Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 13

17/04/201312:15(Xem: 10851)
Phần 13

DUY THỨC HỌC

Tuệ Quang

Huyền-Cơ Phật-Học-Viện

---o0o---

PHẦN THỨ MƯỜI BA

TU-HỌC

ĐOẠN I

TU-CHỨNG

Hỏi:

Như vậy đã thành-lập tướng và tính Duy-thức. Ai đối với mấy vị, làm thế nào ngộ-nhập?

Đáp:

Người đủ hai chủng-tính đại-thừa, lược đối với 5 vị, lần-lữa ngộ-nhập.

ĐOẠN II

HAI CHỦNG TÍNH ĐẠI THỪA

Hỏi:

Hai chủng-tính1đại thừa là gì?

Đáp:

Đó là:

1.CHỦNG-TÍNH BẢN-TÍNH TRỤ2: Từ vô-thủy đến nay, nương-dựa bản-thức, vẫn sẵn có nhân vô-lậu.

2.CHỦNG-TÍNH TẬP-SỞ-THÀNH3: Sau khi nghe pháp, thuận theo pháp giải thoát, pháp đại-thừa, pháp xuất-thế giới, định, tuệ, vạn-hạnh v.v... rồi huân-tập cái nghe được thành chủng.

Phải đủhai chủng-tính đại-thừa ấy, mới có thể lần-lữa ngộ-nhập duy-thức.

image001(1) Chủng: đã tập thành hạt giống. Tính: Tính mãi mãi thế, giống đại-thừa cứ phát-triển.

(2) Sẵn có giống Phật.

(3) Nghe rồi mới biết, huân-tập thành giống.


ĐỌAN III

NGỘ NHẬP 5 VỊ DUY THỨC

Đây là năm vị duy-thức phải ngộ-nhập:

1.VỊ TƯ-LƯƠNG: Tu đại-thừa, thuận theo phần giải-thoát.Thuận theo pháp xuất-thế, đại-thừa.

2.VỊ GIA-HÀNH: Tu đại-thừa, thuận phần quyết-trạch. Lựa-chọn biết đi con đường nào, làm sao đến đích, theo ai, lựa chọn thầy, bạn, pháp.

3.VỊ THÔNG-ĐẠT: Các bồ-tát sở-trụ kiến-đạo. Tức là ở phần thấy đạo: biết rõ hành trình từng chặng, lui-tới, thời-gian.

4.VỊ TU-TẬP: Các bồ-tát sở-trụ tu-đạo. Tức là có lương rồi, quyết chọn, biết rõ rồi: Nay là đi đường: tu hành, tiến bước.

5.VỊ CỨU CÁNH: Trụ nơi vô-thường chính-đẳng bồ-đề. Tức là tới đích: thành Phật.

ĐOẠN IV

LẦN-LỮA NGỘ-NHẬP.

Hỏi:

-Thế nào là: lần-lữa ngộ-nhập duy-thức?

Đáp:

  1. Các bồ-tát trong VỊ TƯ-LƯƠNG: Biết duy-thức-tướng, duy-thức-tính, và tin sâu-xa.

  1. Ở VỊ GIA-HÀNH: Có thể lần-lữa dẹp-trừ năng-thủ và sở-thủ, dẫn phát chân-kiến, chân-trí. Sở-thủ là tướng-phần, thân, cảnh.

  1. Ở VỊ THÔNG-ĐẠT: Như-thật thông-đạt. Hiểu biết rõ-ràng, chắc-chắn.

  1. TRONG VỊ TU-TẬP: Như lý đã nhận thấy, hằng hằng tu tập, dẹp trừ các chướng.

  1. ĐẾN VỊ CỨU CÁNH: Thoát-ly chướng-ngại được viên-minh. Có thể cùng-tột đời vị-lai giáo-hóa chúng hữu-hình. Lại khiến họ ngộ-nhập Duy-thức-tướng và Duy-thức-tính1.

image001(1) Tướng là đứng về mặt: bề ngoài. Tính là đứng về mặt: bề sâu

ĐOẠN V

VỊ TƯ LƯƠNG

Hỏi:

Hành tướng của vị tư lương thế nào?

Đáp:

Cho đến nay chưa khởi thức1.

Cầu an-trụ nơi duy-thức-tính

Đối với hai thủ tùy-miên2

Còn chưa có thể dẹp dứt

GIẢI THÍCH:

Từ khi pháp bồ đề tâm thâm-cố3, cho đến chưa khởi thức, thuận theo quyết-trạch-phần.

