Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Kinh nghiệm thực hành chánh niệm tại bệnh viện

10/09/201519:39(Xem: 5143)
2. Kinh nghiệm thực hành chánh niệm tại bệnh viện

Kinh nghiệm thực hành

chánh niệm tại bệnh viện

Sư Cô Giác Nghiêm

 

 

Nền văn minh chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề lớn về đạo đức. Gia đình không còn là nơi trú ẩn cho vợ chồng và con cái. Cha mẹ không còn thời giờ để vui hưởng hạnh phúc cùng con cái, họ phải dành nhiều thì giờ và năng lượng cho công việc. Khi trở về nhà vào buổi tối, họ đã kiệt sức, thần kinh căng thẳng, nhưng họ vẫn còn phải lo việc nội trợ, nuôi dạy con cái và các vấn đề hành chính. Chúng ta đang sống trong một thế giới dư thừa tiện nghi, mọi thứ chúng ta cần đều đã có sẵn trong tầm tay. Chúng ta không phải bận tâm lo việc nhà ở, điện, nước, gaz, quần áo, thực phẩm...

Nhưng chúng ta đang tìm kiếm một ý nghĩa cho cuộc sống khác với đời sống vật chất đã biến chúng ta thành nô lệ: một hướng sống của chúng ta.

Khi tiếp xúc với đời sống xã hội phương Tây, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã phát hiện ra sự đau khổ mãnh liệt bao quanh chúng ta mặc dù các điều kiện hạnh phúc đã có sẵn. Với tầm nhìn sâu sắc, Thầy chúng tôi đã hiến tặng pháp môn thực hành cụ thể giáo lý đạo Phật giúp người phương Tây khám phá Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo trong cuộc sống:

1) Khổ đau

2) Con đường dẫn đến khổ đau: làm thế nào để khám phá được gốc rễ khổ đau, và cách chúng tồn tại, vì không có đau khổ nào có thể tồn tại nếu không được nuôi dưỡng…

3) Sự chấm dứt khổ đau: chúng ta có thể chấm dứt và thoát ra khỏi những trạng thái đau đớn về tinh thần.

4) Con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau: sự thoải mái. Sống trong giây phút hiện tại và khám phá được giá trị quí báu và đẹp đẽ của đời sống, chữa lành nỗi khổ niềm đau bằng thực hành chánh niệm, nhận biết những gì đang có mặt để phát triển niềm vui và hạnh phúc bằng cách nhìn sâu để thấy được thực tại nhiệm    

mầu. Để thực hiện được những điều này chúng ta phải học cách dừng lại, quay về với hơi thở, trở về chánh niệm, bởi vì ý thức về hơi thở sẽ mang chúng ta trở lại với thân. Bây giờ chúng ta có thể dừng được những hành động, lời nói và suy nghĩ, tiếp xúc thực tại đang là, nó giúp chúng ta nhận thức được những giá trị cơ bản thường bị lãng quên.

Bát Chánh Đạo mở ra cho chúng ta con đường, một cuộc sống lành mạnh dựa trên căn bản giới luật của Bụt.

"Tờ giấy này chứa toàn bộ vũ trụ", Thầy đã dạy cho chúng tôi ngay từ buổi gặp gỡ đầu tiên. Trong khoảnh khắc ấy, tôi thật sự biết mình đã tìm ra con Đường, và vị Thầy, và một niềm vui lớn bao phủ lấy tôi. Cuộc sống của tôi đã thay đổi tận cùng. Thầy đã tặng chúng tôi "Kinh bốn bốn lãnh vực quán niệm" và "Kinh quán niệm hơi thở ». Tất cả mọi thứ đã được tưới tẩm. Như một giòng thác khô cạn lang thang tìm lại được nguồn nước, đời sống tâm linh của tôi bắt đầu có ý nghĩa. Bề ngoài không có vẻ gì thay đổi, nhưng bên trong tràn đầy sức sống. Hương Thiền lan tỏa khắp nơi. Nó len vào nhà, nó cải thiện mối quan hệ của chúng tôi, nó hiến tặng cho chúng tôi sự hiểu biết, lòng yêu thương nhiều hơn, nhẹ nhàng và dễ chịu hơn giữa chúng tôi.

Những cử chỉ dễ thương nhỏ trong đời sống hàng ngày cho nhiều ý nghĩa hơn. Trong thời gian 1986-1987, khá lâu. Với quyển « Phép Lạ của sự Tỉnh Thức » Thầy viết: quét dọn, ủi áo quần, nấu ăn... cũng tương tự nhưng tinh thần thể hiện qua các việc bình thường, đó rất là mới, nuôi dưỡng và vui tươi.

