hừ, khi hậm, khi mân mê

Giỡn chơi cùng trẻ cũng vui, ừ

Chúng nó mà đeo, mệt đứ đừ

Không một phút giây nào vắng lặng

Chỉ người thiên phú, mới cay, hừ !

Nhìn chung con trẻ thấythương thương

Có đứa khôi ngô, trông khácthường

Có đứa kèm nhem, trông tộinghiệp

Phước duyên nghiệp báo biếtđâu lường

Từ thuở sinh ra đến trưởngthành

Ẵm, bồng, nuôi nấng, dạy,trông, canh

Đường dài hun hút mòn lao khổ

Mong trẻ lớn lên khá trưởngthành ???

Bài thơ hăm sáu :

Không bán thơ đâu !

Tháng 03-2005

Ngày xưa Mặc Tử bán trăng rồi

Lững thững chị Hằng đi dạochơi

Ủ rũ cây đa mình chú Cuội

Hết nhìn trăng lại ngó xa xôi

Và nữa, Tú Xương đã bán nghèo

Tôi không mua, nó vẫn đeotheo

Buồn buồn, tôi gát lên trênbếp

Bị khói, sặt, ho, biến cáivèo

Công Trứ khi xưa vỗ bụng rau

Còn tôi, cũng đã ngấy từ lâu

Cả đời nhồi nhét đầy rau cỏ

Từ bụng xuống chân ngập tớiđầu

Tôi chẳng có gì, bán cáikhông

Đã không, nên chẳng có đôiđồng

Không ai mua hết, nhìn cònrộng

Đem chất hoài, nhưng vẫntrống không

Nhưng tôi không có bán thơđâu

Óng ánh sợi thơ gợn sắc màu

Đôi mắt qua thơ, đời tuyệt mỹ

Canh tàn còn đẹp những đêmthâu

Một chữ không cho đừng nóibán

Để tôi đem rải khắp khônggian

Thời gian đầy ắp, chờ thêm đã

Bị ứ, nên thơ chảy ngập tràn

Thơ sống cùng tôi cả cuộc đời

Lúc lưng lúc cạn lúc đầy vơi

Khi hờ khi hững khi phiêulãng

Khép kín trần gian viết mấylời.

Bài thơ hăm bảy :

Thăm nhà thương điên !

Tháng 03-2005

Giờ đi thăm viếng nhà thươngđiên

Cuộc sống người điên chẳng cóphiền

Hờ hững nhìn đời như huyễnmộng

Lửng lơ bay bổng tựa thầntiên

Phần lớn người điên lớn hếtrồi

Nhìn chung tuổi đã quá đôimươi

Phần đông có lẽ vài ba chục

Một ít lão niên, sáu, bảymười

Anh kia, đứng ngó, chỉ, rồicười

Anh nọ, nhe răng, mở miệng :ươi . . . !

Còn chị, buồn buồn, tay quạtgió

Còn cô, bẽn lẽn, bảo : ngươi! ngươi !

Kìa, người lửng thửng, nghêungao hát

Đấy, kẻ quơ quơ, khảy tay đàn

Một thế giới cuồng quay rộnrã

Âm thanh hỗn độn lộng vangvang

Tôi thoáng buồn trông hỏi mấylời

Anh chàng lắt lắt, chỉ : ôi !ôi !

Còn cô không nói, đưa tayquạt

Hỏi một hồi, tôi chẳng biếttôi

Viếng thăm một chút rồi ra đi

Thế giới người điên thật lạkỳ

Không biết làm sao mà hiểunổi

Đi rồi, còn vẳng tiếng : i!!! . . . i !!!

Chào người cai quản một đôicâu

Như thế, hiểu không, ảnh gậtđầu

Vì quá quen nên mò đoán ý

Người điên, mà hiểu họ, cònlâu !!!

Bài thơ hăm tám :

Thăm viếng trại cùi !

