Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

 zen

Có Có Không Không

 

Chớ vương vào có, mơ có có !

Học đạo không không, phải thật không

Có có mà chi đeo với có !

Đã không, thì chớ cột vào không.

Luân hồi sanh tử, ôi có có !

Bỏ hết trần lao, lặng lẽ không.

Có không, có có, không không có.

Bạn đã thấy gì, lẽ có không ?

Cái có chơn thường, là có có

Cái không không thiệt, lại không không.

Tất cả đều không, không thật có;

Hiểu rồi, thật có với thật không.

Không như sừng thỏ, là không có !

Có tợ chiêm bao, ấy có không !

Chẳng chấp vào không, chấp vào có,

Thong dong tự tại kể gì "Có Không".

Melbourne, Xuân 2002

HT. Thích Huyền-Tôn (xem bài khác)

Nhạc phẩm Có Có Không Không, thơ của HT Huyền Tôn, nhạc của Võ Tá Hân-1


Nhạc phẩm Có Có Không Không, thơ của HT Huyền Tôn, nhạc của Võ Tá Hân-2

pdf-icon
Nhạc phẩm Có Có Không Không, thơ của HT Huyền Tôn, nhạc của Võ Tá Hân







chu khong 2

Kính gởi Thầy Nguyên Tạng

Con xin cám ơn Thầy đã gởi cho con bài thơ xướng “Có Có Không Không” của HT. Thích Huyền Tôn

một triết lý cao siêu của Phật pháp. Con không dám đụng đến lãnh vực nầy, nhưng xét về “Văn học Nghệ thuật” thì thơ họa đôi khi nằm ngoài những “triết lý sâu thẳm ấy” nên con xin mạo muội phụng họa. Và nói như người xưa “Cung kính không bằng phụng mệnh” và kính gởi đến Thầy bài phụng họa.

Kính Họa “Có …Không”

 

Bát Nhã Tâm Kinh, Sắc tức có

Sắc bất dị không, ấy tức không

Học đạo phải quen dần cái có

Có nhưng xem có vẫn là không

Tử sinh duyên nợ đời người có

Giải thoát luân hồi, ấy tức không

Cứ chấp vào không chấp vào có

Cái học bao giờ thoát khổ không

“Vô Ngã” đừng cho rằng không có

Không nên cho “Ngã” là cái không

Cái “không tự tánh” là không có

Chứng ngộ ra rồi ách nạn không

Không như mơ thấy là không có

Thấy tánh nhất như là Tâm không

Không chấp vào Tâm để tìm có

Lẽ đạo đừng tìm cái “Có Không”.



Reutlingen, Đức Quốc, Xuân 2016

Kính Họa Trần Đan Hàn (xem bài khác)



chu khong
Kính Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng,

Xin Cảm ơn Thượng Tọa đã gửi bài Thơ của Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, TN đã đọc bài Thơ sâu lắng Chân Lý Đạo, Có Có Không Không, TN Xin viết mấy lời Chúc Xuân  Kính Hòa Thượng Huyền Tôn cùng Thượng Tọa Nguyên Tạng nhàn lãm .
               Kính Hòa Thượng Thích Huyền Tôn
                          Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng
                                                           TN

Không Không Có Có Thơ Thơ
Bài Thơ Cõi Tạm ngẩn ngơ giữa dòng
Vẫn nhân sinh kiếp bềnh bồng
Làm Thơ thả gió, Thơ không viết gì,

Cổ Thi vẫn đó thầm thì
Nước non ai viết bài thi cảm hoài !
Nhắn gì trong cõi trần ai
Bài thơ nửa đoạn viết hoài chưa xong

" Có Có Không Không" hỏi lòng
Nghĩ mình Hạt Bụi lạc trong luân hồi 
Vẫn thơ vụng về nửa vời !
Diệu Minh trân trọng Kính Lời Chúc Xuân ... 

Kính Hòa Thượng & Thượng Tọa, Đóa Sen Hồng
"Thong dong tự tại kể gì " Có Không " (  Thơ HT :Huyền Tôn )
Như Sương  Thanh Khiết Tịnh Trong
Nụ Cười Mở Hội Gieo Trồng Nhân Duyên
Mùa Xuân Ngát Tiếng Kinh Hiền ...
Mùa Xuân An Lạc Bình Yên Muôn Nhà
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca .

Diệu Minh Tuệ Nga (xem bài khác)
Thành Phố Hoa Hồng

Oregon, USA, Mùa Xuân 2016

zen

Có có không không, bận chi lòng

(Phụng họa theo bài thơ của HT Huyền Tôn)

Có chẳng thật có nên chẳng vương
Đạo dạy không không ấy tỏ tường
Có kia giả tạm đeo chi có
Không thật là không lẽ chân thường

Có sanh, có tử, luân hồi có
Tránh khỏi mê lầm nhẹ gánh lo
Dứt bặt tham sân phiền não đoạn
Sanh tử luân hồi chẳng phải lo

Ta Bà khổ khổ bởi có, không
Chân thường thấu rõ có, không không
Có có không không hằng suy tưởng
Vạn sự ưu phiền lý giải thông

Cuộc sống nhân sinh thiên trường mộng
Có có không không, bận chi lòng
Tâm từ đối đãi cùng muôn pháp
Dòng đời lặng lẽ bước thong dong.




Melbourne 1-2-2016

Thanh Phi (xem bài khác)



Vinh HuuĐầu năm mạo muội hầu thơ, được mời họa vận.

Trầm xông, nhang thắp, kính bái chư Phật mười phương...


