- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Treo đơn:
Treo đơn, xưa nói là treo vắt lên. Vì tăng đi hành cước chỉ mang theo y bát nên gọi là quải đáp, tức là y vắt mang theo vậy. Ngày nay đi tham học mang theo hành lý, đổi lại gọi là quải đơn. Phàm dọn đơn, khi có tăng khách đến nhà lấy lễ tiếp đãi. Hỏi khách đến có việc gì cho rõ ràng rồi tùy nghi mà đưa tới phòng. Khách từ xa đưa tới gặp 2 chúng trưởng đưa sang phòng khách quí hay tới phòng chờ. Khách là thiền tăng tới học đưa lên phòng tập thể, theo chúng đi quá đường, tụng kinh… Nếu người không có y bát, chứng điệp, hành lý; thậm chí trông người diện mạo khả nghi từ chối không cho đơn; chỉ cho xem Nội Qui nhà khách và điều lệ liêu xá nêu rõ.
Chứng nghĩa ghi rằng, y cứ kinh Phạm Võng, có nạn tăng giả mạo du hành, mặc áo vá đi khất thực có hai thời điểm: a) từ ngày 15 tháng giêng đến 15 tháng 3 b) từ 15 tháng 8 đến 15 tháng 2, là trong 2 thời kỳ đó. Nguyên vì người học đạo đi xa, không xa hơn 10 dặm; tìm thầy học đạo ra khỏi một tòng lâm vào một chùa khác, cho chí đi khắp đó đây chưa từng nghỉ ngơi. Việc dọn đơn vì thế phải xảy đến vậy. Vì Tri Khách tùy nghi dẫn tới đơn không được coi thường; vị Trụ Trì sẵn lòng từ bi đừng xem thường dọn đơn; nên giữ đạo phong thường trụ, Phật pháp mới tồn tại lâu dài là hoàn toàn do nơi đây. Ngài Vân Thê Liên Trì đại sư nói rằng, chiếc đơn dùng khi có tăng hành cước, vì chịu đói khát, nóng lạnh, trải qua nhiều gian khổ. Nay may được có chỗ đỡ đầu, dù không biết tu hành nhưng biết hổ thẹn. Nhà tu ghé đến nên ân cần cúng dường cho thọ dụng không dám lỗi phần. Cho nên nói rằng ai từng là du phương xem như khách bàng quan vậy.
Gửi ý kiến của bạn