Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mấy khúc tơ lòng

28/03/201320:05(Xem: 9398)
Mấy khúc tơ lòng

Ngôn Ngữ của Cõi Lòng

Hòa Thượng Huyền Tôn


XUÂN HÒA BÌNH

Xuân về mang cả vạn lời hương sắc

Khách lữ hành thôi dừøng bước phiêu linh

Bậc nhân giả đã vào nơi sở đắc

Tích trượng rền vang ba cõi lặng thinh

Bài pháp không lời sáu đường ngã tắt

Chúc qua chúc lại mở cửa chiến chinh

Duì mỏ,miệng chuông núm thằng đạo tặc

Vất lên thiên đường bảo nó tụng kinh (*)

Thế giới hòa bình chúng sinh an lạc.

__________________

* Thiên-đường : Thiên đường nói ở đây là cái cảnh mà “Tâm linh”đang chấp hành sự mầu-nhiệm của Tam-Huệ ; chứ không phải cáicõi< nhà trời > mà nhóm trí-thức ma đang bị kẹt trong hai cái chấp“thường và đoạn”và cho làõ vĩnh cữu.

Mấy khúc thơ lòng 11

TƯỞNG NIỆM NHÀ BÁC HỌC GALILEO

Đã bị bạo lực phi nhân cầm tù,vì đã khám phá sự thật của Vũ-Trụ.

Tưởng niệm tình ông thật bao la.

Địa-cầu tinh tú cõi hằng sa,

Viễn vọng ông nhìn trông tận mặt,

Ngu hèn chúng chỉ thấy quanh da !

Chúng gieo thiển-cận đầy u-ám !

Ô?g trải văn-minh khắp hải-hà.

Siêu nhân thánh chúa sao mà thế ?

Trái đất hình " vuông " ôi xót xa.

* * *

Mấy khúc thơ lòng 12

GALILEO hởi nhà Bác học,

Mười một năm trong chốn lao lung!

Trái đất hình tròn ông khám phá,

Nhân loại nhờ ông hiểu tận cùng.

Mắt ông mù nhưng ông không khóc!

Bọn ngu si che dấu lớp hành tung.

Dùng bạo lực bắt giam ông vào ngục,

Chúng xưng thần nhưng thật quá cuồng ngông.

Hỡi các bạn , yêu công lý, không chấp nhận bạo lực hãy cùng tưởng niệm nhà Bác-học Galileo cùng nhất tề đòi Công-lý bình-đẳng, bồi đền oan khiên cho tiền nhân của thế-giới. Chân-lý phải cùng bảo vệ ! Phi lý phải trở về với phạm trù mê tín của nó, để cho thiên kỷ 4878 nếp sống tâm linh của Nhân-loại phải sáng lạn và không bị ý đồ đen tối mê mờ cản trở con đường khoa-học tiến bộ trên đà thăng hoa của trí tuệ..

* * *

Mấy khúc thơ lòng 13

XUÂN HÒA BÌNH

Xuân về mang cả vạn lời hương sắc

Khách lữ hành thôi dừng bước phiêu linh.

Bậc nhân-giả đã về nơi sở đắc,

Tích trượng rền vang ba cõi lặng thinh.

Bài pháp không lời sáu đường ngã tắt.

Chúc qua chúc lại mở cửa chiến chinh.

Dùi mõ, miệng chuông núm thằng đạo tặc,

Vất lên thiên đường bảo nó tụng kinh…

Thế giới hòa-bình chúng sinh an lạc.

* * *

Mấy khúc thơ lòng 14

TẠO HÓA LÀ AI?

Hỡi tạo hóa tên ông là gì nhĩ

Người hay thần hay loại qủi vô danh

Là ngu đần gian ác lưu manh

Hay hiền hậu trơ trơ như cục đất

Nhà của ông vọi cao cao chất ngất

Hay chỉ là hang nhỏ bé tí teo

Ông một mình tự tại ngủ ngáy pheo pheo

hay ràng buộc bầy vợ con lũ khủ

Ông có tài sinh ra muôn vạn lũ

Chó Mèo Heo Ngựa Dế Bọ-hung

Khắp đông tây và khắp cả núi rừng

Sông và bể mịt mùng trong vũ trụ

Ông là tây là tàu,là tôi hay là chủ

Là bao gồm cả vạn thứ danh xưng ?

Nếu thật ông là đấng tạo-hóa lẫy lừng

Thôi dừng lại, đừng hóa thêm những thứ người vô dụng.

Hay chúng phịa ra ông,rồi rập đầu nhau ca tụng

Dụ con người, để vơ vét hết lương tri

* * *

Mấy khúc thơ lòng 15

Ăn bánh mê ngớ ngẩn lẽ thị phi

Cha với mẹ lộn xà ngầu một thứ

Ông nỡ tạo dựng lên loài hung dữ

Để con người mờ mịt cả tương lai

Thôi đừng hù, "nhân loại chết nay mai "

Ông chả được một cái gì ráo trạo

Địa-ngục,Thiên-đàng đều là nơi tàn bạo

Những danh từ rỗng tuếch quá dã man

Sống tự do đó chính cõi thiên đàng

Dại quỳ lụy van xin ông ban phước

Phước của ông, là cả cuộc đời triền phược

Nhân loại người, thôi dừng bước phiêu lưu

Dựng nhân bản để cuộc đời chung giải thoát

Bỏ tham sân, bỏ cả oán cừu và tội ác

Bỏ những lầm đen bạc giữa thế nhân

Hãy Quay về tạo hóa của chân tâm,

Và,mỹ-từ Tạo hoá đó ,chính là Người

Người, mới là chân tạo hóa.

