Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 12

17/04/201312:14(Xem: 10681)
Phần 12

DUY THỨC HỌC

Tuệ Quang

Huyền-Cơ Phật-Học-Viện

---o0o---

PHẦN THỨ MƯỜI HAI

LÝ-DUY-THỨC

ĐOẠN I.

DUY THỨC

Hỏi:

-Đã rộng phân-biệt hành-tướng ba thứ năng-biến, chúng làm chỗ sở-y cho hai phần sở-biến1của chúng. Làm sao biết được: Nương thức sở-biến, giả nói là ngã và pháp, chẳng phải riêng thực có? Bởi vậy nên nói: "tất cả pháp duy-thức"?

Đáp:

-Thật các thức chuyển-biến2, phân-biệt3và sở-phân4. Bởi cái này và kia đều không, cho nên "tất cả duy-thức".

GIẢI THÍCH:

Thật các thức:Trước nói ba thức năng-biến thức5và tâm-sở của chúng đều có thể biến6in tuồng kiến-phần7và tướng phần8. Đặt cái tên là chuyển-biến9.

Phân-biệt:Năng-biến kiến-phần nói là phân-biệt, vì có thể thấy tướng.

Sở phân-biệt:Sở-biến10tướng-phần gọi là sở phân-biệt, vì là cái sở-thủ của cái thấy11.

Bởi chính-lý ấy, pháp và ngã dời thức sở-biến ra đều quyết-định chẳng phải có. Xa-lìa năng12và sở-thủ13, không có vật riêng14. Chẳng phải có thực vật, xa-lìa hai tướng. Vậy nên tất cả hữu-vi15và vô-vi pháp16, hoặc thật hoặc giả đều chẳng dời thức.

Nói là duynghĩa là: "Ngoài thức, không pháp".

image001(1) Kiến và tướng-phần.

(2) Yên thì không có sóng. Chuyển tức là biến.

(3) Năng-biệt: Kiến-phần. Tâm-vương và tâm-sở.

(4) Tướng-phần.

(5) Tâm-vương.

(6) Năng-biến.

(7) Kiến: thấy.

(8) Tướng: thấy trong óc cái hình-hảnh, ghi-nhớ, cảm-tưởng. Hình-ảnh đó là tướng.

(9) Có chuyển mới biến.

(10) Bị: sở.

(11) Bị lấy của kiến phần.

(12) Kiến.

(13) Tướng.

(14) Nói ở trong tâm.

(15) Cảnh vật.

(16) Niết-bàn.

Chuyển-biến:Các nội thức1chuyển, in-tuồng cái cảnh-tướng2ngã và pháp ngoài-hiện. Cái năng chuyển-biến, gọi là phân-biệt, vì hư vọng phân biệt làm tự tính.

Tam-giới, tâm và tâm-sở chấp cảnh, cái cảnh bị chấp ấy3gọi là Sở phân-biệt, là cái bị hư-vọng chấp làm thực ngã và pháp.

Bởi cái phân-biệt ấy biến, in tuồng ngoại-cảnh, giả ngã và pháp tướng. Cái bị phân biệt, tức là ngã và pháp quyết định đều không.

Kết luận: Ngã và pháp chẳng phải có, thức chẳng phải không. Xa lìa có và không4, nên khế-hợp với lý trung-đạo.

BÌNH LUẬN5

Đây là phần căn-bản của duy-thức học. Xem lối thành-lập duy-thức học, biết người học cao hay thấp, vững hay không.

Đây là lối lập của ngài Huyền-Trang. Ngài đã tham-khảo các bộ sách căn-bản của các đại-luận sư, nhất là của các ngài Hộ-pháp, Giới-Hiền và Thế-Thân. Gạn lấy tinh-hoa, lập ra lý duy-thức ở bộ thành-duy-thức này.

Ngày nay, có cụ Huyền-Cơ, một tam-tạng pháp-sư lỗi lạc, đã nghiên-cứu 5 đại-tạng, đã đọc hàng trăm bộ duy-thức.

