Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

CHƯƠNG I

16/04/201314:02(Xem: 10316)
CHƯƠNG I

KHẢO NGHIỆM DUY THỨC HỌC

TÂM LÝ HỌC THỰC NGHIỆM

(Quyển II)

CHƯƠNG I

I - GIÁ TRỊ SỰ QUAN HỆ CỦA TÂM VƯƠNG VÀ TÂM SỞ:

Sự sinh hoạt của tám Thức Tâm Vương nếu như minh định được giá trị thì sự quan hệ với 51 Tâm Sở cũng dễ nhận thức. Mỗi Thức Tâm Vương đều có giá trị khác nhau cho nên quan hệ với 51 Tâm Sở thì không giống nhau. Trong tám Thức Tâm Vương không phải Tâm Thức nào mỗi khi sinh hoạt cũng đều quan hệ toàn diện và quan hệ giống nhau với 51 Tâm Sở. Hơn nữa vấn đề “Giá Trị Sự Quan Hệ của Tâm Vương và Tâm Sở” nếu như so sánh với vấn đề “Sự Quan Hệ giữa Tâm Vương và Tâm Sở” của Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I thì có những điểm hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa. Ý nghĩa khác nhau của hai mệnh đề trên qua những chữ Giá Trị, Của và Giữa. Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I đã giải thích “Sự Quan Hệ Giữa Tâm Vương Và Tâm Sở”. Riêng ở đây, Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển II chỉ trình bày “Giá Trị Sự Quan Hệ của Tâm Vương và Tâm Sở”. Theo như giá trị sự quan hệ nói trên, trong tám Thức Tâm Vương, Tâm Vương nào quan hệ với những Tâm Sở nào và quan hệ được bao nhiêu số lượng Tâm Sở, cũng như sự khác biệt giữa giá trị sự quan hệ và sự quan hệ như thế nào của tám Thức Tâm Vương đối với 51 Tâm Sở? Trước hết vấn đề khác biệt giữa Giá Trị Sự Quan Hệ và Sự Quan Hệ như thế nào đối với Tám Thức Tâm Vương và 51 Tâm Sở xin được trình bày sau đây:

A/- SỰ QUAN HỆ GIỮA TÂM VƯƠNG VÀ TÂM SỞ:

Muốn phân biệt rõ Sự Quan Hệ và Giá Trị Sự Quan Hệ đối với tám Thức Tâm Vương và 51 Tâm Sở, chúng ta trước hết hãy nhận định lại một cách rõ ràng vấn đề Sự Quan Hệ giữa Tâm Vương và Tâm Sở. Khảo Nghiệm Duy Thức Học quyển I giải thích: “Sự quan hệ giữa Tâm Vương và Tâm Sở nghĩa là các Tâm Vương muốn hiểu biết vạn pháp phải nhờ các Tâm Sở giúp đỡ. Nếu như không có các Tâm Sở giúp đỡ, các Tâm Vương không thể hiểu biết vạn pháp”.

“Thí dụ, Nhãn Thức Tâm Vương thì nhìn thấy vạn pháp, nhưng Nhãn Thức Tâm Vương nếu như không có Tâm Sở Dục muốn thấy và Tâm Sở Tư đi tìm thì không thể nhìn thấy vạn pháp”.

Nói cách khác, các Tâm Sở luôn luôn ngăn cách sự sinh hoạt của các Tâm Vương và không cho các Tâm Vương hiểu biết trực tiếp vạn pháp. Các Tâm Vương chỉ có khả năng hiểu biết gián tiếp vạn pháp qua những hình ảnh cũng như qua sự chỉ đạo và cung cấp của các Tâm Sở. Các Tâm Sở cho phép và cung cấp những dữ kiện như thế nào thì các Tâm Vương hiểu biết như thế đó và không thể hiểu biết khác hơn.

Thí dụ, Nhãn Thức Tâm Vương chỉ có khả năng nhìn thấy hình tướng của vạn pháp qua Tâm Sở Huệ thâu ảnh và qua Tâm Sở Xúc cung cấp hình bóng. Nếu như không có hai Tâm Sở này thâu ảnh và cung cấp hình bóng nói trên, Nhãn Thức Tâm Vương không thể nào nhìn thấy được vạn pháp, mặc dù vạn pháp lúc đó vẫn hiện hữu ở bên ngoài.

Các Tâm Vương khác cũng thế, nghĩa là chỉ có khả năng hiếu biết gián tiếp về hình ảnh của vạn pháp qua hàng rào ngăn cách của các Tâm Sở. Những hình ảnh vạn pháp mà các Tâm Vương hiểu biết đều là Ảnh Tử (Cause of Illusions) của sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nơi một sự vật và các Tâm Vương không thể tự động hiểu biết trực tiếp được thật tướng của sự vật đó. Theo Duy Thức Học, các Tâm Vương thì làm chủ trong vấn đề hiểu biết và các Tâm Vương nếu như không hiện hữu thì nhất định không có hiểu biết. Nhưng tất cả sự sinh hoạt của các Tâm Vương để hiểu biết vạn pháp đều bị các Tâm Sở ràng buộc một cách chặt chẽ. Các Tâm Sở luôn luôn điều khiển và lôi cuốn các Tâm Vương hành động theo sự chỉ đạo của chúng.

Thí dụ, Ý Thức Tâm Vương đã hiểu biết sự nóng giận là điều không tốt cho cuộc sống hạnh phúc, nhưng Ý Thức Tâm Vương không thể làm chủ một khi Tâm Sở Sân nổi dậy lôi cuốn và trong lúc đó Tâm Sở Sân bắt buộc Ý Thức Tâm Vương hành động theo sự nóng giận của nó điều khiển.

Điều đáng chú ý, các Tâm Sở nói trên chính là một lô tâm lý mang tánh chất nghiệp lực đã được nội kết thành hạt giống từ lâu trong Tâm Thức Alaya, mặc dù chúng nó có loại thiện, có loại ác và có loại vô ký (không phải thiện và không phải ác). Đối với vấn đề giác ngộ và giải thoát, những Tâm Sở này đều thuộc về loại phiền não và không thể có mặt trong thế giới Chân Như Pháp Tánh của chư Phật. Bao nhiêu đó cũng nói lên được ý nghĩa về sự quan hệ giữa Tâm Vương và Tâm Sở.

B/- GIÁ TRỊ SỰ QUAN HỆ CỦA TÂM VƯƠNG VÀ TÂM SỞ:

Giá trị sự quan hệ của Tâm Vương và Tâm Sở, nghĩa là mỗi Tâm Vương một khi sinh hoạt thì được bao nhiêu Tâm Sở yểm trợ, những Tâm Sở nào yểm trợ và những Tâm Sở nào không yểm trợ. Trong tám Thức Tâm Vương, mỗi Tâm Thức có giá trị hiểu biết khác nhau cho nên quan hệ với 51 Tâm Sở đều không giống nhau, có Tâm Thức thì quan hệ đến 51 Tâm Sở và có Tâm Thức chỉ quan hệ với một số Tâm Sở nào theo khả năng hiểu biết của Tâm Thức đó. Hơn nữa, mỗi Tâm Sở đều có một đặc tánh khác nhau cho nên trong sự hợp tác để yểm trợ, có khi thích hợp với Tâm Thức này nhưng không thích hợp với Tâm Thức khác. Đã vậy, mặc dù hợp tác với một Tâm Thức để sinh hoạt, 51 Tâm Sở không phải cùng một lúc yểm trợ toàn bộ. Tùy theo sự việc, Tâm Sở này khi yểm trợ Tâm Thức nào đó để sinh hoạt thì trong lúc đó Tâm Sở khác nhất định không có mặt và Tâm Sở khác khi yểm trợ Tâm Thức nào đó để sinh hoạt thì trong lúc đó Tâm Sở này nhất định không có mặt.

Thí dụ, Tâm Sở Tham một khi hợp tác với Tâm Thức để sinh hoạt trộm cắp thì trong lúc đó Tâm Sở Vô Tham nhất định không có mặt và ngược lại Tâm Sở Vô Tham một khi hợp tác với Tâm Thức để sinh hoạt bố thí thì trong lúc đó Tâm Sở Tham nhất định không có mặt.

Giờ đây chúng ta thử tìm hiểu giá trị sự quan hệ của Tám Thức Tâm Vương và 51 Tâm Sở trong mọi lãnh vực sinh hoạt để nhận thức. Chúng ta nếu như nắm vững được giá trị sự quan hệ của tám Thức Tâm Vương và 51 Tâm Sở qua phương pháp quán chiếu để trị liệu những tâm bệnh nơi mỗi con người thì mới có thể vững bước trên con đường tu tập đạo giác ngộ và giải thoát.

1.- GIÁ TRỊ SỰ QUAN HỆ CỦA NĂM THỨC TÂM VƯƠNG VÀ 51 TÂM SỞ:

Trước hết chúng ta thử tìm hiểu giá trị sự sinh hoạt của năm Thức Tâm Vương. Năm Thức Tâm Vương, từ Nhãn Thức cho đến Thân Thức, theo Duy Thức Học chỉ có khả năng hiểu biết và không có khả năng phân biệt trong sự nhận thức vạn pháp. Đã vậy, năm Thức Tâm Vương này chỉ hiểu biết vạn pháp về phương diện hình thức có hình cách tổng quát của một sự vật và không thể hiểu biết nội dung có tánh cách ẩn chứa chiều sâu bên trong của một sự vật, mặc dù năm Thức Tâm Vương nói trên hiểu biết vạn pháp bằng trực giác, nghĩa là có khả năng hiểu biết trực tiếp hình ảnh của vạn pháp mà không cần trung gian làm môi giới.

Thí dụ, anh A đang đọc quyển Bát Nhã Tâm Kinh Qua Cái Nhìn Của Duy Thức cùng một tác giả. Trong lúc đọc, anh A vì bận rộn nghe mọi người chung quanh nói chuyện nên không để ý vào nội dung trong kinh. Thành thử, khi đọc xong, anh A không biết quyển Bát Nhã Tâm Kinh đó nói chi, tuy rằng Nhãn Thức của anh vẫn thấy chữ để đọc và anh vẫn biết mình đọc không sai. Sự thấy và biết này của anh A để đọc Bát Nhã Tâm Kinh chính là sự thấy và biết riêng của Nhãn Thức mà trong lúc đó Ý Thức thứ sáu không có hợp tác để nhận định Bốn Tâm Thức còn lại sinh hoạt cũng giống như thế.

Bát Thức Quy Củ Tụng của ngài Khuy Cơ do Thích Thắng Hoan dịch, trang 25 ghi rằng: “ ... Nguyên do, năm Tâm Thức tự nó sinh hoạt không lanh lợi và cũng không mạnh mẽ như Ý Thức thứ sáu ...” Thật vậy, năng lực của năm Tâm Thức ở trước sinh hoạt quá yếu kém cho nên hiểu biết đơn giản và hời hợt đối với vạn pháp.

a/- TÁNH CHẤT CỦA NĂM THỨC TÂM VƯƠNG:

Vì Tánh chất yếu kém, năm Thức Tâm Vương sinh hoạt không có sâu sắc, phản ứng không chút lanh lợi và hiểu biết vạn pháp không được toàn điện giống như sự hiểu biết của Ý Thức thứ sáu, mặc dù năm Thức Tâm Vương này hiểu biết vạn pháp không phải qua sự diễn dịch và suy luận. Năm Thức Tâm Vương chỉ hiểu biết hình tướng bên ngoài của vạn pháp, nhưng không thể hiểu biết nội dung chiều sâu về tánh chất, giá trị và ý nghĩa ở phía bên trong của vạn pháp. Khả năng hiểu biết của năm Thức Tâm Vương được nhận định như sau:

*- Nhãn Thức: chỉ hiểu biết sự sai biệt về hình tướng của vạn pháp, nghĩa là Nhãn Thức chỉ nhìn biết hình tướng của pháp này không phải hình tướng của pháp kia và hiểu biết không lầm lẫn hình tướng của mỗi pháp, nhưng tánh chất, giá trị và ý nghĩa khác nhau của mỗi pháp thì Nhãn Thức không có khả năng hiểu biết đến.

Thí dụ, anh A hỏi anh B sáng nay có gặp anh C ở ngoài phố không? Anh B trả lời với anh A rằng anh có gặp. Anh A hỏi tiếp anh C mặc bộ đồ gì và làm chi ngoài phố Anh B trả lời với anh A rằng anh không để ý. Điều đó cho biết, Nhãn Thức của anh B vẫn nhìn thấy anh C ở ngoài phố, nhưng trong lúc đó Ý Thức của anh B không có hợp tác (không để ý) để nhận thức cho nên anh B không biết anh C mặc bộ đồ gì và làm chi ngoài đó để trả lời với anh A.

