- Phần 1
- Phần 2
- Phần 3
- Phần 4
- Phần 5
- Phần 6
- Phần 7
- Phần 8
- Phần 9
- Phần 11
- Phần 12
- Phần 13
- Phần 14
- Phần 15
- Phần 16
- Phần 17
- Phần 18
- Phần19
- Phần 20
- Phần 21
- Phần 22
- Phần 23
- Phần 24
- Phần 25
- Phần 26
- Phần 27
- Phần 28
- Phần 29
- Phần 30
- Phần 31
- Phần 32
- Phần 33
- Phần 34
- Phần 35
- Phần 36
- Phần 37
- Phần 38
- Phần 39
- Phần 40
- Phần 41
- Phần 42
- Phần 43
- Phần 44
- Phần 45
- Phần 46
- Phần 47
- Phần 48
- Phần 49
- Phần 50
- Phần 51
- Phần 52
- Phần 53
- Phần 54
- Phần 55
- Phần 56
- Phần 57
- Phần 58
- Phần 59
- Phần 61
- Phần 62
- Phần 63
- Phần 64
KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 1)
Pháp Sư Tịnh Không
Mười năm về trước, ở các quốc giatrên toàn thế giới, chúng tôi giảng rất nhiều lần bộ kinh Vô Lượng Thọ, tính sơđến nay cũng khoảng mười lần. Mỗi lần giảng giải đều không giống nhau.
Lần này chúng tôi quyết định giảnglại do gần đây mở quyển kinh này ra, có rất nhiều khai thị mới lạ. Đại đức xưathường nói: “cảnh giới tu tập mỗi năm không như nhau”, chúng tôi nghĩ phải đemnhững chỗ ngộ mới nêu ra để cùng chia sẻ với các đồng tu.
Khởi giảng lần này, chúng tôi đặt trọng tâm ở “hành” và “chứng” dành cho phầnlớn các đồng tu đã trải qua thời gian tu tập lâu dài, đều là lão tu, đều biếtnhiều bộ kinh, và đều có “giáo, lý, hành, quả” mà nhà Phật gọi là “Giáo Kinh,Lý Kinh, Hành Kinh, Quả Kinh”. Văn tự của bộ kinh thuộc về “Giáo”. Lý luận đạolý trong văn tự đã miêu thuật gọi là “Lý”. Nội dung dạy chúng ta làm thế nào đểtu học, làm thế nào đem kinh luận thực tiễn áp dụng trong đời sống gọi là“Hành”. Hành giả tu hành đạt cảnh giới, đem cảnh giới của chính mình đối chiếulại với kinh, ấn chứng xem những gì kinh điển dạy có giống với cuộc sống thườngngày hay không, từ cách nghĩ, cách nhìn đối với vũ trụ nhân sinh cho đến rấtnhiều cách thức ứng xử với người, với vật, với việc, đó gọi là “Chứng”.
Trong kinh có “giáo, lý, hành, quả”, chúng ta học tập có “tín, giải, hành,chứng”. Năm xưa khi giới thiệu bộ kinh này, mục tiêu của chúng tôi nghiêng nặngvề “tín, giải”, hy vọng các vị đồng tu sau khi nghe có thể sinh khởi tín tâm,lý giải nghĩa thú. Còn lần này chúng tôi đặt trọng tâm vào “hành, chứng”. Làmthế nào để áp dụng mỗi chữ mỗi câu trong kinh vào ngay trong đời sống, côngviệc thường ngày, trong qua lại đối nhân xử thế, tiếp xúc mọi vật, học tập, nhưvậy sẽ rất có ý nghĩa, rất có lợi ích. Cho nên lần này giảng nói có vài điểmkhông giống trước.
Đối với “giáo, lý”, chúng ta có thể tỉnh lược mà chuyên sâu nghiên cứu “hànhpháp”. Chúng tôi đã giảng bộ kinh này trên phương diện giáo lý rất nhiều lần,có thu âm, ghi hình và phát hành rộng rãi. Lần này, chúng tôi sẽ tỉnh lược phầnhuyền nghĩa mà trực tiếp đi vào kinh văn, khởi giảng từ kinh văn. Tuy nhiên khigiảng kinh văn, chúng tôi không thể tỉnh lược đề mục, vẫn phải xem qua đề mụctrước của quyển kinh.
Bổn hội tập của lão cư sĩ Hạ là tổng hợp của bổn dịch đời Tống và bổn dịch đờiHán, sự hội tập này rất hoàn mỹ, hàm nhiếp đầy đủ viên mãn ý nghĩa của mười hailoại bản dịch kinh Vô Lượng Thọ. Không chỉ riêng mười hai loại bản dịch củakinh Vô Lượng Thọ, mà tất cả pháp Thế Tôn nói trong bốn mươi chín năm đều khôngrời khỏi đề kinh này. Đề kinh không khác gì cương lĩnh, đều bao hàm trong cươnglĩnh. Thế Tôn nói pháp cũng vậy, mười phương ba đời tất cả Chư Phật Như Lai vìtất cả chúng sanh nói vô lượng vô biên pháp môn cũng không rời khỏi đề kinhnày. Cho nên đề kinh thực chất là tổng cương lĩnh của Phật pháp đại viên mãn.Chúng ta từ đề kinh xây dựng tín tâm mà thể hội “tín, giải, hành, chứng” viênmãn.
ĐỀ KINH “PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNGGIÁC KINH”
Vì để dễ dàng giới thiệu, chúng tôi phân thành tám đoạn nhỏ.
Thứ nhất là chữ “Phật”
Chữ “Phật” là dịch âm từ tiếng Phạn Ấn Độ. Phật giáo truyền đến Trung Quốc vàotriều nhà Hán. Thông qua đãi ngộ của quốc gia, cuộc phiên dịch với quy mô lớnđược tiến hành một cách gian nan và tâm huyết. Tuy nhiên văn tự Trung Quốc thờiđó có thể nói không nhiều, nhiều ý nghĩa trong kinh điển mà văn tự Trung Quốckhông đủ để diễn đạt. Thế là bất đắc dĩ các vị tiền nhân phải tạo chữ. Vì đểphiên dịch kinh Phật nên đã tạo ra rất nhiều chữ mới, chữ “Phật” cũng vì đó màra đời.
Phật là người, cho nên bên cạnh chữ này thêm vào một nhân đứng, âm là Phật, đólà văn tự mới tạo. Chữ Phật thực tế là lược xưng của chữ “Phật Đà Da”. NgườiTrung Quốc thích đơn giản nên tỉnh lược âm đuôi, chỉ gọi riêng một chữ “Phật”,ý nghĩa là giác ngộ bao hàm “tự giác”, “giác tha”, và “giác hạnh viên mãn”.Hành giả học Phật phải học giác ngộ, giác mà không mê liền thành Phật. Bản thântôi hai mươi sáu tuổi bắt đầu học Phật, tiếp xúc Phật pháp đến nay hơn bảy mươituổi. Không thể nói hoàn toàn không giác ngộ, mà là chút ít, hay nói cách khác,đối với thế gian cùng xuất thế gian pháp không quá mê hoặc. Không mê chính làkhông bị xoay chuyển. Người thông thường, sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáutrần sẽ khởi tâm động niệm, sinh tham sân si mạn, xem thấy đẹp, dễ nhìn, thíchnghe, thích nhìn, đó chính là mê. Người giác ngộ đẹp xấu đều như nhau, tâmthanh tịnh là bình đẳng, vì sao đều như nhau? “Phàm hễ có tướng, đều là hưvọng”, đẹp mắt là hư vọng, không đẹp mắt vẫn là hư vọng, cho nên bình đẳng, tâmsẽ không bị cảnh giới bên ngoài xoay chuyển, đó chính là giác ngộ.