Đây là thuyết thành-lập duy-thức của cụ Huyền-cơ, làm duy-thức-học và Phật-pháp lại rực-rỡ, bao-trùm cái học đời nguyên-tử này.

Ở đầu sách này, trong hai phần hai và ba, đã nêu rõ thuyết này.

Bây giờ tôi giảng rõ hơn.

DUY-THỨC

Theo ngài Huyền-Trang và ngài Khuy-cơ, hai luận-sư xuất-chúng đời Đường nước Trung-hoa, "DUY" có nghĩa là "BAO-GỒM".

Về sau, nhiều nhà học Phật chưa đến nơi giảng Duylà "chỉ có".

Đến nay, hầu hết các nhà Phật-học cũng hiểu như thế. Và mắc vào cái lưới, lúng túng không ra khỏi, không trả lời được các câu tấn-công đanh thép của khoa-học và ngoại-đạo.

image001(1) Trong.

(2) Ngoài.

(3) Cảnh bị tâm-vương và tâm-sở chấp đó, gọi là tam giới. Đó là ba cõi mà chúng-sinh tham-đắm.

(4) Đừng chấp có và không.

(5) Của Tuệ-Quang.

Vậy "DUY-THỨC" là gì?

"DUY THỨC" là "Thức bao-trùm tất cả pháp-giới bao-la, bao-trùm cả "chân" và vọng.

Bởi thế có câu:

-"Ngoài thức không pháp".

Nghĩa là: "Không có sự-vật nào ra ngoài được phạm vi của "thức".

Vậy chữ "thức" giống như chữ "tâm".

Trong kinh, Phật dùng chữ "tâm".

Trong luận, bồ-tát dùng chữ "thức".

Và câu:

"Tam-giới duy tâm, vạn pháp duy thức" là đúng.

Nghĩa là:

"Tâm bao-trùm ba cõi, thức bao-trùm tất cả sự-vật".

"Duy-tâm" và "duy-thức" đều giống nhau.

THÀNH-LẬP DUY THỨC HỌC.

Pháp-giới bao-la bao-trùm không-gian vô-tận, bao-trùm mọi sự-vật.

Chữ "thức" là danh-từ chỉ pháp-giới.

Thức bao-trùm mọi sự vật.

Ngoài thức, không có pháp, vì pháp nào cũng trong phạm-vi của thức.

Muốn tiện việc học, ta hãy giả lập, chia sự-vật làm hai mặt: "chân" và "vọng".

"Chân" tiêu-biểu cho cảnh-giới Phật.

"Vọng" tiêu-biểu cho cảnh-giới chúng-sinh.

Ta có thể dùng các danh-từ "Chân-lý", hay "chân-tâm", hay "thanh-tịnh-thức" để chỉ cái biết bao-trùm pháp-giới của Phật, cái biết tuyệt-đối.

Ta có thể dùng các danh-từ "vô-minh" hay "vọng-tâm", hay "vọng-thức" để chỉ cái biết nông-cạn, hẹp-hòi, sai-lầm của chúng-sinh.

Xuống một tầng nữa, ta nghiên-cứu riêng về mặt "vọng".

Trong cõi Sa-bà của đức Phật Thích-Ca đây, tất cả chúng-sinh đều có một nghiệp-chung. Đó là "nghiệp-chung" của tất-cả chúng-sinh ở cõi Sa-bà. Cõi đó có ba nghìn nghìn triệu thái-dương-hệ. Mỗi thái-dương-hệ là một thế giới.

Chữ "thức" là danh-từ để chỉ "ĐỒNG-NGHIỆP" của cõi Sa-bà. Chữ "thức" bao-trùm cả cõi Sa-bà. Tất cả vọng-thức của chúng-sinh đều trong vòng của "THỨC".

Tất cả sự-vật, thế-giới vật-chất, vô-hình đều trong vòng của thức.

Khi còn là chúng-sinh ở cõi nào, ví dụ cõi người, cõi tiên, cõi trời, hay là cõi bàng-sinh, chúng-sinh đều thấy biết theo nghiệp-chung của các chung-sinh cõi đó, của hoàn-cảnh, của nhóm bạn-hữu, ví dụ, ông A. thấy biết theo loài người, theo người Á-đông, theo người Việt-Nam, theo người Nam Việt, theo tỉnh Saigon, theo giới tiểu-công-chức v.v...