Cầu an-trụ duy-thức chân-thắng-nghĩa tính4.

Thảy đều nhiếp về vị tư lương.

Bởi vì đến vô-thượng chính-đẳng5, bồ đề, nên tu tập các thẳng6tư-lương.

Vì chúng hữu-tình7, nên siêng cầu giải-thoát.

Bởi thế, cũng gọi là thuận phần giải-thoát8

Bồ tát về vị này: nương nhân9, bạn lành10, tác ý11, tư lương, bốn cái sức hơn.

Đối với duy-thức-nghĩa dù rất tín-giải12, mà chưa có thể rõ năng-thủ sở-thủ không. Phần nhiều ở ngoài cửa tu bồ-tát-hạnh.

Cho nên đối với 2 thủ tùy-miên13, còn chư có cái công-lực dẹpdứtđược, khiến chúng chẳng khởi hiện-hành.

image001(1) image001Từ lúc phát bồ-đề-tâm cho đến chưa chứng.

(2) Tùy: theo. Miên: ngủ. Nằm nép ở trong, chưa dẹp, dứt được.

(3) Sâu, bền chắc.

(4) Thuộc chân-lý, không phải tục-nghĩa (nghĩa-lý thế-gian).

(5) Đẳng: rộng khắp cả

(6) Thắng: hơn hết

(7) Muốn độ sinh

(8) Cởi cho người rồi cho mình

(9) Chủng-tử.

(10) Thầy, bạn, hòan cảnh

(11) Chú-ý, quyết-định.

(12) Hiểu sâu

(13) Chưa dứt, chúng ngủ, có khi dậy, khởi.


Đây nói hai thủ, chỉ rõ là năng-thủ và sở-thủ tính. Tập-khí hai thủgọi là TÙY-MIÊN, theo dõichúng-hữu-tình, nằm néptrong tạng thức. Hoặc theo luôn luônvà làm cho thêm lầm lỗi,nên gọi là tùy-miên. Tức là chủng-tử sở-tri-chướng và phiền-não-chướng.

ĐOẠN VI

VỊ GIA HÀNH

Hỏi:

Hành tướng của vị gia hành thế nào?

Đáp: (bài tụng)

Hiện-tiền lập chút ít vật1.

Gọi là duy-thức-tính.

Bởi vì có sở-đắc2.

Chẳng phải thật trụ duy-thức3.

GIẢI THÍCH:

Bồ-tát đầu-tiên đối với vô số kiếp trước4khôn khéo sắm đủ tư lương: Phúc đức, trí tuệ, thuận theo phần giải thóat đã đầy đủ5(viên-mãn) rồi. Vì vào kiến-đạo. Muốn trụ duy thức tính, lại phải tu gia hành, để dẹp trừ hay thủ.

Gia hành có 4: Noãn, đỉnh, nhẫn, thế đệ nhất pháp6. Bốn pháp ấy đều gọi là thuận quyết trạch phần, bởi vì đến chân-thật quyết-trạch phần, gần thấy đạo: tức là gia-hành.

ĐOẠN VII

VỊ THÔNG ĐẠT

Hỏi:

Hành tướng của Vị Thông Đạt thế nào?

Đáp: (bài tụng)

Nếu khi đối với cảnh sở duyên

Trí đều vô sở đắc7

Khi ấy mới trụ Duy-thức

Bởi vì xa lìahành-tướng hai-thủ.

image001(1) image001Nay lập chút ít phương-pháp: tu duy-thức-tính.

(2) Vì còn biết (tâm sở-đắc): chấp, mắc cứng trong đó.

(3) Cầu-trụ chứ chưa an-trụ duy-thức-tính.

(4) Tu 3 vô số kiếp mới thành Phật. Đây là vô số kiếp đầu. Đến hết hồi-hương.

(5) Phúc, trí viên-mãn, phần giải-thoát đã viên-mãn.

(6) Bốn quả vị tu-chứng. Xem trong “bản đồ tứ-giáo” trong quyển:”Phật-giáo” cua Tuệ Quang, về mấy quả đầu Tạng giáo.

(7) Không cảnh sở-duyên và không trí: 2 không (không năng, sở) mới trụ duy-thức.

GIẢI THÍCH:

Nếu khi Bồ tát đối với cảnh sở-duyên1, vô-phân-biệt-trí đều vô-sở-đắc2, bởi ví chẳng lấy các tướng lý luận.

Khi đó mới gọi là thật trụ tính duy thức chân thắng nghĩa, tức là chứng Chân-như.