Tháng 03-2005

Ta viếng đi thăm những trạicùi

Mới vào đến cổng đã nghe mùi

Cái mùi dần chết ôm thân phận

Một cõi trần gian, khép ngậmngùi

Vào thăm, mới thấy cảnh thêlương

Trường đoạn còn đâu, khúcđoạn trường

Não thảm chất chồng thêm thảmnão

Thương đau, rữa nát những đauthương

Bỗng nhớ ngày xưa Hàn Mặc Tử

Đường lên dốc đá, nát tanhoang

Mộng Cầm thổn thức vầng trănglặn

Nguyệt lạc trường giang lạnhđá vàng

Trại cùi, một thế giới âm u

Bóng tối, vẽ chi cảnh mịt mù

Đến cuối đường hầm còn khéplại

Canh tàn còn đợi cửa thiênthu

Tấm thân đang sống bỏ dầnthân

Từng khúc rữa ra, cắt bỏ dần

Gởi đớn đau về thăm cát bụi

Giữ trần thân đếm những phongtrần

Cắt đi, cắt nữa, bỏ từng phần

Cắt bỏ khi nào hết tấm thân

Cắt chỗ thối tha, thêm chỗchết

Ui cha ! đau quá ! thân ơi !thân !

Thấy rồi, tội lắm, hỡi ngườiơi

Còn khổ nào hơn trong cuộcđời

Cùi đã cùn dần, thêm phát hủi

Còn gì mà nói nữa, người ơi !

Bài thơ hăm chín :

Thăm người lao động !

Tháng 03-2005

Giờ ghé qua thăm người laođộng

Để nhìn từng giọt đẫm mồ hôi

Phong sương vá áo dày laonhọc

Là biết cuộc đời khổ tới đâu

Lao động, những ai có trảiqua

Khổ rồi, mới biết thươngngười ta

Nếu chưa, sao hiểu ngàn côngkhó

Từ cổng bước vô, ngập nóc nhà

Cái nghề lao động của chântay

Sần sũi làn da đến mặt mày

Gian khổ đeo đời trôi lận đận

Cần lao cực nhọc tự xưa nay

Một nắng, hai mưa, nhuộm giósương

Ba lao, bốn khổ, ngấm tangthương

Năm cay, sáu đắng, chồng chuachác

Bảy xót, tám xa, chất đoạntrường

Ngày, hứng mồ hôi, lớp lớptrào

Đêm, kè đau khổ, quải gianlao

Hai bờ thăm thẳm mòn đôi mắt

Cơm nếp đầy vơi, ngấy nhétvào

Của một nhưng công nặng bạcvàng

Bao nhiêu vật dụng cõi trầngian

Đều nhờ công sức người laođộng

Đừng bỉ dè nhau hỡi thế nhân

Mong ai chia xẻ, quí thì thôi

Bắt nhịp cảm thông, ơn cảmrồi

Chớ trọng khinh chi baonghiệp dĩ

Nghề nào, cũng sống vậy màthôi !

Bài thơ ba mươi :

Xin gởi cho Anh !

Tháng 03-2005

Này anh, từ lúc gánh hai vai

Một sắt hai son cứ miệt mài

Nước chảy thấm sâu lòng đất nước

Đá mòn cho phỉ chí làm trai

Này anh, từ thuở bước lên đường

Đem sức tang bồng vá nhiểu nhương

Đem chí nam nhi bồi tích sử

Góp bàn tay hiến tặng quê hương

Này anh, đừng hỏi, đến bao giờ

Đã bảo rằng xây dựng ước mơ

Như núi cùng non reo tuế nguyệt

Như sông cùng biển tựa cơ đồ

Một khi, trái chín mộng, treo cành

Nhụy thoảng thơm thơm, hương tỏa quanh

Là đến thời kỳ thâu kết quả

Chan hòa mưa nắng, đẹp trời xanh

Chỉ sợ không rèn đức trượng phu

Biển sông, sao sánh vũng ao tù

Tiểu nhân, sao sánh cùng quân tử

Sống ở đời, chỉ khác chữ ngu

Trao nhau như thế, đủ rồi anh

Nếu thiếu hay dư, thì cũng đành

Nếu thiếu thì bao giờ cũng thiếu

Nếu dư, thì đã quá, rành rành

Ta hẹn nhau về nơi bến cũ

Bên dòng sông quyện, suối nguồn xưa

Quê hương thắm thiết tình non nước

Ta mãi còn nhau, anh nhớ chưa ???