Melbourne, May 1999.

Bảo Vương Tự

HT.Thích Huyền Tôn

---o0o---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2015(Xem: 12304)
Khi vừa thức giấc mỗi ngày Bạn ơi hãy nghĩ thân này hôm nay Thật là may mắn lắm thay Vẫn còn tỉnh dậy với đầy niềm vui.
12/10/2015(Xem: 12203)
Thầy đi một sáng mùa thu Trong cơn lốc thổi Vô thường tử sinh
11/10/2015(Xem: 8726)
Có người khách hỏi lão hòa thượng: Pháp sư, con muốn hỏi ngài một vấn đề hơi bất kính một chút có được không ạ? Lão hòa thượng: Xin ông cứ nói! Người khách: Lúc ở nơi dân chúng đông đúc thì ngài ăn chay, vậy khi ở một mình trong phòng ngài có ăn thịt không? Lão hòa thượng hỏi người khách: Ông tự lái xe tới đây phải không? Người khách trả lời: Vâng, đúng ạ! Lão hòa thượng: Khi lái xe cần thắt dây an toàn, xin hỏi ông là ông thắt vì sự an toàn của bản thân hay vì cảnh sát? Nếu như vì bản thân mình thì có hay không có cảnh sát ông sẽ vẫn đều thắt thôi. Người khách: A, Con hiểu rồi!
08/10/2015(Xem: 18920)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
06/10/2015(Xem: 15867)
(1) Con nguyện luôn yêu thương tất cả chúng sanh Bằng cách xem họ quý báu Hơn ngọc như ý Để thành tựu mục tiêu tối thượng.
06/10/2015(Xem: 16556)
Con xin đảnh lễ tâm đại bi. Con xin đảnh lễ chư đạo sư cao cả. Con xin đảnh lễ chư Bổn Tôn, Là chư vị ban nguồn cảm hứng về lòng tín tâm và sùng mộ.
05/10/2015(Xem: 10094)
Lại thêm thu nửa trở về, Nghĩ thân đất khách mà tê tái buồn. Nhớ về quê mẹ cội nguồn, Khi nhìn đôi cánh lá vàng nhẹ bay, Nhón chân dạo bước vườn ngoài, Nghiêng mình nhặt lá rụng rơi bên thềm. Sắp từng chiếc lá gọi tên, Thì thầm tên lá theo miền thế gian. Cảnh thu dễ gợi u buồn, Hỏi sao tâm để rộn ràng triền miên. Nhắn lòng ta ráng tịnh yên, Đem sao cho được chữ Thiền vào Thu !
03/10/2015(Xem: 20023)
Bằng nguyện lực của Tam Bảo Tối Thượng đáng tin cậy Và chân lý của tinh thần trách nhiệm toàn cầu của chúng con, Nguyện cho Phật pháp quý báu lan rộng và hưng thịnh Ở mọi vùng đất, theo chiều dài và chiều rộng của phương Tây.
02/10/2015(Xem: 12724)
Bài thơ vô cùng súc động Do not stand at my grave and weep (Đừng đứng khóc bên nấm mồ của mẹ) của Mary Elizabeth Frye (1905-2004) đã được dịch ra không biết bao nhiều thứ tiếng và đã được đọc lên, phổ nhạc, trình bầy không biết bao nhiêu lần bởi các ca sỹ trứ danh. Mary Elizabeth Frye là một bà nội trợ người Mỹ, làm nghề bán hoa. Bà được cả thế giới biết tên vì một lý do độc nhất : bà là tác giả bài thơ « Đừng đứng khóc bên nấm mồ của mẹ », được viết vào năm 1932. Mary Elizabeth sinh ra ở Dayton, Ohio. Mới ba tuổi đã mồ côi. Sau đến ở Baltimore, Maryland. Năm 27 tuổi lập gia đình với Claud Frye, ông làm nghề buôn bán quần áo. Bài thơ làm bà sau này trở nên nổi tiếng được viết trên một chiếc túi mua sắm, lấy cảm hứng từ chuyện một cô gái trẻ tuổi, Margaret Schwarzkopf, ở với gia đình Frye, đã không thể đến thăm mẹ đang hấp hối ở Đức, vì cô gái là dân Do Thái. Bài thơ chỉ vẻn vẹn có 12 dòng, không có chủ đề. Frye thấy bạn bè thích nên đã sao nhiều bản và lưu hành, nhưng chưa bao giờ
29/09/2015(Xem: 9396)
Dáng ngồi như núi như non Trăm năm sương gió vẫn còn uy nghiêm Trên cao sừng sững bóng hiền Mưa sa nắng chiếu địa thiên lưu tình Giữa đời lặng lặng thinh thinh Tỏa hương đạo hạnh hậu sinh hồi đầu Tử tôn gánh đội ân sâu Chuông ngân trưa tối, kinh cầu sớm khuya Bước chân hoằng độ đi, về Vườn ươm tỏa bóng bồ đề mát tươi Như non như núi không dời Đạo thành như ý, dáng ngồi thiên thu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]