Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Phạm Võng Nghi Tụng Bồ Tát Giới Yếu Giải

22/12/202120:28(Xem: 6518)
Kinh Phạm Võng Nghi Tụng Bồ Tát Giới Yếu Giải

1 Kinh Pham Vong


KINH PHẠM VÕNG
Nghi Tụng Bồ Tát Giới
Yếu Giải 
 THÍCH PHƯỚC THÁI   

 

Nhà Xuất Bản Quang Minh
Phật lịch  2565
Dương lịch   2021    
 

 

Mục Lục

 

Thành kính Tri Ân

Lời Đầu Sách

 

 I. Vài Dòng Về Hai Nhà Dịch

        1. Cưu Ma La Thập

        2. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

II . Giải Thích Danh Đề

III. Nghi Chánh Thức Tụng Giới

       1. Phần khai Kinh

       2. Nghi cách của người tụng giới

       3. Phần quy kính Tam bảo

       4. Sách tấn tu tập

       5. Kiểm chúng

       6. Lời tựa mở đầu

IV. Phần Tụng Giới Căn Bản

       1. Đức Phật Lô Xá Na

       2. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

       3. Đức Phật kiết giới Bồ tát

V. Vài Nét Về Giới Trọng

VI. Thành Phần 10 Giới Trọng

       1. Giới sát sanh

       2. Giới trộm cướp

       3. Giới dâm

       4. Giới vọng

       5. Giới bán rượu

       6. Giới rao lỗi của tứ chúng

       7. Giới tự khen mình chê người

       8. Giới bỏn sẻn thêm mắng đuổi

       9. Giới giận hờn không nguôi

      10. Giới hủy báng Tam bảo

 

a. Nêu Rõ Và Yếu Giải Từng Giới

b. Đức Phật Kết Răn

 

VII. Vài Nét Về Giới Khinh

VIII. Thành Phần 48 Giới Khinh

1. Giới không kính thầy bạn

2. Giới uống rượu

3. Giới ăn thịt

4. Giới ăn ngũ tân

5. Giới không dạy người sám tội

6. Giới không cúng dường thỉnh pháp

7. Giới không đi nghe pháp

8. Giới có tâm trái bỏ Đại thừa

9. Giới không khán bịnh

10. Giới chứa khí cụ sát sanh

11. Giới đi sứ

12. Giới buôn bán phi pháp

13. Giới hủy báng

14. Giới phóng hỏa

15. Giới dạy giáo lý ngoài Đại thừa

16. Giới vì lợi mà giảng pháp lộn lạo

17. Giới cậy thế lực quyên tởi

18. Giới không thông hiểu mà làm thầy truyền giới

19. Giới lưỡng thiệt

20. Giới không phó sanh

21. Giới đem sân báo sân - đem đánh trả đánh

22. Giới kiêu mạn không thỉnh pháp

23. Giới khinh ngạo không tận tâm dạy

24. Giới không tập học Đại thừa

25. Giới tri chúng vụng về

26. Giới riêng thọ lợi dưỡng

27. Giới thọ biệt thỉnh

28. Giới biệt thỉnh Tăng

29. Giới tà mạng nuôi sống

30. Giới quản lý cho bạch y

31. Giới không mua chuộc

32. Giới tổn hại chúng sanh

33. Giới tà nghiệp giác quán

34. Giới tạm bỏ Bồ đề tâm

35. Giới không phát nguyện

36. Giới không phát thệ

37. Giới vào chỗ hiểm nạn

38. Giới trái thứ tự tôn ty

39. Giới không tu phước huệ

40. Giới không bình đẳng truyền giới

41. Giới vì lợi làm thầy

42. Giới vì người ác giảng giới

43. Giới cố mống tâm phạm giới

44. Giới không cúng dường kinh luật

45. Giới không giáo hóa chúng sanh

46. Giới thuyết pháp không đúng pháp

47. Giới chế hạn phi pháp

48. Giới phá diệt Phật pháp

 

a. Nêu Rõ Và Yếu Giải Từng Giới

b. Tổng Kết

c. Lưu Thông

IX. Kệ Khen Tặng Giới Pháp

X. Phần Hồi Hướng

 

Kinh Sách Tham Khảo Và Dẫn Chứng

 

  

THÀNH KÍNH TRI ÂN

 

Kính lễ:

 

- Hồng ân Tam bảo mật thùy gia hộ.

- Thâm ân các đấng sanh thành dưỡng dục.

- Thâm ân chư vị tôn túc Tăng Ni, các bậc Thầy và Thiện hữu tri thức.

- Chân thành tri ân Thượng tọa Thích Phước Viên đã trình bày và giúp cho phần in ấn.

- Chân thành tri ân Đại Đức Thích Phước Quảng đã giúp phát họa hình bìa.