Người học Phật mỗi giờ mỗi phút phải phản tỉnh, kiểm điểm chính mình chân thậtcó giác ngộ hay không? giác ngộ đến mức độ nào? Nếu nghe người khác tán thánthì sanh tâm hoan hỉ, nghe người khác hủy báng trong lòng liền khó chịu, nhưvậy vẫn là phàm phu, vẫn phải sinh tử luân hồi trong sáu cõi. Công phu chính ởtiếp xúc cảnh giới bên ngoài, không luận thế pháp hay Phật pháp đều rõ ràngtường tận, thông suốt thấu đáo, như như bất động, vậy mới gọi là họcPhật.
Vào cửa Phật, bài khóa đầu tiên chính là tiếp xúc “Tam quy y”, được giảng giảirõ ràng tường tận, nhưng rốt cuộc chúng ta có quy hay không? Quy là quay đầu,chúng ta có quay đầu hay không? có nương tựa hay không? Nếu quy y trên hìnhthức, làm một nghi thức nhưng thực tế không quay đầu, không nương tựa, quy ynhư vậy là giả, “hữu danh vô thực”. Quy y Phật là giác không mê, quy y pháp làchánh không tà, quy y tăng là tịnh không nhiễm, ba điều này chúng ta đã làmđược hay chưa? “Tam tự quy y” luôn được viết trên đề kinh, thế mới thấy được sựviên mãn của đề kinh. Sau khi tự giác mới có thể giác tha.
Giác tha thực tế tương đối không dễ dàng, nhưng vì sao phải “giác tha”? Một sốvị đồng tu quan niệm mình chăm chỉ tu hành nhưng không đi giác tha, giáo hóachúng sanh, độ người, họ đợi khi thành Phật rồi mới độ. Nếu có ý niệm này chắcchắn sẽ không thể thành Phật, vì sao? Tự giác phá phiền não chướng, giác thaphá sở tri chướng. Phá phiền não chướng thành được chánh giác, cảnh giới đó làđịa vị của A La Hán, Bích Chi Phật, trong Viên Giáo gọi là Bồ Tát Thất Tín vị,Viên Giáo là Thất Tín trở xuống, trong Biệt Giáo gọi là Bồ Tát Tam Hiền, chưađăng địa. Nếu không phát tâm giúp đỡ người khác sẽ không thể phá được sở trichướng. Cho nên nếu muốn thành Phật nhất định phải phát tâm tự độ độ người,toàn tâm toàn lực giúp đỡ người khác học Phật, biết được bao nhiêu thì giúpngười khác bấy nhiêu, nhất định không bỏn pháp, công đức lợi ích này liền đượcthù thắng, liền phá hai chướng. Sau khi đã phá hai chướng trở thành bồ tát, làPháp Thân Đại Sĩ mà kinh Hoa Nghiêm đã nói, thì hành giả không những siêu việtsáu cõi mà siêu việt cả mười pháp giới, chứng được Pháp Giới Nhất Chân. Hay nóicách khác là trải qua đời sống của Pháp Thân Đại Sĩ Pháp Giới Nhất Chân.
Tuy nhiên như thế vẫn chưa đạt đến cảnh giới tối thượng, chúng ta vẫn phảikhông ngừng “tự độ độ người”, cần phải phá hết vô minh chính là vọng tưởng.Đoạn được trong sạch vắng lặng, chúng ta liền giác mãn, thành tựu Phật quả cứucánh viên mãn, “Phật” đây chính là chỉ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca MâuNi đích thực đã chứng được quả Phật cứu cánh viên mãn. Kinh này do ngài nói,chỉ có quả Phật cứu cánh viên mãn mới có năng lực tuyên dương đại pháp cứu cánhviên mãn, chúng ta đọc bộ kinh có thể lý giải sâu sắc điều đó.
Không những Thích Ca Mâu Ni Phật mà mười phương ba đời tất cả Chư Phật Như Laikhông vị Phật nào không tán thán Tịnh Độ. Cho nên chữ “Phật thuyết” của kinh VôLượng Thọ và chữ “Phật thuyết” trong các kinh khác không giống nhau. Trong cáckinh khác, “Phật thuyết” chính là Thích Ca Mâu Ni Phật nói, còn “Phật thuyết”trong kinh này là tất cả mười phương ba đời chư Phật Như Lai thảy đều nói, cảnhgiới không thể nghĩ bàn. Cho nên ý nghĩa chữ “Phật” ở đây đặc biệt vô cùng sâurộng.
Thứ hai là chữ “thuyết”
Thuyết chính là thuyết pháp. Thời xưa “thuyết” và chữ “duyệt” của “hỉ duyệt” làmột. Trong Luận Ngữ học, khi vừa mở đầu “học nhi thời tập chi, bất diệc duyệthồ”, chữ “duyệt” này thực tế là “thuyết”, ý nghĩa là duyệt của hỉ duyệt. Nóicách khác, người ưa thích thì ngài mới nói, không thích thì không nói. Phật lấyđộ chúng sanh làm bản nguyện, xem thấy chúng sanh căn cơ chín muồi có thể tiếpnhận pháp môn, ngài hoan hỉ không gì bằng.
Chúng ta bình lặng suy nghĩ thì có thể lý giải, đức Phật muốn giúp đỡ tất cảchúng sanh đều có thể cứu cánh viên mãn Phật. Trên thực tế tất cả chúng sanhvốn dĩ thành Phật, ý nghĩa trong hai chữ “thành Phật” này, chúng ta phải tườngtận, phải thông suốt. Cái gì gọi là “thành Phật”? “Thành Phật” có gì tốt? ThànhPhật hay không thành Phật không như nhau sao? Xin thưa, không thành Phật vàthành Phật khác biệt nhau rất lớn. Không thành Phật, chúng ta có phiền não,vọng tưởng, tai nạn, khổ, trên kinh Phật thường nói “sinh, lão, bệnh, tử khổ”,ba khổ tám khổ không cách gì rời khỏi. Sau khi học Phật rồi, chính là sau khithành Phật, cái khổ này vĩnh viễn thoát ly, hết thảy khổ thế xuất thế gian đềuxả bỏ, đây là ưu điểm của việc học Phật.