Và chúng-sinh lại thấy biết theo nghiệp riêng của mình, ví dụ ông A lại thấy biết theo nghiệp riêng của cá-nhân ông nữa.

Với toàn-phần vọng-thức của chúng-sinh, Phật chia làm tám phần: từ thức thứ nhất đến thức thứ tám.

Tám thức lại chia làm 3 loại: thức thứ tám, thức thứ bảy và sáu thức sau, như ta đã thấy ở trên.

Khoa-học dù cho tiến đến đâu chăng nữa, cũng chỉ là một phần bé nhỏ trong phạm-vi thấy biết của loài người.

Loài người chỉ là một loại chúng-sinh, so với bao từng chúng-sinh đã tiến cao hơn nhiều.

ĐOẠN II

DO ĐÂU SINH PHÂN-BIỆT?

Hỏi:

-Do đâu sinh các phân-biệt?

Đáp:

-Vì các chủng-tử trong tạng-thức chuyển-biến, thay đổi nhiều hình-dạng. Chúng hiện-hành tám thức. Tám thức với các tâm-sở tương-ưng, nào kiến-phần, nào tướng-phần, đều có sức giúp nhau, ảnh-hưởng lẫn nhau. Các thức có tính-cách riêng là phân-biệt.

ĐOẠN III

BỐN DUYÊN

Đã nói chủng-tử, hiện-hành và trợ-duyên sinh phân-biệt. Đây nói về các duyên, có 4 duyên:

1)NHÂN-DUYÊN: Nhân nhờ duyên sinh ra quả. Nhân nào quả nấy, như hạt lúa sinh cây lúa.

2)ĐẰNG-VÔ-GIÁN-DUYÊN: Tám thức và tâm-sở liên-tiếp duyên nhau, duyên xong cái này sang liền cái sau. Như bước đi, các bước nối nhau. Không xen-hở, gián-đoạn. Các thức và tâm-sở luôn luôn chung nhau chuyển, thuận-ứng nhau hòa-hợp, tưởng như là một. Ảnh-hưởng lẫn nhau.

3)SỞ-DUYÊN-DUYÊN: Duyên với cảnh bị duyên. Ví dụ: mắt nhìn cái chén. Hình-ảnh cái chén ghi trong căn. Căn túc là cơ-quan sống, hoặt động của con mắt. Ý-thức duyên với hình-ảnh đó, rồi nghĩ đến bao truyện. Ở cái chén nghĩ đến bao việc gần xa, nào chén này xấu, chén kia tốt, chén mua ở đâu, chén dùng làm gì v.v...

4)TĂNG-THƯỢNG-DUYÊN: Giúp thêm cho tốt hay xấu hơn. Ví-dụ: trồng rau. Tưới cho rau khỏi chết. Nếu mưa: rau càng mọc chóng, xanh tươi. (Tăng thượng thuận: làm tốt hơn). Nếu ít mưa, thiếu nước tưới: rau xấu. (Tăng thượng nghịch: làm xấu hơn).

ĐOẠN IV

MƯỜI NHÂN

-Trên đã nói bốn duyên. Bốn duyên nương 15 chỗ lập là 10 nhân.

15 chỗ là:

1)NGỮ-Y-XỨ: Nương lời nói. Các sự-vật đều có tên, có hình-dáng. Lời nói nương đó diễn-tả ra. Gọi là "nhân tùy-thuyết".

2)LĨNH-THỤ Y-XỨ: Nương chỗ lĩnh-thụ. Chỗ quan-sát chờ đợi. Nương chỗ ấy lập "nhân quán-đãi". Quan-sát, chờ đợi một vật, các vật kia sinh ra. Ví dụ: ở một cái bút, xem xét chữ viết việc viết, dùng bút.

