Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Viên Chiếu

03/08/202109:03(Xem: 6118)
Thiền Sư Viên Chiếu

thien su 2
Thiền Sư Việt Nam
Thiền sư Viên Chiếu (999 - 1090)
(Đời thứ 7, dòng Vô Ngôn Thông)

Sư họ Mai tên Trực, quê ở Phước Đường, Long Đàm, là con người anh bà Linh Cảm thái hậu vợ vua Lý Thái Tông. Thuở nhỏ Sư rất thông minh và hiếu học, nghe ở chùa Mật Nghiêm trong bản quận có vị Trưởng lão giỏi về tướng số liền đến nhờ xem. Trưởng lão xem xong bảo:

- Ngươi có duyên với Phật pháp, nếu xuất gia sẽ là vị thiện Bồ-tát, bằng không thì việc thọ yểu khó giữ.

Cảm ngộ lời đoán này, Sư từ giã cha mẹ đến ấp Tiêu Sơn thọ giáo với Trưởng lão Định Hương. Ở đây phục dịch nhiều năm để thâm nghiêm thiền học. Sư thường trì kinh Viên Giác tinh thông pháp tam quán. Một đêm, trong thiền định, Sư thấy Bồ-tát Văn-thù cầm dao mổ bụng Sư, rửa ruột và trao cho diệu dược. Từ đây, những sở tập trong tâm rõ ràng khế hợp, sâu được ngôn ngữ tam-muội, giảng kinh thuyết pháp thao thao.

Về sau, Sư tìm đến phía tả kinh đô Thăng Long dựng một ngôi chùa để hiệu là Cát Tường và trụ trì ở đó. Học giả bốn phương tìm đến tham vấn rất đông.

Có vị Tăng hỏi:

- Phật với Thánh nghĩa ấy thế nào?

Sư đáp:

- Trùng dương cúc nở dưới rào,
  Trên cành oanh hót thanh tao dịu dàng.

  (Ly hạ trùng dương cúc,
  Chi đầu thục khí oanh.)


Tăng thưa:

- Cảm tạ Thầy chỉ dạy, học nhân chẳng hội, xin lại nêu bày ra?


Sư đáp:

- Ngày thì vầng nhật chiếu,
  Đêm đến ánh trăng soi.

  (Trú tắc kim ô chiếu,
  Dạ lai ngọc thố minh.)


Tăng hỏi:

- Đã được chân chỉ của Thầy, còn huyền cơ thì dạy thế nào?

Sư đáp:

- Bưng thau nước đầy không chú ý,
  Một lúc sẩy chân hối ích gì.

  (Bất thận thủy bàn kình mãn khứ,
  Nhất tao tha điệt hối hà chi.)


Tăng hỏi:

- Tất cả chúng sanh từ đâu mà đến? Sau khi chết đi về đâu?

Sư đáp:

- Rùa mù dùi vách đá,
  Trạnh què trèo núi cao.

  (Manh qui xuyên thạch bích,
  Ba miết thướng cao sơn.)

- Tâm và pháp cả hai đều quên, tánh tức chân; thế nào là chân?


Sư đáp:

- Hoa núi mưa sa, thần nữ khóc,
  Tre sân gió thổi, Bá Nha đờn.

  (Vũ trích nham hoa thần nữ lệ,
  Phong xao đình trúc Bá Nha cầm.)

*
*   *


Sư có soạn “Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn”, vua Lý Nhân Tông đưa bản thảo cho sứ thần sang Trung Hoa dâng vua Triết Tông nhà Tống. Vua Triết Tông trao cho các vị Cao tọa pháp sư ở chùa Tướng Quốc xem. Xem xong, các ngài tâu vua Tống rằng:


- Đây là nhục thân Bồ-tát ra đời ở phương Nam, giảng giải kinh nghĩa rất tinh vi, chúng tôi đâu dám thêm bớt chữ nào.