Ngoài ra một ưu điểm nữa, khi chưa thành Phật, vũ trụ nhân sinh đối với chúngta là một mảng mù tịt, không biết được gì, đó là khổ. Sau khi thành Phật, tậnhư không khắp pháp giới, kết quả hiện tại vị lai, quá khứ khôn cùng vị lai vôtận, không thứ nào không tường tận, không có thứ nào không thông suốt. Cáithông suốt đó không phải do tưởng tượng, suy đoán. Thế gian hiện tại của chúngta mấy năm gần đây rất nhiều tai nạn trong ngoài nước, nhiều sách dự ngôn cũngbáo trước điều này. Chúng tôi đi dạo nhà sách thấy mười mấy loại sách nướcngoài dự đoán tương lai có những tai nạn gì. Những dự đoán này chưa chắc đúngbởi vì dự ngôn của họ đều từ số học mà suy đoán ra nên có thể tính sai. Trongkhi đó Phật nói rất chuẩn xác vì ngài đã mắt thấy tai nghe.
Phật ra đời vào ba nghìn năm trước, đã biết rõ như lòng bàn tay, giảng rõ ràngtường tận. Kinh Lăng Nghiêm nói tình hình xã hội hiện tại của chúng ta rất tỉmỉ. Thời kỳ mạt pháp chính là thời đại này, sau hai ngàn năm trăm năm sau, thờiđại này “đấu tranh kiên cố”, quốc gia đấu tranh quốc gia, các đoàn thể trongcùng xã hội đấu tranh, cá nhân đấu tranh cá nhân, vợ chồng cãi cọ bất hòa,không thể tránh khỏi đấu tranh, vậy đấu tranh ngày nay có gì lạ? Nếu không cóđấu tranh, hóa ra lời Phật nói là sai? Xã hội này đi đâu cũng gặp hiện tượngđấu tranh, chẳng phải đức Phật đã thấy rõ ràng tường tận như vậy rồi nói lạivới chúng ta.
Hiện tại xã hội này “tà sư nói pháp như cát sông Hằng”, tà sư là người thế nào?Đó là ma tử ma tôn chuyên phá hoại chánh pháp. Loại người này rất nhiều, Phậtdùng “cát sông Hằng” để thí dụ, ý nói tà sư thuyết pháp đầy rẫy. Chúng ta tiếpxúc chánh pháp, chân thật như kinh đã nói, vô lượng kiếp đến nay nhân duyênphước đức thiện căn chín muồi mới có thể gặp được chánh pháp, có thể tinh tấnkhông thoái chuyển, ngay trong đời này nhất định thành tựu. Thế nhưng người gặpđược chánh pháp trong chúng ta thoái tâm khá nhiều, vì sao? Thiện căn, phướcđức, nhân duyên không đầy đủ. Chỉ cần thiếu một trong ba điều kiện, họ liềnthoái tâm. Muốn giữ đạo nghiệp không thoái chuyển thì phải đặc biệt đề cao cảnhgiác, dù thiện căn phước đức hơi kém, vẫn không phải lo vì còn nhân duyên thùthắng.
Đại sư Thiện Đạo trong Tứ Thiệp Sớ, tức chú giải của kinh Quán Vô Lượng Thọ,được lưu thông rộng rãi, chương Thượng phẩm thượng sanh ngài giảng rất hay,rằng người niệm Phật vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, bốn cõi ba bậc chínphẩm đều gặp duyên không như nhau. Câu nói này chúng ta quyết không nên khinhxuất xem lướt qua. Duyên vô cùng quan trọng, không ai giống ai, nếu duyên củachúng ta thù thắng, người có thiện căn phước đức đều có thể đạt đến thượng phẩmthượng sanh. Các đại đức xưa, phần lớn cho rằng thượng thượng phẩm vãng sanhđại khái đều là Bồ tát Thượng tam phẩm. Trung phẩm vãng sanh phải là A La Hán,Bích Chi Phật. Phàm phu vãng sanh chỉ ở hạ phẩm. Tuy nhiên ngài Thiện Đạo lạikhông nói như vậy. Thiện Đạo nói, cùng với đại tiểu thánh, đại thánh chính làBồ Tát, tiểu thánh chính là Thanh Văn, Duyên Giác, đều do duyên không như nhau,phàm phu chúng ta cũng có thể vãng sanh thượng thượng phẩm, vậy cái gì gọi làduyên? Đó là đọc kinh, niệm Phật mỗi ngày không gián đoạn.
Vào đầu năm dân quốc, Trung quốc có một đạo tràng niệm Phật Linh Nham Sơn ở TôChâu của Ấn tổ. Đạo tràng này là Phật thất suốt năm, mỗi ngày đều trì Phậtthất, một năm ba trăm sáu mươi ngày không gián đoạn. Đây gọi là duyên. Mộtngười bước vào niệm Phật đường niệm Phật một năm ba trăm sáu mươi ngày khônggián đoạn, lòng chỉ nghĩ đến Phật, miệng niệm danh hiệu Phật, thử hỏi sao khôngthành Phật được? Tuy nhiên, giả sử có người nào đó niệm năm bảy danh hiệu Phật,lại rời khỏi niệm Phật đường, đến nơi khác, chuyển đổi, thoái tâm, nghe ngườinày, người nọ liền thay đổi chủ ý, đấy chẳng phải là duyên không đồng nhau haysao?
Tham thiền học giáo cũng không ngoại lệ, pháp sư nghiên giáo, duyên đó cũng rấtthù thắng. Chúng tôi đã nghĩ trong nhiều năm, đến hiện tại vẫn chưa thể thànhsự thật. Vì vậy chúng tôi luôn mong có chí đồng đạo họp cùng hướng đến toàn thếgiới tuyên dương Phật pháp Đại thừa, thành lập đoàn hoằng pháp. Pháp sư giảngkinh đều tham gia tổ chức này. Mỗi ngày nghiên cứu thảo luận, mỗi tối giảngkinh ở giảng tự, miệt mài một bộ kinh không xả bỏ, từng thiên từng thiên lặplại giảng giải, không ngừng thâm nhập thì có lý nào lại không thành công? Từtrong giải môn được định, định khai trí tuệ. Thời xưa đại sư Thanh Lương ở NgũĐài Sơn chuyên giảng kinh Hoa Nghiêm, cả đời ngài đã giảng qua năm mươi bộ,người sau xem truyện ký vô cùng tâm đắc. Thử nghĩ xem, nếu chúng ta muốn họckinh Hoa Nghiêm, đến dưới tòa của ngài Thanh Lương để nghe đủ năm mươi bộ thìlàm sao không thành tựu.