Bài thơ ba mốt :

Xin gởi cho Chị

Tháng 04-2005

Này chị, từ ngày chị bước đi

Buồn không, sao chẳng nói năng gì

Đã mang thân phận làm nhi nữ

Xuất giá, là lên cầu biệt ly

Hãy tròn bổn phận bên người ta

Còn chỗ thật sâu, cất nỗi nhà

Không ruột rà mà thương mến chị

Chừng nào như thế mới hoan ca

Một thân, chị phải chẻ làm hai

Nặng nhẹ đôi đàng gánh trĩu vai

Cứ gánh vuông tròn nghe chị nhé

Hết hôm nay đến những ngày mai

Cứ thế, chị trang trải suốt đời

Một lòng đem xẻ gởi hai nơi

Tay nâng, tay đỡ, tay mòn mỏi

Vai vác, vai mang, vai rã rời

Chị này, nhớ mẹ những ngày xưa

Dậy sớm, thức khuya, cũng chẳng vừa

Gian khổ bào mòn sao chịu nổi

Khi thương, cỏ mọc đã bao mùa

Đã biết rồi mà, chị khổ lắm

Nào nhà nào cửa nào chồng con

Hai quê một cảnh tràn mi mắt

Xót dạ thương lòng nát sắc son

Ấy thế thành người mẹ Việt Nam

Cơm lành canh ngọt quít còn cam

Cửa nhà gia thế noi giòng giống

Đưa nước về nguồn nhớ Tổ Tông.

Bài thơ ba hai :

Xin gởi cho Em

Tháng 04-2005

Này em, đâu có nhỏ gì đâu

Mái tóc ngày xưa đã đổi màu

Chiếc bóng thời gian lay độngmãi

Sắc còn phai huống nữa là màu

Nhưng em phải hiểu cuộc đờinày

Nhân thế đã mang kiếp đọa đày

Trần thế còn đeo thêm khốnkhổ

Nên vô thường cứ chuyển lănquay

Để tôi đi truớc, tiếp theo em

Đi mãi đến khi bước xuốngthềm

Cùng giữ gìn nhau, trao thếhệ

Hỏi khung trời mấy ánh saođêm

Tôi chỉ hỏi thăm những chuyệnxưa

Chứ làm sao kéo tuổi ngày thơ

Hỏi thăm để nhớ về xưa cũ

Dĩ vãng cuốn trôi tận cuối bờ

Giờ em ngấm nghé tuổi hơi già

Mái tóc của tôi đã trổ hoa

Rêu phủ bên đường còn biến sắc

Hỏi chi bóng xế của chiều tà

Cuộc đời chồng chất phảikhông em

Máu chảy về tim thấm ruột mềm

Tươi thắm quá thời thâm tímtím

Úa tàn xơ xác cả con tim

Đuối sức mỏi mòn bên dốc đá

Hơi tàn quờ quạng cuối đườngđi

Rừng già che bóng rừng nonvậy

Đại thọ chở che tiểu mộcthì

Nên tôi chỉ nhắc em ngần ấy

Cộng của em, đời sẽ khá hơn

Gom góp và vun bồi mãi mãi

Như hoa thêm nhụy sắt thêm son.