Vua Tống liền sắc sao lại một bản, bản chánh trả lại cho Vua ta. Sứ thần về kinh tâu lại, triều đình càng kính nể và khen thưởng Sư.


*
*   *


Tháng 9 năm Quảng Hựu thứ sáu (1090) đời Lý Nhân Tông, Sư không bệnh gọi môn đồ vào dạy:


- Trong thân ta đây, xương lóng gân mạch, bốn đại hòa hợp, ắt phải vô thường. Ví như ngôi nhà khi hoại, nóc mái, xà ngang đều rơi rớt. Tạm biệt các ngươi, hãy nghe ta nói kệ:

Thân như tường vách đã lung lay,
Đau đáu người đời luống xót thay.
Nếu đạt tâm không, không tướng sắc,
Sắc không ẩn hiện, mặc vần xoay.

(Thân như tường bích dĩ đồi thì
Cử thế thông thông thục bất bi.
Nhược đạt tâm không vô sắc tướng
Sắc không ẩn hiển nhậm suy di.)


Nói kệ xong, Sư ngồi ngay thẳng an nhiên thị tịch, thọ chín mươi hai tuổi, năm mươi sáu tuổi hạ.


Tác phẩm gồm có:

- Tán Viên Giác Kinh.

- Thập Nhị Bồ-tát Hạnh Tu Chứng Đạo Tràng.

- Tham Đồ Hiển Quyết một quyển.

- Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn.


thien su-1

Viên Chiếu (圓照), tên thật là Mai Trực (梅直, 999 – 1090) là một tu sĩ, nhà lãnh đạo Phật giáo Đại Việt thời . Ông một trong 7 vị thiền sư thuộc thế hệ thứ 7 dòng Vô Ngôn Thông thuộc Thiền tông. Ông là người Long Đàm, Phúc Đường, nay là huyện Thanh TrìHà Nội và là con người anh của thái hậu Linh Cảm (mẹ của vua Lý Thánh Tông). Sau khi chứng đạo, ông làm trụ trì chùa Cát Tường, kinh đô Thăng Long, được vua Lý Nhân Tông rất nể trọng. Ngày này, tư liệu tiểu sử duy nhất từ thời Lý-Trần còn sót lại về ông nằm trong sách Thiền uyển tập anh.

ơ duyên và hành trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Theo sách Thiền uyển tập anh, ông tên thật là Mai Trực (梅直), là con người anh của thái hậu Linh Cảm, mẹ vua Lý Thánh Tông. Thuở nhỏ Viên Chiếu là người thông minh, chăm học. Có lần, ông nghe kể chùa Mật Nghiêm có vị cao tăng biết xem tướng giỏi, ông bèn đến xem thử. Vị cao tăng nhìn kỹ Viên Chiếu rồi phán: "Ngươi có duyên với Phật pháp, nếu xuất gia sẽ là người trong hàng thiện Bồ tát, bằng không thì việc thọ yểu khó bảo toàn".[1]

Viên Chiếu cảm ngộ, bèn tạ từ cha mẹ, rồi đi đến núi Ba Tiêu học đạo với thiền sư Định Hương. Ông dành nhiều năm hầu hạ thầy và nghiên cứu Thiền học. Ông thường trì kinh Viên Giác và lĩnh hội được phép Tam quán[1]Thiền uyển tập anh kể rằng, có một đêm khi đang thiền định, ông nhìn thấy Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi cầm dao mổ bụng, rửa ruột rồi dùng thuốc rịt lại. Từ ấy, "những gì đã học trong lòng, trở thành rõ ràng như từng biết, sâu rõ ngôn ngữ tam muội, thuyết giảng lưu loát".[1]

Về sau, ông tìm đến phía tả kinh đô Thăng Long dựng một ngôi chùa để hiệu là Cát Tường và trụ trì ở đó. Đệ tử từ khắp nơi đổ về theo học rất đông.[1]

Sách Thiền uyển tập anh có kể lại 1 đoạn đối thoại về Thiền giữa Viên Chiếu với đệ tử:[1]

Có vị tăng hỏi: "Phật với Thánh nghĩa ấy thế nào?"

