Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Thiền « tỉnh thức » có thể đóng góp được gì trong xã hội hiện đại?

10/09/201519:44(Xem: 4820)
4. Thiền « tỉnh thức » có thể đóng góp được gì trong xã hội hiện đại?

 Thiền « tỉnh thức »

có thể đóng góp được gì

trong xã hội hiện đại?

BS Trịnh Đình Hỷ

 

 

Như quí vị đều biết, thiền định là một phương pháp tập luyện tâm linh có mặt từ thời kỳ cổ xưa. Người ta đã tìm thấy, trong những vết tích của nền văn minh sông Indus, vào thiên niên kỷ thứ 3-2 trước CN, một số hình khắc các nhà Du già ngồi trong tư thế kiết già. Thiền cũng có mặt trong các truyền thống tâm linh như Ấn Độ giáo, Lão giáo, Do Thái giáo (với phong trào Kabbale), Ky Tô giáo (với các Cha ở Sa Mạc), Hồi giáo (với phái Soufi),v.v.

Nhưng được chuẩn hóa và hệ thống hóa nhất vẫn là thiền định trong đạo Phật. Chính đức Phật Thích Ca đã thực hành thiền, và ấn định nó như một phương pháp dẫn tới giải thoát và giác ngộ. Thiền định được giảng giải kỹ lưỡng trong kinh điển pali, đặc biệt các Kinh Sati-patthana (Tứ Niệm Xứ), và Anapana-sati (Niệm Hơi thở vào-ra), được coi như là trái tim của Chánh Pháp.

Như vậy, trải qua bao nhiêu thế hệ và khắp mọi nơi, sự thực hành thiền định đã mang lại nhiều lợi ích cho các Phật tử, tăng ni cũng như cư sĩ. Tuy vậy, người ta vẫn còn một số câu hỏi về mức độ hiệu quả của nó, về cách tác động cũng như về vai trò chính xác của nó trong giáo pháp.

Nhưng cùng với sự tiến bộ của khoa học, đã có một số câu trả lời bắt đầu xuất hiện.

Từ khoảng bốn chục năm nay, có hai sự kiện xẩy ra, mang lại cho thiền định một ánh sáng mới. Đó là: sự áp dụng thiền tỉnh thức để chữa bệnh, và những tiến bộ của khoa học thần kinh.

Hai người đầu tiên dùng từ « tỉnh thức » (mindfulness) là Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người sáng lập Dòng tu Tiếp Hiện, và Jon Kabat-Zinn, giáo sư sinh học tại Đại học Massachusetts.

Trong những năm cuối của thập niên 1970, Jon Kabat-Zinn đã phát triển phương pháp « Giảm stress dựa lên tỉnh thức » hay MBSR, để điều trị các bệnh liên quan tới stress (như rối loạn tim-mạch, tiêu hóa, ngoài da, chứng đau mạn tính, mất ngủ, lo lắng, v.v.), dưới hình thức một khóa thực hành thiền mỗi ngày trong 8 tuần.

Ông định nghĩa « tỉnh thức» là « một trạng thái tâm thức nẩy ra từ sự chú ý có chủ đích, trong hiện tại, không phê phán, vào kinh nghiệm xẩy ra từng lúc một ».

Các nhà thần kinh học phân chia thiền định ra làm 3 loại: « tập trung chú ý » (focus attention), tương đương với samatha (chỉ), trong đó người ta chỉ chú ý tới một vật hay một việc, như hơi thở của mình, một điểm sáng, một hình ảnh, hay một câu chú; « quan sát mở rộng » (open monitoring), tương đương với vipassana (quán), trong đó người ta theo dõi những gì xẩy ra trong tâm thức từng lúc một, nhưng không tìm cách kiểm soát hoặc chạy theo nó; « quán từ bi » (loving-kindness), chủ yếu dùng trong Phật giáo Tây Tạng.

