Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 03

17/04/201312:04(Xem: 10508)
Phần 03

DUY THỨC HỌC

Tuệ Quang

Huyền-Cơ Phật-Học-Viện

---o0o---

Phần Thứ Ba

THÀNH-LẬP DUY-THỨC

ĐOẠN I

MỤC-ĐÍCH

Học duy-thức là để biết rõ tâm-lý chúng-sinh và mình để tiện việc tu-học.

Khi đã biết rồi, nên nghiên-cứu về pháp-tính, tức là lối học tổng-quát, lời Phật dạy ở các kinh liễu-nghĩa như Duy-ma-cật, Viên-giác v.v… Tu dễ và chóng hơn.

*

* *

ĐOẠN II

AI LẬP RA DUY-THỨC ?

Duy-thức do Phật lập ra.

Phật đã tu-chứng rồi, mới bao được hết, nên thành-lập tâm-lý học của các chúng-sinh.

Đứng trên cao nhìn xuống, Phật mới bao-trùm được toàn phần vọng-thức của chúng-sinh.

*

* *

ĐOẠN III

DUY-THỨC LÀ GÌ ?

Duy-thứcnghĩa là : «Không ngoài ý thức».

Ta đã biết pháp-giới bao-la, trong đó các thế-giới, các cõi Phật nhiều như bụi nhỏ ở hư-không.

Chữ «Thức »chỉ pháp-giới bao-la đó.

*

* *

Nay muốn tiện việc học, ta thử giả-lập, chia ra 2 mặt chân, vọng :

37duythuchoc03
VỌNGCHÂN

Mặt «vọng » là mặt chúng-sinh.

Mặt «chân » là cảnh-giới Phật.

Chữ «thức »bap-trùm cả hai mặt «chân, vọng ».

Vậy chữ «thức »cũng đồng nghĩa với chữ «tâm ».

Phật dùng chữ «tâm ».

Bồ-tát dùng chữ «thức ».

Lời Phật nói, gọi là «kinh ».

Sách Bồ-tát viết, gọi là «luận ».

*

* *

Đó là nghĩa :

«Tam giới duy-tâm, vạn pháp duy-thức »

Tức là : Tâm bao-trùm ba cõi, thức bao gồm muôn vât.

*

* *


ĐỒNG-NGHIỆP VÀ BIỆT-NGHIỆP

1)Vũ-trụ bao-la, pháp-giới mênh-mong, trong đó có nhiều cõi Phật, nhu bụi nhỏ ở hư-không.

2)Để tiện việc học, chia các phật-sát làm nhiều nhóm.

-Ta thấy có đồng, có biệt:

a)đồng :nói chung các nhóm.

b)Biệt : nói riêng từng nhóm.

3)Cứ thế chia ra từ rộng xuống hẹp, thì có đồng có biệt.

*

* *

4)THÀNH-LẬP DUY-THỨC

-Thành lập trên hai căn-bản.

a)Đồng-nghiệp

b)Biệt-nghiệp

*

* *

ĐOẠN V

NÓI RIÊNG VỀ PHẬT-SÁT CỦA PHẬT THÍCH-CA, TỨC LÀ CÕI SA-BÀ THẾ GIỚI NÀY :

a)Đồng : gồm cả sa-bà thế-giới.

Thế-giới này có ba nghìn nghìn triệu thái-dương-hệ (3000,000,000,000).

b)Biệt :

I.Chúng-sinh hữu-tình : gồm các chúng-sinh có trí biết phân-biệt. Những chúng-sinh này thấy biết giống nhau, có nhiều điểm chung.

Cùng chung một đồng-nghiệp.

II.Chúng-sinh vô-tình : gồm các sự-vật, có liên-quan đến chúng-sinh trong Phật-sát.

*

* *

I.CHÚNG-SINH HỮU-TÌNH LẠI LÀ ĐỒNG.

Khi nói gồm cả các chúng-sinh đó.

A)Nhân-loại: lại là biệt.

B)Các loại khác : là biệt.

Cứ thế chia mãi, thảy đều có đồng, có biệt. :

-Xét nhân-loại : đồng.

-Nhân-loại có nhiều giống người : là biệt

Mỗi giống người da trắng, da vàng, da đen là biệt.

-Trái đất này có nhiều châu: Á, Âu, Mỹ, Phi, Úc v.v.

Mỗi châu là biệt, trái đất là đồng.

-Chia đến từng dân-tộc, từng nước, từng tỉnh, từng quận, từng làng, thảy đều có đồng có biệt.

-Cho đến một người, lại có đầu, mình, chân, tay, các bộ máy tiêu-hóa, tuần-hoàn, lại chia bao bộ phận như gan, ruột v.v. chia cho đến các tế-bào. Thảy đều có đồng, có biệt.

*

* *

ĐOẠN VI

ĐỨNG VỀ MẶT CHÚNG-SINH :

«Thức »là cái biết hẹp-hòi, nông-cạn của chúng-sinh.

«Nhất-thiết duy-tâm tạo »: đều do thức biết mà có chúng-sinh, thế giới.

---o0o---
Vi tính: Viên Trí
Trình bày: Nhị Tường
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]