Sư đáp:
Ly hạ trùng dương cúc,
Chi đầu thục khí oanh.
Dịch thơ:
Trùng dương cúc nở dưới rào
Trên cành oanh hót thanh tao dịu dàng.

Tăng thưa: "Cảm tạ Thầy chỉ dạy, học nhân chẳng hội, xin lại nêu bày ra?"

Sư đáp:
Trú tắc kim ô chiếu
Dạ lai ngọc thố minh.
Dịch thơ:
Ngày thì vầng nhật chiếu
Đêm đến ánh trăng soi.

Tăng hỏi: "Đã được chân chỉ của Thầy, còn huyền cơ thì dạy thế nào?"

Sư đáp:
Bất thận thủy bàn kình mãn khứ
Nhất tao tha điệt hối hà chi.
Dịch thơ:
Bưng thau nước đầy không chú ý
Một lúc sẩy chân hối ích gì.

Tăng hỏi: "Tất cả chúng sanh từ đâu mà đến? Sau khi chết đi về đâu?"

Sư đáp:
Manh qui xuyên thạch bích
Ba miết thướng cao sơn.
Dịch thơ:
Rùa mù dùi vách đá
Trạnh què trèo núi cao

Tăng hỏi: "Tâm và pháp cả hai đều quên, tánh tức chân; thế nào là chân?"

Sư đáp:
Vũ trích nham hoa thần nữ lệ
Phong xao đình trúc Bá Nha cầm.
Dịch thơ:
Hoa núi mưa sa, thần nữ khóc
Tre sân gió thổi, Bá Nha đờn.

Ông có soạn "Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn", vua Lý Nhân Tông đưa bản thảo cho sứ thần sang Trung Hoa, đưa vua Triết Tông nhà Tống xem. Vua Triết Tông lại trao cho các vị Cao tọa pháp sư ở chùa Tướng Quốc.

Xem xong, các pháp sư tâu vua Tống rằng: "Đây là nhục thân Bồ-tát ra đời ở phương Nam, giảng giải kinh nghĩa rất tinh vi, chúng tôi đâu dám thêm bớt chữ nào".

Vua Tống liền sắc sao lại một bản, bản chính trả lại cho vua Nhân Tông. Sứ thần về kinh tâu lại, triều đình càng kính nể và khen thưởng thiền sư Viên Chiếu.

Vào một ngày tháng 9 năm Canh Ngọ, Quảng Hựu thứ sáu (1090), thiền sư không bệnh, gọi chúng đến dạy rằng: "Trong thân ta đây, thịt xương gân cốt, tứ đại giả hợp, đều là vô thường, ví như ngôi nhà kia khi sụp đổ, cột kèo đều đổ. Cùng các con giã từ, hãy nghe bài kệ ta đây:"

Kệ rằng:
Thân như tường bích dĩ đồi thì
Cử thế thông thông thục bất bi.
Nhược đạt tâm không vô sắc tướng
Sắc không ẩn hiển nhậm suy di.
Dịch thơ:
Thân như tường vách đã lung lay
Đau đáu người đời luống xót thay.
Nếu đạt tâm không, không tướng sắc
Sắc không ẩn hiện, mặc vần xoay.