*- Nhĩ Thức:chỉ hiểu biết sự sai biệt về hình tướng âm thanh của vạn pháp, nghĩa là Nhĩ Thức chỉ nghe biết được tiếng của pháp này không phải tiếng của pháp kia và hiểu biết không lầm lẫn hình tướng âm thanh của mỗi pháp. Nhưng tánh chất, giá trị và ý nghĩa về âm thanh của mỗi pháp khác nhau như thế nào thì Nhĩ Thức không có khả năng hiểu biết đến.

Thí dụ, anh A chỉ hiểu biết tiếng nói của anh B không phải tiếng nói của anh C, nhưng tiếng nói hay dở và trong đục của hai anh khác nhau như thế nào thì anh A hoàn toàn không hiểu biết, vì anh không để ý đến, nghĩa là Nhĩ Thức của anh A trong lúc nghe không có Ý Thức hợp tác để nhận định.

*- Tỷ Thức:chỉ hiểu biết sự sai biệt về hình tướng mùi hương của vạn pháp, nghĩa là Tỷ Thức chỉ ngửi biết được mùi hương của pháp này không phải mùi hương của pháp kia và hiểu biết không lầm lẫn hình tướng mùi hương của mỗi pháp, nhưng tánh chất, giá trị và ý nghĩa về mùi hương của mỗi pháp khác nhau như thế nào thì Tỷ Thức không có khả năng hiểu biết đến.

Thí dụ, anh C chỉ ngửi biết đây là mùi hương của hoa lan, kia là mùi hương của hoa huệ, nọ là mùi hương của hoa lài v.v... Nhưng tánh chất, giá trị và ý nghĩa khác nhau như thế nào về mùi hương của mỗi loài hoa thì anh C hoàn toàn không hiểu biết, vì anh không để ý đến, nghĩa là Tỷ Thức của anh C trong lúc ngửi không có Ý Thức hợp tác để nhận định.

*- Thiệt Thức: chỉ hiểu biết sự sai biệt về hình tướng chất vị của vạn pháp, nghĩa là Thiệt Thức chỉ nếm biết được chất vị của pháp này không phải chất vị của pháp kia và hiểu biết không lầm lẫn hình tướng chất vị của mỗi pháp, nhưng sự khác nhau tánh chất, giá trị và ý nghĩa như thế nào về chất vị của mỗi pháp thì Thiệt Thức không có khả năng hiểu biết đến.

Thí dụ, anh D chỉ nếm biết đây là chất vị của bánh mì, kia là chất vị của cơm chiên, nọ là chất vị của canh bầu v.v... Nhưng chất vị ngon dở, ngọt mặn sai biệt ra sao của mỗi loại thì anh D hoàn toàn không hiểu biết, vì anh không để ý đến, nghĩa là Thiệt Thức của anh D trong lúc nếm không có Ý Thức hợp tác để nhận định.

*- Thân Thức:chỉ hiểu biết sự sai biệt về hình tướng cảm xúc nơi thân thể của vạn pháp, nghĩa là Thân Thức chỉ nhận biết được sự cảm giác nơi pháp này không phải sự cảm giác nơi pháp kia và hiểu biết không lầm lẫn về hình tướng cảm xúc nơi thân thể của mỗi pháp, nhưng sự khác biệt tánh chất, giá trị và ý nghĩa sự cảm xúc nơi thân thể của mỗi pháp như thế nào thì Thân Thức không có khả năng hiểu biết đến.

Thí dụ, anh E chỉ nhận biết nước này lạnh, nước kia nóng, nước nọ mát v.v... Nhưng anh hoàn toàn không hiểu biết nước đó lạnh, nóng và mát bao nhiêu độ, vì anh không để ý đến, nghĩa là Thân Thức của anh E trong lúc cảm biết không có Ý Thức hợp tác để nhận định.

Cũng do sinh hoạt không lanh lợi , không sâu sắc và hiểu biết vạn pháp không toàn diện, năm Thức Tâm Vương nói trên không thể quan hệ toàn bộ và sinh hoạt cùng một lúc với 51 Tâm Sở. Khả năng của Năm Thức Tâm Vương này chỉ quan hệ được 34 Tâm Sở. 34 Tâm Sở quan hệ với năm Thâm Thức gồm có: 5 Biến Hành, 5 Biệt Cảnh, 11 Thiện, 3 Phiền Não Căn Bản, 2 Trung Tùy và 8 Đại Tuỳ. Trước hết, năm Thức Tâm Vương quan hệ như thế nào với năm Tâm Sở Biến Hành?

b/- QUAN HỆ VỚI NĂM TÂM SỞ BIẾN HÀNH:

Không riêng gì năm Tâm Thức, cả tám Thức Tâm Vương cũng đều quan hệ với năm Tâm Sở Biến Hành. Tám Thức Tâm Vương nếu như không có năm Tâm Sở Biến Hành yểm trợ thì không thể sinh hoạt để hiểu biết vạn pháp. Cũng vì quan hệ quá nhiều với tám Thức Tâm Vương, cho nên năm Tâm Sở Biến Hành trở thành công thần, luôn luôn làm hàng rào ngăn cách và khống chế mọi sự sinh hoạt của tám Thức Tâm Vương. Năm Tâm Sở Biến Hành không cho tám Thức Tâm Vương sinh hoạt trực tiếp đến vạn pháp. Nhưng ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến sự quan hệ của năm Thức Tâm Vương và năm Tâm Sở Biến Hành. Sự quan hệ của năm Tâm Thức và năm Tâm Sở Biến Hành được nhận định như sau:

*- Nhãn Thứcnhờ có Tâm Sở xúcgiúp đỡ cho nên mới thấy được hình ảnh của các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Xúc là mang hình ảnh (Images) của các pháp bên ngoài vào trong não bộ, khởi điểm từ nơi hai con mắt khác nhau vị trí và hội tụ (focus) chúng lại thành ảnh tử để trình diện cho Nhãn Thức nhìn thấy. Nhãn Thức nếu như không có Tâm Sở Xúc giúp đỡ thì không thể thấy biết các pháp, mặc dù các pháp đó vẫn hiện hữu trong thế gian.

Thí dụ, người tài xế, trong lúc lái xe hơi, mắt anh vẫn mở và vẫn nhìn về phía trước, nhưng không thấy đường để chạy. Cho nên người tài xế đành phải tìm cách đậu bên lề để nghỉ năm phút. Trường hợp đó, Nhãn Thức của người tài xế không thấy đường là do Tâm Sở Xúc không mang những hình ảnh đường xá vào tình diện cho Nhãn Thức của anh hiểu biết, mặc dù đôi mắt của anh vẫn không bị mù.

Nhãn Thứcnhờ có Tâm Sở Tác Ýgiúp đỡ và hướng dẫn cho nên mới có thể sinh hoạt để thấy biết các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Tác Ý là đánh thức hạt giống Nhãn Thức sinh hoạt và hướng dẫn Nhãn Thức chăm chú nhìn kỹ các pháp. Hạt giống Nhãn Thức khi muốn sinh hoạt để nhìn thấy các pháp thì phải nhờ Tâm Sở Tác Ý đánh thức. Nếu không được Tâm Sở Tác Ý đánh thức, Nhãn Thức cứ mãi nằm yên trong

hạt giống. Hơn nữa, Tâm Sở Tác Ý nếu như không hướng dẫn để nhìn và chăm chú nhìn vào pháp nào thì Nhãn Thức cũng không thể thấy được pháp đó.

Thí dụ, sáng ra, đôi mắt mọi người đều thức dậy là nhờ Tâm Sở Tác Ý đánh thức và hiện tượng đôi tròng con mắt của mọi người cứ đảo qua liếc lại để xem pháp này đến pháp khác là do Tâm Sở Tác Ý điều khiến. Hoặc đôi mắt chăm chú nhìn kỹ vào người nào hay vật nào là lúc đó Tâm Sở Tác Ý hướng dẫn.

Nhãn Thứcnhờ có Tâm Sở Thọgiúp đỡ cho nên hay cảm giác khi nhìn thấy hình sắc của các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Thọ là khiến cho Nhãn Thức ưa ham thích nhìn sắc đẹp và không ham thích nhìn sắc xấu và thường hay quan tâm nhìn hình sắc nên thơ của các pháp. Nhãn Thức nếu như không có Tâm Sở Thọ giúp đỡ thì vẫn thấy biết hình sắc của các pháp nhưng không có ham thích đi xem.

Thí dụ, phái đoàn du lịch đi xem vườn hoa Bách Thảo nổi tiếng ở nước Pháp. Trong đó có kẻ thích màu sắc này và có kẻ thích màu sắc nọ không giống nhau, tất cả đều là do Tâm Sở Thọ của mỗi người điều khiển. Cũng như anh T khi thấy hoa lan thì khen đẹp, khi thấy hoa hướng dương thì chê xấu v.v... cũng là do Tâm Sở Thọ cảm nhận cả.

Nhãn Thứcvì có Tâm Sở Tưởnggiúp đỡ cho nên thường hay tưởng tượng sự kiện của các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Tưởng là khiến cho Nhãn Thức hay nhìn lầm pháp này tưởng là pháp kia. Nhãn Thức nếu như không có Tâm Sở Tưởng điều khiển thì nhìn thấy các pháp không có sự tưởng tượng.

Thí dụ, chị H đi ra phố mua đồ, khi vào một tiệm lớn thì gặp một chị khác đang xem các mặt hàng chưng bày. Hình tướng và lối ăn mặc của chị đó rất giống người bạn của chị H. Chị H tưởng là chị Xuân liên gọi tên một cách thân mật và nắm lấy tay. Chị đó khi ngó lại thì không phải chị Xuân. Lúc bấy giờ chị H thẹn thuồng và xin lỗi. Sự nhìn lầm của chị H là do Tâm Sở Tưởng điều khiển.

Nhãn Thức nhờ có Tâm Sở Tưgiúp đỡ cho nên mới nhìn thấy được nhiều hình ảnh của các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Tư là khiến cho Nhãn Thức hay đi trên kiếm những cảnh lạ hoa xinh khắp nơi để xem. Nhãn Thức nếu như không có Tâm Sở Tư giúp đỡ thì không thấy được nhiều hình ảnh của các pháp.

Thí dụ, người đời thường đi du lịch khắp nơi để xem cảnh trí. Chỗ nào có cảnh trí nên thơ, có non xanh suối mát hữu tình là chỗ đó có người đến để thưởng ngoạn. Mỗi năm vào mùa hè, họ đều dành thì giờ rất lớn cho việc du lịch đó đây. Sự sinh hoạt đi du lịch của họ là do Tâm Sở Tư điều khiến.

*- Nhĩ Thức:nhờ có Tám Sở Xúc giúp đỡ cho nên mới nghe được âm thanh của các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Xúc là mang âm thanh của các pháp bên ngoài vào trong não bộ, khởi điểm từ nơi hai bên lỗ tai khác nhau vị trí và hội tụ chúng lại thành ảnh tử để trình diện cho Nhĩ Thức nghe biết.

Nhĩ Thức nếu như không có Tâm Sở Xúc giúp đỡ thì không thể nghe biết âm thanh của các pháp, mặc dù những âm thanh đó vẫn hiện hữu trong thế gian.

Thí dụ, lỗ tai anh B hư hết một bên. Cho nên Nhĩ Thức của anh không nghe rõ âm thanh của mọi người nói chuyện. Anh muốn nghe âm thanh của mọi người thì phải gắn máy nghe vào lỗ tai bị hư. Lỗ tai hư của anh B bị âm thanh của mọi người đi thẳng vào phía trong làm chấn động mạnh thần kinh. Do đó Tâm Sở Xúc không điều chỉnh được âm độ để trình diện cho Như Thức. Thành thử anh B nghe không được rõ và đành phải mang máy nghe.

Nhĩ Thức nhờ có Tâm Sở Tác Ý giúp đỡ và hướng dẫn nên mới có thể sinh hoạt để nghe biết âm thanh các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Tác ý là đánh thức hạt giống Nhĩ Thức sinh hoạt và hướng dẫn Nhĩ Thức chăm chú lắng nghe âm thanh các pháp. Hạt giống Nhĩ Thức khi muốn sinh hoạt để nghe biết âm thanh các pháp thì phải nhờ Tâm Sở Tác ý đánh thức. Nếu không được Tâm Sở Tác ý đánh thức, Nhĩ Thức cứ mãi nằm yên trong hạt giống. Hơn nữa, Tâm Sở Tác ý nếu như không hướng dẫn để lắng nghe và chăm chú nghe thì Nhĩ Thức không thể nghe rõ và biết rõ sự khác biệt của các âm thanh.