3)TẬP-KHÍ Y-XỨ: Luyện-tập thành công-năng. Các chủng-tử lúc chưa thành-thục. Nương chúng lập "nhân khiên dẫn": dẫn đến kết-quả sau, xa. Ví dụ: hạt đa sinh cây đa.

4)HỮU-NHUẬN CHỦNG-TỬ Y-XỨ: Hạt giống có đồ tẩm bổ, trau-dồi, giúp cho nó. Các hạt giống đã thành-thục (chín). Nương đó ập "nhân sinh-khởi": Có thể sinh-khởi cái quả gần của nó. Ví dụ: như người tu lâu, căn lành thành-thục, nhờ một chút duyên là thành.

5)VÔ-GIÁN-DIỆT-Y-XỨ: Tâm và tâm-sở nương đẳng-vô-gián-duyên.

6)CĂN-CẢNH-Y-XỨ: Tâm và tâm-sở nương sở-duyên-duyên.

7)CĂN-Y-XỨ: Tâm và tâm-sở nương 6 căn.

8)TÁC-DỤNG-Y-XỨ: Trừ chủng-tử ra, các cái khác giúpcho hiện-duyên.

9)SỸ-DỤNG-Y-XỨ: Trừ chủng-tử ra, các cái khác làmhiện-duyên.

10)CHÂN-THỰC-KIẾN-Y-XỨ: Cái kiến vô-lậu, đối với pháp vô-lậu, có thể giúp dẫn để chứng vô-lậu. Nương đó để lập "nhân-nhiếp-thụ": Nhiếp bao thứ để lập thành pháp vô-lậu. Chờ bao duyên để thành-tựu.

11)TÙY-THUẬN-Y-XỨ: Tiến tới, sinh các cái khác: như cây chuối lớn lên, đâm lá, hoa, quả. Nương đó lập "nhân dẫn phát": ví dụ: đã lành, tu lành thêm lên.

12)SAI-BIỆT CÔNG-NĂNG-Y-XỨ: Các pháp hữu-vi đều đối với quả của chúng, có cái thế-lực có thể khởi chứng khác nhau: Như thiện được quả sướng, cảnh sướng. Thấy (chứng) rõ. Nương đó lập "nhân-định-dị": lành ác quyết-định khác nhau. Có thể sinh trong các cõi, hay chứng các cảnh-giới trên.

13)HÒA-HỢP Y-XỨ: hòa-hợp nhau. Bao cái khác chung làm thành. Từ nơi lĩnh-thụ cho đến sai-biệt công-năng y-xứ, đối với trong cái quả "sinh, trụ, thành, đắc", có cái sức hòa-hợp nhau. Nương đó lập "nhân đồng-sự": Từ quán-đãi cho đến định-dị, đều đồng-sinh một quả.

14)CHƯỚNG-NGẠI Y-XỨ: Có thể chướng-ngại. Đối với "sinh, tru, thành, đắc", có thể chướng-ngại. Nương đó lập "nhân tương-vi": Có thể trái "sinh, trụ, thành, đắc".

15)BẤT-CHƯỚNG-NGẠI-Y-XỨ: Chẳng chướng-ngại. Đối với "sinh, trụ, thành, đắc", chẳng chướng-ngại. Nương đó lập "nhân bất tương-vi": Không trái với "sinh, trụ, thành, đắc".


Mười nhân nhiếp về 2 nhân:

a)Năng-sinh1.

b)Phương-tiện2.

NHÂN NĂNG-SINH: Các nhân khiên-dẫn chủng-tử và sinh-khởi chủng-tử.

NHÂN PHƯƠNG-TIỆN: Các nhân khác.

KHIÊN-DẪN CHỦNG: Các chủng nhân-duyên dẫn phát, định dị, đồng-sự, và bất-

tương-vi, về cái vị chưa thành-thục3.

SINH-KHỞI-CHỦNG: Về cái vị đã thành-thục.

ĐOẠN V

NĂM QUẢ

Đã nói nhân-duyên, tất phải có quả.

Quả có mấy thứ? Nương chỗ nào được?

Có 5 thứ:

1)DỊ-THỤC: Pháp hữu-lậu thiện và bất-thiện chiêu-cảm dị-thục sinh4. Vô ký của nó nối luôn. Như người tu thập-thiện, sinh cõi trời.