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/10/2017(Xem: 7797)
Vị cao tăng đắc đạo rồi Tính ra thấm thoắt nửa đời xuất gia Tu nơi thiền viện phương xa Dứt tình quyến luyến quê nhà từ lâu, Nơi thanh tịnh, chốn thẳm sâu Nhà sư nghiên cứu đạo mầu chuyên tâm Giờ đây học vấn uyên thâm Lại thêm phẩm hạnh sáng ngần treo gương Bao nhiêu đệ tử bốn phương Tìm sư học đạo, xin nương cửa thiền.
02/10/2017(Xem: 9600)
Sự đời được mất rõ vô thường, Cội gốc sân si vốn khó lường. Chuyện đến tùy duyên không vướng mắc, Việc qua cởi bỏ chẳng còn vương. Trí bi đầy đủ bày nhân cách, Phước tuệ tròn tu vạch lối đường. Qui hướng Phật Đà nương giáo pháp, Dung thông tự tại ánh vầng dương.
02/10/2017(Xem: 7382)
Nhìn cây lúa, quằng bông đầy nhựa sống Cây cải xanh, trái trỉu hạt trên cành Một hạt thôi, chăm bón tốt tươi xanh Trăm, ngàn hột đem về mùa thu hoạch
01/10/2017(Xem: 7081)
Bửa Tiệc Hồi Sinh, tập thơ cuối cùng của Thầy Nguyên Kim
01/10/2017(Xem: 6644)
Khoảng khắc cuộc đời áng mây bay Quê hương thương nhớ tháng năm dài Tôi về thăm lại vùng đất mẹ Thăm phố phường xưa cảnh đổi thay .
22/09/2017(Xem: 8686)
*Kính tặng HTPT Thích Như Điển đã từng tham quan quả núi được gọi là “Quả Tim Úc Đại Lợi” nầy oOo Một sáng mai hồng giữa cõi Tây Một đường nhân ái rạng chân mây Bóng đen lùi lại trong lòng đất Phản phất hương đêm dáng của ngày o0o Nắng chiếu dần lên sắc quả tim (núi ULURU giữa Úc Đại Lợi) Bầu trời muôn vẽ ánh vàng kim Du dương tiếng sáo lên cao vút Đất nở vàng hoa, núi đỏ hường o0o Lân lân trầm tưởng tiếng chiều hoang Suối nhạc trong veo những tiếng đàn Của cả chư Thiên từ thượng giới Kiếp nào phiêu bạt nẽo nhân gian o0o Có hồ tĩnh lặng đáy vàng ươm Cá cũng reo vui với bóng chim Hoa vàng rực rỡ trên màu đá Rừng đèn muôn sắc của màn đêm o0o Trùng điệp rừng cây nối tiếp mây Không gian áo trắng cánh hạt bay Vi vu tiếng gió, mùi hương mõng Chim di ngàn lối chọn phương nầy oOo Có phải đây là cảnh Lạc Bang Mây trời muôn sắc, đất thênh thang Núi cao như nạm màu châu ngọc Lòng trần vừa dứt
21/09/2017(Xem: 8282)
Tạm biệt Mum con về cửa Phật. Học hạnh từ ấp ủ từ lâu. Nay duyên đủ xin Mum chấp nhận. Chịu hy sinh con được vui lòng. Giúp nhân thế quay về nẻo thiện. Mum mất một muôn người thừa hưởng. Rải hạnh lành con nguyện bước đi. Đem sở nguyện cúng dâng ngôi báu. Phật giác chuyển tâm người về sáng. Pháp chỉ bày rõ sáng tâm con. Tăng hoà hợp độ tha tất cả. Lòng con quyết quay về Chánh giác. Học độ mình sau giúp nhân sinh. Độ vạn loại siêu sanh cảnh tịnh. Đền nghĩa ơn Thầy tổ Mẹ cha. Cầu thất tổ siêu sanh lạc quốc.
21/09/2017(Xem: 8200)
Lời kinh ý Phật gởi trao Ta nay xin nguyện khắc vào trong tâm Muôn ngàn hướng đẹp sâu thâm Đêm ngày gìn giữ nhiếp tâm hành trì .
14/09/2017(Xem: 6655)
Nước kia có một quốc vương - Nhân từ, vui vẻ, dễ thương vô cùng - Xuân về hoa lá tưng bừng - Vua mang quà tặng đến từng xóm thôn - Thăm người nghèo khó neo đơn,
13/09/2017(Xem: 8035)
Tuổi già mái tóc bạc phơ Da nhăn tai điêc măt mờ vui chi. Sao chưa chuẩn bị ra đi Vẫn còn lưu luyến thân ni vô thường,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]