Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư và Tư Tưởng Giác Ngộ

16/07/201520:17(Xem: 12244)
Thiền Sư và Tư Tưởng Giác Ngộ


thiensututuonggiacngo
THIỀN SƯ VÀ TƯ TƯỞNG GIÁC NGỘ
Như Hùng
Chân Nguyên xuất bản 1987



MỤC LỤC 

Lời tựa 
I. Bồ Đề Đạt Ma và giá trị siêu việt của nền Thiền Học Việt Nam 

1. Then chốt quan trọng của Thiền
2. Ai là vị Tổ sư Thiền tông Việt Nam
3. Thiền công án 
4. Những Thiền Sư dấn thân đi vào cuộc đời 
5. Chấn chỉnh lại nền Thiền Học Việt Nam
II. Huệ Năng với niềm cô đơn không cùng 
1. Cuộc trắc nghiệm giữa Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn và Huệ Năng
2. Kinh Pháp Bảo Đàn
3. Cuộc trắc nghiệm giữa Huệ Năng với Huyền Giác và Thần Hội 
4. Ảnh hưởng Huệ Năng đối với nhân loại trong hiện tại
III. Lâm Tế Nghĩa Huyền tiếng hét vang động trong vô cùng 
1. Lâm Tế và con đường tìm đến Giác Ngộ 
2. Tiếng hét tuyệt kỷ của Lâm Tế
3. Diệu dụng của tiếng hét trong Thiền 
4. Giá trị độc đáo những bài pháp của Lâm Tế
5. Tứ liệu giản của Lâm Tế
IV. Vạn Hạnh Thiền Sư con người độc dị của ngàn năm trước và sau 
1. Con người Vạn Hạnh và công cuộc cách mạng
2. Sự nghiệp chính trị trong con người Vạn Hạnh
3. Vạn Hạnh người tạo dựng nền triết lý đặc thù cho Dân Tộc
4. Thành Thăng Long công trình suy tư và kiến trúc của Vạn Hạnh
5. Tư tưởng của Vạn Hạnh
V.Thiền và Thi Ca trong thi kệ của Mãn Giác Thiền Sư 
1. Con người và thi ca biên giới của mộng và thực 
2. Thiền trong thi ca
3. Sự dung hoà giữa Thiền và Thi Ca trong Mãn Giác 
4. Tính chất nghệ sỹ trong con người Mãn Giác
5. Tại sao Mãn Giác để lại cho đời bài thơ
VI.Tuệ Trung Thượng Sĩ hiện thân của Duy Ma Cật và Bàng Long Uẩn 
1. Thượng Sĩ đi giữa cuộc đời
2. Hình ảnh Duy Ma Cật và Bàng Long Uẩn trong con người Tuệ Trung Thượng Sĩ 
3. Thượng Sĩ Ngữ Lục 
4. Hình ảnh vô nghĩa trước những Thiền Sư
VII.Thiền Sư Hương Vân Đại Đầu Đà 
1. Con người và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông 
2. Trúc Lâm người xây dựng nền Phật Giáo thống nhất và nhập thế
3. Quan niệm về Thiền của Hương Vân Đại Đầu Đà
4. Sứ giả của tình thương và Hòa Bình
5. Những sáng tác của Trúc Lâm
VIII.Thiền Sư Chân Nguyên con người của thế kỷ thứ 18 
1. Con đường Giác Ngộ và Thiền của Chân Nguyên 
2. Những tác phẩm của Chân Nguyên 
3. Những đóng góp trong lĩnh vực Văn Học Nghệ Thuật của Chân Nguyên
4. Sự nghiệp đào tạo người kế thừa và trùng san những tác phẩm đời Lý Trần
IX.Hương Hải Thiền Sư 
1. Niên đại và con người của Hương Hải 
2. Quan niệm về Thiền của Hương Hải 
3. Những tác phẩm của Hương Hải
4. Những bài thơ hay của Hương Hải
X.Thiền Sư Thanh Đàm 
1. Hành trình tìm đến Giác Ngộ 
2. Tác phẩm Pháp Hoa Đề Cương
3. Công án tham cứu về chân tâm của Thanh Đàm


LỜI TỰA

Khởi nguyên của Thiền Học Việt Nam bắt nguồn từ Khương Tăng Hội đầu thế kỷ thứ 3. Ngài là vị tổ khai sáng nền Thiền Học Việt Nam và cũng là người đầu tiên đem thiền học phát huy ở Trung Hoa.