2)ĐẲNG-LƯU: Tu thiện được quả thiện. Tu ác được quả ác.

3)LY-KẾ5: Vô-lậu đạo, đoạn chướng, chứng được thiện vô-vi.

4)SỸ6-DỤNG: Các người làm, mượn các đồ dùng, tạo ra sự-nghiệp.

5)TĂNG-THƯỢNG: Các thứ khác phụ thêm.

Luận Du-già nói: Tập-khí y-xứ được quả dị-thục.

Tùy-thuận y-xứđược quả đẳng-lưu. Chân-kiến y-xứ được quả ly-kế. Sỹ-dụng y-xứ được quả sỹ-dụng. Còn các y-xứ khác được quả tăng-thượng.

image001(1) Hạt giống: nhân.

(2) Duyên: giúp.

(3) Chưa đủ sức.

(4) Khác thời, khác chỗ, khác loại. Ví như nước ở suối, chảy thành sông, ra biển.

(5) Kế: trói-buộc, ly: giải thoát.

(6) Sỹ: người.

ĐOẠN VI

SINH-TỬ NỐI-LUÔN

Hỏi:

-Do đâu có chúng hữu-tình sinh-tử nối luôn?

Đáp:(bài tụng)

-Bởi các nghiệp tập-khí, hai thủ tập-khí chung, dị-thục trước đã hết sinh dị-thục khác.

Giải-thích:

Các nghiệplà phúc, phi phúc và bất-động1, là tu nghiệp thiện và bất-thiện thuộc về hữu-lậu. Quyến-thuộc2của nghiệp cũng gọi là nghiệp, vì cũng đồng chiêu-cảm dẫn và mãn quả dị-thục3.

Nghiệp tập-khí4do huân-tập mà thành. Chỉ nghiệp trước và hiện-tại, gọi là tập-khí.

Tập-khí phát-triển mãi, nối tiếp phát-triển, đến khi trưởng-thành cảm-chiêu quả dị-thục.

Hai thủ tập-khí: Hai thủ là năng-thủ và sở-thủ. Như tướng phần, kiến-phần, danh, sắc5, hay tâm, tâm-sở.

Chung: Nghiệp-chủng và chủng-tử của 2 thủ chung nhau, làm duyên gần và xa, ảnh-hưởng lẫn nhau. Nghiệp chiêu-cảm sinh-tử.

Tiền dị-thục: Nghiệp các đời trước sinh ra thân đời này.

Dị-thục sau: Nghiệp đời này sinh ra các thân đời sau.

Bài kệ này ý nói: Bởi nghiệp và hai thủ sinh-tử luân-hồi, đều chẳng dời thức. Vì tâm và tâm-sở làm chủng tính.

image001(1) Phúc: lành. Phi-phúc: ác. Bất động: tu định, vào 4 thiền 4 định.

(2) Đồng với nhau. Những cái gì liên quan tớí nghiệp.

(3) Đầu thai, nhập thai.

(4) Nghiệp tập-khí: thói quen.

(5) Danh: 4 uẩn sau. Cùng sắc là 5 uẩn.


ĐOẠN VII

TẬP-KHÍ

Sinh-tử tương-tục bởi các tập-khí.

Tóm tắt có ba thứ:

1)DANH-NGÔN TẬP-KHÍ: Danh-ngôn là người ta đặt tên cho sự-vật, như cái bàn, cái cây. Ý-thức chấp vào các danh-ngôn đó. Mỗi pháp hữu-vi đều có chủng-tử của nó. Chia làm 2 loại:

a)BIỂU-NGHĨA DANH-NGÔN: Những thứ có tên chung, mọi người đều công nhận. Như cái núi, cái sông v.v...

b)HIỆN-CẢNH DANH-NGÔN: Chỉ rõ cảnh. Trong tâm mình biết, mình mình hiểu.

Hai thứ danh-ngôn huân-tập thành chủng-tử.