Thí dụ, đêm hôm khi anh Tâm đang ngủ mê có một tiếng động bên ngoài đánh vào hai lỗ tai anh. Lúc đó Tâm Sở Tác ý chỉ đánh thức một mình hạt giống Nhĩ Thức sinh hoạt để nghe, còn các Tâm Thức khác thì còn ngủ. Sau khi nhận định là tiếng động của con chuột đang ăn đêm, Nhĩ Thức của anh tiếp tục ngủ lại. Sáng ra đồ đạc trong nhà của anh bị mất hết thì lúc đó anh mới phát giác rằng tiếng động đêm hôm là tiếng của kẻ trộm, không phải tiếng của con chuột. Trường hợp khác anh Tâm thích nghe người ta kể chuyện thời sự. Trong lúc người ta trình bày, anh lắng tai một cách chăm chú không xao lãng để nghe là nhờ tâm Sở Tác ý hướng dẫn. Sau khi nghe xong anh kể lại câu chuyện trên cho người khác biết rất có thứ tự và mạch lạc.

Nhĩ Thứcnhờ có Tâm Sở Thọgiúp đỡ cho nên hay cảm giác khi nghe biết âm thanh của các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Thọ là khiến cho Nhĩ Thức thích nghe tiếng tốt, không thích nghe tiếng xấu hoặc thường ham thích nghe tiếng vang của các pháp. Nhĩ Thức nếu như không có Tâm Sở Thọ giúp đỡ thì vẫn nghe biết âm thanh của các pháp nhưng không có thích nghe và không quan tâm để nghe.

Thí dụ, người đời hay thích nghe ca hát, thích nghe âm nhạc và thường mua băng nhạc về để nghe. Họ khen người này ca hay, người kia ca dỡ. Những hiện tượng đó của người đời đều là do Tâm Sở Thọ điều khiển.

Nhĩ Thức vì có Tâm Sở Tưởng giúp đỡ cho nên thường hay tưởng tượng sự việc của các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Tưởng là khiến cho Nhĩ Thức hay nghe lầm sự việc này tưởng là sự việc kia. Nhĩ Thức nếu như không có Tâm Sở Tưởng điều khiển thì nghe biết âm thanh của các pháp không có sự tưởng tượng.

Thí dụ, anh D có thiện chí xây dựng anh T trong công tác chung của một tổ chức. Nhưng anh T tưởng lầm anh D nói xấu mình, cho nên bất mãn và chống đối ra mặt, đồng thời xin rút ra khỏi tổ chức. Anh T hiểu lầm ý của anh D là do Tâm Sở Tưởng điều khiển.

Nhĩ Thứcnhờ có Tâm Sở Tưgiúp đỡ cho nên thường nghe biết được nhiều âm thanh của các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Tư là khiến cho Nhĩ Thức hay đi tìm kiếm sự việc để nghe. Nhĩ Thức nếu như không có Tâm Sở Tư giúp đỡ thì không thể nghe biết được nhiều âm thanh của các pháp.

Thí dụ, chị T thường thích nghe chuyện của người khác. Chỗ nào có đám đông có ồn ào là chỗ đó có mặt chị tham dự. Chị cũng thích can thiệp vào chuyện của người đời. Hành động đó của chị T là do Tâm Sở Tư điều khiển.

*- Tỷ Thứcnhờ có Tâm Sở xúcgiúp đỡ cho nên mới ngửi biết được mùi hương của các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Xúc là mang mùi hương của các pháp bên ngoài vào trong não bộ, khởi điểm từ nơi hai lỗ mũi khác nhau vị trí và hội tụ chúng lại thành ảnh tử chung để trình diện cho Tỷ Thức ngửi biết. Tỷ Thức nếu như không có Tâm Sở Xúc giúp đỡ thì không thể ngửi biết mùi hương đó của các pháp, mặc dù mùi hương của các pháp nói trên vẫn hiện hữu trong thế gian.

Thí dụ, trường hợp một người bị nghẹt hai lỗ mũi thì lúc đó Tỷ Thức của họ không thể ngửi biết mùi hương dạ lý, mặc dù mùi hương dạ lý vẫn ngát toả khắp nơi trong không khí. Hai lỗ mũi của họ bị nghẹt là do Tâm Sở Xúc không chịu khai thông để mang mùi hương dạ lý vào trình diện cho Tỷ Thức để ngửi biết.

Tỷ Thứcnhờ có Tâm Sở Tác Ýgiúp đỡ và hướng dẫn cho nên mới có thể sinh hoạt để ngửi biết mùi hương của các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Tác Ý là đánh thức hạt giống Tỷ Thức sinh hoạt đánh hơi và hướng dẫn Tỷ Thức chăm chú ngửi các mùi hương. Hạt giống Tỷ Thức khi muốn sinh hoạt để ngửi biết mùi hương của các pháp thì phải nhờ Tâm Sở Tác Ý đánh thức. Nếu không được Tâm Sở Tác Ý đánh thức, Tỷ Thức cứ mãi nằm yên trong hạt giống. Hơn nữa, Tâm Sở Tác Ý nếu không hướng dẫn đề nghị và chăm chú phân biệt thì Tỷ Thức cũng không thể biết rõ mùi hương của pháp này và mùi hương của pháp kia.

Thí dụ, trong khi anh U ngủ mê, hai lỗ mũi của anh vẫn thở đều, nhưng không biết mùi thơm của hoa lài khi chúng ta đưa hoa lài kề sát bên hai lỗ mũi của anh. Nguyên vì trong lúc đó Tâm Sở Tác Ý không đánh thức Tỷ Thức sinh hoạt để ngửi. Trường hợp khác anh U khi nghe người ta khen hoa Hồng có mùi thơm rất thanh thoát thì liền kê mũi sát vào hoa Hồng và ngửi một cách chăm chú để hiểu biết. Những hành động đó của anh là do Tâm Sở Tác Ý hướng dẫn.

Tỷ Thứcnhờ có Tâm Sở Thọ giúp đỡ cho nên hay cảm giác khi ngửi biết mùi hương của các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Thọ là khiến cho Tỷ Thức ham thích ngửi mùi hương thơm, không thích ngửi mùi hương hôi thối và hay bình thường ngửi biết mùi hương của các pháp mà không có quan niệm thích hay không thích trong đó. Tỷ Thức nếu như không có Tâm Sở Thọ giúp đỡ thì vẫn ngửi mùi hương của các pháp nhưng không có cảm giác hiểu biết.

Thí dụ, khi người bị chụp thuốc mê, hai lỗ mũi của họ vẫn thở đều, nhưng họ không có cảm giác chút nào về các mùi thuốc, mùi hơi người đầy trong phòng bệnh. Hiện tượng đó là do Tâm Sở Thọ của họ không tiếp nhận những mùi nói trên để trình diện cho Tỷ Thức ngửi biết. Cho nên Tỷ Thức của họ không có cảm thọ như thế nào về các mùi hương nói trên.

Tỷ Thứcvì có Tâm Sở Tưởnggiúp đỡ cho nên thường hay ngửi lầm mùi hương của các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Tưởng là khiến cho Tỷ Thức hay biết lầm mùi hương này tưởng là mùi hương kia của các pháp. Tỷ Thức nếu như không có Tâm Sở Tưởng giúp đỡ thì không có ngửi lầm các mùi hương.

Thí dụ, khi ngửi đến mùi nước hoa lài, chị X tưởng là mùi nước hoa dạ lý và tuyên bố với mọi người rằng, đây là mùi nước hoa dạ lý. Nhưng thực tế đó là mùi nước hoa lài, nguyên vì hai mùi thơm của nước hoa lài của nước hoa dạ lý hơi giống nhau. Chị X sở dĩ nhận định lầm giữa hai mùi thơm của nước hoa nói trên là do Tâm Sở Tưởng điều khiển.

Tỷ Thứcnhờ có Tâm Sở Tưgiúp đỡ cho nên thường ngửi mùi hương của các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Tư là khiến cho Tỷ Thức cứ mãi đi tìm mùi hương của các pháp đề nghị và gặp vật gì cũng đưa vào mũi để ngửi cho biết. Tỷ Thức nếu như không có Tâm Sở Tư giúp đỡ thì không biết nhiều các mùi hương.

Thí dụ, anh S mỗi khi nghe mùi gì phảng phất đâu đó liền đi tìm kiếm để ngửi, gặp mùi thơm thì khen và gặp mùi hôi thì la rầm lên. Cho đến anh có cái tật là bất cứ gặp được vật gì trước hết là đưa vào mũi để ngủi. Những hành động đó của anh S là do Tâm Sở Tư điều khiển.

*- Thiệt Thứcnhờ có Tâm Sở Xúcgiúp đỡ cho nên mới nếm biết chất vị của các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Xúc là mang chất vị của các pháp bên ngoài vào trong não bộ và hoà hợp chúng lại thành ảnh tử để trình diện cho Thiệt Thức nếm biết.

Chú ý, Tâm Sở Xúc chỉ chọn chất vị của các pháp đã được pha loãng trong nước miếng mang đến cho Thiệt Thức nếm biết và số nước miếng còn lại được nuốt thẳng vào bụng. Thiệt Thức nếu như không có Tâm Sở Xúc giúp đỡ thì không thể nếm biết chất vị của các pháp, mặc dù những chất vị đó vẫn hiện hữu trong thế gian.

Thí dụ, anh A khi ăn ớt cay với cơm. Tâm Sở Xúc của anh A chỉ mang vào nồng độ chất cay của ớt đã được nước miếng pha loãng đem trình diện cho Thiệt Thức của anh để thưởng thức, riêng nước miếng chất cay còn lại bị anh nuốt thẳng vào trong bụng.

Thiệt Thứcnhờ có Tâm Sở Tác Ýgiúp đỡ và hướng dẫn cho nên mới có thể sinh hoạt để nếm biết chất vị của các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Tác Ý là đánh thức hạt giống Thiệt Thức sinh hoạt và hướng dẫn Thiệt Thức chăm chú nếm biết chất vị của các pháp. Hạt giống Thiệt Thức khi muốn sinh hoạt để nếm biết chất vị của các pháp thì phải nhờ Tâm Sở Tác Ý đánh thức. Nếu không được Tâm Sở Tác Ý đánh thức, Thiệt Thức cứ mãi nằm yên trong hạt giống. Hơn nữa, Tâm Sở Tác Ý nếu như không hướng dẫn để nếm vào chất vị của pháp nào thì Thiệt Thức không thể hiểu biết chính xác chất vị của pháp đó.

Thí dụ, anh B đang ngủ mê, bạn của anh chơi câu muối vào miệng anh. Miệng của anh lúc đó vẫn sinh hoạt để nếm, nhưng anh không biết chất mặn của muối đang kích thích. Nguyên do Tâm Sở Tác Ý không đánh thức Thiệt Thức của anh sinh hoạt và Thiệt Thức vẫn còn ngủ yên trong hạt giống, cho nên không biết được chất mặn của muối. Trường hợp khác, trong một bữa cơm thịnh soạn, anh B ăn đủ thứ đồ ăn vào miệng. Nhưng anh chỉ khen đậu hủ kho tô là ngon nhất và các món ăn khác thì không quan tâm. Đó là hiện tượng Tâm Sở Tác Ý hướng dẫn Thiệt Thức của anh đặc biệt chăm chú vào đậu hủ kho tộ để nếm biết chất vị mà thôi.

Thiệt Thứcnhờ có Tâm Sở Thọgiúp đỡ cho nên hay cảm giác khi nếm biết chất vị của các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Thọ là khiến cho Thiệt Thức thích nếm các vị ngon, không thích nếm các vị dỡ hoặc thường hay nếm biết chất vị của các pháp mà không có quan niệm thích hay không thích trong đó. Thiệt Thức nếu như không có Tâm Sở Thọ giúp đỡ thì vẫn nếm chất vị của các pháp nhưng không có cảm giác hiểu biết.

Thí dụ, những người nấu ăn thường hay nếm thử để biết những đồ ăn mặn lạt như thế nào và thêm bớt gia vị cho được ngon miệng. Họ biết đồ ăn này ngon, đồ ăn kia dỡ là do Tâm Sở Thọ điều khiến. Trường hợp khác, một người bệnh nặng đang trong cơn mê, con cái đổ cháo vào miệng vẫn thấy họ nuốt vô bụng, nhưng họ không có cảm giác ngon hay dỡ của cháo. Đó là hiện tượng không có Tâm Sở Thọ hổ trợ trong lúc người bệnh dùng thức ăn.