- Chân thành tri ân Sư cô Thích nữ Phước An và Phật tử Lệ Phượng đã sửa bản in.

- Chân thành tri ân quý liên hữu Phật tử phát tâm hỷ cúng tịnh tài.

 

Xin tất cả nhận nơi đây lòng chân thành tri ân sâu xa của soạn giả.

Nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho chư Tôn liệt vị: trí tánh thường minh, thân tâm thường lạc, Phật quả chóng viên thành.

 

Nguyện đem pháp thí nầy hồi hướng cho pháp giới chúng sanh đồng trọn thành Phật đạo.

 

Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ tát Ma ha tát




KINH PHẠM VÕNG
NGHI TỤNG BỒ TÁT GIỚI YẾU GIẢI
 - Hán dịch: Dao Tần, Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập.
 - Việt dịch: Hòa thượng Thích Trí Tịnh.
                          

 

Lời Đầu Sách

Bồ tát giới hay còn gọi là Đại thừa giới, Phật tính giới, Phương đẳng giới, Thiên Phật Đại giới. Đây là những giới luật chỉ dành riêng cho người Bồ tát Đại thừa thọ trì. Nội dung Bồ tát giới nói về Tam tụ tịnh giới, tức là 3 nhóm chính: "Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, và Nhiêu ích hữu tình giới". Tất cả Phật pháp đều được gom trong ba môn lớn là: "Trì luật nghi, Tu thiện pháp và Độ chúng sinh". Giới Bồ tát được nói trong kinh sách Đại thừa rất nhiều, nhưng chỉ lấy Kinh Phạm Võng và Luận Du Già làm tiêu biểu. Giới Bồ tát chủ yếu là nặng về phần giới tánh hơn là giới tướng như giới của Thanh Văn. Kinh Phạm Võng nói: "Giới Bồ tát là cội nguồn của chư Phật, là căn cứ của Bồ tát và của các Phật tử".

 

Trong quyển Từ Điển Phật Học Huệ Quang, tập 1, trang 589 có nói: "Tính chất của giới Bồ tát giống như Bát quan trai giới, Bát quan trai giới cũng là một loại giới Biệt giải thoát ngoài giới của 7 chúng. Nhưng trong giới Bồ tát có một vài giới giống Bát quan trai giới gọi là Đốn lập giới và có một vài giới không đồng với Bát quan trai giới mà giống với Tiệm thứ giới của Thất chúng giới. Vì vậy, chủng loại của giới Bồ tát có thể chia làm hai:

 

1. Đốn lập: Có thể thọ giới Bồ tát liền, mà không cần phải thọ Tam quy và Ngũ giới.

 

2. Tiệm thứ: Trước phải thọ Tam quy, Ngũ giới, rồi sau mới thọ giới Bồ tát".

Như vậy, Đốn lập là thọ liền không cần phải theo thứ lớp. Tuy nhiên, phần nhiều là theo thứ lớp trước thọ Tam quy và Ngũ giới rồi sau đó mới lãnh thọ giới Bồ tát.

 

Người xuất gia hay tại gia, sau khi thọ giới Bồ tát, thì mỗi nửa tháng đều phải bố tát tụng giới. Mục đích của bố tát tụng giới là nhằm để thức nhắc cho những ai đã lãnh thọ giới pháp Bồ tát. Nếu xét thấy trong nửa tháng qua, mình có phạm lỗi lầm thì phải ra chúng tác bạch sám hối. Cho nên việc bố tát tụng giới rất là cần thiết cho cả hai giới xuất gia và tại gia. Về nghi thức tụng Bồ tát giới, ta thấy một phần ở trong Kinh Phạm Võng. Kinh Phạm Võng có nhiều quyển, nhiều phẩm. Trong số những phẩm đó, có một phẩm tên là "Bồ Tát Tâm Địa Pháp Môn". Trong phẩm nầy có chia ra làm hai phần: Thượng và Hạ.

 

Phẩm Tâm Địa Bồ Tát ở phần Thượng, chuyên thuyết minh về địa vị của Bồ tát. Còn phần Hạ thì nói về 10 giới trọng và 48 giới khinh của Bồ tát. Do đó, bất luận ai muốn phát tâm Đại thừa tu theo công hạnh của Bồ tát để tiến dần lên Phật quả, thì việc trước tiên là cần phải giữ giới Bồ tát và thật hành hạnh Bồ tát.