Trí với Chân như bình đẳng, bình đẳng3, đến xa lìa hành tướng năng thủ và sở thủ.

Hành tướng của năng thủ và sở thủ đều là phân biệt, bởi vì tâm hý luận-hữu-sở đắc hiện.

ĐOẠN VIII

VỊ TU TẬP.

Hỏi:

Hành tướng của Vị Tu Tập thế nào?

Đáp: (bài tụng)

Vô-đắc4bất-tư-nghì,

Là trí xuất-thế-gian,

Bởi vì xa lìa hai thứ thô-trọng5,

Bên chứng được chuyển-y6.

GIẢI THÍCH:

Bồ tát trước kiến-đạokhởi rồi, vì dứt các chướng, nên chứng được chuyển-y.

Lại hằng tu tậptrí-vô-phân-biệt7.

Cái trí ấy xa lìa năng thủ và sở thủ, nên nói là vô đắc bất tự nghì. Hoặc xa lìa lý-luận8, nói là vô đắc. Diện dụng khó lường, gọi là bất tư nghì.

Đó là trí vô phân biệt xuất-thế-gian9. Bởi vì dứt thế gian nên gọi là xuất thế gian.

Hai thủ tùy miên là cội gốc của thế gian, chỉ trí đó có thể dứt, mới được cái tên “xuất”hoặc “xuất thế”.

image001(1) image001Quán duy-thức.

(2) Thấy không có cảnh sở-duyên, không phân-biệt.

(3) Như gương soi vật.

(4) Không được.

(5) Phiền-não, sở-tri.

(6) Bồ-đề, niêt-bàn.

(7) Chính-trí.

(8) Danh ngôn, lý luận ở đời.

(9) Vượt cái biết trong đời.

Trí đó đủ hai nghĩa thể vô lậu và chứng chân như, riêng gọi là xuất thế.

Các trí khá chẳng như vậy.

Cứ trong thập-địa hằng tu vô-phân-biệt-trínhư vậy, bỏ 2 thứ thô-trọng.

Chủng-tử 2 chướng đặt tên là thô-trọng.

Bởi vì tính không kham-nhiệm, trái với tế-khinh.

Khiến cho trọn dứt, nên gọi là xả.

ĐOẠN IX

CHUYỂN-Y

Trí vô-phân-biệt dứt chướng, có thể bỏ 2 thứ thô trọng kia.

Bèn có thể chứng được chuyển-yrộng lớn.

Y là sở-y, tức là y-tha-khởi:

Với nhiểm, tịnh pháp, làm chổ nương.

Nhiễm:Hư-vọng biến-kế sở chấp.

Tịnh:Chân-thật viên-thành-thật tính.

Chuyển có 2 phần: chuyển xả và chuyển đắc1.

  1. Chuyển-xả: Vì hằng tu tập vô-phân-biệt trí, đọan hai chướng thô-trọng, trong bản-thức, cho nên có thể chuyển bỏ biến-kế-sở-chấp trên phần y-tha-khởi.

  1. Chuyển đắc: có thể chuyển chứngđược viên-thành-thật-tính trong phần y-tha-khởi.

Bởi chuyển phiền-não được đại-nát-bàn.

Chuyển sở-tri-chướng2chứng vô-thượng-giác.

Thành-lập duy-thức: ý để cho chúng hữu-tình chứngđược hai quả chuyển-y như vậy.

image001(1) image001Xoay bỏ nhiễm, xoay được tịnh.

(2) Cái biết thế-gian, chật-hẹp, nông-cạn.


Hoặc y: tức là duy-thức-chân-tính, là chỗ bị nươngcủa sinh-tử và nát-bàn:

  1. Kẻ ngu-phu điên-đảo, mê cái chân như đó, nên từ vô-thủy đến nay bị sinh-tử-khổ.

  1. Thánh-giả xa lìa điên-đảo, giác-ngộ chân-như đó, bèn chứng được nát-bàn hoàn toàn an vui.

-Bởi hằng tu tập vô phân biệt trí, dứt hai chướng thô trọng, trong bán thức, nên có thể chuyển diệtsinh tử và có thể chuyển chứngnát bàn.

Đó tức là Chân-như xa lìa tạp-nhiễm-tính.

-Dù tính tịnh mà cái tướng tạp nhiễm, nên lúc xa lìa nhiễm, giả nói là mới tịnh. Căn cứ nói mới tịnhđó nói là chuyển y.

-Trong vị tu-tập, đoạn chướng chứng được.