Thế Tôn năm xưa đã nói “nhị thời giảng kinh”, Phật giảng kinh hai thời, haithời là hai thời của Ấn Độ xưa. Ngày đêm của Ấn Độ là sáu thời: ngày ba thời,đêm ba thời. Ban ngày gồm Sơ nhật phân, Trung nhật phân, Hậu nhật phân. Ban đêmgồm Sơ dạ phân, Trung dạ phân, Hậu dạ phân. Vậy một thời là bốn giờ đồng hồhiện tại của chúng ta, hai thời là tám giờ đồng hồ. Thích Ca Mâu Ni Phật giảngtám giờ đồng hồ mỗi ngày, trong lòng không hề vọng tưởng. Không còn vọng tưởnglà duyên thù thắng. Cư Sĩ Lâm mỗi buổi tối giảng hai giờ đồng hồ, hai giờ đồnghồ tâm địa thanh tịnh nghe kinh nghe pháp, vẫn còn đến hai mươi hai giờ khởivọng tưởng. Duyên như vậy vẫn chưa thù thắng.
Vì sao ngày nay chúng ta tu hành mà không thể thành tựu? Vì sao tâm chúng ta dễdàng bị dao động? Đạo lý chính ở chỗ này. Khoảng ba mươi năm trước, chúng tôi ởĐài Trung thân cận với lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam. Lúc đó thư viện Từ Quang thànhlập một giảng tòa Phật học Đại Chuyên, cư sĩ Thái Dinh Hoa của Malaysia là họcsinh tốp đầu tiên. Giảng tòa Phật học Đại Chuyên khóa thứ nhất chỉ có bốn họcsinh, cho nên chúng tôi rất quen thuộc với họ. Thế gian vô thường, cư sĩ TháiDinh Hoa vừa qua đời cách đây một hai năm. Chúng tôi từng thấy ông học ởtrường, học Phật, tốt nghiệp, đến lúc ông về hưu, và lúc ông qua đời, vô thườngđây đều đáng để chúng ta cảnh tỉnh. Phật giáo dạy chúng ta phải thành tựu quảPhật cứu cánh viên mãn, không dạy chúng ta làm A La Hán cũng không dạy chúng talàm Bồ Tát. Căn tánh như vậy đi đâu mà tìm được. Thực tế căn tánh như vậy khôngphải không có, mà duyên không có. Rất nhiều năm, chúng tôi luôn hy vọng có đượcmột thôn Di Đà, là cái duyên để chúng ta cùng tu, mỗi ngày niệm Phật, niệmkhông gián đoạn. Lão pháp sư Đế Nhàn cũng dạy cho người thợ vá nồi phương phápđó, niệm mệt có thể nghỉ ngơi, rồi niệm tiếp.
Chúng tôi ở Úc Châu có một đạo tràng nhỏ, gần đây đang mở Phật thất, có mườimấy đồng tu tham gia, bên cạnh niệm Phật đường hiện tại là nơi đi lại. Tươnglai sẽ dời lối đi lại này, để khoảng đất trống làm nơi nghỉ ngơi. Niệm mệt thìnằm nghỉ, nghỉ khỏe rồi trở lại niệm Phật đường niệm tiếp. Nơi này đại khái cóthể dung nạp được bốn mươi tám người. Chúng ta cung cấp nhân duyên, bốn mươitám người này chọn phương pháp của Viễn Công ở Lô Sơn, ghi danh trọn đời vàoniệm Phật đường. Viễn Công ở Lô Sơn ngày trước cũng vậy, ngài không xuống núi.
Chúng ta cũng vậy, ở niệm Phật đường một lòng một dạ cầu vãng sanh thượngthượng phẩm. Chúng tôi dự định sẽ đặt là “Niệm Phật Đường Thượng Thượng Phẩm”,không cầu thượng trung phẩm, mà nhất định phải là Niệm Phật Thượng Thượng Phẩm,chỉ có bốn mươi tám người, chí đồng đạo họp. Vì để kiên định Tín-Nguyện, NiệmPhật Đường buổi tối giảng kinh, có thể liên tục giảng ba đến năm năm, sau đókhông cần giảng nữa, mọi người thảy đều lý giải, đều tường tận, tất cả gốc nghiđều được nhổ hết, bốn mươi tám người đều thành Phật. Duyên thù thắng không gìsánh được.
Hiện tại tôi đã nhiều tuổi, đã đến lúc phải vào niệm Phật đường. Tương lai đoànhoằng pháp dành cho pháp sư trẻ phát tâm tận lực hoằng pháp lợi sinh. Khi sáumươi hoặc bảy mươi tuổi về hưu theo chế độ “thất thập nhi chí sự” của Trungquốc xưa, chúng ta có thể thoái hưu, bước vào Niệm Phật Đường niệm Phật, tu tậpcho chính mình. Có hai đạo tràng như vậy, giải - hành đều trọng mới có thể hưngvượng Phật pháp. Phật độ chúng sanh xem thấy chúng sanh duyên đã chín muồi,sanh khởi vô lượng tâm hoan hỉ, Phật làm tăng thượng duyên cho chúng ta, chúngta phải phát ra tâm này.
Công đức như thế nào là to lớn nhất, có ý nghĩa thù thắng nhất? Không gì hơn tổchức đoàn hoằng pháp, xây Niệm Phật đường vãng sanh thượng thượng phẩm. Đại sưNgẫu Ích trong “Di Đà Yếu Giải” khi giảng hai chữ “Phật Thuyết” có nói “Phật dĩđộ sanh vi hoài”, tức là cơ duyên chúng sanh thành Phật đã chín muồi. Cách nóicủa ngài người xưa không khẳng định như vậy.
Cơ duyên chúng sanh thành Phật đãchín muồi, “vi thuyết nan tín chi pháp”, pháp môn Tịnh Độ là pháp khó tin. Giúpđỡ chúng sanh thành tựu Phật quả cứu cánh viên mãn, niềm hoan hỉ không thể hìnhdung được. Đại sư Ngẫu Ích nói rất chuẩn xác. Mười phương ba đời tất cả chưPhật Bồ Tát xem thấy người căn tánh chín muồi, không ai không tuyên nói phápmôn này. Do đây mà biết, căn tánh không chín muồi, chưa chín muồi, hay chưa đủtư cách làm Phật, có thể làm Bồ Tát, đức Phật liền tuyên nói các pháp môn đạithừa khác. Nếu xem thấy chúng sanh có tư cách làm A La Hán chứng quả Bích ChiPhật, Phật liền nói pháp môn Thanh Văn Duyên giác. Nếu thấp hơn nữa, xem thấychúng sanh tình chấp còn quá nặng, tà kiến sâu, không thể thoát khỏi sáu cõiluân hồi, Phật liền giảng tiểu pháp Nhân Thiên, khuyên họ đời sau còn có thểđược thân người, không đến nỗi đọa vào ba đường ác. Đức Phật đối với tất cảchúng sanh hết lời khuyên bảo, ứng cơ nói pháp, đó là “Phật thuyết”.
