Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa Đào Năm Ngoái

02/02/201110:25(Xem: 7948)
Hoa Đào Năm Ngoái

HOA ĐÀO NĂM NGOÁI
Ninh Thượng

"Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông."

Ngữ tình vương vấn. Tâm cảnh xao động. Mối tương dữ sâu sắc giữa thiên nhân trong lần Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều. Người xưa vắng bóng, chỉ thấy cảnh cũ hoa đào cười trước gió đông ngày xuân. Đó cũng chính là cảnh của Thôi Hộ trong bài thơ dưới đây.

Bài thơ viết theo lối hành đá thảo:

hoadaonamngoai-1

In theo lối chân phương:

hoadaonamngoai-2

Nguyên âm:
Đề tích sở kiến xứ

Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.*
(Thôi Hộ)

* Có bản chép là:
"Nhân diện chí kim hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu xuân phong"

Dịch:
Đề nơi trước gặp gỡ

Cửa đây năm ngoái ngày này
Hoa đào cùng với mặt ai ửng hồng.
Mặt người giờ biết đâu không
Hoa đào còn đó gió đông vẫn cười.
(Ninh Thượng)

Đề nơi trưóc đã thấy

Năm ngoái, ngày này, dưới cánh song,
Hoa đào ánh má, mặt ai hồng.
Mặt ai nay biết tìm đâu thấy,
Chỉ thấy hoa cười trước gió đông.
(Đỗ Bằng Đoàn & Bùi Khánh Đản)

Hoa cười gió đông, một ngữ cảnh soi tỏ vũ trụ tâm linh, phản chiếu toàn vẹn nội tâm chủ thể, một tâm tư hụt hẫng của Thôi Hộ không gặp lại được người đẹp nơi Đào viên chốn cũ năm ngoái.

Đào viên đây chính là đào nguyên dành riêng cho Thôi Hộ. Hoa đào cười cợt cái tính nhút nhát của người thơ và cũng là cười chế nhạo sự bẽ bàng của người thơ không gặp được giai nhân. Hoa đào tưởng chừng không tàn, vẫn tồn tại từ năm ngoái đến nay để cười cợt cùng gió đông. Đó chính là cái tâm ảnh của một bóng hình giai nhân vĩnh cửu trong hồn kẻ đang yêu và không gian tâm lý ở đây khác hẳn với không gian đào nguyên chốn Thiên thai khi Lưu Nguyễn lạc lối:

Thảo thụ tổng phi tiền độ sắc,
Yên hà bất tự vãng niên xuân
(Tái đáo Thiên thai-Tào Đường)

(Cỏ cây hoàn toàn không có sắc mầu độ trước,
Mây khói chẳng giống mùa xuân cũ)

Cảnh xuân phảng phất hồn người không lãnh đạm thờ ơ như trong thơ Sầm Tham:

Đình thụ bất tri nhân khứ tận,
Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa
(Sơn phòng xuân sự)

(Cây trong sân không biết là mọi người đã ra đi,
Xuân sang vẫn nở những đóa hoa ngày cũ)

Bài thơ là một tuyệt bút của Thôi Hộ, và được hình thành ghi đậm nét mối lương duyên tuyệt vời của nhà thơ. Vậy Thôi Hộ là ai?

