Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12_Cảm Ứng Đạo Giao (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)

02/04/202218:20(Xem: 9813)
12_Cảm Ứng Đạo Giao (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)



Cảm Ứng Đạo Giao 

 

Bài pháp thoại giải thích kệ 12 trong nghi thức đảnh lễ Tam Bảo do Đức Đại Trưởng Lão Thích Trí Thủ biên soạn được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream ngày 4/7/2020.

 

Kính bạch Giảng Sư,

 

Trong khi nghe pháp thoại này con được biết sẽ có thêm hai kệ kế tiếp cùng trong nghi thức tụng ba ngàn vị Phật trong 3 kiếp Quá Khứ, Hiện tại, Vị Lai và con cũng được biết rằng mình đã có thượng duyên được học nghi thức đảnh lễ Tam Bảo của Đức Đại Trưởng Lão Thích Trí Thủ vì trong đây đã bao gồm tinh yếu của thiên kinh mà các bậc Thánh Tăng đã ghi chép lại trong những lần kiết tập kinh điển theo lời dạy từ kim ngôn của Đức Thế Tôn.

 

Hơn thế nữa, với những năm GS được thiện duyên làm thị giả cho quý bậc đại danh tăng trong thế kỷ hiện đại như quý Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, HT Thích Thiện Siêu ( cũng là bạn rất thân của HT Thích Trí Thủ ) nên con đã học từ Giảng Sư thông qua các trải nghiệm truyền thừa từ quý Ngài khi tán dương Công Đức Phật.

 

Trộm nghĩ : Sẽ là một đại phước duyên cho những ai chú tâm lắng nghe thật nhiều lần để thấy ra sự thâm thúy của mỗi câu kệ trong nghi thức đảnh lễ này.

 

 Và kính tri ân Giảng Sư đã cho phép con trình pháp lại những gì được nghe với sự tận dụng hết tâm ý mình để thấu hiểu được  ý nghĩa sâu sắc mà Giảng sư đã thuyết giảng.

Kính tri ân Giảng Sư và kính xin Thầy niệm tình tha thứ cho những gì khiếm khuyết mà căn cơ con chưa với tới được so với kiến thức quảng đại và đa văn của Giảng Sư.

 

Kính trân trọng và kính xin được bắt đầu ....

Kệ 12 trong nghi thức



Năng lễ sở lễ tánh không tịch.

Cảm ứng đạo giao nan tư nghị.
Ngã thử đạo tràng như đế châu.
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung.
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền.
Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ.
HÒA: Nhất tâm đảnh lễ quá khứ Trang nghiêm kiếp tận thập phương vô tận thế giới tam thế nhất thiết chư Phật hải hội bồ tát vô lượng thánh hiền. (1 lạy)

Phật, chúng sinh tánh thường rỗng lặng,
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn.
Đạo tràng của chúng con nơi đây
Giống như lưới ngọc trời Đế Thích,
Chư Phật mười phương đều ảnh hiện,
Thân con ảnh hiện trước chư Phật,
Cúi đầu thành tâm xin đảnh lễ.

HÒA: Một lòng kính lạy tất cả chư Phật và vô lượng Bồ Tát, Thánh, Hiền trong vô cùng thế giới khắp mười phương thuộc kiếp Trang-nghiêm đời quá khứ. (1 lạy)

 

 

Nếu như trong nghi thức đảnh lễ này có 3 kệ liên tiếp nhau để xiễn dương vô lượng  vị Phật, Bồ tát, Thánh hiền, trong vô cùng thế giới khắp mười phương thuộc Quá khứ Trang Nghiêm  kiếp, Hiện tại  Hiền kiếp và Vị lai Tinh Tú kiếp thì một lần nữa chúng ta được nghe Giảng Sư giới thiệu phần đông chúng Phật Tử tại Melbourne/ Úc Châu đã có được phước duyên tu tập với Đức Tăng Giáo Trưởng HT Thích Huyền Tôn từ lâu đã từng  khuyên chúng ta đảnh lễ cuối sau thời công phu thì nên đảnh lễ  3000 vị Phật thuộc ba kiếp rất đơn giản như sau:

NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ QUÁ KHỨ TRANG NGHIÊM KIẾP THIÊN PHẬT -Như Lai

NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ HIỆN TẠI HIỀN KIẾP THIÊN PHẬT -Như Lai

NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ VỊ LAI TINH TÚ KIẾP THIÊN PHẬT -Như Lai

 

Cũng trong buổi pháp thoại này chúng ta sẽ được Giảng sư vừa cung kính lại vừa rất kính quý Đức HT Thích Huyền Tôn khi giới thiệu sơ lược chút ít về quảng đời  thật bi tráng hào hùng và anh dũng của một danh tăng ( nguyên là vỏ sư Thiếu Lâm) đã kéo dài thọ mạng đến nay được 95 qua những ngày tù tội giam cầm trong thời gian Pháp Nạn  và bị đánh đập đến cho tới nay vẫn mang di chứng đau lưng trầm trọng...