Tôi đem sự thực hành này vào nơi tôi làm việc tại một bệnh viện. Tôi từng là một chuyên viên vật lý trị liệu trên 15 năm. Hương thiền đã lan trong các hành lang và phòng bệnh. Trong khu lão khoa mà cuộc sống đã đến gần kết thúc, bệnh nhân đang mất dần tất cả mọi thứ: nhà cửa, sản nghiệp, sức khỏe, gia đình, quyền lực, trách nhiệm của họ... Đột nhiên họ bị phụ thuộc vào đau đớn về thể xác, sự già yếu, bệnh tật ,và cái chết gần kề.

"5 Điều đáng nhớ" đã đến gõ cửa, chúng ta không còn có thể giả vờ tin rằng những điều này sẽ không đến với chúng ta.

1) Già yếu là bản chất của tôi và dù làm bất cứ điều gì, tôi cũng không thể thoát khỏi nó.

2) Bệnh tật là bản chất của tôi và dù làm bất cứ điều gì, tôi cũng không thể thoát khỏi nó.

3) Chết là bản chất của tôi và dù làm bất cứ điều gì, tôi cũng không thể thoát khỏi nó.

4) Tất cả mọi thứ mà tôi thích thay đổi là trong bản chất của tôi, và tôi không thể tránh được.

5) Các kết quả của những ý nghĩ, lời nói và hành động của tôi là những điều duy nhất tôi mang theo. Đó là nền tảng, chỗ dựa cho tôi đứng vững.

Được phục vụ những bệnh nhân nghèo tôi cảm nhận được một hạnh phúc thật tuyệt vời. Chúng tôi mang lại cho nhau niềm vui, sự thư giãn và bình an. Đây là lần đầu tiên tôi nhận thức được hệ quả của pháp môn thực tập dừng lại, trở về hơi thở có ý thức, không cử động, không nói năng, không suy nghĩ, thư giãn toàn bộ cơ thể và mỉm cười ít nhất trong ba hơi thở.

Hiến tặng cách thực tập này cho các bệnh nhân, là một món quà của cuộc sống. Ví dụ, các bệnh nhân bị bệnh Parkinson (bệnh liệt rung), họ bị lệ thuộc hoàn toàn vào cơ thể cho nên khi khám phá ra sự dừng lại không còn là một trở ngại cho cuộc sống của họ. Trong tư thế đứng thẳng, không thể bước tới trước được đã trở thành khoảng thời gian để khám phá, dễ chấp nhận nên cảm thấy thoãi mái. Chúng tôi chỉ đơn giản đảo ngược tâm hành liên quan đến khuyết tật này. Trong các hành lang của bệnh viện tất cả các nhân viên chạy từ bệnh nhân đến bệnh nhân khác, trong khi chúng tôi thư thả làm việc. Có thực sự cần phải vội vàng không?

Trong não của bệnh nhân, một chất hóa học (thần kinh dẫn truyền) bị khô tại các kết nối (khớp thần kinh) giữa các tế bào thần kinh. Nó có chức năng truyền thông tin đến các cơ bắp, cho phép bước đi. Bất lực, mất khả năng bước đi làm tê liệt mọi động tác. Tình trạng này thường gây ra sự thất vọng lớn của bệnh nhân và sự thiếu kiên nhẫn của gia đình và những người chăm sóc, nếu họ không hiểu được nguyên nhân. Sự căng thẳng làm trầm trọng thêm vấn đề.

Việc thực tập dừng lại tạo hòa giải giữa bệnh nhân và cơ thể của họ. Tại sao không sử dụng thời gian đó để nhận diện được hạnh phúc? Có cần thiết phải vội vàng trong các hành lang? Có mối nguy hiểm nào đang đe dọa chúng ta không? Chúng ta có cản trở lưu thông của nhân viên không? Tất nhiên là không. Và nếu chúng ta biến khoảnh khắc mà chúng ta thường xem như là một trở ngại thành một phút giây quý hiếm? Sau khi ghi nhận sự an toàn của việc dừng lại đó, và nếu chúng ta có thể biến nó thành niềm vui? Chúng ta trở về hơi thở, theo dõi nó mà không cần suy nghĩ, nói năng hay cử động.

Thở vào và tôi dừng lại. Thở ra, tôi dừng lại.

Thở vào, tôi có đủ thời gian để đạt được mục tiêu của tôi.

Thở ra, tôi thư giãn.

Thở vào các cây không động đậy nhưng vẫn xinh đẹp.

Thở ra tôi là một cây đang trổ hoa.

Mọi người đều chọn một cây phù hợp với mình.

Thiền là thơ, là vẻ đẹp, là sự khám phá ra niềm hạnh phúc ngay cả trong sự đau khổ. “Xứ sở của giây phút hiện tại luôn chào đón bạn" (Thầy).