Không Không, Có Có

Nếu cứ rằng Không rồi bỏ Có
Có vỗ đét đùi hết dám Không
Không Có cớ sao lại đang Có
Có rồi mới biết rõ Có Không
Có chấp có buông thì ắt Có
Không có chấp buông có chắc Không?
Ngũ uẩn giai Không hay Ngũ Có
Giai Không giai Hữu Có mà Không
Nhất như rõ biết Không thành Có
Huyễn ảo là Không lại Không Không
Lông rùa Không chắc là Không Có
Múc ánh trăng vàng Có được Không?
Phụ mẫu tại đường trước mắt Có
Chư Phật tại thế dám nói Không?
Không Không Có Có thôi Không Có
Không Có để mà khỏi Có Không!

Nha Trang, Xuân Bính Thân 2016
Tâm Không Vĩnh Hữu (xem bài khác) 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2024(Xem: 2748)
Trong Đạo Phật chữ HỌC rất quan trọng.(1) Ám chỉ từ việc tu tập, rèn luyện hay hành trì Một lúc nào đó, phát hiện ra chẳng loại bỏ được gì Khi thế giới quanh ta vẫn luôn vận hành biến dịch! Nên vẫn mãi mê tô vẽ bản thân, để đạt mục đích ! Và cứ thế theo cung bậc thăng trầm của vòng xoay
01/07/2024(Xem: 1364)
Ngọt lành hai tiếng à ơi... Mẹ ru con ngủ tròn đời gió sương Tiếng lời mình, tiếng yêu thương Tiếng lời kinh Bụt thơm hương thơm trầm.
30/06/2024(Xem: 3864)
Trúc Lâm Đầu Đà, Ngài tên thật là Trần Khâm. Sinh năm 1258, lên ngôi năm 1278, ở ngôi 15 năm từ 1278 đến 1293, nhường ngôi cho con lên làm Thượng hoàng 6 năm từ 1293 đến 1299, sau đó ngài đi tu 9 năm từ năm 1299 đến năm 1308. Năm 1308 ngài viên tịch. Trụ thế 50 tuổi Tây, 51 tuổiTa. Đó là cuộc đời của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ngài là anh hùng dân tộc, là một bậc minh quân, là vị tổ khai sáng ra dòng thiền Việt Nam. Hồi Thứ Nhất:
29/06/2024(Xem: 2280)
Mừng Sinh Nhật Sư Phụ bảy lăm Tuệ giác càng thêm sáng trăng rằm Xuất, Tại gia đệ tử cầu chúc Hoằng dương đạo pháp mãi trăm năm Kể từ khi Thầy đến Tây Âu Ánh sáng từ bi rất nhiệm mầu Những đóa sen trồng trên xứ tuyết Chúng con ghi dậm nét thâm sâu
28/06/2024(Xem: 2537)
Hôm nay sinh nhật Thầy Con biết chúc gì đây? Bao lời văn trau chuốt Tác giả đã diễn bày con đọc trên Viên Giác Tán tụng công đức Thầy Sáu mươi năm hành đạo Bảy mươi lăm tuổi đời Cuộc đời trôi qua mau Thầy tạo bao ân đức
25/06/2024(Xem: 1410)
Đêm trăn trở canh dài thao thức Hồi tưởng chuyện đời viết tâm thư Đêm thật buồn dế khóc nỉ non Gió xào xạc lời ru thương nhớ. Tâm thư ghi nỗi niềm con trẻ Công ơn cha qua mấy vần thơ Một cuộc đời giản dị đơn sơ Một tấm lòng bao dung quảng đại.
23/06/2024(Xem: 1532)
Mừng Thầy và Mẹ bên nhau Đinh ninh thờ Phật, trước sau vuông tròn. Chín mươi hai tuổi sắt son Sáu thời niệm Phật nỉ non tiếng lòng. Thầy TU cho mẹ thong dong Mẹ TU ... bòn PHƯỚC – Phước con thêm dầy Mẹ còn ruộng Phước còn đây Mẹ đi tủi phận ... từng ngày mồ côi
21/06/2024(Xem: 1614)
Cuối xuân, Phật Việt gặp “tai bay” Quay quắt lòng buông tiếng thở dài Cám cảnh tình nhà đau nỗi đạo Xót xa quê mẹ lệ bi ai. Thương quá Việt Nam đất nước tôi Bốn nghìn năm văn hiến tinh khôi Thiêng liêng Phật Giáo hồn dân tộc Hai thế kỷ hơn rạng giống nòi.
21/06/2024(Xem: 1901)
Ngày mẹ đi! Nắng vàng xóm nhỏ Ngày mẹ đi! Mây lặng ngừng trôi Ngày mẹ đi! Rũ buồn hoa cỏ Ngày mẹ đi! Nức nở than ôi. Ngày mẹ đi! Máu nhuộm tuổi thơ Ngày mẹ đi! Lạc lõng bơ vơ Lòng mẹ đau phút giây vĩnh biệt Tức tưởi, nghẹn ngào, sầu vô bờ.
21/06/2024(Xem: 2970)
Trong lúc dọn dẹp lại thư viện kinh sách bé nhỏ của mình, người viết vừa nâng niu, vừa bâng khuâng xao xuyến khi nhìn kỹ lại hơn 50 tác phẩm được biên soạn bằng chính năng lực, trí tuệ của quý danh tăng của thế kỷ 20 -21 đã ký tặng( mà người viết cho đấy là sách giáo khoa hàn lâm về Phật Giáo ) với những dòng chữ thật trân quý đầy tinh thần nhân văn cao cả của lý tưởng, lại mang đậm các giá trị đạo đức truyền thống trong Phật Giáo mà trong suốt đời tu học, khoảng 10 năm gần đây người viết mới được tiếp xúc những bậc hiền triết này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]