 

Và...Ngài vẫn còn chỉ dạy lại những kinh nghiệm quý báu của một đời tu tập cho chúng đệ tử như di sản cuối cùng trước khi về đất Phật.....Tôi nghe dạt dào niềm tri ân đến Ngài đang dâng lên trong lòng ...Quý Hóa thay cho những ai đã diện kiến và đảnh lễ Ngài....

 

Kính mời  nghe Giảng Sư định nghĩa về chữ Kiếp nhé

Theo đó có 3 hạng: Tiểu Kiếp- Trung Kiếp- Đại Kiếp.

Được biết 1 tiểu kiếp=16 triệu 8 trăm ngàn năm

Và 1 Trung kiếp =20 tiểu kiếp

Và 1 Đại kiếp= 4 trung kiếp =80 tiểu kiếp.

 

Tuy Giảng Sư có làm toán tính ra năm nhưng theo tôi đã quá đủ để biết một tiểu kiếp rồi và tự hỏi không biết trong 16 triệu tám trăm ngàn năm đó mình đã luân hồi ở đâu?

 

Nhưng may mắn thay chúng ta đã được HT Thích Huyền Vi trong kinh Tam Thiên Phật Danh đã sách tấn chúng ta rằng chỉ cần lạy đủ 3 ngàn vị Phật thì nhờ công hạnh đảnh lễ Hồng danh Tam Thiên Phật trong 3 kiếp Quá Khứ Hiện Tại và Vị Lai ... ngày mạng chung sẽ được thác sanh vào cõi Sắc giới vượt qua được cõi Dục giới nữa.

 

Tôi thật hỗ thẹn vì biết chắc chắn rằng nhiều năm nay tôi đảnh lễ rất vụng về hơn thế nữa tôi   chỉ quì thẳng lưng rồi lạy, chứ không đứng. Riêng Phật giáo Việt Nam, nhất là câu cuối của kệ này chỉ cho chúng đệ tử Phật nên lạy theo phương cách Ngũ thể đầu địa, tức là làm thế nào cho hai tay, hai chân và cái trán đụng mặt đất và ngửa hai bàn tay ra như đang nâng hai chân Phật và cúi lưng xuống đặt trán mình lên trên hai lòng bàn tay.

Giảng Sư còn căn dặn thật kỹ rằng “ Hãy làm theo đúng nguyên tắc như sau: Khi xuống đầu gối và mông xuống trước và đầu xuống sau. Nhưng khi đứng lên đầu lên trước và hạ bộ lên sau “ đó cũng là cách giáo hóa của HT Tinh Vân( một đại sư Đài Loan danh tiếng của Phật Giáo thời hiện đại này) và ở VN có HT Thích Chân Tính và Ở Đức quốc có HT Thích Như Điển.

Kính đa tạ GS đã cảm thông cho những Phật Tử không thể đứng cũng như quỳ nên có nhắc đến cách ngồi lạy như Phật tử Thái Lan ...nhưng cũng kèm theo lời nói vừa đùa vừa cảnh cáo của HT Như Điển rằng: Các vị mà ngồi lạy Phật thì sau này chỉ thành Phật một nửa”. Tôi hãi sợ quá nhưng tự nhủ thầm “mình chỉ nguyện vào được dự lưu thì 7 kiếp chót chắc chắn sẽ có cơ hội lạy Phật đúng như công hạnh của HT Tinh Vân và Ngài Như Điến mà thôi ! “

Trở về câu kệ đã được Ôn Từ Đàm ( Đại Trưởng Lão HT Thích Thiện Siêu ) dịch rất tuyệt vời khi tán dương công đức Phật mà ai trong chúng ta đều cảm thấy ngay cái gọi là Cảm Ứng ....Hẵn chúng ta thường được nghe” Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”. Quang minh của Phật ở khắp mọi nơi, ở ngay trong nhà của mình, ở sát bên cạnh mình.  Người thành tâm cầu nguyện thì tự nhiên đều được Cảm-Ứng. như vậy  Hữu cầu tức là: CẢM, tất ứng tức là: ỨNG. Đó là trường hợp của Hoàng hậu Vi đề Hy khi cầu nguyện với Đức thế Tôn, nhờ thế mà Kinh Vô Lượng Thọ ra đời từ đấy khi bà được Ngài Mục Kiền Liên và Ngài A Nan đến thuyết giảng cho bà.

Kính đa tạ GS đã tán dương Ôn Từ Đàm trong nhiều bài pháp thoại và con cũng theo thói quen đã sưu tầm tất cả những câu đối của Ôn trong thiền môn và trong đó đã ghi lời dịch này:

Phật, chúng sinh tánh thường rỗng lặng,

Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,

Lưới đế châu ví đạo tràng,

Mười phương Phật hiện hào quang sáng ngời,

Trước bảo tọa thân con ảnh hiện,

Cúi đầu xin thề nguyện quy y.