-Ý bài tụng trên kia chỉ rõ:

Chuyển duy-thức-tính”:

Nhị thừa mãn vị, gọi là: giải-thoát-thân

Ở đại mâu-ni, gọi là: Pháp-thân.

ĐƯỢC BỒ-ĐỀ

Đại bồ-đề dù bản-laicó chủng-tử có thể sinh ra, mà bị sở-tri-chướng ngại, nên chẳng sinh.

Bởi sức thánh-đạo đoạn chướng, khiến chủng-lử khởi và phát-triển mãi mãi trong tương-lai, đó là: "được bồ đề".

4 trítương-ưng tâm-phẩm.


ĐOẠN X

BỐN TRÍ.

Bốn trí tương ưng tâm-phẫm:

1. Đại-viên cảnh-trí tương-ưng tâm-phẩm:

Tâm-phẩm này xa lìacác phân-biệt1, hành tướng sở-duyên nhỏ-nhiệm khó biết, chẳng vọng chẳng ngu, tất cả cảnh-giới tướng, tính thanh tịnh. Xa lìa các tạp-nhiễm. Thuần-tịnh viên-đức2hiện-hành, và chủng-tử nương-dựa, có thể hiện, có thể sinh các ảnh trí, thân và độ3, không hở không dứt, cùng tột đời vị-lại. Như gương lớn hiện các hình ảnh.

2) Bình-đẳng tính-trí tương-ưng tâm-phẩm:

Tâm phẩm này quan-sát tất cả pháp4, tự và tha hữu-tình, thảy đều bình-đẳng. Đại-từ-bi v.v...hằng thuận-ứng cùng nhau, theo tâm sở-thích của chúng hữu-tình, thị-hiện thọ-dụng-thân và độ, các hình ảnh khác nhau. Diệu quan-sát-trí không chung chỗ sở-y. Vô-trụ nát-bàn gây-dựng, một vị nối luôn cùng tột đời vị-lai.

3) Diệu-quán-sát-trí tương-ưng tâm-phẩm:

Tâm-phẩm này khôn-khéoquán-sát các pháp tự-tướng5và cộng-tướng, vô ngại mà chuyển. Nhiếp quán môn vô-lượng tổng-trì6, và phát sinh công-đức trân-bảo. Đối với đại-chúng-hội có thể hiện sự tác-dụng sai-biệt vô-biên, đều được tự-tại. Mưa đại-pháp, dứt tất cả nghi, khiến chúng hữu-tình đều được lợi-ích và an-lạc.

1)Thành-sở-tác-trí tương-ưng tâm-phẩm:

Tâm-phẩm này vì muốn lợi-lạcchúng hữu-tình, khắp mười phương thị hiện các thứ biến-hóa ba nghiệp7, thành sức bản-nguyện, theo những việc ưng làm.

image001(1) image001Đã chuyển sở-tri-chướng.

(2) Công-đức đầy-đủ.

(3) Ánh của trí: hiện thân Phật, cõi Phật.

(4) Pháp thế và xuất thế.

(5) Tướng riêng.

(6) Một trí gồm vô-số vô-lượng.

(7) Thân, khẩu, ý.


Đó là chuyển các hữu-lậu:

1)Thức thứ tám.

2)Thức thứ bảy.

3)Thức thứ sáu.

4)Năm thức trước.

Tương-ưng phẩm theo thứ lớp được.

Trí dù chẳng phải thức, nương nơi thức chuyển vì thức làm chủ, nên nói chuyển thức mà được.

Ở vị hữu-lậu, trí hèn thức mạnh. Trong vị vô-lậu, trí mạnh thức kém.

Vì khuyên chúng hữu-tình nương trí bỏ thứcnên nói chuyển 8 thức mà được 4 trí.

Bốn tâm-phẩm đó dù đến khắp duyên tất cả pháp, mà dụng có khác.

1)CẢNH-TRÍ-PHẨM: Hiện tự-thụ-dụng thân1và tịnh-độ tướng, giữ-gìn vô-lậu chủng.

2)BÌNH-ĐẲNG-TRÍ-PHẨM: Hiện tha thụ-dụng thân2và tịnh-độ tướng.

3)THÀNH-SỞ-TÁC-TRÍ-PHẨM: Hiện biến-hóa-thân3và tịnh-độ-tướng.

4)QUÁN-SÁT-TRÍ-PHẨM: Quán-sát mình và người, công đức và tội-lỗi; trận mưa đại-pháp, phá các lưới nghi, lợi-lạc chúng hữu-tình. Như vậy các môn sai-biệt có nhiều thứ.

ĐOẠN XI.