Khương Tăng Hội đã soạn Lục Độ Tập Kinh, dịch thuật cuốn Tiểu Phẩm Bát Nhã… triển khai thiền học theo tinh thần đại thừa. Sau đó ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi sang Việt Nam vào năm 580 nên thiền học Việt Nam mới được thiết lập theo hệ thống truyền thừa. Tỳ Ni Đa Lưu được kể như là sơ tổ của Thiền Học Việt Nam. Từ đó lưu truyền mãi cho đến nay qua những thăng trầm biến động như chính cái luân lưu của dòng đời trôi nổi.

Hình ảnh của Thiền Sư Việt Nam, có những nét vô cùng độc đáo không thua bất cứ Thiền Sư ngoại quốc nào. Về tư tưởng, siêu việt, độc dị, đa dạng, phong phú trong mọi khía cạnh tâm linh. Thiền Sư Việt Nam còn có khuynh hướng đi vào cuộc đời hoán chuyển xã hội bằng khả năng tâm linh và phát huy nền Văn Hóa, Xã Hội, Nghệ Thuật, Chính Trị… để cứu dân giúp đời, trong tinh thần siêu thoát của Thiền.

Viết về cuộc đời giác ngộ của những Thiền Sư là viết về một cái không vĩ đại, rỗng suốt, trong veo. Bởi lẽ thiền sư đến đi trong cuộc đời không lưu lại dấu vết, nếu có âu cũng là việc chẳng đặng đừng. Thiền vốn bặt hết mọi ngôn từ ý niệm, dùng ý niệm để diễn tả đã là sự sai lầm rồi. Nhưng “không nói cũng không xong” như một câu nói bất hủ của Thiền Sư Chân Nguyên ở thế kỷ thứ 17. Để rồi sau đó còn lại nét chấm phá lửng lơ như chính cái lơ lửng trong Thiền.

Có những Thiền Sư đến giữa trần gian bằng cả tâm linh cao vút, sống trong thâm sâu cùng cốc ở những ngọn núi bặt hết dấu chân người, tự mình quán chiếu chiêm nghiệm nơi tâm linh, làm bạn với muôn thú, ngỏ lời cùng đá, cây, lấy cỏ làm chiếu lấy trăng làm mùng. Tâm tư vẫn thong dong tự tại bao trùm cả hư không lồng lộng. Chỉ có đất trời, cỏ cây mới chứng kiến được sự cô đơn phi thường nầy. Sách vở biết gì mà để ghi chép hình ảnh của những Thiền Sư ẩn thân nầy? Nhưng có ai dám bảo hình bóng và hương sắc ấy không ngả dài theo bước chân của con người, không phảng phất đâu đây với đất trời với muôn hoa với lòng người ?

Cách sống và lối sống nào cũng phải đối mặt với những băn khoăn ray rứt trước ngưỡng cửa tử sinh. Nhưng Thiền Sư đạp tung, phá tan hoang cánh cửa khủng khiếp này. Đâu đó những trận cười từ trên đỉnh cao chất ngất của tử sinh bỗng vọng về chấn động hư không. Một tiếng hét thì thầm vang lên đẩy lùi tất cả, còn lại khoảng không với ánh sáng lung linh tuyệt vời của tâm linh giác ngộ.

Tác phẩm THIỀN SƯ VÀ TƯ TƯỞNG GIÁC NGỘ được hình thành cũng từ những ray rứt trước những con người độc đáo nầy. Nhằm ghi lại và tô thêm bóng dáng hùng vĩ của những bậc siêu nhân. Nếu chúng ta khai thác đúng mức những Thiền Sư Việt Nam ta sẽ thấy có những điểm vượt hẳn không thua gì Thiền Sư ngoại quốc. Dù rằng chúng ta mất mát quá nhiều những tư liệu dồi dào phong phú của Thiền, do những cuộc đô hộ xâm lăng của ngoại bang. Người viết đã chọn lựa theo sở thích của riêng mình viết về cuộc đời mười vị Thiền Sư.

Nếu độc giả có được một cảm nhận nào đó thì chính nhờ vào Hương Thiền của những Thiền Sư đã lưu lại, còn nếu không đó là lỗi của người viết. Kính mong chư vị thiện tri thức hoan hỷ phủ chính cho.


Đầu Xuân 1987
Tác giả kính cẩn ghi




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]