2)NGÃ-CHẤP TẬP-KHÍ: Chúng-tử chấp-ngã và ngã-sở, (những cái của ta). Ngã chấp có hai thứ:

a)Cu-sinh ngã-chấp.

b)Phân-biệt ngã-chấp.

Hai thứ ngã-chấp huân-tập thành chủng-tử, khiến cho chúng hữu-tình thấy có mình và người khác nhau.

3)HỮU-CHI TẬP-KHÍ: Thân phần của mình, lại có giống nghiệp về sau. Nghiệp-chủng-tử chiêu-cảm dị-thục ba cõi. Có hai loại:

a)HỮU-LẬU THIỆN: Nghiệp có thể chiêu-cảm quả khả-ái.

b)BẤT THIỆN-NGHIỆP: Nghiệp có thể chiêu-cảm quả đáng ghét, ai cũng ghét.

Hai thứ hữu-chi huân-tập thành chủng-tử, khiến cho dị-thục quả khác nhau về thiện hay ác thú.

Ngã-chấp và hữu-chí tập-khí là duyên tăng-thượng của quả khác nhau.

Trong bài tụng trên nói: các nghiệp tập-khí: nên biết là hữu-chi tập-khí.

Hai thủ tập-khí: đó là ngã-chấp và danh-ngôn; hai tập-khí. Vì lấy ngã và ngã-sở, cùng là danh-ngôn mà huân-tập thành. Đều gọi là lấy(thủ).

ĐOẠN VIII

TỊNH-PHÁP NỐI-LUÔN.

Từ vô-thủy đến nay, các chủng tử vô-lậu nương dựa ở bản thức. Bởi các chuyển-thức v.v...thường thường huân-tập, chúng nảy-nở và phát-triển, cho đến lúc hoàn toàn thành Phật.

Xoay và bỏ các hạt giống xấu đã có từ lâu. Vun sới các hạt giống thanh-tịnh. Trau-dồi mãi, bởi nguyện lớn làm mãi trong tương-lai, càng ngày càng thanh-tịnh, cho đến hoàn-toàn. Ví như trồng rau. Chăm vun sới, tưới bón, rau ngày càng lớn. Lúc đầu chỉ là những hạt rất nhỏ. Chăm làm cỏ, nhổ những cỏ xấu tranh sống với rau. Một ngày kia, rau lớn, trùm cả vườn. Cỏ có mọc cũng bị át đi.

Đó là ví-dụ thô-sơ để ta có một ý-niệm về trau-dồi hạt giống tốt.

ĐOẠN IX

BA TÍNH

Hỏi:

-Tại sao trong các kinh, Phật nói có ba tính?

Đáp:

-Nên biết ba tính cũng chẳng dời thức.

(Bài tụng):

1) Bởi các biến-kế1

Biến-kế các vật,

Cái chấp biến-kế đó,

Tự-tính không phải có.

2) Tự-tính y-tha-khởi

Do phân-biệt các duyên2mà sinh ra.

3) Viên-thành-thậtthường xa-lìa biến kế. Cho nên viên-thành-thật với y-tha chẳng phải khác và không khác. Ví như tính vô-thường v.v...với các pháp chẳng phải khác và không khác.

Nếu không thấy tính viên-thành-thật thì cũng không thấy y-tha3.

image001(1) Biến: khắp.Kế: so-đọ chấp-trước.

(2) Duyên: Như quyển sách nhờ giấy, bìa v.v…

(3) Thấy viên-thành-thật rồi mới thấy y-tha.

Giải thích:

Có ba tính:

1) Biến-kế.

2) Y-tha.

3) Viên-thành-thật.

1)BIẾN-KẾ: So-đo và chấp-trước các pháp. Có nhiều loại, nên đây nói các.

Câu tụng đầu chỉ rõ: thức năng biến-kế.

Câu thứ hai chỉ: cảnh bị biến kế. Các vật bị chấp làm ngã và pháp, gọi là: biến-kế sở-chấp tự-tính. Tự-tính của chúng đều không phải có.

Hai câu sau chỉ: biến-kế sở-chấp, hoặc ngã hoặc pháp, tự-tính chẳng phải có.