Thứ ba là hai chữ “Đại Thừa”
Tỷ dụ xe lớn. Thời xưa khoa học chưa phát triển, xe lớn nhất là xe ngựa, do bốnngựa kéo, có thể chở mười người; xe nhỏ là xe dê, xe nai, chỉ chở được mộtngười. Phật thí dụ Đại Thừa, Tiểu Thừa, tỷ dụ giáo học giúp đỡ chúng ta thànhtựu đạt đến một giai đọan nào đó. Mục tiêu gần nhất là Tiểu thừa. Giúp thoátkhỏi sáu cõi luân hồi là Tiểu Thừa. Hành trình xa hơn là Đại Thừa. Giúp chúngta siêu việt mười pháp giới gọi là pháp Đại Thừa. Phương tiện giao thông hiệntại không như trước, phi cơ có thể chứa mấy trăm người, còn tàu thuyền càngkhông cần phải nói, dụng ý của nó là sự vận chuyển chúng sanh từ nơi phiền nãosanh tử của cảnh giới này siêu việt đến bờ bên kia Bồ Đề Niết Bàn.
Vậy quyển kinh này là pháp Đại thừa, không chỉ là Đại thừa như trong chú giảicủa đại đức xưa mà bộ kinh này là đại thừa ngay trong Đại thừa; không chỉ làĐại thừa ngay trong pháp Đại thừa mà còn là Nhất Thừa ngay trong pháp NhấtThừa. Vậy pháp Nhất Thừa là gì? là pháp thành Phật. Thế Tôn vào những năm cuốigiảng kinh Pháp Hoa trong hội Pháp Hoa, Ngài tuyên bố “chỉ có pháp nhất thừa,không hai cũng không ba”. Ngoài ra Phật phương tiện nói đó chân thật là bổnhoài của ngài. Ngài giáo hóa chúng sanh với tấm lòng chân thật bình đẳng rằngchỉ có pháp nhất thừa dạy chúng ta làm Phật, không làm Bồ Tát, A La Hán, mànhất định phải làm Phật cứu cánh viên mãn ngay trong đời này.
Vậy nói ba thừa là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, còn nói hai thừa là Tiểu thừavà Đại thừa đều do Phật phương tiện nói. Nghe cách nói này của Phật, đại sưThanh Lương cảm ngộ, trong “Hoa Nghiêm Sớ Sao”, ngài nói “người học ba thừa, cónhân không quả”, cùng ý nghĩa như kinh Pháp Hoa, vì sao? Thành Phật mới là quả,không thành Phật thì không có quả, quả đó là giả, không phải thật. Cho nênngười học ba thừa Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, có nhân không có quả. Do đóphải biết, quyển kinh này có nhân có quả, không gì bằng. Có mấy loại kinh cónhân có quả? Ngoài bộ kinh này còn có kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa, các kinhkhác đều không có. Cho nên từ xưa đến nay các tổ sư đại đức dường như đều côngnhận Hoa Nghiêm, Pháp Hoa là nhất thừa giáo, trên cả Đại thừa. Bên cạnh đó,kinh Phạm Võng cũng thuộc kinh Nhất thừa. Nhưng kinh Vô Lượng Thọ là Nhất thừa ngaytrong Nhất thừa, vì sao? Kinh Hoa Nghiêm đến sau cùng, “mười đại nguyện vươngcầu về Cực Lạc” mới viên mãn thành Phật. Trong khi đó quyển kinh Vô Lượng Thọmỗi câu mỗi chữ đều nói Phật quả cứu cánh, Hoa Nghiêm quy về là quy về Vô LượngThọ. Thế mới nói, bộ kinh này “nhất thừa ngay trong nhất thừa”, vô thượng thừa.Chúng ta may mắn gặp được kinh điển, không thể phủ định phước báu từ nhiều đờinhiều kiếp, cũng có thể khẳng định thiện căn phước đức nhân duyên trong vôlượng kiếp đã chín muồi. Một số người gặp kinh này vẫn không tin tưởng, vì sao?“Vì pháp khó tín”. Tuy nhiên nhiều người vừa tiếp xúc liền tin tưởng.
Thích Ca Mâu Ni Phật luôn nói pháp khó tin, đích thực là như vậy. Khởi tín niệmPhật là nhân, mỗi niệm làm Phật là quả, “nhân như biển quả, quả tận nguồnnhân”, chân thật không thể nghĩ bàn, đó là ý nghĩa của đại thừa. Phật trongkinh thường nhắc nhở như trong Hoa Nghiêm, tất cả các pháp thế xuất thế gian“do tâm biến hiện, do thức hiện ra”, thức chính là tâm tưởng, lại nói “tất cảpháp từ tâm tưởng sanh”, mỗi ngày chúng ta tưởng Phật, quả báo của Phật liềnhiện tiền.
Lịch sử Trung Quốc có ghi chép, cuối đời Tống đầu nhà Nguyên, Triệu Mạnh Phủ làngười nổi tiếng chữ viết đẹp, hiện tại thiệp chữ của ông vẫn rất phổ biến. Ônggiỏi vẽ ngựa, ưa thích vẽ ngựa, ông thường đi quan sát hình thái động tác củangựa, trong lòng mỗi ngày đều nghĩ đến chúng. Một hôm ngủ trưa, ông nằm mộngnghĩ đến ngựa, đó là lúc tập trung toàn bộ tinh thần. Thời gian ngủ tương đốidài nên vợ ông đến gọi ông dậy. Vừa kéo mùng ra, bà vợ thất kinh hồn vía la lênkhi nhìn thấy một con ngựa nằm trên gường. Nghe tiếng hét, ông bừng tỉnh dậyngơ ngác không hiểu chuyện gì.
Trong lòng nghĩ đến ngựa nên biến thành ngựa, chẳng lẽ nghĩ đến Phật thì khôngbiến thành Phật được sao? Rõ ràng có đạo lý. Cho nên các vị đồng tu nên ghinhớ, nghĩ đến Bồ tát thì liền biến thành Bồ tát, nghĩ đến quỷ thì biến thànhquỷ, nghĩ đến địa ngục thì biến thành địa ngục, nghĩ thứ gì sẽ biến thành thứđó. Phật quá rõ ràng đối với chân tướng sự thật và đạo lý này, dạy chúng tatưởng Phật “nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền tương lai, quyết định thấy Phật”.Chúng ta thường mỗi ngày từ sớm đến tối khởi vọng tưởng, không nghĩ đến Phật,vậy từ đây, hãy chân thật cảm nhận rằng hình thành một Niệm Phật Đường đúngpháp là điều rất cần thiết. Một Niệm Phật Đường chân chính đúng pháp quan trọnghơn bất cứ thứ gì. Niệm Phật Đường chính là trường tuyển Phật, đến nơi đó đểlàm Phật. Đó là nội dung “Đại thừa”, ý nghĩa của Nhất Phật Thừa.