Ít ra hàng chục ngàn người đã được điều trị như vậy bằng phương pháp MBSR với những kết quả rất tốt, kiểm chứng bằng khoa học. MBSR ngày nay được công nhận như một phương pháp tâm lý trị liệu, và được giảng dậy tại khoảng 30 Trường Đại Học Y khoa và thực hành tại 250 bệnh viện tại Hoa Kỳ. Một số phương pháp tương tự đã được áp dụng vào sự tái phát trầm cảm, sự nghiện hút ma túy và những rối loạn thái độ ăn uống, và được gom lại dưới tên là MBI (can thiệp dựa lên tỉnh thức), chúng đã được phổ biến trên thế giới, tuy rằng khá chậm trễ tại Pháp.

Song song với chúng, những tiến bộ khởi sắc của khoa học thần kinh, đặc biệt về chẩn đoán hình ảnh (với cộng hưởng từ chức năng và điện não đồ nâng cao), đã cho phép hiểu rõ hơn sự vận hành của não và quan sát nó theo thời gian thực, với độ phân giải không gian là 1 mm, và độ phân giải thời gian là 1 phần trăm giây.

Kết quả của những nghiên cứu khoa học này còn cục bộ và tạm thời, và công trình còn mênh mông. Theo dõi những tiến bộ vùn vụt này là một việc rất khó khăn, với hơn 500 báo cáo khoa học về thiền định mỗi năm. Tuy nhiên, có một số dữ kiện được xem là vững chắc:

Đứng về mặt nhận thức, sự thực hành thiền định gia tăng rõ rệt sự chú ý và sự xử lý dữ liệu bởi não.

Nhưng điều đáng ngạc nhiên nhất, là hiệu quả của sự tỉnh thức thấy rõ ở trên các chức năng tình cảm, bằng sự gia tăng nhạy cảm trước cảm xúc của người khác, và như vậy phát triển sự cảm thông, tình nhân ái và lòng từ bi.

Một điểm quan trọng nữa là sự tỉnh thức làm giảm sự phát động của các cảm xúc tiêu cực, như sự sợ hãi, sự nóng giận, sự buồn phiền. Người ta nhận thấy một sự giảm thiểu rõ rệt hoạt động của hạnh nhân, là điểm xuất phát của các cảm xúc tiêu cực, đồng thời với sự gia tăng kinh nghiệm thiền định.

Ngược lại, sự thực hành thiền định làm gia tăng các cảm xúc tích cực, như cảm tưởng dễ chịu, thoải mái, sự vui vẻ, thanh thản. Đó là điều mà tất cả những người hành thiền đều cảm thấy, dù là mới bắt đầu tập thiền hay đã có nhiều kinh nghiệm. Sự thay đổi này có lẽ là sự đóng góp có nghĩa lý nhất của sự tỉnh thức.

Những thay đổi về lâu về dài của các cơ cấu não cũng đã được tỏ rõ bằng cách đo chính xác bởi chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt cộng hưởng từ. Người ta nhận thấy một sự gia tăng bề dầy của vỏ não (chất xám) nhất là ở các vùng phía trước và hải mã, và một sự gia tăng các sợi tiếp nối giữa các vùng (chất trắng). Như vậy, rất có thể thiền định làm chậm lại tốc độ lão hóa của não.

Cuối cùng, một số tác dụng sinh học tổng quát đã được báo cáo: tác động trên hệ thần kinh-thực vật, sự sút giảm cortisol trong máu (gia tăng khi bị stress mạn tính), sự cải thiện miễn dịch chống lại bệnh truyền nhiễm và ung thư, đồng thời làm chậm đi sự lão hóa của các tế bào nói chung.

Một điểm nổi bật là các hiệu ứng tốt đó tồn tại sau các buổi thiền tập, một cách lâu dài và bền bỉ, và những thay đổi chức năng và cơ cấu thuận lợi có thể xuất hiện rất sớm, khoảng vài tuần sau, nhưng chúng rõ rệt và lâu bền hơn ở những người có nhiều kinh nghiệm thiền định. Điều lý thú nữa là các nghiên cứu cho thấy rằng nên làm những buổi thiền định ngắn hạn (1/2 g) và đều đặn, hơn là những buổi dài lâu và không đều đặn.

Sự tỉnh thức có thể tác động thế nào trên tâm não?