Thiệt Thứcnhờ có Tâm Sở Tưởnggiúp đỡ cho nên thường thưởng thức được rất nhiều chất vị chế biến của các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Tưởng là khiến cho Thiệt Thức thèm thưởng thức những chất vị chế biến và những đồ ăn được đổi mới. Thiệt Thức nếu như không có Tâm Sở Tưởng giúp đỡ thì không thèm thưởng thức chất vị chế biến và đổi mới của các pháp qua sự sáng tạo bởi tưởng tượng.

Thí du, chị H thèm ăn những món ăn được chế từ rau cải, từ mì căn, từ đậu hủ biến thành thịt gà, thành con cá, thành con tôm v.v… qua sự tưởng tượng của thợ khéo tay. Họ chế biến đủ cách để ăn cho ngon miệng. Chị sở dĩ thèm đủ thứ món ăn nói trên là do Tâm Sở Tưởng điều khiển.

Thiệt Thứcnhờ có Tâm Sở Tưgiúp đỡ cho nên thường hay đi kiếm chất vị của các pháp để nếm biết. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Tư là khiến cho Thiệt Thức thích đi ăn các tiệc tùng, các đình đám, các hội hè và thích ăn theo kiểu cầu kỳ. Thiệt Thức nếu như không có Tâm Sở Tư giúp đỡ thì chỉ thích ăn ở nhà và ăn rất đơn giản để giải quyết vấn đề bao tử cho qua ngày.

Thí dụ, anh G hay thích tổ chức những tiệc tùng này đến tiệc tùng nọ để ăn nhậu và mỗi lần ăn uống anh bày vẽ nhiều kiểu cho sang trọng và rườm rà theo cung cách quý phái. Anh không thích ăn theo kiểu đơn giản và tiết kiệm. Cách ăn uống đó của anh G là do Tâm Sở Tư điều khiển.

*- Thân Thứcnhờ có Tâm Sở xúcgiúp đỡ cho nên mới cảm biết được các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sỡ Xúc là mang sự xúc cảm của các pháp bên ngoài vào trong não bộ, khởi điểm từ khắp các nơi trong thân thể và hội tụ chúng lại thành ảnh tử chung để trình diện cho Thân Thức cảm biết. Thân Thức nếu như không có Tâm Sở Xúc giúp đỡ thì không thể cảm biết các pháp, mặc dù các pháp đó vẫn hiện hữu.

Thí dụ, anh Đ đang cầm cây viết trong tay mà không biết lại đi tìm cây viết khắp nơi, nguyên do Tâm Sở Xúc không mang sự xúc cảm của cây viết trình diện cho Thân Thức cảm biết, mặc dù cây viết đó vẫn hiện hữu trong tay anh Đ.

Thân Thứcnhờ có Tâm Sở Tác Ýgiúp đỡ và hướng dẫn cho nên hay cảm giác qua sự xức chạm các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Thọ là khiến cho Thân Thức thích sờ mó và đụng chạm các pháp để có cảm giác. Nhưng Thân Thức thường hay cảm giác về sự sờ mó và đụng chạm các pháp mà không có quan niệm thích hay không thích trong đó. Thân Thức nếu như không có Tâm Sở Thọ giúp đỡ thì không có cảm giác trong khi tiếp xúc các pháp.

Thí dụ, anh D có tật là khi nhìn thấy vật gì thường hay sờ mó hoặc cầm vật đó lên tay để nhìn cho kỹ. Ngoài ra anh còn một thứ bệnh khác là thích chơi bời để tồn sự khoái lạc cho thân xác hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho thể xác thoả mãn sự khoái lạc. Đó là những hiện tượng Thân Thức của anh D bị Tâm Sở Thọ chỉ đạo hành động.

Thân Thứcvì có Tâm Sở Tưởnggiúp đỡ cho nên thường hay cảm xúc lầm các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Tưởng là khiến cho Thân Thức hay cảm xúc lầm pháp này tưởng là pháp kia. Thân Thức nếu như không có Tâm Sở Tưởng giúp đỡ thì cảm xúc các pháp không có sự lầm tưởng.

Thí dụ, anh C đi làm việc thường mang lộn hồ sơ vào sở. Những hồ sơ cần thiết anh lại không lấy và lại lấy lộn những hồ sơ không cần thiết. Cho nên việc làm của anh bị chậm trễ và bị ông chủ quở trách. Sự lấy lộn hồ sơ của anh C là do Tâm Sở Tưởng của anh sinh hoạt quá mạnh, chỉ đạo hành động của anh và khiến cho anh lấy lộn hồ sơ.

Thân Thứcnhờ có Tâm Sở Tưgiúp đỡ cho nên thường cảm biết được nhiều sự việc của các pháp. Sự giúp đỡ của Tâm Sở Tư là khiến Thân Thức hay đi tìm kiếm sự cảm xúc nơi các pháp. Thân Thức nếu như không có Tâm Sở Tư giúp đỡ thì không biết được nhiều sự cảm xúc nơi các pháp.

Thí dụ sự đi đứng nằm ngồi hằng ngày của con người đều là do Tâm Sở Tư điều khiển. Cho đến người mộng du cũng do Tam Sở Tư hành động dưới sự chỉ đạo của Tâm Thức Mạt na điều khiển. Chẳng những thế sự tác động bản năng của con người lúc ngủ mê cũng do Tâm Sở Tư sinh hoạt dưới sự chỉ đạo của Tâm Thức Mạt Na.

c/- QUAN HỆ VỚI NĂM TÂM SỞ BIỆT CẢNH:

Năm Thức Tâm Vương muốn hiểu biết riêng một sự vật nào của các pháp thì phải cần đến năm Tâm Sở Biệt Cảnh hướng dẫn và chỉ điểm. Năm Tâm Sở Biệt Cảnh nếu như không chịu hướng dẫn và chỉ điểm sự vật nào thì năm Tâm Thức không thể hiểu biết sự vật đó. Chẳng riêng gì năm Tâm Thức nói trên, tám Thức Tâm Vương cũng đều quan hệ với năm Tâm Sở Biệt Cảnh. Tám Thức Tâm Vương nếu như không có năm Tâm Sở Biệt Cảnh hướng dẫn và chỉ điểm sự vật nào thì không thể nhận biết tường tận về sự vật đó trong các pháp. Cũng vì quan hệ quá nhiều với tám Thức Tâm Vương, năm Tâm Sở Biệt Cảnh trở thành hàng rào thứ hai ngăn cách sự sinh hoạt của tám Thức Tâm Vương với vạn pháp. Chẳng những năm Tâm Sở Biến Hành ngăn cách, năm Tâm Sở Biệt Cảnh cũng không cho tám Thức Tâm Vương sinh hoạt trực tiếp đến vạn pháp để hiểu biết chính xác hơn. Nhưng ở đây chỉ đề cập đến sự quan hệ của năm Tâm Thức và năm Tâm Sở Biệt Cảnh. Sự quan hệ của năm Tâm Thức với năm Tâm Sở Biệt Cảnh được nhận định như sau:

*- Nhãn Thứcnếu như không có Tâm Sở Dụcmuốn nhìn thì không thể tự động ham thích xem thấy các pháp. Sự ham thấy của Nhãn Thức theo sự ước muốn của Tâm Sở Dục. Tâm Sở Đục muốn nhìn pháp nào thì Nhãn Thức mới đi tìm pháp đó để thấy Những pháp mà Nhãn Thức muốn (Dục) thấy thì chưa hiện hữu và nhưng nếu pháp đó đã được Nhãn Thức nhìn thấy qua rồi thì sẽ bị bỏ rơi vào quên lãng, không được Nhãn Thức quan tâm lần thứ hai.

Thí dụ, anh T khi nghe người ta khen phim Cô Gái Đồ Long rất hay thì muốn xem cho được. Khi xem xong, anh lại muốn xem phim Ngũ Long Võ Bá và không còn thích xem lại phim Cô Gái Đồ Long nữa. Anh muốn xem hết phim này đến phim khác là do Tâm Sở Dục điều khiển.

Nhãn Thứcnếu như không có Tâm Sở Thắng Giảichọn lọc thì không thể tự động nhìn thấy được hình tướng đặc sắc của các pháp. Tâm Sở Thắng Giải có nhiệm vụ chọn lấy hình tướng đặc sắc của các pháp giúp cho Nhãn Thức nhìn thấy tánh chất độc đáo của chúng. Tâm Sở Thắng Giải chọn lấy hình tướng đặc sắc nào trong tất cả hình tướng của một pháp thì Nhãn Thức chỉ nhìn thấy được tánh chất độc đáo nơi đó của pháp ấy. Cùng một sự việc, hai người có hai quan niệm khác nhau là do Tâm Sở Thắng Giải của hai người chọn hai hình tướng đặc sắc không giống nhau nơi sự việc đó.

Thí dụ, cùng một cô M, anh A thì cho cô M có đôi mắt rất đẹp, nhưng anh B thì cho cô M có cái miệng rất đẹp, còn anh C thì cho cô M có thân hình rất đẹp. Ba anh A, B và C có ba quan niệm cái đẹp về cô M khác nhau là do Tâm Sở Thắng Giải của ba người chọn lấy cái đẹp đặc sắc không giống nhau. Tâm Sở Thắng Giải của anh A thì chọn lấy cái đẹp đặc sắc nơi đôi mắt của cô M. Còn Tâm Sở Thắng Giải của anh B thì chọn lấy cái đẹp đặc sắc nơi miệng của cô M. Riêng Tâm Sở Thắng Giải của anh C thì lại chọn lấy cái đẹp đặc sắc nơi thân hình của cô M.

Nhãn Thứcnếu như không có Tâm Sở Niệmghi nhớ thì không thể tự động trông đợi những sự việc quý yêu. Tâm Sở Niệm có nhiệm vụ khiến Nhãn Thức nhìn mơ những hình ảnh mến yêu và trông mong được gặp gỡ được thân cận bên nhau. Hiện tượng Nhãn Thức ngó mong trông chờ là do Tâm Sở Niệm điều khiển.

Thí dụ, anh A vì có việc phải đi xa và đã đến ngày hẹn sao không thấy trở về. Vợ của anh ở nhà ngày nào cũng đứng tựa cửa nhìn ra đường trông chờ hình bóng của anh. Đó là hiện tượng Tâm Sở Niệm khiến cho đôi mắt của vợ anh A ngày nào cũng ngó mong.

Nhãn Thức nếu như không có Tâm Sở Địnhtập trung thì không thể tự động thấy rõ sự việc một cách chính xác. Tâm Sở Định có nhiệm vụ điều khiển Nhãn Thức nhìn sâu vào sự việc để quan sát Người ta thường chuyên cần trong việc khảo sát sự việc này đến sự việc khác để hiểu biết là do Tâm Sở Định hướng dẫn.

Thí dụ, các nhà bác học muốn phát minh một vấn đề gì thì thường chăm chú khảo sát hết ngày này đến ngày khác để tìm cho ra đáp số, say mê theo dõi một vấn đề nào có khi quên cả ăn uống. Sự chăm chú khảo sát của nhà bác học chính là do Tâm Sở Định hướng dẫn.

Nhãn Thứcnếu như không có Tâm Sở Huệchiếu soi và thâu ảnh thì không thể tự động nhìn thấy được các pháp. Tâm Sở Huệ (Lens Light) có nhiệm vụ soi sáng và phản ảnh các pháp vào trong hai con mắt để trao cho Tâm Sở Xúc tiếp nhận. Tâm Sở Xúc tiếp nhận những hình ảnh do Tâm Sở Huệ thâu vào trình diện cho Nhãn Thức nhìn thấy. Nhãn Thức nhìn thấy được các pháp là nhờ Tâm Sở Huệ chiếu soi và thâu ảnh.

Thí dụ, anh D có một con mắt bị hư không thấy đường. Chúng ta nhìn kỹ sẽ thấy, con mắt bị hư của anh D không có ánh mắt long lanh hiển lộ, vì tròng con mất bị đục ngầu. Trái lại con mắt không bị hư của anh D thì có ánh mắt long lanh hiển lộ chiếu soi. Tối đến, chúng ta lái xe đi trong rừng gặp một đoàn nai đi qua rừng. Chúng ta pha đèn thì thấy đôi mắt của chúng hiển lộ ánh sáng trong xanh lóng lánh. Ánh sáng trong xanh lóng lánh của chúng hiển lộ chính là Tâm Sở Huệ chiếu soi.