Nói kệ xong, ông ngồi ngay thẳng viên tịch, thọ 92 tuổi đời, và 56 tuổi hạ.[1]

Nguyên bản chữ Hán của Thiền uyển tập anh

第七世七人□□□□□□□□□□□

圓照禪師

昇龍京吉祥寺圓照禪師姓梅氏諱直福堂龍潭人李靈感太后兄子也㓜聰敏好學聞本𨛦宻嚴寺長老善相試就决焉長老熟視

曰汝於佛法有緣若出家必為善菩薩中人不然則壽夭難保矣師感悟辝(1)親投芭焦(蕉)山定香授業執侍餘年斫究禪學常持圓覺經明三觀法一夕定中見文殊菩薩持刀破腹〖洗膓傳之〗以藥自是心中所習宛如夙契深得言語三昧講說如流尋於京畿之左創寺居焉斈[學]者林萃有僧問佛之与聖其義云何師云籬下重陽菊枝頭淑氣莺進云謝學人不會請再指示師云晝則金烏照夜來玉兔明僧又問已獲師真旨玄機示若如何師云不慎水盤擎滿去一遭蹉跌悔何之進云謝師指云莫濯 江波溺親來却自沉又問少室摩竭○(2)玄自古千今(3)誰継將爲主師云幽明乾象因烏兔屈曲坤維爲嶽淮又問如何是大道根源一䟦行師云髙岸疾風知勁草邦家版蕩識忠良又問一切眾生從何而來百年之後從何而去師云盲𪛉穿石壁跛鼇上髙山又問青青翠竹盡真如如何是真如用師云贈君千里遠笑把一甌茶(4)進云恁麽即空來何益師云誰識東阿去途中載白頭又問野軒一深戶誰識等閑敲師云金谷簫踈花草亂而今昏曉任牛羊進云爲什麽如此師云富貴兼驕泰翻令敗市樓又問龍女獻珠成佛果檀那捨施福如何師云萬古月中桂扶踈在一輪進云恁麽即勞而無功師云天上如懸鏡人間處處通({dư}又問又渡河須用筏到岸不須船不渡時如何師云涸池魚在陸獲活萬年春池池池池池池進云恁麽即隨流始獲玅理師云見說荊軻侶 一行竟不迴又問金鑛混交元一氣請師方便鍊精形師曰不是齊君客那知海大魚進云郭君若不納諫語亦奚為師云若欲先提飲休爲巧尽蛇又問蛇死於䟦請師救活師云汝是何方人僧曰本來山人師云速回 Bản mẫu:舊岩隱莫見許真君又問海藏滔滔應不問曹溪滴滴是如何師云風前松下凄涼韻雨後途中淺濁泥進云恁麽即不異今時也師云籬下重陽菊枝頭暖日莺又問昭昭心目之間朗朗色身之內而理不可分相不可覩爲什麽不覩師云(苑中花爛熳岸上草離披進云 歲寒羣苗落何以可宣揚師云喜君來自達不亦且歡娛進云幸聞今日决從此免忽無師云淺溺纔提出回頭萬丈潭又問涅槃城內尚 猶危如何是不危之處師云({dư}營巢簾熯上鬂髮葦苕莖進云若遭時迫近兩㨿是何爲師云丈夫隨放蕩風月且逍遙又問一切眾生皆言是佛此理未明請師垂示師云勸君且務農桑去莫學他人待兔勞進云幸蒙師顯决終不向他求師云可憐遭一噎飢坐却忘飱 又問㡬年久積囊中寶今日當塲覿靣看師云秪待中秋月却遭雲雨侵進云雖聞師語說此理未分明師云笑他徒抱柱溺死向中流 又問如何是一法師云寸見春生兼夏長又逢秋熟及冬藏進云恁麽即成佛多也師云祖龍驅自止徐福遠徒劳又問見性成佛其義云何師云枯木逢春花𧡟(5)發風吹千里馥神香進云學人不會願師再指師云萬年茄子樹蒼翠聳雲端又問摩尼與眾色不合不分離師云春花與蝴蝶㡬戀㡬相違進云恁麽即隨他混雜師云不是胡僧眼徒劳逞辨珠又問如何是觸目菩提師云㡬驚曲木鳥瀕吹冷虀人進云學人不會更請別喻師云聾人聽琴響盲者妄蟾蜍又問本自有形兼有影有時影也離形否師云眾水朝東兮萬派爭流羣星拱北兮千古㱕心又問如何是一句了然超百億師云遠挾泰山超北海仰拋柱杖入蟾宮又問惟此一事實餘二即非真如何是真師云杖頭風易動䟦上雨成泥又問不向如來匙玅藏({dư}不求祖燄續燈枝意旨如何師云秋天摶黍唳雪景牡丹開又問如何最玅之句師云一人向隅立滿座飲無懽又問古今大事應無間(6)特地西來意若何(7)師云巧言令色者鑚𪛉打瓦人又問心法雙忘性即真如何是真師云雨滴巖花神女淚風敲庭竹伯牙琴又問如何是最玅之句師云喉裏猶存梗常居不快然又問有修有証開四病出頭何可脫塵籠師云山髙更大容尘(8)貯海闊能深納細流又問惟佛與佛乃知斯事如何是斯事師云夾徑森森竹風吹曲自成又問不用平常不用天然不用作用而今作什麽師云蓬草棲低鷃滄溟𨼆巨鱗又問四大帶來由曠劫請師({dư}方便出輪迴師云舉世畜徒犀是寶({dư}飡於荊棘卧於泥又問種種取捨皆是輪迴不取不捨時如何師云從來紅莧殊常色有葉參差不有花又問言語(道)道(語)㫁其意如何師云角響隨風穿竹到山岩帶月過墻來又問諸佛說法皆是化物若悟本意是名出世如何是本心師云春織花如錦秋來葉似黃又問如何是直截一䟦師云東西車馬走塵土曉昏飛又問有法有心開妄識如何心法蕩俱消師云可奪松梢長欎欎豈憂霜雪落紛紛又問祖意與教意如何師云興來携杖逰雲徑困即垂簾卧竹床又問祖祖相傳合傳何事師云飢來須尋食寒即向求衣又問世人皆賃屋漏人何所在師云金烏兼玉兔盈昃謾勞分又問如何是曹溪一䟦師云可憐刻舟客到處意䓤䓤師嘗𢮪(9)藥師十二願文李仁宗皇帝以其藁附使達于哲宗既至(10)相國寺髙座法師覽之卽合(11)掌禮曰南方有肉身大士出卋善說經法師云貧道豈能敢增損因再述一本附还使 回以聞帝深嘉獎廣祐六年庚午九月日無疾示眾云我此身中骨節筋脉四大假合所有無常譬如屋宇壞時棂梠俱落與汝珍重聽吾偈云