Trong bất động chúng ta thở một cách yên tĩnh theo hơi thở chánh niệm, hóa chất thần kinh dẫn truyền sẽ lấp đầy các khu của các kết nối thần kinh. Ý thức về hơi thở sẽ chuyển hướng bệnh nhân ra khỏi sự thiếu kiên nhẫn về khởi động bước chân của họ. Khi cơ thể đã lấy lại được khả năng, chúng tôi tiếp tuc áp dụng phương pháp nầy. Không đặt vấn đề phải mất bao nhiêu thời gian, hiếm khi hơn vài phút. Lúc đầu, có vẻ hơi lạ, nhưng sau một thời gian ngắn bệnh nhân hiểu được ý nghĩa và sự ích lợi của sự thực tập thở và dừng lại. Tiếp theo là thiền hành (không có gọi như vậy), chậm và trong chánh niệm. Ý thức về hơi thở và những bước chân trên mặt đất giúp bệnh nhân có thăng bằng tốt hơn và hướng tâm ra khỏi nguy cơ sắp bị ngưng lại làm sụp đổ sự căng thẳng. Bởi vì vô thường là trung tâm của cuộc sống, chất dẫn truyền thần kinh lại suy giãm, chúng tôi phải thực hành một lần nữa dừng lại.

Đối với mọi chứng bệnh, phương pháp này đã được sử dụng với tất cả các bệnh nhân, bởi vì nó đánh thức sự quan tâm thích ứng và chuyển hướng được sự sợ hải bị ngã. Bệnh nhân thường phấn khởi bởi cách thực tập này, họ yêu cầu tôi dạy phương pháp này cho các người điều dưỡng viên khác và cả cho người trong gia đình của họ. Và nếu đi bộ đã mang lại hạnh phúc? Sau đó tôi tiếp tục dạy phương pháp thiền đi trong các trường đào tạo chuyên viên vật lý trị liệu, y tá, trợ tá và các trợ lý sức khỏe tại gia. Rất đơn giản : Thiền giúp ích rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, ở trong tầm tay của mọi ngươi, và nó là nguồn của thảnh thơi tươi mát.

Nó giúp tôi và bệnh nhân dễ dàng bỏ lại các phiền muộn và lo lắng trước cửa phòng, gõ nhẹ ba tiếng để bày tỏ tôn trọng sự riêng tư của người bệnh, rồi đẩy cửa bước vào, thật tươi mát, và thật mới mẽ. Đây là thực hành của Bụt. "Thật sự có mặt cho người cùng ở với chúng ta." Nhờ năng lượng của chánh niệm đầy đủ, chúng ta rất dễ dàng thấy và đáp ứng được các nhu yếu thích ứng của bệnh nhân. Một người có đầy đủ các tiện nghi như công tắc đèn, công tắc để gọi nhân viên, công tắc để nâng cao và hạ thấp giường ngũ, và bình đựng nước tiểu, ly uống nước, nước, sách ... có trong tầm tay của họ như một vị vua trong vương quốc của mình.

Vì vậy khổ đau, kêu gọi và chờ đợi sẽ ít hơn.

Chánh niệm là một kỳ quan diệu kỳ đã chuyển đổi cuộc sống của chúng tôi. Tìm hiểu từ sách vở là cần thiết và bổ dưỡng, nhưng Thầy của chúng tôi luôn luôn đòi hỏi chúng tôi phải tự hỏi mình những câu hỏi:

- Sau khi đọc một bài kinh hoặc nghe một bài giảng, làm thế nào để đưa nó vào thực hành trong cuộc sống hàng ngày của tôi?

- Tôi có đưa vào thực hành những giáo lý mà tôi đã theo?

- Liệu nó có làm thay đổi cuộc sống của tôi, và những người thân của tôi không?

Như một bằng chứng trong sinh hoạt nghiệp vụ của tôi, thiền đã nuôi dưỡng chúng tôi. Từ, Bi, Hỷ và Xả tức Bốn Tâm Vô Lượng được phát sanh từ những cuộc gặp gỡ giữa những bệnh nhân, và người chăm sóc. Một người khuyết tật trước hết là một người xứng đáng có phẩm chất. Họ không bị mất phẩm giá khi lệ thuộc vào người khác. Những đau khổ mà chúng ta chạm được trong những phút giây này là một bàn đạp cho một tình thương đích thực bởi hệ quả của hiểu biết và lòng từ bi. Điều này đã trở thành hiện thực bằng cách kết nối với những bậc Đại Nhân.

- Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, có khả năng cắt đứt các vọng tưởng cửa tự thân, giúp chúng ta khám phá ra gốc rễ sự đau khổ nhầm giải quyết chúng một cách rốt ráo. Ông biểu hiện với một thanh kiếm, tượng trưng cho trí tuệ siêu việt giải phóng các vọng tưởng và sự vô minh. Chúng ta không bị giới hạn bởi thân thể, tinh thần hay tật bệnh. Chúng ta là kết quả tình yêu của cha mẹ chúng ta, sự kết hợp của hai tế bào mầm của họ mang bộ nhớ di truyền của tổ tiên của chúng ta và sự lập trình các sự kiện của chúng ta. Gia đình, xã hội, môi trường của chúng ta hình thành chúng ta. Đồng thời chúng ta cũng là hoa trái của cả vũ trụ và bốn yếu tố cơ bản (đất, không khí, nước, lửa) có liên quan với không gian mà chúng ta phát triển và sự ý thức thể hiện ở tất cả các pháp. Điều này được gọi là Không, sự vắng mặt của một tự ngã biệt lập. "Chúng ta tương liên" với tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta. Đấy là Vô Ngã. Khi bệnh nhân nhận ra rằng mình vẫn còn trẻ và tràn đầy sức sống trong các con cháu của họ nên họ tiếp tục biểu hiện thông qua con, cháu đời sống và vai trò của họ trong xã hội, nhờ vậy phần lớn sự đau khổ của ho sẽ biến đi: chúng ta chạm vào tâm Xả.

- Bằng cách kết nối vào năng lượng của Bồ Tát Phổ Hiền chúng tôi nguyện sáng cho người thêm niềm vui chiều giúp người bớt khổ. Nhờ hơi thở chánh niệm và luôn có mặt chúng tôi tự đặt mình trong tình trạng chờ đón những người đau khổ, và thiếu thốn. Chúng tôi dành hết thời giờ rảnh rổi, và lợi ích riêng tư cho họ. Điều này tự nó đã làm suy giảm khổ đau và chúng tôi cũng đã hiểu được hoàn cảnh của họ.

- Bằng cách kết nối vào năng lượng Bồ Tát Quán Thế Âm chúng tôi biết lắng nghe sâu giúp chúng tôi quan tâm đến người khác nhiều hơn. Chúng tôi không còn phán xét và phản ứng tiêu cực nhờ theo dõi hơi thở. Nó cũng giúp cho chúng tôi có được sự có mặt đích thực, tĩnh lặng, nhẹ nhàng, chú tâm và yên bình. Nó làm giảm sự đau khổ của người đang nói. Lắng nghe sâu cho phép chúng ta thực sự hiểu những gì đang xãy ra với người kia, chúng ta đi vào lòng Từ Bi. Lời ái ngữ được thể hiện tức thời. Đây là hai phẩm chất của Bồ Tát Quán Thế Âm.

- Bằng cách kết nối vào năng lượng của Bồ Tát Địa Tạng, vị Bồ tát thể hiện niềm vui và chánh niệm, giúp chúng tôi dám đối mặt với sự tức giận cực kỳ mảnh liệt, sự thất vọng, sự bất lực, sự trần trụi. Với hơi thở chánh niệm chúng tôi thực tập dừng lại, trở về để bám rễ vào trong hải đảo tự thân, an trú trong vững chãi, thảnh thơi, không sợ hãi. Sau đó, chúng tôi mở lòng cho bệnh nhân, và trở nên giống như một cây lớn vững mạnh mà tàng cây đủ rộng cho đời, vì biết rằng cuộc sống sẽ không bao giờ ngừng, bởi vì chúng ta không thể ngăn chặn được cái chết đến. Cánh tay dang rộng của chúng tôi với tình thương và lòng từ bi có thể trở thành nơi trú ẩn tạm thời, một giây phút hạnh phúc, bình an, nhẹ nhõm. Trong khi đó, chim có thể hót trên các cành cao, hoa và trái cây giúp giảm bớt sự khốn cùng của họ. Niềm vui là điều cần thiết luôn biểu hiện nơi chúng tôi, như những hạt giống chỉ chờ dịp để nở hoa. Thầy của chúng tôi dạy rằng "một thiền sinh giỏi phải biết tạo ra niềm vui và hạnh phúc bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào."