2)Y-THA: Y-tha-khởi-tự-tính là cảnh sở-duyên, duyên cho biến kế tâm.

VIÊN-THÀNH-THẬT: Viên-thành-thật thuộc về chân. Không phải cảnh của vọng chấp (biến-kế) .

ĐOẠN X

BIẾN-KẾ SỞ-CHẤP

Hỏi:

-Biến-kế sở-chấp với y-tha-khởi có khác gì nhau?

Đáp:

-Tâm và tâm-sở của chúng sinh trong ba cõi, bởi từ vô thủy đến nay hư-vọng huân-tập, in tuồng 2 cái sinh: đó là kiên-phần và tướng-phần1, tức là năng-thủ và sở thủ.

Như vậy hai phần, theo tình thức phân biệt thì có, mà theo chân-lý thì không.

Đó là biến-kế sở-chấp.

Y-THA-KHỞI: Cái tínhbị nương của 2 cái, nương nhờ nơi duyên mà sinh, đó là y-tha-khởi.Bởi vì hư-vọng phân biệt duyên sinh ra.

Sao biết vậy?

Các thánh giáo nói: - Hư vọng phân biệt là y-tha-khởi2.

Hai thủ là biết kế sở-chấp.

image001(1) Thức và cảnh.

(2) Như mắt mỏi thấy hoa đốm.

-Tâm và tâm-sở của các chúng sinh ở thế gian và xuất thế gian, bởi sức huân tập biến ra hai phần là tướng và kiến phần, theo duyên mà sinh,cũng là Y-THA-KHỞI.

-Biến kế nương y-tha, hư vọng chấp quyết định thật không có, không, một khác, cũng có cũng không v.v...

-Hai cái năng, sở đó là BIẾN-KẾ SỞ-CHẤP.

Các duyên sinh ra tâm và tâm sở, tướng và kiên-phần, hữu lậu và vô lậu, đều là y-tha-khởi.

Bởi vì nương nơi các duyên kia mà khởi.

ĐOẠN XI

Y-THA-KHỞI-TÍNH.

Bài tụng trên có nói:

-Phân biệt các duyên sinh ra

Nghĩa là: Đó là nói về nhiễm-phần y-tha. Tức là đứng về mặt vọng, mặt chúng sinh.

Về tịnh phần y-tha, cũng là viên thành thật. Vì khi chúng sinh tu vạn hạnh, nhờ các duyên lạnh mà thành Phật. Cũng vì thế mà gọi là y-tha.

Các pháp nhiễm tịnh, tâm và tâm sở, đều gọi là phân biêt, bởi vì có thể trợ duyên, và phải dùng trí suy nghĩ, so sánh.

Thế là tất cả nhiễm tịnh y-tha đều nhiếp về phần y-tha-khởi.

ĐOẠN XII

VIÊN-THÀNH-THẬT

-Hai cái “không” hiện ra, tức là nhân-không và pháp không, viên mãn thành tựu thực tính các pháp: đó là viên-thành-thật.

Tức là đã chứng quả Phật, đã tới Chân lý.

Bài tụng trên nói:

-Cứ trên các y-tha, thường xa lìa các biến kế sở chấp. Khi hai không ngã và pháp hiện ra, đó là đạt được chân như.

-Viên thành thật với y-tha chẳng phải khác và không khác:

Đã chứng chân lý, không còn so đo, chấp trước.

Đứng về mặt “chân” mà nói: chân và vọng là khác.

Đứng về mặt “vọng” mà nói: thế giới chúng sinh có thực.

Khi Phật đã chứng chân lý: mới thấy rõ cả hai mặt “chân vọng”.

Ví như người mắt lành, mới biết cái lầm của người mắt mỏi, thấy hoa đốm ở hư không.

Người đó thấy hư không thực, biết rõ mắt bệnh, và biết hoa đốm là không thực có.

Hoa đốm chỉ có thực đối với ngưới mắt mỏi.

Cảnh chiêm bao chỉ có thực với người đang chiêm bao.

Cảnh giới của chúng sinh chỉ có thực với chúng sinh.