身如墻壁圮頹時
舉世忽忽熟不悲
若達心空無色色
色空隱顕(12)任推移

偈竟端然而逝壽九十二臘月五十六

有讃圓斍[覺]經十二菩薩行修證道塲及參徒顕决一卷今行于世

  1. 辝 = 辭
  2. 竭○玄: Lê 1, Nguyễn; A 2767; LMT = 竭最玄
  3. 千今: Nguyễn, A2767, LMT = 于今
  4. 甌茶: Nguyễn, A2627, LMT = 瓶茶
  5. 𧡟 = 競
  6. Không thấy hiệu đính nhưng có lẽ là 問
  7. 若何: Lê 1, Nguyễn, A2767 = 若如何
  8. 𢮪 = 撰
  9. 既至:Lê I, Nguyễn, A 2767, LMT = 召至
  10. 之卽合: Nguyeãn(Nguyễn), A 2767, LMT = 之合

Tác phẩm

  • Tán Viên Giác Kinh.
  • Thập Nhị Bồ-tát Hạnh Tu Chứng Đạo Tràng.
  • Tham Đồ Hiển Quyết.
  • Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn.

Chú thích

  1. ^ Tức ba phép tu thiền định kê ra trong kinh Viên giác nhằm đạt được sự giác ngộ hoàn toàn, đây là samatha (Phạn: samatha), tam ma bạt đề (samàpatti) và thiền na (dhyàna).

Tham khảo



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]