- Bằng cách kết nối với năng lượng Bồ Tát Thường Bất Khinh, chúng tôi luôn nhìn người đau khổ như một người có tư cách không mất nhân phẩm khi bị khuyết tật. Đức Phật đã dạy rằng tất cả chúng ta đều có tánh Phật: bản chất của sự giác ngộ. Thật là tuyệt vời khi họ được lắng nghe và được xem trọng. Đôi khi chúng ta không thể nhìn thấy họ vì sự chú ý của chúng tôi chỉ hướng vào những khuyết tật. Ví như các thợ đãi vàng không ngần ngại đi xuống các dòng nước giá lạnh với cái sàng của họ làm việc cả giờ để móc bùn vì họ biết rằng trong đó có vàng. Thực tập của chúng tôi là làm cho người đó được thừa nhận những điều tốt đẹp đã đạt được cho đến nay, và quan trọng là sự có mặt của họ. Chúng tôi đã chạm đến Niết Bàn.

"Tất cả chúng ta là Phật sẽ thành".

 


Bài thơ bên giường bệnh

Tôi không phải là cơ thể này

Đang nằm đây nghỉ dưỡng

Tôi không phải là đôi mắt này

Hướng về người,

Cũng không phải bàn tay này

người đang nắm,

Không phải hơi thở ngắn này

Không sao giữ được.

Tôi không phải là đôi mắt này

Vẫn còn nhìn bạn

Và đã ngắm

Trái đất trong vẻ đẹp của nó,

Cũng không phải đôi tai này

Những vỏ sò vang âm

Không bao giờ ngừng

Lắng nghe lời bạn.

Tôi không phải là đôi môi này

Nhợt nhạt dần

Và đã mỉm cười với bạn

Với bao nhiêu tình thương.

Tôi không phải là chiếc miệng không còn cảm thấy

Tuyệt vời hương vị của trái cây.

Tôi không là những gò má này

Sâu hõm dần

Và đã đón nhận

Như cơn mưa dịu dàng những nụ hôn của bạn.

Tôi không phải là đôi chân này

Không di chuyển được

Mà đã trước đây đã dạo chơi thích thú.

Đừng khóc nữa, Người Thương

Đây chỉ là cái vỏ

Kết thành bởi đất và nước

Và gió và lửa.

Tôi là bầu trời rất xanh

Sâu thẳm và bao la

Là bài hát của chim non

Và hương thơm của hoa.

Tôi là Tình Thương quá lớn

Mà bạn đã hiến tặng

Và đã mang ý nghĩa

Cho cả đời tôi

Tình thương của tôi trong bạn

Như một ánh sáng vĩ đại

Dù, bất cứ điều gì xảy ra,

Sẽ không bao giờ bị cạn kiệt.

Tôi không nói với bạn lời chào vĩnh biệt

Nhưng hẹn gặp nhau ngay...

***

Expérience de la pratique de la pleine conscience

en milieu hospitalier

Sœur Giac Nghiêm

 

Notre civilisation se confronte à de grands problèmes d’éthique. La famille n’offre plus toujours un refuge pour les couples et les enfants. Les parents sont trop occupés et passent leur temps et leur énergie à courir. Lorsqu’ils rentrent le soir, ils sont épuisés, stressés. Ils ont encore à accomplir leurs tâches ménagères, parentales et administratives. Cependant nous vivons dans un monde où, le plus souvent, tout ce dont nous avons besoin est là, sous nos mains, en abondance : un toit, de l’eau, de l’électricité, du gaz, des vêtements, de la nourriture...

Mais nous sommes à la recherche d’une autre chose que l’on ne découvre pas dans ces biens matériels desquels nous sommes devenus esclaves : un sens à notre vie.

Lorsque le Vénérable Maitre Zen Thich Nhat Hanh est venu vivre en occident, il a découvert la souffrance intense qui l’entourait malgré les conditions de bien-être qui étaient à notre disposition. Notre Maître, grâce à sa vision profonde, a offert des pratiques bouddhistes concrètes afin d’aider les occidentaux à découvrir dans leurs vies les quatre Nobles Vérités et le Noble Chemin Octuple.

1) La souffrance

2) Le chemin qui mène à la souffrance : comment découvrir les racines de la souffrance, et comment nous les nourrissons car rien ne demeure sans nourriture.

3) La cessation de la souffrance : nous pouvons y mettre un terme, et sortir de ces états mentaux douloureux.

4) La voie qui mène à la cessation de la souffrance : le bien-être. Vivre l’instant présent et découvrir le trésor de la vie, sa beauté, pour guérir de notre mal-être en utilisant la pleine conscience de ce qui est là, en développant notre joie, notre bonheur et en regardant profondément pour reconnaître tout ce que nous avons déjà. Pour cela il faut apprendre à s’arrêter, retourner à son souffle, le rendre conscient, car la conscience du souffle nous ramène au corps. On peut alors arrêter le corps, la parole et la pensée, rencontrer la réalité telle qu’elle est, afin de donner naissance à la gratitude, valeur fondamentale trop souvent oubliée.