*- Nhĩ Thức nếu như không có Tâm Sở Dụcmuốn nghe thì không thể tự động thích nghe âm thanh của các pháp. Tâm Sở Dục thường khiến Nhĩ Thức con người thích nghe âm thanh hay đẹp của các pháp. Những âm thanh của các pháp mà Tâm Sở Dục muốn nghe chính là những âm thanh chưa được Nhĩ Thức nghe đến. Nhĩ Thức một khi nghe được những âm thanh đó thì bị Tâm Sở Dục lôi cuốn lại muốn nghe những âm thanh hay đẹp khác. Sự ham muốn nghe biết âm thanh các pháp của Nhĩ Thức chính là sự điều khiển của Tâm Sở Dục.

Nhĩ Thức nếu như không có Tâm Sở Thắng Giảichọn lọc thì không thể tự động nghe rõ âm thanh đặc sắc của các pháp. Tâm Sở Thắng Giải có nhiệm vụ chọn lọc những âm thanh độc đáo để cho Nhĩ Thức nghe biết tánh chất đặc sắc của âm thanh. Tâm Sở Thắng Giải chọn lấy âm thanh nào đặc sắc nhất trong tất cả âm thanh thì Nhĩ Thức chỉ nghe biết tánh chất độc đáo của âm thanh đó. Nhĩ Thức thường nghe biết được người và biết tiếng nói người này không phải tiếng nói người kia là do Tâm Sở Thắng Giải giúp đỡ.

Nhĩ Thứcnếu như không có Tâm Sở Niệmghi nhớ thì không thể tự động nghe biết những âm thanh dĩ vãng của các pháp. Tâm Sở Niệm có nhiệm vụ ghi nhớ những âm thanh của các pháp đã nghe qua để giúp cho Nhĩ Thức không quên. Nhĩ Thức một khi nghe nói đến tên người nào hay tên vật nào liền nhớ luôn cả tiếng nói của người đó và liền nhớ luôn cả âm thanh của vật đó. Sự ghi nhớ của Nhĩ Thức chính là do Tâm Sở Niệm điều khiển.

Nhĩ Thứcnếu như không có Tâm Sở Địnhtập trung thì không thể tự động lắng nghe chính xác âm thanh của các pháp. Tâm Sở Định có nhiệm vụ tập trung Nhĩ Thức để nghe rõ âm thanh của các pháp. Tâm Sở Định nếu như không giúp đỡ thì Nhĩ Thức chỉ nghe thoáng qua âm thanh của các pháp mà không biết âm thanh đó như thế nào và không thể trình bày lại cho mọi người nghe.

Nhĩ Thức nếu như không có Tâm Sở Huệchiếu soi thì không thể tự động nghe biết sự sai biệt của âm thanh. Tâm Sở Huệ có nhiệm vụ làm hiển lộ tánh chất độc đáo của âm thanh để giúp cho Nhĩ Thức nghe biết giá trị hay dỡ, trong đục, cao thấp v. v… của âm thanh. Nhĩ Thức thường nghe biết âm thanh hay dỡ của các pháp là do Tâm Sở Huệ giúp đỡ.

*- Tỷ Thứcnếu như không có Tâm Sở Dụcmuốn ngửi thì không thể tự động thích ngửi để biết mùi hương của các pháp. Tỷ Thức thường đi tìm mùi hương để ngửi theo sự ước muốn của Tâm Sở Dục. Tâm Sở Dục ước muốn mùi hương nào thì Tỷ Thức đi tìm mùi hương đó để ngửi. Tâm Sở Dục thúc đẩy Tỷ Thức ngửi hết mùi hương này lại đi tìm mùi hương khác để ngửi và cứ như thế ước muốn mãi không thôi.

Tỷ Thứcnếu như không có Tâm Sở Thắng Giảichọn lọc thì không thể tự động ngửi được mùi hương đặc sắc của các pháp. Tâm Sở Thắng Giải thường chọn lọc mùi hương các pháp để cho Tỷ Thức ngửi biết tánh chất độc đáo của nó. Tâm Sở Thắng Giải chọn lấy mùi hương nào thì Tỷ Thức chỉ biết tánh chất độc đáo của mùi hương đó. Ngoài ra đối với các mùi hương khác, Tỷ Thức không bao giờ quan tâm nhận thức.

Tỷ Thứcnếu như không có Tâm Sở Niệmghi nhớ thì không thể tự động nhớ được miù hương của các pháp đã thử qua. Tâm Sở Niệm thường ghi nhớ những mùi hương của các pháp đã thử qua để giúp cho Tỷ Thức phân biệt dễ dàng giữa mùi hương cũ và mùi hương mới. Tỷ Thức một khi ngửi đến mùi hương nào liền biết mùi hương đó đã dùng qua hoặc chưa dùng qua là nhờ Tâm Sở Niệm ghi nhớ.

Tỷ Thứcnếu như không có Tâm Sở Địnhtập trung thì không thể tự động ngửi biết chính xác mỗi loại hương của mỗi pháp. Tâm Sở Định thường tập trung Tỷ Thức để ngửi biết rõ ràng sự sai biệt của mỗi loại hương. Tỷ Thức một khi ngửi đến mùi hương nào liền biết mùi hương đó thuộc loại gì và thơm như thế nào là do Tâm Sở Định điều khiển.

Tỷ Thứcnếu như không có Tâm Sở Huệchiếu soi thì không thể tự động ngửi biết tánh chất khác biệt của mỗi loại hương. Tâm Sở Huệ có nhiệm vụ làm hiển lộ tánh chất khác biệt của mỗi loại hương để giúp cho Tỷ Thức ngửi biết không sai lầm và phân loại rất chính xác. Tỷ Thức ngửi biết đây là mùi hương hoa lài thơm hơn mùi hương hoa huệ v. v… là do Tâm Sở Huệ hiển lộ.

Thiệt Thứcnếu như không có Tâm Sở Dụcmuốn nếm thì không thể tự mình thích nếm chất vị của các pháp. Tâm Sở Dục thường khiến Thiệt Thức thấy món ngon vật lạ nào cũng thích ăn, muốn thử cho biết, thử hết món ăn này đến món ăn khác. Số người thường có bệnh hay thèm ăn là do Tâm SởDục điều khiển.

Thiệt Thứcnếu như không có Tâm Sở Thắng Giảichọn lọc thì không thể tự động nếm biết chất vị độc đáo của các pháp. Tâm Sở Thắng Giải có nhiệm vụ chọn lọc những chất vị độc đáo trong món ăn để Thiệt Thức thưởng thức tánh chất của nó. Tâm Sở Thắng Giải chọn lựa chất vị nào thì Thiệt Thức chỉ biết tánh chất độc đáo của chất vị đó. Ngoài ra đối với các chất vị khác, Thiệt Thức không bao giờ quan tâm nhận thức.

Thiệt Thứcnếu như không có Tâm Sở Niệmghi nhớ thì không thể tự động nếm biết chất vị các pháp đã thử qua. Tâm Sở Niệm có nhiệm vụ ghi nhớ chất vị của các pháp đã thử qua để giúp cho Thiệt Thức nhớ biết dễ dàng chất vị nào đã dùng qua hoặc chưa dùng qua. Thiệt Thức phân biệt được những chất vị đã thử qua là nhờ Tâm Sở Niệm giúp đỡ.

Thiệt Thứcnếu như không có Tâm Sở Địnhtập trung thì không thể tự động nếm biết chính xác chất vị của mỗi loại pháp. Tâm Sở Định có nhiệm vụ tập trung Thiệt Thức để nếm biết rõ ràng sự sai biệt của mỗi loại chất vị. Thiệt Thức một khi nếm đến chất vị nào liền biết chất vị đó thuộc loại gì và ngon dỡ như thế nào là do Tâm Sở Định giúp đỡ.

Thiệt Thứcnếu như không có Tâm Sở Huệchiếu soi thì không thể tự động nếm biết tánh chất khác biệt chất vị của mỗi loại pháp. Tâm Sở Huệ có nhiệm vụ làm hiển lộ tánh chất khác biệt chất vị của mỗi loại pháp để giúp cho Thiệt Thức nếm biết không sai lầm. Thiệt Thức một khi nếm đến chất vị pháp nào liền biết chất vị của pháp đó khác biệt với chất vị của pháp khác là do Tâm Sở Huệ giúp đỡ.

*- Thân Thứcnếu như không có Tâm Sở Dụcham muốn sờ mó thì không thể tự động đụng chạm các pháp để có cảm xúc. Tâm Sở Dục thường ham muốn sờ mó và đụng chạm các pháp để cho Thân Thức phát sánh cảm giác. Thân Thức ưa thích sờ mó và xúc chạm các pháp là do Tâm Sở Dục điều khiển.

Thân Thứcnếu như không có Tâm Sở Thắng Giảichọn lọc thì không thể tự động cảm giác giá trị độc đáo của các pháp. Tâm Sở Thắng Giải có nhiệm vụ chọn lọc giá trị độc đáo của các pháp giúp cho Thân Thức cảm giác sự khác biệt cường độ trơn nhám, ấm lạnh v.v ... của các pháp. Thân Thức cảm giác được giá trị khác biệt mỗi loại khi sờ mó, đụng chạm đến các pháp là do Tâm Sở Thắng Giải giúp đỡ.

Thân Thứcnếu như không có Tâm Sở Niệmghi nhớ thì không thể tự động nhớ biết các pháp đã cảm giác qua. Tâm Sở Niệm có nhiệm vụ ghi nhớ các pháp đã từng xúc chạm để giúp cho Thân Thức nhớ biết dễ dàng những Pháp nào đã cảm giác qua và những pháp nào chưa cảm giác qua. Thân Thức thường ghi nhớ những kỷ niệm đã cảm giác là do Tâm Sở Niệm giúp đỡ.

Thân Thứcnếu như không có Tâm Sở Địnhtập trung thì không thể tự động cảm biết chính xác tánh chất cảm giác của các pháp. Tâm Sở Định có nhiệm vụ tập trung Thân Thức để cảm giác dễ đàng sự sai biệt của các pháp qua sự sờ mó và xúc chạm. Thân Thức một khi xúc chạm pháp nào liền cảm biết sự khác biệt của pháp đó đối với các pháp khác là do Tâm Sở Định giúp đỡ.

Thân Thứcnếu như không có Tâm Sở Huệchiếu soi thì không thể tự động cảm biết tánh chất khác biệt của các pháp. Tâm Sở Huệ có nhiệm vụ làm hiển lộ trình chất khác biệt của mỗi pháp để giúp cho Thân Thức cảm giác không sai lầm. Thân Thức một khi xúc chạm pháp nào liền cảm biết sự khác biệt của pháp đó đối với các pháp khác là do Tâm Sở Huệ giúp đỡ. Trường hợp người mù mắt thường cảm giác qua sự xúc chạm các sự vật nơi Thân Thức nhiều hơn.

Đây là giá trị sự quan hệ của năm Tâm Thức so với năm Tâm Sở Biến Hành và năm Tâm Sở Biệt Cảnh. Giá trị này được nhận định qua sự sinh hoạt của chúng nơi trong mỗi con người. Còn giá trị sự quan hệ của năm Tâm Thức đối với các Tâm Sở còn lại sẽ được đề cập ở sau.

d/- QUAN HỆ VỚI CÁC TÂM SỞ CÒN LẠI:

Các Tâm Sở còn lại gồm có 11 Thiện, 6 Căn Bản Phiền Não, 10 Tiểu Tùy, 2 Trung Tùy, 8 Đại Tùy và 4 Bất Định. Trong 41 Tâm Sở này, 11 Thiện, 2 Trung Tùy và 8 Đại Tùy quan hệ với năm Thức Tâm Vương trong mọi sự sinh hoạt hiển lộ rất dễ phân biệt, cho nên ở đây không cần phải phân tích. Riêng 6 Căn Bản Phiền Não, 10 Tiểu Tùy và 4 Bất Định, mỗi loại có tánh chất khác biệt nhau, cho nên quan hệ với năm Thức Tâm Vương không đồng nhất và cũng không toàn diện. Sự quan hệ không đồng nhất và không toàn diện của 6 Căn Bản Phiền Não, của 10 Tiểu Tùy và của 4 Bất Định được thấy trong Bát Thức Quy Củ Tụng. Bát Thức Quy Củ Tụng của ngài Khuy Cơ, do Thích Thắng Hoan dịch, trang 25, ghi rằng:

“1/- Trong sáu Căn Bản Phiền Não, năm Thức Tâm Vương không thể kết hợp với Mạn, Nghi và Ác kiến. Tâm Sở Mạn, Nghi và Ác Kiến sở dĩ phát sánh tác dụng là do Ý Thức thứ sáu phân biệt, so đo, chấp trước theo quan niệm của mình làm trợ duyên. Nhất là Tâm Sở Mạn và Tâm Sở Nghi. Tâm Sở Mạn sở dĩ phát sanh tác dụng là do Ý Thức thứ sáu khởi niệm phân biệt làm trợ duyên và Tâm Sở Nghi sở dĩ phát sanh tác

dụng là do Ý Thức thứ sáu khởi niệm chọn lựa làm trợ duyên ... Bản tánh của năm Thức Tâm Vương hoàn toàn không có vấn đề phân biệt, so đo, chấp trước theo quan niệm của mình, nghĩa là năm Thức Tâm Vương này hiểu biết vạn pháp không có vấn đề so sánh và chọn lựa giống như Ý Thức thứ sáu. Cho nên năm Thức Tâm Vương không thể hợp tác với các Tâm Sở Mạn, Nghi và Ác Kiến. Năm Thức Tâm Vương

ở đây chỉ quan hệ với các Tâm Sở Tham, Sân và Si Mê trong sáu Căn Bản Phiền Não”.