Với Phật, mới biết cảnh của chúng sinh chỉ là giả, là không có thực, ví như hoa đốm, như chiêm bao.

Bởi thế bài tụng ở đọan IX nói:

-Nếu không thấy tính viên-thành-thật, thì cũng không thấy y-tha.

Tức là: Nếu không chứng “chân lý”, không biết rõ cảnh “vọng”.

Nếu không thành Phật, không biết rõ sự thực của sự vật.

ĐOẠN XIII

KẾT LUẬN VỀ BA TÍNH

Ba tự tính đều chẳng xa lìa tâm và tâm sở:

  1. Y-THA-KHỞI-TÍNH: Tâm và tâm sở với cái bị biết hiện ra, bởi các duyên sinh, như huyễn sự v.v... chẳng phải có, in tuồng có, dối gạt kẻ ngu phu.

  1. BIẾN-KẾ SỞ-CHẤP: Kẻ ngu phu đối với cái đó, ngang ngược chấp ngã pháp: có, không, một, khác cũng có cũng không v.v... như hoa đốm ở hư không v.v... tính tướng đều không.

  1. VIÊN THÀNH THẬT: Trên y tha khởi, các hư vọng chấp là ngã và pháp kia đều không. Cái “không” ấy hiển ra chân tính của thức v.v...

Vậy ba tính chẳng dời tâm.

ĐOẠN XIV

BA KHÔNG TÍNH

Hỏi:

-Nếu có ba tính, thế sao đức phật nói: “Các pháp đều không tự tính?”

Đáp: (bài tụng)

Cứ nương theo trước nói ba tính,

Lập sau ba không tính,

Cho nên Phật mật ý nói:

-“Tất cả pháp vô tính”:

  1. – Đầu là tướng vô tính

  2. – Giữa là không tự nhiên tính

  3. Sau là các pháp thắng nghĩa1:

Bởi xa lìa các sở chấp ngã và pháp tính.

Cũng tức là Chân-như,

Bởi vì tính nó thường như2

Tức Duy-thức thật-tính.

GIẢI THÍCH:

-Cứ nương theo trước nói ba tính, lập sau ba vô tính, đó là:

  1. Tướng vô tính.

  2. Sinh vô tính

  3. Thắng nghĩa vô tính

image001(1) Nghĩa hơn hết

(2) Quyền nói thôi, Phương-tiện tạm giả-lập.


Nên phật mật ý nói: “Tất cả đều vô tự tính”. Chẳng phải tính hòan tòan là không.

Nói chữ mật-ý1: tỏ ra rằng chẳng phải “liễu-nghĩa”.

Hai tính sau, dù thể chẳng phải không, mà có kẻ ngu-phu đối với đó hư-vọng chấp thật có ngã và pháp tự-tính. Đó là biến kể sở chấp.

trừ cái chấp ấy, nên Phật đối với không, đều nói là: vô-tính.

Hỏi:

-Thế nào nương ba tính mà lập ba không tính?

Đáp:

  1. TƯỚNG-VÔ-TÍNH: Nương biến-kế sở-chấp mà lập. Bởi vì thể-tướng nó hoàn toàn chẳng phải có.

  1. SINH VÔ TÍNH: Nương y-thamà lập.

Đó là: như huyễn-sự nương các duyên-sinh. Không như kẻ hư-vọng chấp: tự-nhiên tính.

Giả nói là vô-tính. Chẳng phải tính hoàn toàn không.

  1. THẮNG NGHĨA VÔ TÍNH: Nương viên thành thậtlập. Tức là thắng nghĩa.

Bởi xa lìa cái biến kế sở chấp ngã và pháp trước.

Giả nói là vô tính. Chẳng phải tính hòan tòan không.

KẾT LUẬN VỀ KHÔNG TÍNH.

Trong các khế-kinh nói vô-tính, chẳng phải là nghĩa hoàn-toàn. Các người có trí không nên nương theo đó mà bác chung là: “Các pháp đều không tự-tính”.

---o0o---

---o0o---
Vi tính: Viên Trí
Trình bày: Nhị Tường
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]