Chỉ gần đây người ta mới bắt đầu hiểu cơ chế tác động của sự tỉnh thức, với sự khám phá ra vào năm 2001 của một mạng lưới nơrôn, gọi là Mạng Chế độ Mặc định (DMN), gồm một số vùng não, chủ về tư tưởng tự nhiên, không điều khiển và trí nhớ: vỏ trước trán giữa, vỏ đai sau và sau lồi chai, vỏ đỉnh dưới, vỏ thái dương dưới-bên, hồi bên hải mã.

Đó là những vùng não được kích hoạt trong trạng thái nghỉ ngơi, không có hoạt động cảm giác hoặc vận động. Mạng Chế độ Mặc định này điều khiển sự thiếu chú ý, sự đãng trí, sự lang thang tư tưởng (mind-wandering), sự mơ màng trong đó người ta nhai đi nhai lại dĩ vãng, và tưởng tượng về tương lai.

Nó hoạt động trong khoảng một nửa thời gian thức tỉnh của chúng ta. Phần tích cực của nó là sự tưởng tượng, sự sáng tạo, sự quy hoạch, sự ôn lại quá khứ để cải thiện tương lai. Ngược lại, khi hoạt động của nó trở thành thái quá hoặc bị rối loạn, phần tiêu cực của nó mạnh hơn, với sự xuất hiện của đủ loại cảm xúc tiêu cực, như sự lo lắng, sự trầm cảm, sự ám ảnh.

 Mạng Chế độ Mặc định hoạt động ngược lại với một mạng lưới khác, Mạng Tác vụ Tích cực (TPN), gồm có những vùng chủ về sự chú ý và về tri giác giác quan và cơ thể: vỏ đai trước, vỏ trước trán lưng-bên, vỏ trong đỉnh, vỏ đảo.

Hai mạng lưới này tương phản hay loại trừ lẫn nhau: khi bên này kích hoạt, thì bên kia không kích hoạt. Phân tích đường cong hoạt động cho thấy khi một bên vọt lên cao, thì bên kia tụt xuống thấp, và ngược lại.

Mạng Tác vụ Tích cực chính là mạng lưới nơrôn được kích hoạt trong thiền định tỉnh thức. Chính nó điều khiển sự chú ý vào hiện tại, tức là sự tri giác về cơ thể hoặc sự quan sát tâm thức. Sự kích hoạt của nó sẽ làm ngưng kích hoạt Mạng Chế độ Mặc định, và qua đó làm ngưng lại sự nhai lại, sự tiếc nuối quá khứ, sự phỏng đoán tương lai, là nguồn gốc của stress, của lo lắng, thậm chí của sự đau buồn.

Điều này được chứng minh rõ ràng khi so sánh hoạt động của hai mạng lưới ở những thiền sinh và những người kiểm tra.

Một điều lý thú nữa là Mạng Chế độ Mặc định đóng một vai trò quan trọng trong cảm tưởng của cái “ta”, đặc biệt do hoạt động của vỏ trước trán giữa, được xem như là cái nhân của cái “ta”. Nó mang ký ức của những nét của cá nhân và đồng loại, ý thức của cái “ta”, những ước vọng cho tương lai, và sự tiếp nối của bản sắc của con người với thời gian. 

Dĩ nhiên, đối với đạo Phật, cái « ta » không có thực, nó chỉ là một ảo tưởng, một sự tụ họp tạm thời và nhất thời bởi 5 uẩn… Song le đối với người bình thường thì cái ảo tưởng về cái « ta » đó có thật, đó là cái « ego » của các nhà triết học Tây phương và tâm lý học, và đó chính là vấn đề: sự quan tâm đến “ta”, coi “ta” là trung tâm điểm, sự ích kỷ…

Sự ngưng kích hoạt của Mạng Chế độ Mặc định như vậy có nghĩa là xóa bỏ trong giây lát ý thức về cái « ta ». Chúng ta thấy, trên hai hình cộng hưởng từ chức năng bên cạnh nhau, một sự trùng hợp rõ rệt giữa sự kích hoạt của các vùng giữa thuộc Mạng Chế độ Mặc định và các vùng thuộc ý thức về cái « ta ».