Le Noble Chemin Octuple nous montre la voie d’une vie saine basée sur les préceptes: le Vinaya, offert par le Bouddha.

  « Cette feuille de papier contient tout l’Univers » nous a enseigné notre Maître lors de notre première rencontre. A cet instant, j’ai su que j’avais trouvé la Voie et le Maître, une très grande joie m’a envahie. Ma vie a changé en profondeur. Thây nous offrit le "Soutra des quatre établissements de la pleine conscience“ et le “Soutra de la pleine conscience de la respiration“. Tout était dit. Comme le torrent errant retrouve son lit, ma vie spirituelle prit son sens. Extérieurement rien ne semblait avoir changé, mais intérieurement la vie foisonnait. Le parfum du Zen se répandit tout autour. Il pénétra notre maison, améliora nos relations, offrit plus de compréhension, plus d’amour entre nous, plus d’aisance et de légèreté.

Les petits gestes de la vie quotidienne prirent tout leur sens. C’était en 1986-1987, il y a longtemps. Avec le livre de Thây (Marcher sur terre est un miracle), balayer, repasser, cuisiner... était semblable mais l’esprit dans lequel ces actes se déroulaient était neuf, nourrissant, joyeux.

J’ai invité cette pratique jusque dans mon lieu de travail, à l’hôpital. J’étais kinésithérapeute depuis 15 ans. Le parfum du Zen s’est répandu dans les couloirs et les chambres des patients. Dans ce service de gériatrie où la vie touche à sa fin, les patients sont progressivement dépouillés de tout ce à quoi ils s’identifiaient : leur maison, leurs biens, leur santé, leur famille, leur pouvoir, leurs responsabilités... Soudain la dépendance est là : la souffrance physique, la vieillesse, la maladie, la mort. Les "5 Remémorations" frappent à la porte nous ne pouvons plus faire semblant de croire que cela ne nous arrivera pas.

1) « Il est dans ma nature de vieillir et quoi que je fasse, je ne peux y échapper. »

2) « Il est dans ma nature d’être malade et quoi que je fasse, je ne peux y échapper. »

3) « Il est dans ma nature de mourir et quoi que je fasse, je ne peux y échapper. »

4) « Il est dans la nature de tout ce que j’aime de changer et je ne peux éviter d’en être séparé. »

5) « Le résultat de mes pensées de mes paroles et de mes actions est la seule chose que j’emporterai. C’est le sol sur lequel je me tiens. »

J’ai éprouvé un bonheur immense à travailler auprès de ces patients si démunis. Nous nous apportions mutuellement, la joie, la détente et la paix. Là, j’ai appris tout d’abord à pratiquer l’arrêt, à retourner à la respiration, à la rendre consciente, sans bouger, sans parler, sans penser, à détendre tout le corps et sourire pendant trois respirations au moins.

L’offrande de cette pratique aux patients, fut un don de vie. Par exemple, les patients parkinsoniens, prisonniers de leur corps, ont découvert l’arrêt autrement que comme un obstacle à leur vie. Dans la position verticale, l’impossibilité d’avancer est devenue un temps de découverte, d’acceptation et de confort. Nous avons inversé, tout simplement, la formation mentale liée à ce handicap. Dans les couloirs de l’hôpital tout le personnel court d’un patient à l’autre. Nous, nous prenons notre temps. Y a-t-il nécessité de se presser ?

Dans le cerveau du malade, une substance chimique (neuromédiateur) se tarit au niveau des connexions (synapses) entre les neurones. C’est celle qui transmet vers le muscle l’information qui va permettre la marche. L’immobilité et l’impossibilité de marcher s’établit dans le corps, engluant le mouvement. Habituellement, cet état entraîne une grande frustration du patient et l’impatience de sa famille et des soignants, s’ils n’en comprennent pas la cause. Le stress aggrave considérablement ces troubles.

La pratique de l’arrêt a ouvert les portes de la réconciliation entre le malade et son corps. Pourquoi ne pas se servir de ce moment pour être heureux ? Est-il nécessaire de se presser dans les couloirs ? Un quelconque danger nous menace-t-il ? Gênons-nous la bonne circulation du personnel ? Non, bien sûr. Et si nous transformions cet instant que nous considérons habituellement comme un obstacle, en un moment précieux ? Après avoir fait le constat de l’innocuité de cet arrêt, et si nous le transformions en joie ? Nous retournons à notre souffle, suivant notre respiration sans penser, parler ou bouger.

J’inspire et je m’arrête. J’expire et je m’arrête.

J’inspire, j’ai du temps devant moi pour atteindre mon but.

J’expire, je me détends.

J’inspire les arbres ne bougent pas, mais ils sont cependant magnifiques.

J’expire, je suis un arbre en fleurs.