KẾT VỀ VỊ TU-TẬP.

Bốn tâm-phẩm ấy gọi là: "sở-sinh-đắc". Sở-sinh-đắc đó gọi chung là Bồ-đềNát-bàn. Cũng gọi là sở-chuyển-đắc.

Dù cái nghĩa chuyển y chung có 4 thứ, mà đây chỉ lấy 2 thứ sở-chuyển-đắc.

Bài tụng nói: chứng đắc chuyển y. Vị tu-tập này có thểchứng đắc, chẳng phải là đãchứng đắc4. Bởi vì nhiếp về nhân vị.

image001(1) image001Phật tự thụ dụng, tự biết, không ai biết.

(2) Tha-thụ-dụng: Tịnh-độ của Phật Di-Đà.

(3) Như Phật Thích-ca: để tha-thụ-dụng.

(4) Mình đây là có thể chứng được, chứ chưa chứng


ĐOẠN XII

VỊ CỨU-CÁNH.

(Bài tụng):

Đó là vô-lậu giới

Bất-tư-nghì, thiện, thường.

An-lạc, giải-thoát thân.

Đại-mâu-ni, gọi là Pháp.

GIẢI THÍCH:

Về trước,, vị tu-tập được chuyển-y, đó là tướng trong vị cứu-cánh.

Hai quả chuyển-y nhiếp trong "vô-lậu-giới" của vị cứu cánh.

Các hoặc lậu đã hoàn-toàn hết, tính tịnh, viên minh, nên gọi là vô-lậu.

Giớitàng: trong đó bao-dung không ngằn công-đức lớn và ít có.

Lại có nghĩa là nhân: sinh ra những sự lợi-lạc ở ngũ-thừa thế và xuất thế-gian.

Thanh-tịnh Pháp-giới có thể chỉ nhiếp trong vô-lậu.

Bốn trí tâm-phẩm, sao cũng chỉ vô-lậu?

Bởi vì nhiếp về đạo-đế, nên chỉ nhiếp trong vô-lậu.

Các công-đức của Phật và thân, độ v.v...đều là chủng-tính vô-lậu sinh ra, vì các chủng hữu-lậu đã hoàn-toàn bỏ rồi.

Dù có thị-hiệnlàm thân sinh-tử, nghiệp phiền-não v.v...in tuồng khổ và tập đế, mà thực nhiếp về vô-lậu đạo-đế.

Bất-tư-nghì: Cái quả chuyển y đó là bất-tư-nghì, vì siêu-việt các suy-nghĩ và nói bàn, vì nhiệm mầu, thậm thâm, chỉ tự tâm chứng biết. Các ví-dụ thế-gian không có thể ước-lượng nổi.

Thiện: Trái với bất thiện. Thanh-tịnh pháp-giới xa-lìa sinh-diệt. Rất an-ổn. Bốn trí tâm-phẩm, diệu dụng vô cùng. Thẩy đều thuận ích. Nhiếp về thiện vô-lậu.

Thường: Vì không có thời kỳ cùng tận. Pháp-giới thanh-tịnh, không sinh, không diệt. Tính không biến-dịch, nên nói là thường.

An-lạc: Vui-vẻ, an-ổn, vì không có khổ-não, bức-bách. Pháp-giới thanh-tịnh, các tướng tịch tĩnh, nên gọi là an-lạc.

Bốn trí tâm-phẩm hoàn-toàn xa lìa não hại, nên gọi là an lạc.

Hai cái đó tự-tính đều không bức não, và có thể an lạc tất cả chúng hữu tình, nên hai chuyển y đều gọi là an-lạc.

Giải thoát: Nhị-thừa sở-đắc hai quả chuyển y, chỉ hoàn toàn xa lìa phiền-não chướng. Không có pháp thù-thắng, nên chỉ gọi là: "giải-thoát-thân". Đức Phật thành-tựu pháp vô-thượng tịch-mặc, nên gọi là đại-mâu-ni.

Đức mâu-ni Thế Tôn được 2 quả, hoàn toàn xa lìa 2 chướng, nên gọi là pháp thân.

Vô-lượng vô biên-lực và vô-úy v.v... các công-đức pháp lớn trang-nghiêm. Thể, y và tu, các nghĩa ấy chung gọi là thân. Nên pháp thân này, năm pháp làm tính, chẳng phải tịnh pháp-giới riêng gọi là pháp-thân. Hai quả chuyển y đều nhiếp trong đây.

---o0o---

---o0o---
Vi tính: Viên Trí
Trình bày: Nhị Tường
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]