Thứ tư là chữ “Vô Lượng Thọ”
“Vô Lượng Thọ”, tiếng Phạn gọi là A Di Đà, ý nghĩa này Phật cũng đã nói trênkinh Di Đà. “A Di Đà” dịch thành Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ. Bổn ý của tiếngPhạn, “A” dịch thành ý của Trung Quốc chính là Vô, “Di Đà” dịch là Lượng, bổn ýchính là Vô Lượng. Cái gì là vô lượng? Tất cả đều vô lượng, không có thứ nàokhông vô lượng, trí tuệ vô lượng, đức năng vô lượng, tài nghệ vô lượng, phướcbáu cũng vô lượng. Ngày nay mọi người đều muốn phát tài, tài bảo vô lượng,không có thứ nào không vô lượng. Nói một cách hơi thô thiển, một lỗ chân lôngvô lượng, một bụi trần cũng vô lượng. Tất cả chư Phật Như Lai ở trên đầu sợitóc giảng kinh nói pháp, đoạn tóc không phình to, chư Phật Bồ tát cũng khôngthu nhỏ. Đây hoàn toàn là cảnh giới “sự lý vô ngại, sự sự vô ngại” của kinh HoaNghiêm, không một pháp nào là không vô lượng, tất cả pháp đều là toàn thể tậnhư không khắp pháp giới. Quyển kinh Vô Lượng Thọ là thu nhỏ, là tinh hoa củaHoa Nghiêm. Hoa Nghiêm đã nói “Lục tướng Thập Huyền”, quyển kinh Vô Lượng Thọnày cũng là “Lục tướng Thập Huyền”. Hơn nữa, mỗi câu mỗi chữ trong kinh đềuviên mãn đầy đủ “Lục tướng Thập Huyền”, người xưa gọi là “Hoa Nghiêm quyểntrung” không phải không có đạo lý.
Để dễ hiểu, Thế Tôn nêu ra hai loại: Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang biểu đạttất cả đều vô lượng. “Quang” là ánh sáng chiếu khắp hư không pháp giới, ánhsáng của Phật chiếu khắp nơi nơi. Thế nên hiện tại chúng ta gọi là không gian.Quang Minh biểu đạt không gian. Thọ Mạng biểu đạt thời gian, gồm quá khứ, hiệntại, vị lai. Nếu họp Thời - Không lại, chính là toàn thể vũ trụ chứa vạn sự vạnvật trong nó, không có thứ nào trót lọt. Phật dùng hai ý này để giải thích VôLượng, lược nói cũng rất viên mãn. Vậy chúng ta tỉ mỉ nghĩ thử, người hiện tạinói Thời Không, Phật nói Quang Thọ, ý nghĩa Quang Thọ tốt hơn Thời Không không?Trong Quang Thọ có linh khí; Thời Không hoàn toàn biến thành vật chất, không cólinh tánh. Quang Thọ có linh tánh còn viên mãn hơn rất nhiều so với hai chữThời Không.
Ngay trong đức năng vô lượng mà người xưa nhắc nhở chúng ta, thực tế là trongtất cả vô lượng, Thọ chiếm vị trí thứ nhất. Việc này chúng ta có thể lý giải,nếu tất cả vô lượng chúng ta đều có được nhưng thọ mạng không có, chẳng phải làmột mảng không hay sao? Thọ dụng gì chúng ta cũng không có, cho nên ngay trongtất cả vô lượng, thọ mạng là thứ nhất. Do đó, mới dùng “Vô Lượng Thọ” để giảithích A Di Đà.
Thế giới Tây Phương Cực Lạc có vị đạo sư vĩ đại, đức hiệu là A Di Đà Phật,nguyện hạnh từ nhân địa mãi đến thành tựu được quả vị, sau khi thành tựu sựnghiệp, ngài đã triển khai mở rộng, giúp đỡ tất cả chúng sanh tận hư không khắppháp giới ngay trong một đời viên mãn thành Phật. Việc này không thể nghĩ bàn,đó là vô lượng của vô lượng, hành giả phải tỉ mỉ thể hội mới có thể được một,được hai, hay được vài phần. Thọ dụng của chúng ta là vô cùng vô tận. Thọ dụngbiểu hiện ở chỗ nào? Biểu hiện ở ngay “Tín, Nguyện, Hạnh” của chúng ta, tin sâukhông nghi, tuyệt đối không bị dao động, thiết nguyện nguyện lực kiên cường,cũng không có bất cứ thứ gì có thể mê hoặc, được như vậy là “Tín, Nguyện, Hạnh”của chúng ta đã thành tựu.
Thứ năm là chữ “Trang Nghiêm”
“Trang Nghiêm” nếu dùng ngôn ngữ hiện tại mà nói là tốt đẹp, tốt đẹp đến tộtcùng. Bổn kinh đọc đến “Nhất Hướng Chuyên Chí, Trang Nghiêm Diệu Độ”. Diệu Độlà gì? Người thông thường nghe có thể hiểu đó là thế giới Tây Phương Cực Lạc,hiểu như thế chỉ đúng một nửa, còn một nửa ở đâu? Hoàn cảnh cư trú hiện tại củachúng ta chính là Diệu Độ. Khi chúng ta vừa chuyển đổi cảnh giới, thì nơi nàychính là Diệu Độ, tuy không phải là Diệu Độ chân thật nhưng cũng gầngiống.
Đại sư Thiên Thai nói Lục tức, Tương tợ tức, Phần chứng tức, đến thế giới TâyPhương Cực Lạc là Diệu Độ cứu cánh. “Nhất hướng chuyên chí”, chỉ cần chúng talàm đến được “nhất hướng chuyên chí”, cõi hiện tại này liền biến thành Tịnh Độhay Diệu Độ. “Cảnh tùy tâm chuyển”, nếu thể hội được ý này sẽ liền có thể tưởngtượng ra.
Vào thời đại Đông Tấn, đại sư Viễn Công ở Lô sơn Giang Tây xây dựng Niệm Phậtđường Đông Lâm. Ngay lúc đó, nhiều người niệm Phật tu hành, nơi đó của họ chínhlà Diệu độ, vì sao? Vì mỗi người bước vào đều “nhất hướng chuyên chí”.
Quyển kinh Vô Lượng Thọ giảng phương pháp tu hành, cương lĩnh tu hành “một lòngchuyên niệm A Di Đà Phật, phát tâm Bồ Đề”. Hoàn cảnh của hành giả chính là Diệuđộ, chính là Tịnh Độ. Các đại đức xưa đã nói “tâm tịnh thời cõi nước tịnh”. Ởđạo tràng này, người người tâm thanh tịnh, người người đều nhớ Phật niệm Phật.Đạo tràng như vậy làm sao không thành Tịnh Độ được? Trang nghiêm thù thắngtrùng trùng, nghìn trùng tướng lạ tự nhiên hiện tiền, cảm ứng không thể nghĩbàn.
Lại nói đến “cõi Cực Lạc kia, công đức vô lượng, đầy đủ trang nghiêm”. Câu nóinày hiển nhiên là tán thán thế giới Tây Phương Cực Lạc, vì sao? Mười phương baogồm tất cả cõi nước những chúng sanh trong đó. Người niệm Phật vãng sanh đếnthế giới Tây Phương Cực Lạc, mỗi người đều tâm thanh tịnh, đều nhớ Phật niệmPhật. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là một đạo tràng lớn, chúng ta cũng có thểtưởng tượng.