Chacun choisit l’arbre qui lui convient.

Le Zen est poésie, beauté, découverte du bonheur même au milieu de la souffrance. « Bienvenue au Pays Du Moment Présent » (Thây).

Tandis qu’immobile nous respirons paisiblement, suivant notre souffle en pleine conscience le médiateur chimique remplit les zones de connexions nerveuses. La conscience du souffle détourne le patient de son impatience à remarcher. Lorsque le corps a retrouvé sa capacité nous nous remettons en route. Peu importe le temps que cela prend, rarement plus de quelques minutes. Au début cela peut paraitre un peu étrange, mais en très peu de temps les patients en comprennent le sens et l’intérêt. Suit la marche méditative (non nommée comme telle), lente et en pleine conscience. La conscience du souffle et des pas qui se déroulent sur le sol, permet un plus grand équilibre et détourne l’esprit du risque de l’arrêt imminent faisant chuter le stress. Comme l’impermanence est au centre de la vie, le neurotransmetteur s’épuisant, nous sommes amenés à pratiquer à nouveau l’arrêt.

Quelle que soit la pathologie, cette pratique fut employée avec tous les patients, car elle éveillait l’attention appropriée et les détournait de la peur de la chute. Souvent les patients impressionnés par cette pratique, me demandaient d’enseigner cette méthode aux autres soignants et à leur famille. Et si marcher redevenait un bonheur ? Je l’ai enseignée ensuite dans des écoles de kinésithérapie, d’infirmiers, d’aide-soignants et d’aides à domiciles. C’est tout simple: la méditation dans notre vie courante est à la portée de tous,  et elle est source de bien-être.

Il me devenait plus facile de poser les soucis et les inquiétudes devant la porte de la chambre, de frapper trois coups distincts avec une énergie douce afin de respecter l’intimité du patient, de pousser la porte, d’être fraîche, toute neuve, pour moi et pour eux. Ceci est la pratique du Bouddha. « Etre vraiment là pour celui ou celle qui est avec nous. » Grâce à la pleine conscience développée, il est facile de voir si l’environnement du patient est adapté à ses besoins. A-t-il à portée de la main : les interrupteurs de lumière, celui pour appeler le personnel, pour relever et abaisser le dossier du lit, pour atteindre l’urinal, le verre, la bouteille, le livre... pour en faire un roi dans son royaume.

Tant de souffrances, d’appels, d’attentes en moins.

La pleine conscience est une merveille qui transforme notre vie. Apprendre dans les livres est nécessaire et nourrissant, mais notre Maître nous demande toujours de nous poser ces questions :

- Après avoir lu un Soutra ou écouté un Enseignement, comment vais-je le mettre en pratique dans ma vie quotidienne ?

- Ai-je déjà mis en pratique les Enseignements que j’ai suivis ?

- Cela a-t-il changé ma vie, celle de mes bien-aimés ?

  Comme en témoigne ma vie professionnelle, la méditation a nourri nos vies. La Bonté Aimante, la Compassion, la Joie et l’Equanimité : les Quatre Incommensurables sont nées de nos rencontres patients-soignants. Une personne handicapée est avant tout un être humain digne. Nous ne perdons pas notre dignité en dépendant des autres. La souffrance que nous touchons dans ces moments-là est un tremplin pour l’amour véritable, car la compréhension et la compassion en découlent. Cela est devenu possible en nous reliant aux Grands Etres :

- Le Boddhisatva Manjushri, capable de trancher à travers l’illusion d’un moi séparé, nous fait découvrir les racines de notre souffrance pour les trancher net. Il est représenté avec un sabre, celui de la vision profonde qui libère des illusions, de l’ignorance. Nous ne sommes pas limités par notre corps, ni par notre esprit, ni par notre handicap.

Nous sommes le fruit de l’amour de nos parents, de l’union de deux de leurs cellules germinales qui portent la mémoire génétique de tous nos ancêtres et la programmation de notre manifestation. Notre famille, notre société, notre environnement nous modèlent. Nous sommes également le fruit du cosmos tout entier et des quatre éléments de base (terre, air, eau, feu) auxquels se rattache l’espace sans lequel nous ne saurions nous développer et la conscience qui se manifeste en toute chose. Ceci est appelé le Vide, absence d’un soi séparé. « Nous inter-sommes » avec tout ce qui nous entoure. C’est le Non-Soi.

Lorsque le patient réalise qu’il est encore jeune et plein de vie, dans ses enfants et petits-enfants, qu’il continue à travers eux sa vie et son rôle dans la société, une grande partie de sa souffrance le quitte : nous touchons l’Equanimité.