Dĩ nhiên, mọi sự phức tạp hơn nhiều, và hiện nay các nghiên cứu đang hướng về những tương tác trong mỗi mạng lưới gây nên bởi thiền định. Chúng ta chắc hẳn sẽ có nhiều hiểu biết hơn trong những năm tới.

Như vậy, người ta có thể nói rằng những thí nghiệm khoa học thần kinh đã chứng thực những hiểu biết bằng trực giác của đạo Phật về thiền định.

Thiền tỉnh thức (mindfulness), chính là sự áp dụng của chánh niệm (samma-sati), thuộc vào 8 Chánh Đạo. Nói một cách khác, tỉnh thức là một trạng thái tâm thức, và chánh niệm là hành động đưa tới trạng thái đó.

Sati tiếng pali, được dịch sang tiếng Hán là niàn, sang tiếng Nhật là nen, và tiếng Việt là niệm.

Từ niàn tiếng Hán gồm hai từ jīn (kim), có nghĩa là hiện tại, và (tâm), có nghĩa là tâm thức; như vậy theo nguồn gốc, ý nghĩa của nó là « giữ tâm trong hiện tại ».

Thiền định như vậy không khác gì « chú tâm tới hiện tại », cũng như ngày xưa đức Phật đã khuyên một bà cụ già tới xin học thiền, nhưng không ngồi kiết già được vì lý do viêm khớp: « Xin cụ cứ về nhà đi, nhưng mỗi khi cụ làm một việc gì, thì cụ hãy chú tâm vào công việc của cụ. Khi cụ kéo gầu nước từ giếng lên, cụ hãy nhìn đôi tay của cụ, cảm thấy giây thừng đang kéo gầu nước lên. Khi cụ làm bếp, quét nhà, hay đan rổ cũng vậy, hãy nhớ chú tâm vào mỗi cử chỉ của cụ ».

Và khi một hôm thiền sư Nhất Hưu, thuộc dòng Lâm Tế tại Nhật Bản, được một người học trò hỏi về bí quyết của thiền, thì ngài chỉ cầm bút viết lên một chữ, 3 lần liên tiếp : “Nen, nen, nen” (chú ý, chú ý, chú ý)…

Đối với các nhà khoa học, hành thiền tỉnh thức có nghĩa là giữ sự chú ý, hoặc là tập trung trên một vật, hoặc là quan sát những gì xẩy ra trong tâm thức, không phê phán, không cảm xúc. Lúc đó Mạng Tác vụ Tích cực được kích hoạt, và làm ngưng hoạt động Mạng Chế độ Mặc định, và qua đó chấm dứt sự lang thang tư tưởng, các cảm xúc tiêu cực và sự quan tâm về cái « ta ».

Về lâu về dài, nhờ sự mềm dẻo của não, sự tỉnh thức đưa tới những thay đổi chức năng và cơ cấu bền bỉ, chủ yếu trong chiều hướng điều hòa các cảm xúc. Những cảm xúc tiêu cực, như sự lo lắng, sự sân hận, sự buồn phiền tan biến dần, thay thế bởi những cảm xúc tích cực, như sự bình an, sự vui tươi, sự bình thản.                    

Dĩ nhiên, đối với người Phật tử, thiền định không thể thâu tóm lại ở một kỹ thuật, một tâm lý trị liệu. Đó là một trong ba nẻo của con đường dẫn tới sự giải thoát, sự tuệ giác: giới (sila), định (samadhi), và huệ (prajña).

Như lời dậy của đức Phật trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada, 372): « Không có huệ, không định, Không có định, không huệ. Người có định, có huệ, Đạt Niết bàn viên tịnh ».

Thâu hẹp lại thiền định vào phương pháp MBSR là một sự nhầm lẫn, cũng như thâu hẹp lại đạo Phật vào thiền định.