“2/- Mười Tâm Sở Tiểu Tùy Phiền Nãogồm có: Phẫn, Hận, Phú, Não, Tật, San, Cuống, Xiểm, Hại, Kiệu. Mười Tâm Sở này thường tác dụng hiện bày hành động biểu lộ ra ngoài một cách thô tục, nông cạn và mạnh bạo. Ngược lại, năm Thức Tâm Vương sinh hoạt hiểu biết vạn pháp một cách tinh tế và sâu sắc hơn. Cho nên năm Thức Tâm Vương đây không thể hợp tác với mười Tâm Sở Tiểu Tùy Phiền Não”.

“3/- Bốn Tâm Sở Địnhlà Hối, Miên, Tầm và Tư. Năm Thức Tâm Vương không thể nào hợp tác được với bốn Tâm Sở Bất Định nói trên. Nguyên do:

“a]- Tâm Sở Hốilà trạng thái tâm lý thường ăn năn và hối tiếc những công trình, những cố gắng của Ý Thức thứ sáu sinh hoạt. Tâm Sở Hối thường ghi nhớ và so sánh thiệt hơn những quá trình hành động của Ý Thức thứ sáu để ăn năn hối tiếc. Năm Thức Tâm Vương hiểu biết vạn pháp một cách trực tiếp, cho nên không có vấn đề ăn năn hối tiếc. Do đó, năm Thức Tâm Vương không thể hợp tác với Tâm Sở Hối”.

“b]- Tâm Sở Miênlà trạng thái tâm lý thích ngủ nghỉ, thường hay chặn đứng sáu Tâm Thức (từ Nhãn Thức cho đến Ý Thức thứ sáu) không cho sinh hoạt và khiến con người trở nên bị buồn ngủ, vì thế năm Thức Tâm Vương không thể hợp tác với Tâm Sở Miên”.

“c]- Tâm Sở Tầmlà trạng thái tâm lý thích tìm cầu những dữ kiện, những chứng tích chưa được đối diện hiện cảnh. Ngược lại, năm Thức Tâm Vương chỉ hiểu biết trực tiếp vạn pháp thuộc đối diện và vạn pháp thuộc hiện cảnh. Ngoài ra năm Thức Tâm Vương này không thể hiểu biết vạn pháp thuộc về tiềm năng (Memories) không hiện cảnh. Cho nên năm Thức Tâm Vương không có vấn đề tìm cầu và do đó, không thể hợp tác với Tâm Sở Tầm”.

“d] Tâm Sở Tưlà trạng thái tâm lý thường thích xét đoán chín chắn, phân biệt một cách tỉ mỉ về ý nghĩa, về giá trị và về tánh chất của những sự vật đối diện. Ngược lại, năm Thức Tâm Vương chỉ hiểu biết sự vật bằng trực giác mà chúng không cần phải xét đoán hay phân tích. Cho nên năm Thức Tâm Vương này không thể hợp tác với Tâm Sở Tư”.

Ý nghĩa về giá trị của sự quan hệ giữa năm Thức Tâm Vương và 51 Tâm Sở đã được trình bày rõ ràng trong các kinh luận và nhất là quyển Bát Thức Quy Củ Tụng của ngài Khuy Cơ. Hơn nữa, sự quan hệ này của năm Thức Tâm Vương với các Tâm Sở còn được thể hiện cụ thể qua các sinh hoạt nơi mỗi con người. Với sự sinh hoạt của năm Thức Tâm Vương và các Tâm Sở, chúng ta quán chiếu bằng lối khảo nghiệm sẽ thấy rõ giá trị của sự quan hệ nói trên. Tánh chất của mỗi Tâm Thức thì khác nhau cho nên quan hệ với các Tâm Sở thực ra không giống nhau toàn bộ. Trong 51 Tâm Sở, năm Thức Tâm Vương theo khả năng sinh hoạt thì chỉ quan hệ được một số Tâm Sở nào liên hệ. Đây là giá trị quan hệ của năm Thức Tâm Vương đối với 51 Tâm Sở.

2. - GIÁ TRỊ SỰ QUAN HỆ CỦA Ý THỨC VÀ 51 TÂM SỞ:

Ý Thức là một loại tâm thức đứng hàng thứ sáu trong tám Tâm Thức và tâm thức này hiểu biết vạn pháp qua sự nhận thức nên gọi là Ý Thức Tâm Vương. Ý Thức thứ sáu là một trong những tâm thức căn bản của sự nhận thức vạn pháp.

Không có Ý Thức thứ sáu, con người khác nào như cỏ cây và sự sống của họ trở nên vô nghĩa trong lãnh vực chuyển hoá để được giác ngộ cũng như trở nên vô tri trong lãnh vực phát triển nền tảng khoa học cơ giới để được tân tiến. Chẳng những thế, theo Bát Thức Quy Củ Tụng, chương hai, trang 43, Ý Thức thứ sáu còn là một tâm thức linh hoạt, nhạy bén, linh cảm, có khả năng minh định chính xác sự vật, nhận thức vạn pháp không lầm lẫn, cho nên được mang danh là Minh Liễu Ý Thức. Sự sinh hoạt của Ý Thức thứ sáu trên hai phương diện: hợp tác với năm Tâm Thức để nhận thức được gọi là Ngũ Câu Ý Thức và sinh hoạt độc lập để phân biệt được gọi là Độc Đầu Ý Thức.

a/- NGŨ CÂU Ý THỨC: nghĩa là Ý Thức thứ sáu thường hợp tác với năm Tâm Thức để nhận thức năm trần cảnh của một sự vật hiện có mặt trong thế gian. Năm trần cảnh của một sự vật trong thế gian gồm có Sắc, Thinh, Hương, Vị và Xúc đều là đối tượng cho năm Tâm Thức hiểu biết. Ý Thức thứ sáu nhờ năm Tâm Thức hổ trợ mới có thể nhận thức được tánh chất, giá trị và ý nghĩa của một sự vật qua năm trần cảnh vừa

trình bày. Tánh chất, giá trị và ý nghĩa của một sự vật làm đối tượng nhận thức cho Ý Thức thứ sáu được gọi là Pháp Trần. Pháp Trần đây chính là cảnh Tợ Đối Chất (Xem lại Khảo Nghiệm Duy Thức Học, quyển I tức là quyển đầu, trang 314 do nhà in Đường Sáng tái bản) được phát sanh từ nơi năm trần cảnh bên ngoài để làm đối tượng cho Ý Thức thứ sáu nhận thức. Đối với Ý Thức thứ sáu, năm Tâm Thức là những cận vệ rất cần thiết cho sự nhận thức vạn pháp trong thế gian. ÝThức thứ sáu không thể sinh hoạt trực tiếp với vạn pháp để nhận thức mà không qua trung gian của năm Tâm Thức cung cấp những dữ kiện. Vì quan hệ quá nhiều với năm Tâm Thức trong mọi sự nhận thức vạn pháp, Ý Thức thứ sáu được gọi là Ngũ Câu Ý Thức.

b/- ĐỘC ĐẦU Ý THỨC: nghĩa là Ý Thức thứ sáu tự động sinh hoạt thế giới riêng của nó mà không cần đến năm Tâm Thức hổ trợ. Đây là những thế giới riêng biệt của Ý Thức thứ sáu nhận thức độc lập không có sự hiểu biết của năm Tâm Thức ở trước, nghĩa là năm Tâm Thức không thể hiểu biết đến những thế giới riêng biệt của Ý Thức thứ sáu. Những thế giới riêng biệt của Ý Thức thứ sáu gồm có: thế giới Bản Vị, thế giới Suy Trung, thế giới Định Trung, thế giới Mộng Trung và thế giới Cuồng Loạn. Năm Tâm Thức không có khả năng hiểu biết đến những thế giới riêng biệt này của ý Thức thứ sáu sinh hoạt. Ý Thức thứ sáu vì sinh hoạt qua nhiều lãnh vực của những thế giới riêng biệt nói trên cho nên được mang nhiều tên khác nhau. Ý Thức thứ sáu có những tên như sau:

l- BẢN VỊ Ý THỨC: nghĩa là Ý Thức thứ sáu chỉ duy với những giả tướng (hình tướng giả tạo) và những giả danh (những danh xưng giả tạo) của vạn pháp còn nguyên bản vị trong Thức Thể Alaya. Vạn pháp với hình thức giả tướng và giả danh trong Thức Thể Alaya do Thức Mạt Na quản lý chỉ là những ảnh tử chưa bị biến tướng gọi là Bản Vị. Vạn pháp giả tướng và giả danh với tánh chất tiềm năng (Memories) là đối tượng trực tiếp của Ý Thức thứ sáu nhận thức độc lập không quan hệ với năm Tâm Thức và cũng không cần năm Tâm Thức yểm trợ. Năm Thức hoàn toàn bất lực trong sự hiểu biết vạn pháp giả tướng và giả danh này của Ý Thức thứ sáu. Vạn pháp mang tánh chất Bản Vị để làm đối tượng cho Ý Thức thứ sáu nhận thức thì cũng thuộc về cảnh Tợ Đới Chất do Thức Mạt Na thứ bảy cung cấp. Ý Thức thứ sáu thường sinh hoạt với vạn pháp bản vị nói trên trong Thức Thể Alaya được gọi là Bản Vị Ý Thức.

2- SUY TRUNG Ý THỨC: nghĩa là Ý Thức thứ sáu thường suy xét các hiện tượng của sự vật qua suy luận và diễn dịch. Bản chất của Ý Thức thứ sáu là suy luận và diễn dịch cho nên nhận thức các sự vật qua sự suy tưởng và luận lý. Nhờ bản chất đó Ý Thức thứ sáu mới có khả năng đào sâu tánh chất giá trị và ý nghĩa của một sự vật để hiểu biết. Sự suy luận và diễn dịch của Ý Thức thứ sáu luôn luôn dựa trên những dữ kiện đã sẵn có để tìm kiếm đáp số cho sự việc. Thí dụ như khi nhìn thấy đám khói phát lên, Ý Thức thứ sáu liền xét đoán cho rằng có lửa cháy đâu đó. Tất cả những sự việc do Ý Thức thứ sáu diễn dịch và suy luận để hiểu biết đều cũng thuộc về cảnh Tợ Đới Chất. Vì nhận thức sự việc mang tánh chất suy luận và diễn địch, cho nên Ý Thức thứ sáu được gọi là Suy Trung Ý Thức.

3- ĐỊNH TRUNG Ý THỨC: nghĩa là Ý Thức thứ sáu chỉ riêng một mình sinh hoạt trong thế giới Thiền Định qua sự quán tưởng. Ý Thức thứ sáu có khi đi đến những cảnh giới Tứ Thiền (Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền) và Tứ Không (Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ) v.v… Nhưng khi xuất định (ra khỏi Thiền Định), Ý Thức thứ sáu vẫn là Ý Thức của Dục Giới không hề thay đổi, ngoại trừ trường hợp Ý Thức này được chuyển thành Trí Điệu Quan Sát. Thế giới Thiền Định là thế giới sở quán của Ý Thức thứ sáu riêng biệt nhận thức không thể có trong thế giới duyên sanh và chỉ hiện hữu khi thiền quán. Thế giới này nếu như không thực tại thì không thể hiện hữu cụ thể để làm đối tượng nhận thức cho Ý Thức thứ sáu sinh hoạt trong khi thiền quán. Thế giới Thiền Định nói trên thì thuộc về loại Tánh Cảnh (Khảo Nghiệm Duy Thức Học, quyển I tức là quyển đầu, trang 310, do Đường Sáng tái bản) để làm bối cảnh sở quán của Ý Thức thứ sáu sinh hoạt. Ý Thức thứ sáu sinh hoạt trực tiếp thế giới Thìên Định đề nhận thức nên gọi là Định Trung Ý Thức.