Trong kinh này, Thích Ca Mâu Ni Phật tán thán A Di Đà Phật “Quang trung cựctôn, Phật trung chi vương”. Thích Ca Mâu Ni Phật đại biểu cho hết thảy chư Phậttán thán như vậy, không vị Phật nào không tán thán A Di Đà Phật là “Quang trungcực tôn, Phật trung chi vương”, dựa vào cái gì? Dựa vào thế giới của ngài. Tấtcả những người vãng sanh đến Tây Phương Cực Lạc không có người nào tâm địa ônhiễm, mỗi mỗi đều thanh tịnh. Việc này trong mười phương cõi nước chư Phậtkhông tìm ra được. Mười phương cõi Phật đương nhiên rất trang nghiêm thanhtịnh, nhưng trong đó ít nhiều vẫn còn mấy người khởi vọng tưởng, tuy chiếm sốít. Thế giới Ta Bà của chúng ta, chúng sanh phiền não chiếm đa số. Một vạnngười thì có đến chín ngàn chín trăm chín mươi chín người đang khởi vọng tưởng.Sai biệt lớn đó là uế độ. Có những thế giới, chúng sanh ở đó một nửa tâm địathanh tịnh, và một nửa tâm không thanh tịnh.
Tịnh Độ, tâm địa thanh tịnh chiếm đa số, khoảng 80%, 90%, vẫn còn 10 đến 20%,tâm không thanh tịnh, làm sao giống được thế giới Tây Phương Cực Lạc thanh tịnh100%. Các vị đồng tu phải ghi nhớ, tâm không thanh tịnh không thể sanh Tịnh Độ.Không phải cứ niệm Phật thì nhất định sẽ sanh Tịnh Độ. Niệm mười vạn danh Phậthiệu nhưng trong lòng vọng tưởng không ngừng, người xưa nói “đau mồm rát họngchỉ uổng công”. Tâm địa thanh tịnh, một ngày chỉ niệm mười danh hiệu, hai mươidanh hiệu cũng thành tựu.
Người xưa đề xướng “Pháp mười niệm”. Chúng tôi khuyên các vị đồng tu pháp mườiniệm còn đơn giản hơn. Một lần là mười câu “A Di Đà Phật” liên tục niệm mườidanh hiệu. Trong thời gian ngắn ngủi này, một vọng niệm cũng không thể xen lọtvào. Niệm này gọi là “tịnh niệm”, không xen tạp. Niệm nhiều sẽ khởi vọng tưởng.Mười câu niệm không khởi vọng tưởng, đó chính là tịnh niệm. Mỗi ngày niệm chínlần, không bỏ ngày nào, đó gọi là “liên tục”, phù hợp với kinh đã nói “tịnhniệm tương tục”. Rất nhiều đồng tu dùng phương pháp chúng tôi khuyên công nhậnđã có hiệu quả. Hy vọng một ngày ít nhất chín lần, càng nhiều đương nhiên sẽcàng tốt. Đây là phương pháp dễ dàng nhiếp tâm. Thù thắng của Tây Phương CựcLạc chính là được A Di Đà Phật tiếp dẫn. Thế giới A Di Đà Phật hoan nghênh mọingười di dân đến định cư. Thế nhưng điều kiện để di dân là tâm thanh tịnh. Dùngbất cứ phương pháp gì đạt đến tâm thanh tịnh đều được, niệm Phật cũng được,tham thiền cũng được, học giáo cũng được, trì chú cũng được.
Ba bậc vãng sanh của người niệm Phật là Thượng Trung Hạ. Người tu học các phápmôn Đại thừa khác tu đến tâm địa thanh tịnh, phát nguyện vãng sanh, đều có thểđi. Cửa A Di Đà Phật mở rộng, tuyệt nhiên không nói người không niệm A Di ĐàPhật thì không được rước, không hề có đạo lý này. Chỉ cần tâm địa thanh tịnh,tùy tiện tu bất cứ pháp môn nào, thảy đều được cả, đều có thể vãng sanh. Tôitừng dự luận đàn ở Úc Châu, đại chúng trong luận đàn tổng cộng mười bốn đoànthể tôn giáo, gồm Phật giáo, Đạo giáo, Ki Tô giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo,Do Thái giáo,… Tôi nói với họ: “không luận các vị tu học tôn giáo nào, chỉ cầntu đến tâm thanh tịnh phát nguyện vãng sanh, A Di Đà Phật thảy đều tiếp dẫn”.Phật pháp bình đẳng, không kỳ thị chủng tộc, tôn giáo. A Di Đà Phật rất hoannghênh, không luận chúng ta tu pháp môn nào, không luận chúng ta tín ngưỡng tôngiáo nào, chỉ cần tu tâm địa thanh tịnh phát nguyện cầu vãng sanh, A Di Đà Phậtđều sẽ đến tiếp dẫn. Pháp môn này rất tuyệt vời, không có bài xích tu học tôngphái khác nhau, vậy mới gọi là thật trang nghiêm. Cho nên thế giới Tây PhươngCực Lạc trang nghiêm thù thắng không gì bằng.
“Đại Thừa” “Vô Lượng Thọ” “Trang Nghiêm” đều là tánh đức của chúng ta, đức năngtự tánh vốn đủ, là quả báo chúng ta mong cầu. Mục đích học Phật ở đâu? chính làphải đạt được “Đại Thừa, Vô Lượng Thọ, Trang Nghiêm”. Vậy phải làm thế nào cóthể đạt được? Đề kinh phía sau đưa ra phương pháp.
Phần trước đã nói, muốn ngay đời này đạt được “Vô Lượng Thọ” được hay không?Được, ngay đời này của chúng ta là Vô Lượng Thọ, đời này nhất định không chết.Chết rồi sao còn có thể gọi là trường thọ. Tịnh Tông thù thắng nhất là khôngchết. Nếu tu tốt, ngay cuộc sống thường ngày phải chân thật sám hối tiêu nghiệpchướng. Bằng không đó chính là chướng ngại. Phiền não là chướng ngại, lo lắnglà chướng ngại, vướng bận là chướng ngại, bệnh khổ là chướng ngại. Tiêu trừchướng ngại chính là tiêu nghiệp chướng, buông bỏ hết thảy, mỗi giờ mỗi phútphải giữ gìn tâm thanh tịnh của chính mình.
Thứ sáu là chữ “Thanh tịnh”
Thanh tịnh là không ô nhiễm, trong khi đó “bình đẳng” là không phân biệt. Cònphân biệt thì không còn bình đẳng, còn tốt xấu là không còn thanh tịnh. Cái nàyưa thích, cái kia chán ghét, như vậy chúng ta đã bị ô nhiễm, nhất định cóchướng ngại. Vì sao một số người niệm Phật vãng sanh không bị bệnh, biết đượclúc nào đi, dường như đã có hẹn với Phật, hẹn xong cứ thế đứng mà đi, ngồi màđi, an nhiên tự tại? Ngày trước chúng tôi ở Đài Loan, lão hòa thượng Đạo Nguyênkể cho chúng tôi một câu chuyện vãng sanh có thật. Chúng tôi không còn nhớ tênngười đó, nhưng họ niệm Phật trước khi vãng sanh còn nói với mọi người rằng:“Các vị đã bao giờ thấy hoặc nghe nói việc ngồi vãng sanh chưa?” Mọi người trảlời có. Ông hỏi tiếp: “Các vị đã bao giờ thấy hoặc nghe nói việc đứng vãng sanhchưa?”. Mọi người cũng trả lời có. Ngay lúc đó, ông liền búng người một cái,đầu chúc xuống, chân hướng lên trên, rồi vãng sanh. Xem, việc vãng sanh đó mớiđẹp làm sao, rất tự tại. Vì sao ông có thể làm được? Vì tâm ông thanh tịnh,không chút ô nhiễm. Ông tự tại ngay trong cuộc sống thường ngày, vãng sanh cũngtự tại, tự tại trong tất cả. Ông ấy sống mà ra đi, đi đến nơi không chết, hoàntoàn không chết. Thân này không cần nữa thì đổi lấy thân của Phật, làm gì cóchuyện chết.