Tuy nhiên, ánh sáng mới mang lại bởi khoa học bắt buộc người Phật tử ngày hôm nay phải cập nhật sự hiểu biết của mình và xét lại các niềm tin trước kia của mình. Liệu còn gì gọi là mật truyền, là mầu nhiệm, là siêu nhiên, trong thiền định, hay đó chỉ là một sự luyện tâm, cũng như đức Phật đã chủ trương, nhằm chuyển đổi sự vận hành tâm não bởi chính mình?

Và nếu quả nhiên đúng như vậy, thì liệu còn có bao nhiêu khác biệt giữa thiền định theo đạo Phật và thiền tỉnh thức dùng bởi các nhà khoa học? Phải chăng chính đó là chìa khóa của sức mạnh « tâm linh thế tục » mà đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói đến, một hình thức mới của tâm linh mà thế giới hiện đại đang cần đến, ngõ hầu dẫn dắt nhân loại thoát khỏi ngõ bí hiện nay?

Con người hiện đại đang bị dồn ép bởi đủ loại bệnh: stress mạn tính, bạo động, quá khích, ích kỷ, tuyệt vọng, và đang cần đến, không phải một chủ thuyết mới, cũng chỉ là một ảo tưởng mới, nhưng một ý thức tổng thể và một cách sống khả dĩ mang lại sự dễ chịu tinh thần, sự thanh thản và hạnh phúc.

Để không bị xáo trộn bởi những cảm xúc tiêu cực, và tràn đầy cảm xúc tích cực, để sống hạnh phúc và mang lại hạnh phúc cho người khác, có một phương pháp rất giản dị, ai ai cũng có thể áp dụng được, cho phép mỗi người, với một chút cố gắng và kiên trì, chuyển hóa dần tâm thức của mình.

Phương pháp đó là sự tập luyện đều đặn sống tỉnh thức trong hiện tại bằng chánh niệm.

 

***

Quel peut être l’apport de la méditation de pleine conscience dans la société moderne ?

Dr Trinh Dinh Hy

 

 

Comme vous le savez, la méditation est un exercice spirituel pratiqué depuis des temps très anciens, puisque l’on a trouvé parmi les vestiges de la civilisation de l’Indus, au 3è-2è millénaire avant notre ère, des gravures représentant des yogis en posture de méditation. Elle figure aussi dans diverses traditions spirituelles comme le taoïsme, le judaïsme (avec la Kabbale), le christianisme (avec les Pères du désert), l’islam (avec le soufisme), etc.

Mais c’est surtout dans le bouddhisme que la méditation, expérimentée par le Bouddha Gotama lui-même, a été systématisée, codifiée comme méthode conduisant à la délivrance et à l’éveil. On la trouve bien expliquée dans le Canon pali, notamment dans les sutras Sati-patthana (Etablissement de l’attention), et Anapana-sati (Attention à l’inspir et l’expir), considérés comme le cœur du Dharma.

C’est ainsi que pendant de nombreuses générations et aux quatre coins du monde, la pratique de la méditation a permis aux bouddhistes, religieux comme laïcs, d’en recueillir les bienfaits.

Néanmoins, des questions demeurent encore sur l’étendue de son efficacité, sur ses mécanismes d’action, ainsi que sur son rôle précis au sein de la doctrine.

Des réponses semblent se pointer au fur et à mesure que la science avance.

En effet, depuis une quarantaine d’années, on assiste à l’avènement de deux phénomènes apportant à la méditation un éclairage nouveau: d’une part, les applications médicales de la méditation de pleine conscience, et d’autre part,  les progrès des neurosciences.

Les premières personnes à utiliser le terme « pleine conscience » (mindfulness) furent le Maître Zen Thich Nhât Hanh, fondateur de l’Ordre Inter-Être, et Jon Kabat-Zinn, professeur de biologie à l’Université de Massachusetts.

Dans les années fin 70, Jon Kabat-Zinn a développé la méthode de « réduction du stress basée sur la pleine conscience » ou MBSR, dans le traitement des maladies liées au stress (comme des affections cardio-vasculaires, digestives, cutanées, des douleurs chroniques, l’insomnie, l’anxiété, etc.), sous la forme d’une pratique quotidienne de la méditation pendant 8 semaines.