 

Xét thấy, phần Hạ của phẩm Bồ tát "Tâm Địa" nầy rất cần thiết cho việc tụng giới, nên chư Tổ mới tách riêng ra làm thành nghi thức tụng giới Bồ tát. Cho nên đối với người xuất gia đã thọ giới Bồ tát thì theo luật  Phật dạy là mỗi nửa tháng phải bố tát tụng giới nầy. Danh từ bố tát là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là trưởng tịnh. Chữ trưởng nói đủ là trưởng dưỡng có nghĩa là nuôi lớn căn lành. Chữ tịnh có nghĩa là rửa sạch, tức rửa sạch những nghiệp chướng. Nói gọn là nuôi lớn căn lành và tẩy trừ nghiệp chướng.

 

Nói nuôi lớn căn lành là nhờ vào việc hành trì giới luật. Còn nói rửa sạch nghiệp chướng tức là nhờ vào sám hối cải thiện. Ăn năn lỗi trước chừa bỏ lỗi sau. Có thế thì mỗi ngày hành giả mới có thể tăng trưởng  đạo lực.

 

Cần nói rõ, tài liệu chính làm chỗ y cứ để biên soạn sách nầy là chúng tôi y cứ vào quyển "Kinh Phạm Võng Và Tỳ Kheo Giới Kinh" của hai dịch giả HT Thích Trí Tịnh và HT Thích Thiện Hoa. Vì quyển Kinh nầy đa số chư Tăng, Ni đều trì tụng trong những kỳ bố tát tụng giới.

 

Đọc kỹ 10 giới trọng và 48 giới khinh trong quyển Kinh Phạm Võng nầy, ta thấy Phật dạy chung cho cả hai giới: xuất gia và tại gia đã thọ Bồ tát giới. Đơn cử như "Giới Bán Rượu", rõ ràng đây là Phật dạy cho Phật tử Bồ tát tại gia. Người xuất gia chân chính, giới hạnh trang nghiêm, thì không ai lại đi bán rượu cả. Người xuất gia không thể sống một cách tà mạng như thế được. Người Phật tử tại gia việc bán rượu họ có thể làm được. Cho nên khi Phật tử tại gia đã thọ Bồ tát giới rồi thì Phật cấm không được hành nghề bán rượu. Trong Giới Khinh ta thấy giới đầu tiên là "Giới Không Kính Thầy Bạn", rõ ràng trong giới nầy Phật dạy cho các hàng Phật tử tại gia như các vị vua quan v.v... phải cung kính cúng dường chư Tăng, các bậc Tôn Trưởng có đức độ đạo hạnh cao thâm. Như thế, thì Phật tử xuất gia và Phật tử tại gia đã thọ giới Bồ tát đều có thể nghe và học chung được. Do đó, nên vào năm Đinh Mùi (1967 ), Hòa thượng Vạn Đức ( Thích Trí Tịnh ) đã khai giảng trong mùa an cư cho Tăng, Ni và Phật tử tham học. Trong lúc Hòa thượng giảng giải có người ghi lại lời Hòa thượng giảng trong băng, mãi đến năm 1991 thì người ghi mới mang đến để Hòa thượng duyệt xét và viết "Lời Nói Đầu". Sau đó thì sách được phát hành với danh đề là "Kinh Phạm Võng Lược Giảng Nghi Thức Tụng Giới Bồ Tát". Quyển sách nầy là một trong số những tài liệu mà chúng tôi y cứ tham khảo.

 

Việc nghiên cứu trong lãnh vực chuyên sâu giới luật, không phải là chuyện dễ dàng. Phần lý thuyết đã quá chi ly khó khăn và lại thêm khô khan thật khó hiểu, nói chi đến phần thật hành gìn giữ đúng giới, đúng luật lại càng khó khăn hơn. Riêng bản thân chúng tôi, dĩ nhiên, không phải là người chuyên sâu trong lãnh vực nầy. Nhưng vì thật tâm muốn tự mình tra cứu học hỏi và đồng thời cũng muốn giúp cho các bạn đồng tu, đồng hành hiểu biết thêm phần nào trong những giới luật đã lãnh thọ. Nên chúng tôi cố gắng sưu tập một số ít tài liệu để biên soạn hình thành tập sách nhỏ nầy, tạm gọi là "Yếu Giải" đôi điều.

 

Trong khi biên soạn, với khả năng kiến giải về giới luật hạn hẹp, nếu có điều chi sai sót, kính mong các bậc cao minh và chư Tôn Đức thức giả hoan hỷ chỉ giáo và bỏ qua cho những điều sai sót lỗi lầm. Người soạn xin hết lòng lắng nghe sự chỉ giáo và xin chân thành cảm tạ tri ân chư Tôn liệt vị.

 

Trân trọng

 

Khởi soạn ngày 27 tháng 6 năm 2021

Nhằm ngày 18 tháng 5 năm Tân Sửu

Pháp Lạc Thất

Tỳ kheo Thích Phước Thái


pdf-downloadBồ Tát Xuất Gia Yếu Giải_Thích Phước Thái



facebook
youtube
 

              


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]