4- MỘNG TRUNG Ý THỨC: nghĩa là Ý Thức thứ sáu sinh hoạt nhận thức những cảnh giới trong mộng. Những cảnh giới trong mộng là những cảnh giới thuộc tiềm năng với dạng thức hạt giống được tàng trữ trong Thức Thể Alaya. Những cảnh giới này nếu như không có nơi Thức Thể Alaya thì không thể hiện hữu trong giấc mơ. Những cảnh giới trong mộng cũng thuộc về loại cảnh Tợ Đới Chất để cho Ý Thức thứ sáu sinh hoạt theo sự quan hệ sở thích riêng tư. Ý Thức thứ sáu thường sinh hoạt nơi những cảnh giới trong giấc mơ được gọi là Mộng Trung Ý Thức.

5- CUỒNG LOẠN Ý THỨC: nghĩa là Ý Thức thứ sáu sinh hoạt trong trạng thái điên loạn. Trong tình trạng điên loạn, Ý Thức thứ sáu nhận thức những cảnh vật sai lệch, hiểu biết sự vật không đúng như thật. Những cảnh giới cuồng loạn nói trên thì cũng thuộc về loại cảnh Tợ Đới Chất đều được phát sanh từ những hiện tượng thực tại bên ngoài. So với những hiện tượng thực tại bên ngoài, những cảnh giới cuồng loạn là do tâm thần bệnh hoạn và do các Tâm Sở cung cấp hình ảnh méo mó thành thử Ý Thức thứ sáu nhận thức sự việc không chính xác nên gọi là nhận thức cuồng loạn. Thực sự Ý Thức thứ sáu không bao giờ hiểu biết điên loạn. Trường hợp nhận thức những cảnh giới cuồng loạn này, Ý Thức thứ sáu được gọi là Cuồng Loạn Ý Thức.

Vì tánh chất linh hoạt, nhạy bén và linh cảm trong sự nhận thức, đồng thời sinh hoạt biểu lộ tướng trạng rõ ràng qua hành động dễ biết, Ý Thức thứ sáu khác hơn các Tâm Thức khác có khả năng quan hệ mật thiết đến 51 Tâm Sở. Nói cách khác trong bất cứ sinh hoạt nào, Ý Thức thứ sáu đều bị chi phối quá nhiều nơi 51 Tâm Sở và ít khi tự chủ toàn diện trên mọi lãnh vực nhận thức. Nói rõ hơn, Ý Thức thứ sáu luôn luôn nhận thức gián tiếp vạn pháp trong thế gian, sinh hoạt không thể tự chủ và tiếp nhận ảnh tử phải qua mấy lớp hàng rào ngăn cách của 51 Tâm Sở. Nếu như không có 51 Tâm Sở quan hệ, Ý Thức thứ sáu hoàn toàn bất lực trong sự nhận thức vạn pháp. Ý Thức thứ sáu một khi sinh hoạt nếu như không bị Tâm Sở này lôi cuốn thì cũng bị Tâm Sở khác điều khiển.

Thí dụ, anh T là một Phật Tử đã quy y khi thấy một gói đồ rơi giữa đường liền tò mò mở ra xem. Đó là một ngàn đô la và cả giấy tờ của anh C làm rớt. Lúc bấy giờ Ý Thức anh T bị Tâm Sở Tham xúi dục suy nghĩ muốn lượm để tiêu dùng và đồng thời cũng bị Tâm Sở Vô Tham lôi kéo không cho hành động như thế sẽ bị tội lỗi và anh C hay được sẽ mất tình bạn. Lúc đó Ý Thức của anh T đang trong tình trạng phân vân chưa

biết định thế nào, nửa muốn lấy và nửa muốn không. Hiện tượng đây chứng tỏ Ý Thức của anh T bị hai Tâm Sở Tham và Vô Tham tương tranh điêu khiến, không cho tự chủ để qui định chọn lựa.

QUAN HỆ VỚI NĂM TÂM SỞ BIẾN HÀNH VÀ NĂM TÂM SỞ BIỆT CẢNH:

Như trước đã trình bày, Ý Thức thứ sáu là tâm thức chủ trì nhận thức vạn pháp, chỉ đạo tất cả hành động của chúng sanh và lãnh đạo cả năm Tâm Thức ở trước cho nên quan hệ với năm Tâm Sở Biến Hành và năm Tâm Sở Biệt Cảnh thì cũng dễ lãnh hội. Năm Tâm Sở Biến Hành và năm Tâm Sở Biệt Cảnh đã giúp đỡ cho năm Tâm Thức hiểu biết vạn pháp như thế nào thì giúp đỡ cho Ý Thức thứ sáu sinh hoạt cũng giống như thế. Nguyên do năm Tâm Thức này là những cán bộ đắc lực trong công việc cung cấp những dữ kiện Tướng Phần của vạn pháp để Ý Thức nhận thức. Cho nên năm Tâm Sở Biến Hành và năm Tâm Sở Biệt Cảnh chẳng những quan hệ với năm Tâm Thức ở trước mà còn quan hệ mật thiết không ít với Ý Thức thứ sáu trong sự nhận thức vạn pháp.

QUAN HỆ VỚI 41 TÂM SỞ:

Ý Thức thứ sáu thì đầy đủ cả ba lánh (Thiện, Ác, Vô Ký) cho nên có khi lương thiện, có khi hung dữ, có khi bình thường và cũng là tâm thức để cảm thọ khổ, lạc, xả trong mọi hoàn cảnh thuận duyên hay nghịch duyên hoặc trung hoà duyên. Vì đầy đủ ba tánh, Ý Thức thứ sáu đều có mặt trong tất cả Tâm Sở còn lại, nghĩa là 41 Tâm Sở này mỗi khi sinh hoạt quan hệ với Ý Thức thứ sáu để tạo nghiệp, nhưng 41 Tâm Sở còn lại đều không phải đồng nhất về tánh chất, có loại thuộc về thiện, có loại thuộc về ác, có loại thuộc về vô ký v.v... cho nên không thể cùng một lúc quan hệ với Ý Thức thứ sáu, thí dụ như Ý Thức thứ sáu không thể có đức tin (Tâm Sở Tín hợp tác) trong lúc còn bị nghi ngờ (Tâm Sở Nghi đang điều khiển). Các Tâm Sở khác cũng thế, nghĩa là Ý Thức thứ sáu khi gặp hoàn cảnh không tốt thì ngay lúc đó quan hệ với các Tâm Sở Ác để nhờ hỗ trợ hoặc khi gặp hoàn cảnh tốt thì liền quan hệ với các Tâm Sở Thiện để nhờ trợ duyên. Sự quan hệ này của Ý Thức thứ sáu đối với 41 Tâm Sở nếu như tư duy một chút thì sẽ thấy rõ, không cần phải trình bày hình tướng, nguyên vì bất cứ hành động nào của con người đều có mặt của Ý Thức thứ sáu chỉ đạo. Ở đây chỉ đề cập một vài điểm quan hệ không đồng nhất giữa Ý Thức thứ sáu và các Tâm Sở khác biệt tánh chất để khái niệm phần nào giá trị tương duyên của mỗi loại trong sự hợp tác nhận thức. Người nghiên cứu nên tự tư duy thêm giá trị sự quan hệ của Ý Thức thứ sáu và 51 Tâm Sở để có nhận thức cụ thể hơn.

3.- GIÁ TRỊ SỰ QUAN HỆ CỦA THỨC MẠT NA VÀ 51 TÂM SỞ:

Thức Mạt Na thứ bảy là tâm thức mang tánh chất đam mê chấp trước ngã pháp và có khả năng quản lý tất cả hạt giống vạn pháp. Do đó Thức Mạt Na thứ bảy có nhiều tên: Mạt Na, Ý Căn, Truyền Tống, Câu Sanh Ngã Chấp.

* MẠT NA là dịch âm Từ chữ Phạn Manas, nghĩa là Ý. Chữ Ý ở đây là chỉ cho nghĩa sanh diệt tương tục không ngừng. Vì mang tánh chất sanh diệt tương tục, Tâm Thức này khiến cho vạn pháp sanh diệt biến hoá không dứt.

* Ý CĂN: nghĩa là tâm thức này làm chỗ nương tựa cho Ý Thức thứ sáu sinh hoạt để nhận thức vạn pháp. Chữ Mạt Na nghĩa là Ý và hiểu biết qua Ý gọi là Ý Thức, cũng như con mắt tên là Nhãn và hiểu biết qua Nhãn gọi là Nhãn Thức. Ý Căn còn có tên là Thắng Nghĩa Căn. Thắng Nghĩa Căn là một loại giác quan có danh nghĩa rất thù thắng.

* TRUYÊN TỐNG: nghĩa là một loại tâm thức có nhiệm vụ thu nhận những ảnh tượng của thế giới bên ngoài vào trong nội tâm để cất giữ nơi Thức Thể Alaya sau khí được Ý Thức thứ sáu nhận thức. Đồng thời tâm thức này còn nhiệm vụ mang những ảnh tượng có tánh cách tài liệu (Documents) từ trong kho tàng thế giới nội tâm của Thức Thể Alaya trình diện cho Ý Thức thứ sáu để hiểu biết qua hình thức nhớ lại (hồi tưởng) hoặc quán chiếu.

* CÂU SANH NGÃ CHẤP: nghĩa là Kiến Phần Thức Alaya theo nghiệp lực thọ sanh vào cõi nào thì Thức Mạt Na đi theo vào cõi đó để chấp Kiến Phần Alaya làm ngã. Trên thực tế Kiến Phần Thức Alaya không phải là thật ngã, nguyên vì tâm thức này là tâm thức tác dụng và tự nó bị biến độc liên tục không gián đoạn trong công việc xây dựng cũng như duy trì sự hiện hữu của vạn pháp. Thế mà Thức Mạt Na vẫn mê lầm chấp trước Kiến Phần Thức Alaya cho là thật ngã, vì chấp ngã kiên cố, Thức Mạt Na thứ bảy được gọi là Câu Sanh Ngã Chấp.

So với Ý Thức thứ sáu, Thức Mạt Na thứ bảy hiện biết tinh vi và sâu xa hơn, biết chọn lựa những tài liệu trong tiềm năng mà Ý Thức thứ sáu muốn nhớ lại. Chẳng những thế Thức Mạt Na thứ bảy còn biết sinh hoạt bản năng để bảo vệ thân thể trong thời gian không có mặt Ý Thức thứ sáu, ngoài ra còn làm gạch nối giữa Ý Thức thứ sáu và Tâm Thức Alaya thứ tám trong mọi sự sinh hoạt. Hơn nữa Thức Mạt Na thứ bảy sinh hoạt không bị lệ thuộc nơi năm Tâm Thức ở trước và cũng không bị giới hạn giống như sự sinh hoạt của Ý Thức thứ sáu.

Qua những tánh chất, khả năng và giá trị của Thức Mạt Na thứ bảy vừa trình bày trên, Tâm Thức này không phải quan hệ toàn diện với 51 Tâm Sở giống như Ý Thức thứ sáu. Trong 51 Tâm Sở, Thức Mạt Na thứ bảy chỉ quan hệ được 18 Tâm Sở theo khả năng tính và theo nhu yếu cần thiết của tâm thức này khi sinh hoạt nhận thức vạn pháp. Theo Bát Thức Quy Củ Tụng của ngài Khuy Cơ, trang 65, đối với năm Tâm Sở Biến Hành, Thức Mạt Na thứ bảy cũng như các Tâm Thức khác luôn luôn quan hệ chặt chẽ trong sự sinh hoạt nhận thức vạn pháp, nguyên vì năm Tâm Sở Biến Hành nói trên sinh hoạt liên hệ khắp tất cả Tâm Thức. Vê năm Tâm Sở Biệt Cảnh, Thức Mạt Na thứ bảy thường xuyên sinh hoạt trực tiếp chấp lấy Kiến Phần Thức Alaya làm nội ngã cho nên không thể quan hệ và cũng không cần đến sự giúp đỡ của Tâm Sở Dục. Thức Mạt Na thứ bảy luôn luôn mê chấp cho Kiến Phần Thức Alaya thứ tám là thật ngã nên không cần sự chọn lựa của Tâm Sở Thắng Giải. Thức Mạt Na thứ bảy hiện đang sinh hoạt liên lạc để chấp ngã không cần phải ghi nhớ, nên không quan hệ với Tâm Sở Niệm. Hơn nữa, Thức Mạt Na thứ bảy luôn luôn si mê chấp ngã, không có vấn đề ăn năn hối hận và cũng không cần phải định tâm chuyên nhất, nên không hợp tác với Tâm Sở Định. Nhưng Thức Mạt Na thứ bảy là tâm thức có tính chất so đo lựa chọn và chỉ biết chấp lấy Kiến Phần Thức Alaya thứ tám làm ngã của mình, cho nên phải nhờ đến Tâm Sở Huệ giúp đỡ để quyết định.