Il définit la « pleine conscience » comme un « état de conscience qui résulte du fait de porter son attention, intentionnellement, au moment présent, sans juger, sur l’expérience qui se déroule instant après instant ».

Les neuroscientifiques distinguent 3 types de méditation: « l’attention focalisée (focus attention) », équivalent de samatha (calme mental), où l’on porte l’attention seulement sur un objet, tel sa propre respiration, un point lumineux, une image ou un mantra; la « surveillance ouverte (open monitoring) », équivalent de vipassana (vision pénétrante), où l’on observe simplement  ce qui passe dans son esprit, sans vouloir le contrôler ni le poursuivre; et la « méditation sur la compassion (loving kindness) », pratiquée essentiellement dans le bouddhisme tibétain. 

 Des dizaines de milliers de personnes au moins ont ainsi été traitées par la méthode MBSR avec de très bons résultats, validés scientifiquement. Le MBSR est maintenant reconnu comme méthode de psychothérapie, enseignée dans une trentaine d’Universités médicales et utilisée dans 250 hôpitaux aux Etats-Unis. Des méthodes voisines ont été appliquées aux rechutes de dépression, à l’addiction aux drogues et aux troubles du comportement alimentaire, et regroupées ensemble sous le terme de MBI (interventions basées sur la pleine conscience), elles se sont répandues dans le monde, avec un peu de retard en France.

Parallèlement, les progrès spectaculaires des neurosciences et notamment de l’imagerie médicale (avec l’IRM fonctionnelle et l’EEG avancé), ont permis de mieux comprendre le fonctionnement du cerveau, de le voir en temps réel, avec une résolution spatiale de l’ordre du millimètre et temporelle de l’ordre du centième de seconde.

Les résultats de ces études scientifiques sont encore parcellaires et provisoires, et le chantier encore immense. On a du mal à suivre leur progression tant le rythme s’est accéléré, avec actuellement plus de 500 publications scientifiques par an sur la méditation. Un certain nombre de faits semblent cependant établis.

Sur le plan cognitif, la pratique de la méditation améliore nettement l’attention et le traitement de l’information par le cerveau.

Mais ce qui est plus étonnant, c’est que les effets de la méditation portent surtout sur les fonctions affectives, en augmentant la sensibilité aux émotions d’autrui, d’où le développement de l’empathie, de l’amour altruiste et de la compassion.

Autre point important: elle diminue le déclenchement des émotions négatives comme la peur, la colère, la tristesse. On constate une nette diminution de l’activité des amygdales cérébrales, point de départ des émotions négatives, au fur et à mesure que s’accroit l’expérience de la méditation.

Inversement, la pratique de la méditation augmente les émotions positives, c-à-d l’impression de bien-être, de joie, de sérénité. C’est ce que ressentent tous les méditants, qu’ils soient débutants ou expérimentés. Ce changement est probablement l’apport le plus significatif de la pleine conscience.

Des modifications à long terme des structures cérébrales ont aussi été mises en évidence par des mesures précises en imagerie médicale, notamment par IRM. On constate une augmentation de l’épaisseur du cortex cérébral (c-à-d de la matière grise) surtout dans les zones antérieures et l’hippocampe, et une augmentation des connexions entre des zones cérébrales (c-à-d de la matière blanche). Il est donc probable que la méditation ralentit le vieillissement du cerveau, puisque celui-ci on le sait s’atrophie en vieillissant.

Enfin, des effets biologiques généraux ont été rapportés: l’action sur le système neuro-végétatif, la diminution de la cortisolémie (élevée en cas de stress chronique), l’amélioration défenses immunitaires contre l’infection et les cancers, et également le ralentissement du vieillissement cellulaire en général.

 Un élément remarquable est que ces effets bénéfiques persistent au-delà des séances de méditation, de façon prolongée et durable, et que les modifications fonctionnelles et structurelles favorables peuvent apparaître de façon précoce, en quelques semaines, mais elles sont évidemment plus nets et durables chez les méditants expérimentés. Autre donnée intéressante: les études révèlent que des séances régulières et courtes (1/2 H) de méditation sont préférables à de longues et rares séances.

Quel peut être le mécanisme d’action de la pleine conscience?