 

Trở về bài kệ chữ Hán , Gs đã giải thích như sau:

-Năng lễ : chúng ta, người đang quỳ lạy;

-Sở lễ : Phật, Bồ Tát, đối tượng được lạy.

-Tánh không tịch : tự tánh rỗng lặng, không loạn động . Chính nhờ cả hai đang ở thể rỗng lặng này, thật thanh tịnh nên mới có thể cảm ứng được

-Nan tư nghì: không thể nghĩ bàn được... chỉ là tự mỗi người hiểu được , cảm ứng được, tương ưng được mà thôi

-Ngã thử đạo tràng như Đế châu: chỉ cho cung trời tầng 33 của Đế Thích có những màng lưới gắn những viên ngọc như ý ( chúng ta biết Ngài Đế Thích và 32 vị khác nữa trong nhiều kiếp quá khứ đã phát tâm chuyên sửa và làm các cây cầu ) ,ở đây ví rằng Đạo tràng đang lễ Phật đẹp như châu báu trên cung trời Đế Thích và có lẽ Phật tử nào có công hạnh lễ lạy khi tụng câu này đều phát khởi niềm vui và tự hào trong tâm( hiểu theo Sự và Lý).

-Và 3 câu cuối cùng cũng nhắc nhở rằng  khi ta lễ lạy Phật, Pháp và Tăng với chánh niệm tỉnh giác thì 10 phương Chư Phật đang ẩn hiện ngay trong lúc mình lạy. Ngoài ra ba cái lạy cũng còn mang ý nghĩa lễ lạy ba ngôi qúy báu bên trong chúng ta và trong mỗi chúng sinh, vì chúng sinh cùng chư Phật đồng một thể tánh sáng suốt (Phật tánh), đồng một pháp tánh từ bi và bình đẳng (Pháp tánh), và đồng một đức tánh thanh tịnh, hòa hợp (Thanh tịnh tánh).

 

Lời kết:

 

Từ lời chúc và sách tấn của Giảng sư đến  hàng chúng đệ tử về Sáu chữ Di Đà:

“Lục tự Di Đà vô biệt niệm

Bất lao đàn chỉ đáo Tây Phương”

và công hạnh lễ Phật đã nhắc nhở cho chúng con biết rằng  ba cái lạy mỗi khi trước Tam Bảo  cũng còn mang ý nghĩa lễ lạy ba ngôi qúy báu bên trong chúng ta và trong mỗi chúng sinh, vì chúng sinh cùng chư Phật đồng một thể tánh sáng suốt (Phật tánh), đồng một pháp tánh từ bi và bình đẳng (Pháp tánh), và đồng một đức tánh thanh tịnh, hòa hợp (Thanh tịnh tánh).

 

Ngài Tuệ Sỹ cũng dạy thêm:

“Khắp cả chốn đâu chẳng là Tịnh Độ

Vô sự một đời trắc trở gì đâu

Không phiền trược mong cầu chi giải thoát

Cứ thong dong như nước chảy qua cầu”

 

Thành kính tri ân GS đã cho chúng con một bài pháp thoại quá tuyệt vời cùng những sơ lược về tiểu sử và hành trạng của quý danh tăng thời hiện đại đã có công tiếp nối xiển dương công đức Phật sau mấy ngàn năm lịch sử.

Kính chúc Giảng Sư TT luôn pháp thể khinh an và viên mãn thành tựu sự nghiệp hoằng pháp    trong mọi lúc mọi nơi.

 

Kính trân trọng.

 

Nguồn Pháp mênh mông trong mỗi kệ nghi thức,

Được diễn bày, giải thích quá uyên thâm

Nêu rõ quý bậc danh tăng ...vì Đạo vẫn âm thầm

Tự mình thọ trì, đảnh lễ, tán dương công đức Phật.!

 

Kính đa tạ Giảng Sư ...

“Hãy noi gương ...đó là pháp tu dễ nhất”

Tam thiên Phật danh hành trì ...sẽ đủ tư lương

Cảm ứng bất khả tư nghì...thấu đến mười phương

Diệu lý thoát như nhiên khi ngũ thể gần chân Phật.

 

Tịnh lạc thay ...chan hòa sức sống dù đôi khi tất bật

Mỗi sáng sớm công phu thấy được lưới đế châu

Tự hiểu rằng ....Phật chẳng ở xa đâu,

Bên trong con và Ngài đồng một thể tánh sáng suốt !!!!

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nhất tâm đảnh lễ Quá khứ Trang Nghiêm kiếp Thiên Phật Như Lai

Nhất tâm đảnh lễ  Hiện tại Hiền kiếp Thiên Phật Như Lai

Nhất tâm đảnh lễ Vị lai Tinh Tú  kiếp Thiên Phật Như Lai

 

Huệ Hương kính trình pháp

 




***
 
Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
cong duc le Phat-thich nguyen tang
***

Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa

to su long tho
***


Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng
243_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Khuong Tang Hoi-2
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]