- En nous reliant à l’Energie du Boddhisatva Samantabhadra, nous offrons la Joie le matin et soulageons la Souffrance l’après-midi. Nous nous mettons, grâce à la pleine conscience du souffle et de notre présence, dans un état d’accueil de ce qui est là, de celui qui souffre, de son besoin. Nous abandonnons pour un temps, librement, notre propre intérêt en étant pleinement là pour lui. Cette attitude par elle-même le soulage déjà et nous comprenons sa situation.

- En nous reliant à l’Energie du Boddhisatva Avalokita, nous devenons écoute profonde, c’est l’écoute dans laquelle nous ne sommes qu’attention à l’autre. Nous cessons de juger et de réagir, en suivant notre souffle. Elle est destinée à offrir une présence authentique, calme, douce, attentive et paisible. Elle soulage la souffrance de la personne qui s’exprime. Cette écoute profonde nous permet de comprendre réellement ce qui se passe pour l’autre, nous pénétrons dans la Compassion. La Parole Aimante se manifeste alors spontanément. Ce sont les deux grandes qualités du Boddhisatva Avalokita.

- En nous reliant à l’Energie du Boddhisatva Ksitigarbha, qui travaille dans la joie et la pleine conscience, nous osons rencontrer les enfers de la colère, du désespoir, de l’impuissance, du dépouillement. Avec le souffle suivi en pleine conscience nous pratiquons l’arrêt, en retournant à nous-même pour nous enraciner dans notre île Intérieure, ce refuge où se trouvent la stabilité, la paix, la non-peur. Puis nous nous ouvrons au patient, nous devenons comme un grand arbre très solide qui tend ses branches au-dessus de la rivière de la vie, tout en sachant que le courant ne s’arrêtera pas, car nous ne pouvons empêcher la mort de faire son œuvre. Nos bras tendus avec amour et compassion peuvent devenir un refuge temporaire, un moment de bonheur, de paix, de soulagement. Pendant ce temps, les oiseaux peuvent chanter dans nos hautes branches, les fleurs et les fruits s’offrir pour soulager leur misère. La Joie est essentielle, elle est là tout le temps en nous, sous forme de graines qui ne demandent qu’à s’épanouir. Notre Thây nous enseigne qu’ « un bon pratiquant doit faire naître la joie et le bonheur n’importe quand, n’importe où ».

- En nous reliant à l’Energie du Boddhisatva Sadiparibhuta, nous rencontrons la personne qui souffre en voyant en elle une personne digne. Il n’y a pas de perte de dignité chez une personne handicapée. Le Bouddha nous enseigne que nous avons tous en nous la nature même du Bouddha : la nature de l’Eveil. La personne écoutée, considérée, est une merveille. Parfois nous pouvons ne pas le voir, notre attention étant attirée par le handicap. Les orpailleurs n’hésitent pas à descendre dans les torrents glacés avec leur tamis, à rester des heures entière à soulever la boue car ils savent qu’il y a de l’or. Notre pratique est donc de rendre à cette personne une reconnaissance d’elle-même, de tout ce qu’elle a réalisé de beau jusqu’alors, et de l’importance de sa présence. Nous touchons le Nirvana.

« Nous sommes tous des Bouddhas en devenir ».

 

 

 

Poème au lit du malade

Je ne suis pas ce corps

Qui est là et repose,

Je ne suis pas ces yeux

Tournés vers toi,

Ni cette main      

Que tu tiens dans la tienne

Ni ce souffle si court

Que je ne retiens pas.

Je ne suis pas ces yeux

Qui te regardent encore

Et qui ont contemplé

La terre dans sa beauté,

Ni ces oreilles,

Coquillages sonores

Qui n’ont jamais cessé

De mieux vous écouter.

Je ne suis pas ces lèvres

Qui se décolorent

Et qui vous ont souri

Avec tant d’amour.

Je ne suis pas cette bouche sans goût

Qui s’est émerveillée

De la saveur des fruits.

Je ne suis pas ces joues

Qui lentement se creusent

Et qui ont connu

La douce pluie de vos baisers.

Je ne suis pas ces jambes

Qui ne peuvent se mouvoir

Qui ont tant apprécié de se promener.

Ne pleure plus Aimé

Il n’est là qu’une écorce

Tissée de terre et d’eau

Et de vent et de feu.

Je suis le ciel si bleu

Profond et sans limite

Le chant du jeune oiseau

Et le parfum des fleurs.

Je suis l’Amour si fort

Que vous m’avez offert

Et qui a donné sens

A toute ma vie.

Mon amour est en toi

Comme une grande lumière

Qui, quoiqu’il arrive,

Ne se tarit jamais.

Je ne te dis pas adieu

Mais à tout de suite…

 

***

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]