C’est récemment que l’on commence à comprendre le mécanisme d’action de la pleine conscience, avec la mise en évidence en 2001 d’un réseau de neurones appelé Réseau Mode par Défaut (DMN) comprenant certaines zones cérébrales (correspondant en gros à la pensée spontanée, non dirigée et la mémoire): sur la ligne médiane, le cortex préfrontal médian et le cortex cingulaire postérieur– le precuneus; sur les côtés, le lobule pariétal inférieur, le cortex  temporal inféro-latéral; et en para-médian, le gyrus para-hippocampique.

Il s’agit de zones cérébrales s’activant lorsque l’on est au repos, sans aucune activité sensorielle ni motrice. Ce Réseau Mode par Défaut est responsable de l’état inattentif, distrait, de vagabondage mental, de rêverie, dans lequel on rumine le passé, et fait des suppositions pour le futur.

Il est actif pendant environ la moitié de notre temps éveillé. Son apport positif est l’imagination, la créativité, la planification, la révision du passé pour améliorer le futur. Par contre, son aspect négatif l’emporte lorsqu’il est en hyperactivité ou perturbé, avec apparition de toutes sortes d’émotions négatives, comme l’anxiété, la dépression, l’obsessionnalité.

Le Réseau Mode par Défaut est en balance avec un autre réseau, qui est le Réseau de Tâches Positives (TPN), comprenant des zones correspondant en gros à l’attention et la perception des sens et du corps: le cortex cingulaire antérieur, le cortex préfrontal dorso-latéral, le cortex intrapariétal, et l’insula.

Ces deux réseaux sont antagonistes ou mutuellement exclusifs: quand l’un est activé, l’autre est désactivé, et vice-versa. L’analyse des courbes d’activité montre que quand l’une est en pic, l’autre est en creux.

Or, le Réseau de Tâches Positives (TPN) est justement celui qui est activé au cours de la méditation en pleine conscience. C’est lui qui commande l’attention au présent, c-à-d la perception du corps ou l’observation du mental. Le fait qu’il est activé va désactiver le Réseau Mode par Défaut, d’où l’arrêt des ruminations, des regrets du passé, des suppositions du futur, qui sont générateurs d’anxiété, de stress, voire d’idées morbides.

Ceci est nettement démontré en comparant l’activité des 2 réseaux chez les méditants et les sujets contrôle. 

Un élément intéressant également est que le Réseau Mode par Défaut joue un rôle important dans sens du « soi », notamment par l’activité du cortex préfrontal médian, considéré comme le noyau du « soi ». Il consiste en la mémoire des traits du sujet et de ses semblables, la conscience de « soi », ses aspirations pour le futur, la continuité de l’identité de l’individu avec le temps.

Bien sûr, pour le bouddhisme, le « soi » n’existe pas en réalité, ce n’est qu’une illusion, un assemblage provisoire et temporaire de 5 agrégats... Il n’empêche que pour le commun des mortels cette illusion du « soi » existe, c’est le sens de l’« ego» des philosophes occidentaux et des psychologues, et c’est justement là le problème: préoccupation de « soi », égocentrisme, égoïsme…

La désactivation du Réseau Mode par Défaut revient donc à la supprimer momentanément le sens du « soi ». On voit sur des images respectives d’IRM fonctionnelle, l’analogie frappante, voire la superposition, entre l’activité de zones cérébrales du Réseau Mode par Défaut et celle de la conscience de « soi ».

Bien sûr, les choses sont bien plus complexes que cela, et des études portent actuellement sur les interactions au sein même de chaque réseau induites par la méditation. On en saurons certainement davantage dans les années à venir.

Ainsi, on peut dire que les expériences neuroscientifiques ont corroboré les intuitions bouddhiques sur la méditation.

La méditation de pleine conscience (mindfulness), correspond bien à une application de l’attention juste (samma-sati), faisant partie de l’Octuple Noble Sentier. Autrement dit, la pleine conscience est un état mental, et l’attention juste est l’action qui conduit à cet état.

Sati en pali, est traduit par niàn en chinois, nen en japonais, niệm en viêtnamien.