Thôi Hộ tự Ân công, người quận Bác lăng, nay là Định huyện, tỉnh Trực lệ, Trung Hoa, sống vào khoảng niên đại Đường Đức tông. Thôi Hộ vốn lận đận khoa cử lại là người tuấn nhã, phong lưu nhưng sống khép kín, ít giao du. Một bữa trong tiết Thanh minh chàng dạo chơi phía nam thành Lạc Dương. Thấy một khuôn viên trồng đào, hoa tươi thắm nở rộ, rất ngoạn mục. Chàng đến gõ cổng xin nước uống. Lát sau một thiếu nữ cực kỳ diễm lệ đem nước ra và hỏi tên họ chàng. Nhìn nhau "tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Uống xong, chàng bỏ đi. Năm sau cũng trong tiết Thanh minh chàng trở lại chốn cũ, nhưng cổng đóng then cài, gọi mãi không thấy ai. Chàng viết bài thơ trên dán trên cổng. Ít bữa sau trở lại, chợt nghe tiếng khóc từ trong nhà vọng ra rồi thấy một ông lão ra hỏi chàng có phải là Thôi Hộ không và cho biết con gái của cụ sau khi đọc xong bài thơ bỏ cả ăn uống, đã chết, xác vẫn còn ở trong nhà. Thôi Hộ tìm vào đến bên xác người con gái, tuy đã tắt thở nhưng vẫn còn ấm và mặt mày vẫn hồng nhuận. Chàng quỳ xuống than van kể lể. Người con gái sống lại. Chàng xin cưới làm vợ.

Đến năm 796, niên hiệu Trinh Nguyên Thôi Hộ đậu tiến sĩ, làm tiết độ sứ Lĩnh Nam. Bài thơ ghi lại mối lương duyên bất hủ của người thơ.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2022(Xem: 6500)
Quê hương tôi, cuối miền Trung nước Việt. Mặt nhìn ra cửa ngõ Thái bình dương. Lưng dựa kề vách đá của trường sơn. Chân duỗi thẳng về miền nam yêu dấu.
14/05/2022(Xem: 6489)
Phật đản lại về khắp thế gian. Ban vui cứu khổ, độ nhân hoàng. Quay về nương tưa ba ngôi báu. Cuộc sống đời thường phước vĩnh an. "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát,
08/05/2022(Xem: 5774)
Mẹ tôi Ai căng ngực sữa nuôi tôi Ru cho tôi nghỉ tay thời ấp ôm Má tôi ai đặt nụ hôn? Chính là Mẹ quý, tôi luôn yêu hoài.
08/05/2022(Xem: 5023)
Mừng vui chào đón Phật đản về Từ chốn thị thành đến thôn quê Lâm Tỳ Ni Uyển hoa đua nở Vô Ưu tỏa ngát đón Phật về.
07/05/2022(Xem: 5239)
Kính trân trọng chúc mừng “Ngày của Mẹ”. Trước mừng thọ … thế hệ 3X, 4X, 5X khắp muôn nơi Hy sinh, chịu đựng…vật vã một đời Chứng kiến…hai thế kỷ trải dài năm tháng !
06/05/2022(Xem: 5687)
Phật đang ở cuối chân trời Nơi đây con thấy cả bầu trời xanh. Vui mừng diện kiến Như Lai, Môi cười tỏa rạng, Như Lai cũng cười (Thơ của Thanh Phi, hình ảnh của Hoàng Lan)
05/05/2022(Xem: 6673)
Con là cựu Nữ sinh Trưng Vương Nghe tin Thầy Tá đã lên đường Xã Báo Thân trăm tuổi Đại Thọ Cả Trưng Vương Trường kính tiếc thương!
01/05/2022(Xem: 4774)
Mỗi năm mồng bốn tháng tư .. …..ngày lễ vía Đức Văn Thù Sư Lợi! Từ chuyện Ngài A Nan gặp nạn (1) …đến Duy Ma Cật về bản thể Thân, Tâm. Có trí tuệ siêu việt …chuyển hoá mọi sai lầm Và ngôn ngữ vượt ngoài phạm trù …tư biện !
01/05/2022(Xem: 15908)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật.
30/04/2022(Xem: 4750)
Nhìn Thầy rạng rỡ nụ cười Bên bờ vai Mẹ rạng ngời ánh dương Mẹ cười, Mẹ thở Thầy thương Cầu cho Mẹ mãi niên trường bên con Mẹ nghe tiếng thở núi non Nuôi con Mẹ vẫn vuông tròn niệm kinh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]