Tâm Sở Thiện là những tâm lý mang tánh chất trong sạch có công năng hoá giải tất cả điều ác, phát triển tất cả điều lành để làm trợ duyên trên con đường giác ngộ và giải thoát. Tất cả muôn pháp lành đều phát sanh từ nơi những Tâm Sở Thiện này. Tâm Sở Thiện gồm có 11 loại là những nhu yếu trong mọi lãnh vực xây dựng an lạc thật sự và không thể thiếu mặt nơi bất cứ sự sống nào của chúng sanh. Ngược lại, Thức Mạt Na thứ bảy là tâm thức thuộc về loại ô nhiễm cho nên khi sinh hoạt không quan hệ cũng như không ảnh hưởng với bất cứ Tâm Sở nào trong 11 Tâm Sở Thiện.

Đặc biệt nhất đối với 6 Phiền Não căn bản, Thức Mạt Na thứ bảy không bao giờ nghi ngờ trong việc chấp Kiến Phần Thức Alaya thứ tám làm ngã cho nên không cần sự giúp đỡ của Tâm Sở Nghi. Hơn nữa, Thức Mạt Na thứ bảy đam mê chấp ngã không rời khỏi Kiến Phần Thức Alaya thứ tám nửa bước, cho nên không quan hệ với Tâm Sở Sân. Nhưng Thức Mạt Na thứ bảy thường say đắm chắp ngã kiên cố cho nên cần đến sự giúp đỡ của Tâm Sở Tham. Vì quá quý trọng và luôn luôn đặt bản ngã trên hết, Thức Mạt Na thứ bảy thường hay biểu lộ tánh ngã mạn của mình, cho nên quan hệ mật thiết với Tâm Sở Mạn. Chấp ngã là một thứ bệnh vô cùng xấu ác mà Thức Mạt Na thứ bảy đã bị ô nhiễm tự bao giờ, cho nên trong bất cứ hành động nào, Thức Mạt Na thứ bảy đều bị Tâm Sở Ác Kiến lôi cuốn. Đã vậy Thức Mạt Na thứ bảy quá si mê trong sự chấp Kiến Phần Thức Alaya thứ tám làm ngã là do Tâm Sở Si điều khiển.

Hành tướng của mười Phiên Não Tiểu Tùy thường thể hiện hành vi thô kệch và cử chỉ biến động không yên trong sự sinh hoạt và nói năng. Ngược lại, hành tướng của Thức Mạt Na thứ bảy thì tiềm ẩn bên trong thân thể và sinh hoạt vi tế trong sự chấp trước vạn pháp. Do đó Thức Mạt Na thứ bảy không thể quan hệ cũng như không cần sự giúp đỡ của mười Tâm Sở Tiểu Tùy. Hai Phiền Não Trung Tùy đều mang tánh chất bất thiện trong bất cứ sinh hoạt nào của con người. Nhưng Thức Mạt Na thứ bảy thì khác hơn lại mang tánh chất vô ký (trung tính) cho nên không thể quan hệ với hai Phiền Não Trung Tùy. Riêng tám Phiền Não Đại Tùy là những Tâm Sở thường hay biểu lộ phong cách thô tục và hành động đần độn mê mờ, còn Thức Mạt Na thứ bảy thì mang tánh chất ô nhiễm cho nên dễ quan hệ với tám Phiền Não Đại Tùy.

Đối với bốn Tâm Sở Bất Định, Tâm Thức Mạt Na thứ bảy hoàn toàn không quan hệ trong khi sinh hoạt nhận thức và chấp trước. Thức Mạt Na thứ bảy không phân biệt và hối tiếc trong sự sinh hoạt duyên cảnh, cho nên không cần sự yểm trợ của Tâm Sở Hối. Thức Mạt Na thứ bảy không cảm thấy mệt mỏi trong sự sinh hoạt duyên cảnh cho nên không cần sự giúp đỡ của Tâm Sở Miên. Chẳng bao giờ sinh hoạt thế giới bên ngoài giống như Ý Thức thứ sáu, Tâm Thức Mạt Na thứ bảy chỉ trực tiếp duyên cảnh trong nội Tâm và sinh hoạt không ngừng để chấp trước, cho nên Tâm Thức này không có vấn đề tìm cầu các pháp và do đó không cần sự giúp đỡ của Tâm Sở Tầm. Thức Mạt Na thứ bảy luôn luôn hiểu biết trực tiếp nội cảnh và không có vấn đề quán chiếu trong sự sinh hoạt, cho nên không cần sự hỗ trợ của Tâm Sở Tư.

4.- GIÁ TRỊ SỰ QUAN HỆ CỦA THỨC ALAYA VÀ 51 TÂM SỞ:

Tàng Thức là tên riêng của Alaya và tâm thức này đứng hàng thứ tám nên gọi là Tàng Thức thứ tám hay là Alaya thứ tám. Tàng Thức có ba công dụng:

a- NĂNG TÀNG: nghĩa là có khả năng tàng trữ tất cả hạt giống vạn pháp.

b- SỞ TÀNG: nghĩa là chỗ nơi có thể dung chứa tất cả hạt giống của vạn pháp.

c- NGÃ ÁI CHẤP TÀNG: nghĩa là tâm thức này bị Thức Mạt Na thứ bảy luyến ái chấp làm bản ngã.

1/- ĐẶC TÁNH CỦA TÀNG THỨC:

Đặc lánh của Tàng Thức (Alaya) thứ tám thì thuộc về Vô Phú Vô Ký. Vô Phú nghĩa là tâm thức này không bị các phiền não nghiệp chướng ngăn che. Tàng Thức thứ tám chỉ theo nghiệp báo để thọ sanh và nó không bao giờ gây tạo nên nghiệp báo nào cả, cho nên được gọi là Vô Phú. Tàng Thức thứ tám sanh vào cõi nào thì liền phát khởi những loại Tâm Thức giống như cõi đó để xây dựng và bảo trì sự sống cho cõi đó. Vì thế Tàng Thức thứ tám mỗi khi rút lui ra đi thì khiến cho thân thể của chúng sanh cũng như những cảnh giới ở cõi đó bị tan hoại. Vê phương diện thể tánh, Tàng Thức thứ tám không bị nhiễm ô, không quan hệ với các Tâm Sở sai lầm, không mê chấp tất cả cảnh giới vọng hiện và cũng không mê chấp tất cả cảnh giới nghiệp duyên, nên được gọi là Vô Phú. Thế giới vọng hiện là những thế giới do sự mê vọng hiện ra và Thế giới nghiệp duyên là những thế giới do nghiệp nhân quyết định tạo nên.

Vô Ký nghĩa là tâm thức này không nhất định thiện hay ác và nó quan hệ bao gồm cả thiện cũng như ác. Về phương diện tàng trữ, Tàng Thức thứ tám đều dung chứa tất cả hạt giống thiện ác trong thế gian và không chê bỏ bất cứ hạt giống tốt xấu nào cả, nên gọi là Vô Ký, còn về phương diện sanh khởi, Tàng Thức thứ tám xây dựng tất cả pháp thiện ác đều bình đẳng và xây dựng không bỏ xót một pháp nào cả. Tàng Thức này xây dựng đúng theo nghiệp báo của các pháp và xây dựng các pháp không sai trái của nghiệp báo, cho nên được gọi là Vô Ký. Đây là đặc tánh của Tàng Thức thứ tám.

2/- QUAN HỆ VỚI CÁC TÂM SỞ:

Tàng Thức thứ tám chỉ quan hệ với năm Tâm Sở Biến Hành, nguyên vì năm Tâm Sở Biến Hành đều đồng tánh Vô Phú Vô Ký với Tàng Thức thứ tám. Tàng Thức thứ tám thì chỉ sinh hoạt Hiện Lượng và không bao giờ sinh hoạt Tỷ Lượng hoặc sinh hoạt Phi Lượng (Xem Khảo Nghiệm Duy Thức Học, quyển I, trang 299, do Đường Sáng tái bản). Nguyên vì Tàng Thức này luôn luôn sinh hoạt theo nghiệp lực một cách mặc nhiên để duyên với hiện cảnh và ngoài hiện cảnh này ra, Tàng Thức thứ tám không có khả năng duyên với bất cứ cảnh giới nào khác. Do đó, Tàng Thức thứ tám nhất định không thể quan hệ với năm Tâm Sở Biệt Cảnh. Tàng Thức thứ tám đã thuộc về loại Vô Phú Vô Ký, cho nên không quan hệ với các Tâm Sở Thiện và các Tâm Sở Ác. Hơn nửa Tàng Thức thứ tám chỉ duyên với Tánh Cảnh và ngoài Tánh Cảnh ra nó không duyên với Đới Chất Cảnh hay Độc Ảnh Cảnh (Xem Khảo Nghiệm Duy Thức Học, quyển I, trang 309, do Đường Sáng tái bản). Còn trong mỗi niệm, Tàng Thức thứ tám chỉ duyên với hiện cảnh và không thể duyên với danh từ hay lời nói nào khác. Thế nên Tàng Thức thứ tám không thể quan hệ với các Tâm Sở Bất Định.

Tóm lại giá trị sự quan hệ của tám Thức Tâm Vương và 51 Tâm Sở vừa trình bày cho thấy Tâm Thức không phải là Tâm Lý. Tâm Thức thì làm chủ trong sự nhận thức vạn pháp nên gọi là Tâm Vương, còn Tâm Lý là những Tâm Sở quan hệ với sinh lý và phát sanh từ nghiệp lực với mục đích là điều khiển, ngăn cách và khống chế Tâm Thức không cho sinh hoạt trực tiếp với vạn pháp để có hiểu biết chân thật. Tâm Thức khi chuyển được thành Trí Tuệ (Trí Thành Sở Tác, Trí Diệu Quan Sát, Trí Bình Đẳng Tánh, Trí Đại Viên Cảnh) thì có mặt ở trong thế giới Chân Như. Còn 51 Tâm Sở thuộc Tâm Lý mang tánh chất nghiệp lực thì không thể có mặt trong thế giới Chân Như khi các Tâm Thức được chuyển thành trí tuệ. Đặc tánh khác nhau của 51 Tâm Sở, có loại thuộc về Vô Phú Vô Ký (Năm Biến Hành), có loại thuộc về Hữu Phú Vô Ký (Năm Biệt Cảnh), có loại thuộc về Tánh Thiện (11 Thiện Tâm Sở) có loại thuộc về cội gốc của sanh tử luân hồi (6 Căn Bản Phiền Não), có loại thuộc về Tánh Ác (20 Tùy Phiền Não) và có loại thuộc về tánh ba phải (4 Tâm Sở Bất Định). Cộng thêm giá trị hiểu biết của tám Tâm Thức không giống nhau, cho nên sự quan hệ của 51 Tâm Sở đối với tám Thức Tâm Vương có giá trị không đồng nhất với nhau trong mọi lãnh vực nhận thức và tạo nghiệp. Đó là những nguyên nhân khiến cho chúng sánh bị lưu chuyển trong vòng sanh tử luân hồi nơi ba cõi, mặc dù có một số Tâm Sở thuộc loại Vô Phú và thuộc loại Thiện. Những Tâm Sở thuộc loại Vô Phú và những Tâm Sở thuộc loại thiện chỉ có giá trị trong những thế giới mê vọng và trong những thế giới nghiệp duyên, nhưng chúng không có giá trị trong sự giải thoát và chứng quả Bồ Đề nơi thế giới Chân Như. Chúng sánh muốn được giải thoát chứng quả Bồ Đề thì phải diệt trừ tận gốc rễ của hạt giống 51 Tâm Sở không còn dấu vết trong tâm thức con người bằng phương pháp trị liệu tâm bệnh qua sự tu tập của Duy Thức Quán. Nhờ quán sát biết rõ những đặc lánh của 51 Tâm Sở chúng ta trị liệu những tâm bệnh nói trên một cách dễ dàng và tẩy trừ những hạt giống 51 Tâm Sở cũng không có khó khăn trong sự tu tập. Có kỹ thuật quán sát và có kỹ thuật trị liệu, người tu Duy Thức Quán lẽ dĩ nhiên sẽ cập bến bờ giải thoát không xa, bằng cách chuyển Thức thành Trí Tuệ.

Vi tính: Minh Trí Cao Thân

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567