Le caractère chinois niàn (niệm) est composé de jīn (kim), qui signifie « présent », et de xīn (tâm), qui signifie « mental » ; il veut donc dire étymologiquement « garder le mental au présent ».

Méditer, ce n’est rien d’autre que de « faire attention au présent », comme l’a conseillé le Bouddha à une vieille femme venue apprendre à méditer mais ne pouvant s’asseoir en lotus en raison de ses rhumatismes: « Rentrez chez vous, grand’mère, mais à chaque fois que vous faites quelque chose, gardez bien votre attention sur ce que vous faites. Lorsque vous tirez l’eau du puits, regardez vos mains, ressentez-les qui tirent sur la corde. Lorsque vous faites la cuisine, le ménage ou de la vannerie, faites attention à chacun de vos gestes ».

Et lorsqu’un jour le maître Zen Ikkyu, de la lignée Rinzai au Japon, fut interrogé par l’un de ses disciples sur la clef du Zen, il prit un pinceau et écrit, trois fois de suite, un simple caractère: « nen, nen, nen » (attention, attention, attention)…

Pour les scientifiques, méditer en pleine conscience, c’est garder son attention, soit focalisée sur un objet, soit sur la simple observation de son mental, sans jugement ni émotion. On active ainsi le Réseau de Tâches Positives, et désactive le Réseau Mode par Défaut, arrêtant par là le vagabondage mental, les émotions négatives et la préoccupation du « soi ».

A long terme, grâce à la neuroplasticité, la pleine concience induit des modifications fonctionnelles et structurelles durables, essentiellement dans le sens de la régulation des émotions. Les émotions négatives, comme l’anxiété, la colère, la tristesse sont évacuées, remplacées par les émotions positives comme le calme, la joie, l’amour bienveillant, la sérénité.

Bien sûr, pour le bouddhiste, la méditation ne se résume pas à une technique, une psychothérapie. C’est l’une des trois composantes de la voie qui mène à la délivrance, à l’éveil: l’éthique (sila), la concentration (samadhi), et la connaissance profonde ou la sagesse (prajña).

Comme disait le Bouddha dans le Dhammapada: « Il n’y a pas de sagesse sans concentration, pas de concentration sans sagesse. Qui possède à la fois concentration et sagesse, est déjà proche du Nirvâna » (verset 372).

L’erreur serait de réduire la méditation à la méthode MBSR, et de réduire  le bouddhisme à la méditation.

Toutefois, ce nouvel éclairage apporté par la science oblige le bouddhiste d’aujourd’hui à actualiser ses connaissances et à reconsidérer ses croyances anciennes. Y a-t-il encore quelque chose d’ésotérique, de magique, de surnaturel dans la méditation, ou bien s’agit-il simplement d’une discipline mentale, comme le prônait d’ailleurs le Bouddha, visant à modifier par soi-même le fonctionnement neuro-psychique?

Et si c’est bien de cela qu’il s’agit, y a-t-il vraiment beaucoup de différence entre la méditation bouddhique et la pleine conscience utilisée par les scientifiques? Peut-il s’agir là de la clef de cette « spiritualité laïque » dont parlait le Dalai-Lama, une nouvelle forme de spiritualité dont le monde moderne aurait grandement besoin, et qui pourrait l’aider à sortir de l’impasse actuelle?

Oppressé par toutes sortes de maux: le stress chronique, la violence, l’intolérance, l’égoïsme, le désespoir, l’homme moderne a besoin, non pas d’une nouvelle idéologie qui ne serait autre qu’une nouvelle illusion, mais d’une prise de conscience globale et d’une pratique de vie qui lui apporterait simplement le bien-être moral, la sérénité, le bonheur.

Pour ne pas se laisser perturber par des émotions négatives, pour se remplir d’émotions positives, être heureux et rendre les autres heureux, il existe une méthode tout simple, à la portée de tout le monde, qui permettrait à chacun, avec un peu d’effort et de persévérance, de modeler progressivement son mental.

Cette méthode, c’est l’entraînement régulier de l’esprit à la pleine conscience du moment présent par la juste attention.

 

***

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]