Và ba bài dưới đây xin được đảnh lễ Thầy Tuệ Sỹ tôn kính, tóc trắng muôn đời trên mây núi Trường Sơn.
Ngọc Hân
Vô Ngôn
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở Ðỉnh đá nầy và hạt muối đó chưa tan* Vì đại dương nghe thiếu một cung đàn Ðêm nguyệt tận mù sa phơi tóc trắng Người đứng đó mười tám ghềnh đổ xuống Nhớ lũng chiều hồn gió lộng Trường Sơn Ðường trầm luân in mộng triệu sông hồ* Giờ khép lại trăng sao và bóng tối Rừng thấp xuống sầu lên thành quách cổ Trời lao đao niềm muối mặn giữa mù khơi* Từ dạo xa quê tiếng hát gửi lại bên trời Hạt muối đó chưa tan trường mộng phiêu bồng biển im muôn thuở.
* Thơ Tuệ Sỹ
Trầm Tích
Ta thuyền nhỏ đi vào con sóng dữ Quay quắt giữa cường triều dõng mãnh tự ghềnh cao Có phải năm xưa nghe tiếng gọi sông hồ Quên con nước, một chiều thấp cao sóng áo Ðêm từng đêm âm ba nào vẫn đầm đầm vỗ nhịp Một điệu huyền vang vọng lời kinh xưa Cất tiếng ca, sao lạc điệu sông hồ Sương nhớ khói, thuyền nhớ trăng nước nguồn thuở ấy Xiêm áo mùa Thu mênh mang màu phổ độ Ta cúi đầu bên bóng cả ghềnh non xưa Biển chiều nay xin mượn triều hoa sóng bạc đầu Vùi thuyền nhỏ mai nầy dấu sương phai trầm tích cũ.
Dạ khúc
Mưa đã rơi và một loài chim đã bay qua biển chiều đìu hiu tiếng gió Sương đã phai và một ngày nắng đã tan trên tháng ngày dìu dặt nét thu phong
Ta hỏi bóng bao giờ chim vượt ngàn trở lại Bóng mỉm cười mùa hạ huyền đang chênh chếch ngoài kia Nầy bóng ơi sao những hoàng hôn vắng mặt trời ? - Hãy nghe tiếng sóng vỗ mạn thuyền trơ vơ ghềnh đá
Trăng đã treo từ những ngày buồn rơi trên đời sống Mộng đã gầy từ những giấc ban đầu đã xa Hình hài nào vô vọng lãng đãng bên đời ta Chim vỗ cánh tiếng bi ai lạc loài trời phong lữ
Ðêm đã sâu và một vầng trăng khuất đã lâu cho ta cứ hoài ngày thiên thu cũ Ðàn đã chơi vơi và bài dạ khúc đã chùng rơi cho hạt muối ngậm ngùi đau nhức trùng khơi.
Là người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi.
Trong hơn 7 tỷ người trên toàn thế giới , thì loài người chúng ta có thấm gì đâu so với loài súc sanh, chỉ một loài kiến thôi , thì loài người chúng ta đã không sánh bằng , huống gì các loài côn trùng nhỏ khác cho đến loài lớn trong trái đất này; Thế mới biết sự nguy hại đến cỡ nào trong vòng luân hồi sinh tử. Đức Phật dạy chúng sanh sau khi chết, số người sinh lên cõi người và trời thì ít như sừng bò, chúng sanh sinh vào cõi khổ thì nhiều như lông con bò là vậy .
Lời ru bọt nước chưa dừng
Hoa cô độc hát trên rừng thông reo
Cát bụi mệt mỏi tan theo
Thơ đêm nguyệt động thăng vèo tuyệt luân
Mộng du trên đỉnh mùa xuân
Thấy, nghe, nói biết rõ rành
Không thiện, không ác, không sanh tử gì
Cũng vì ngã kiến lập tri
Dây dưa dính mắc phải đi luân hồi
Nếu mà không có thằng tôi
Cái gì dẫn đến luân hồi tử sanh ?
Ngốc Tử
2019
Mẹ ơi ! nỗi cảm niềm thương
Con về thăm lại mảnh vườn ngày xưa
Vu Lan, hoa nở dậu thưa
Hương thơm biết mấy nắng mưa tạo thành
Đây rồi, gốc khế gốc chanh
Ươm trời vào đất cho xanh thuở nào.
Đừng lạc quan quá , bám chặt vào dự định !
Tuổi ngày già đi mà chẳng trưởng thành,
Ba tháng trôi qua đại dịch chưa lành.
Đúng sai hôm nay ,
Ngày mai diễn biến khác !
Ngàn xưa trên đỉnh Tuyết Sơn
Có loài chim hiếu thân đơn cơ cầu
Mẹ cha khiếm thị đã lâu
Cánh chim Oanh Vũ dãi dầu nắng mưa.
Chập chờn đi sớm về trưa
Nhặt cây trái ngọt miệng vừa ngậm tha
Đem về dâng cúng mẹ cha
Chăm chăm tâm hiếu thiết tha làm đầu.
Bây giờ trên cánh đồng sâu
Hàng hàng luống mạ một màu chớm xanh
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.