Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tám vạn bốn ngàn chiếc tháp

08/08/201111:13(Xem: 6792)
Tám vạn bốn ngàn chiếc tháp

Pagoda_4

TÁM VẠN BỐN NGÀN CHIẾC THÁP


Lần nọ, ở Xá Vệ,
Chính tôi, A Nan Đà,
May mắn được chứng kiến
Chuyện này của Thích Ca.

Hôm ấy, tôi và Phật,
Vừa sáng, trời đầy sương,
Đi vào thành khất thực
Thấy lũ trẻ bên đường

Đang chơi trò đắp đất,
Xây thành phố, xây nhà,
Xây cả kho chứa thóc
Và cả những tháp ngà.

Một đứa trong bọn chúng
Thấy chân Phật phát quang,
Cúi lạy, lấy mẩu đất
Đem dâng Phật cúng dàng.

Phật cầm mẩu đất ấy
Bảo tôi khi về nhà
Bôi lên thềm phòng ngủ
Của Đức Phật Thích Ca.

Ngài nói: “Cậu bé ấy
Năm trăm năm về sau 
Là vua một nước lớn
Rất rộng và rất giàu.

A Du Ca hoàng đế
Là tên cậu bé này.
Các đại thần của cậu
Là lũ trẻ hôm nay.

Chúng chấn hưng Tam Bảo,
Và sẽ xây cho ta
Tám vạn bốn ngàn tháp,
Cao to và nguy nga.

Tôi vui mừng, bạch Phật:
“Các kiếp trước của thầy
Có duyên gì để cậu
Xây nhiều tháp thế này?”

Ngài lại kể câu chuyện,
Rằng thời Phật Phất Sa,
Vô lượng kiếp về trước,
Có một ông vua già.

Ông là vua nước lớn,
Có tên Ba Tắc Kỳ,
Hàng ngày cúng dàng Phật
Không thiếu một thứ gì.

Một hôm vua chợt nghĩ
Phật không riêng của ai,
Nhưng dân các nước nhỏ
Lại không được thấy Ngài.

Nghĩ thế, vua quyết định
Mời thợ vẽ vào cung
Vẽ thật nhiều tranh Phật,
Phân phát cho các vùng.

Thợ vẽ được gặp Phật
Để vẽ lại hình Ngài,
Nhưng vẽ mãi không được,
Ít hoặc nhiều đều sai.

Cuối cùng Phật tự vẽ
Một chân dung của mình.
Các thợ vẽ sau đấy
Sao chép lại thành tranh.

Tám vạn bốn ngàn chiếc
Được vua gửi tận nơi.
Tám vạn bốn ngàn nước.
Phật đến với mọi người.

Chúng sinh mang lễ vật
Thờ cúng trước bức tranh.
Dẫu không phải Phật thật,
Nhưng mang điều tốt lành.

*
Kể xong, Đức Phật nói:
“Này con, A Nan Đà,
Ba Tắc Kỳ ngày ấy
Là tiền kiếp của ta.

Nhờ vẽ các tranh Phật
Mà ta có nhân duyên
Được làm Phật cõi tục
Và Đế Chúa cõi thiên.

Kiếp này đến kiếp khác,
Mỗi lần ta đầu thai,
Đều tám mươi vẻ đẹp
Và tướng tốt - băm hai.

Sau khi ta viên tịch
Để nhập cõi Niết Bàn,
Ta được xây nhiều tháp,
Đúng tám vạn bốn ngàn.

Mọi người nghe, hoan hỉ,
Ca ngợi thầy Thích Ca.
Rồi tất cả lễ phép
Cúi đầu chào, lui ra.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 7754)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 10085)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 8083)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 9951)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 10211)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
30/08/2010(Xem: 7144)
Nửa đời người tôi hiểu được Vô thường - ấy lẽ thường nhiên Và ta chỉ là chiếc lá Trong rừng nhân loại vô biên..
28/08/2010(Xem: 9535)
Chén cơm trong chốn lao tù, Con xin cúng Phật con tu quá đường ! Thế gian huyết hận đau thương ! Nghẹn nào lệ nhỏ vô phương kêu gào !.
12/08/2010(Xem: 8398)
Nằm ngủ ôm vầng trăng Đồi Cù nghiêng nghiêng mộng Đà Lạt chảy trong thân Tôi như rừng thông im bóng. Em như sương trăng áo mộng Đêm thu xưa quyến hớp hồn tôi.
04/08/2010(Xem: 6502)
Để hướng về Mùa Hiếu Hạnh Thiêng Liêng Để tưởng nhớ công ơn Công Đức Sinh Thành Để cùng nhau nhắc nhở Con Hiền Cháu Thảo Để đền đáp trong muôn một công đức Cha Mẹ Và lễ tạ Thù Ân Bốn Ơn Trọng cưu mang. Chúng tôi xin viết, cảm ơn quý vị đón nhận và phổ biến. Trân trọng, TNT Mặc Giang macgiang@y7mail.com
04/08/2010(Xem: 5884)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai Ơn sâu nghĩa nặng tình dài Đường quê lối nhỏ hoa cài thơm hương Tin yêu hòa ái mến thương Chia mưa sẻ nắng gió sương không màng Quê tôi còn đó đò ngang Chờ người lữ thứ miên man chưa về
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567