Không chút đau khổ, hoàn toàn an vui tự tại, đổi một thân thể thù thắng hơn rấtnhiều so với thân thể hiện tại này. Kinh nói rõ, người thế giới Tây Phương CựcLạc “thân thanh khiết, thể không hoại”, thân thể đó là tùy tâm sở cầu, biến hóakhôn cùng tận như Thế Tôn đã nói trên kinh “ngàn trăm ức hóa thân”. Thích CaMâu Ni Phật ngàn trăm ức hóa thân, người vãng sanh đến thế giới Tây Phương CựcLạc, cho dù phàm thánh đồng cư độ hạ hạ phẩm vãng sanh đều có năng lực nhưThích Ca Mâu Ni Phật, “ngàn trăm ức hóa thân”. Có như thế, chúng ta mới có thểđồng thời cúng dường vô lượng vô biên chư Phật, đồng thời nghe vô lượng vô biênchư Phật giảng kinh thuyết pháp. Ngày nay chúng ta tu học khổ cực, cả đời mộtvài bộ kinh cũng không cách gì thông, nhưng khi đến thế giới Tây Phương CựcLạc, một giờ ở đó chúng ta học được hơn rất nhiều. Cõi này, chúng ta học mườivạn năm cũng chưa được, nhưng ở thế giời Tây Phương Cực Lạc, một giờ đồng hồ,chúng ta được nghe mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai giảng kinh thuyếtpháp, thù thắng không gì bằng.
Cho nên muốn khai đại trí tuệ cứu cánh viên mãn thì phải vãng sanh. Không cầuvãng sanh không thể được. Không vãng sanh mà chỉ muốn dựa vào tu hành của chínhmình, dù tu đến đoạn kiến tư phiền não, thoát khỏi ba cõi, phá tiếp trần sa vôminh, vượt mười pháp giới, cũng rất gian nan, khổ sở, không dễ dàng gì. Tínhtheo thời gian mà nói, vô lượng kiếp còn chưa chắc có thể thành tựu dù siêuviệt mười pháp giới, chứng được Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát, từ Viên Sơ Trụ lại chứngđược Phật quả viên mãn. Việc này trên kinh Phật nói, còn phải trải qua ba đại ATăng Kỳ kiếp, làm gì bằng đến thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Một số đồng tu nghe đến lời nói này của chúng tôi hoài nghi rằng: “Quán VôLượng Thọ Phật Kinh không có cách nói này, hạ hạ phẩm vãng sanh phải mười haikiếp mới hoa khai kiến Phật”. Không sai, thế nhưng chúng ta nên biết vì saoPhật phải nói lời nói này. Chúng ta học Phật phải nương vào một bộ kinh. Chỗnương vào nhất định là kinh Vô Lượng Thọ. Hơn nữa, trong kinh Vô Lượng Thọ,phẩm thứ sáu, bốn mươi tám nguyện do chính Phật A Di Đà nói, Thích Ca Mâu NiPhật giới thiệu Tịnh Độ cho chúng ta. Tịnh Độ ba kinh, nếu có một câu trái vớibốn mươi tám nguyện thì chúng ta không thể tin tưởng. Mở quyển kinh ra, mỗi câumỗi chữ đều tương ứng với bốn mươi tám nguyện. Thế nên Thế Tôn vì sao nói phápnày? Chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa. Vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạcnếu không luận gia trì bổn nguyện Di Đà, chúng ta hạ hạ phẩm vãng sanh phải tumười hai kiếp mới hoa khai kiến Phật. “Không luận gia trì” ý nghĩa như vậy.Trong ý này có mật nghĩa.
Mật nghĩa nói rõ thế giới Tây Phương thù thắng không gì bằng. Chúng ta lấy cảnhgiới này mà nói, hạ hạ phẩm vãng sanh đó là phàm phu, một phẩm phiền não cũngchưa đoạn. Đới nghiệp vãng sanh, phiền não còn chưa đọan, huống hồ mười haikiếp hoa khai kiến Phật. Theo thiền tông, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiếntánh, địa vị Viên giáo sơ trụ. Chúng ta hiểu rõ, nếu không phải ở thế giới TâyPhương, một phàm phu muốn thoát khỏi sáu cõi, muốn siêu việt mười pháp giớichứng được Viên Sơ trụ, kinh Hoa Nghiêm nói phải trải qua vô lượng kiếp. Vì saophải trải qua thời gian dài đến vậy? Vì thời gian thoái chuyển qua nhiều, tiếnít lùi xa, chưa kể những thoái duyên. Thế giới Tây Phương Cực Lạc không cóthoái duyên mà chỉ có tiến bộ, cho nên mười hai kiếp liền thành công. Mười haiso với vô lượng kiếp, thời gian đã rút ngắn quá nhiều. Thù thắng của thế giớiTây Phương theo lời Phật nói là như vậy.
Tuy nhiên tình hình thực tế lại khác, xem Bốn mươi tám nguyện, thế giới TâyPhương là căn cứ bậc nhất của Tịnh tông. A Di Đà Phật nói, người sanh đến thếgiới Tây Phương Cực Lạc đều là A Duy Việt Chí Bồ Tát. Bồ Tát A Duy Việt Chí làai? Trong chú giải của cổ đức, địa vị thấp nhất là Thất Địa Viên giáo, địa vịcao nhất là đẳng giác Bồ Tát. Hay nói cách khác, vừa sanh đến thế giới TâyPhương Cực Lạc, ngôi vị của chúng ta từ thấp nhất là Thất Địa lên đến Đẳnggiác. Thật khó tin. Mười phương Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát nghe rồi đềukhông tin tưởng. Họ tu hành khổ cực, quả báo đạt được rất ít, còn chúng takhông làm gì đáng kể nhưng một bước là lên trời, lập tức trở thành Thất Địa,đương nhiên họ sẽ không thể tin phục, dù không tin phục nhưng đó vẫn là sựthật. Vì sao chúng ta có thể lên đến quả vị cao như vậy? Gia trì bổn nguyện củaA Di Đà Phật. Pháp môn này gọi là “pháp môn nhị lực”. Chính mình chỉ cần đầy đủ“Tín, Nguyện, Hạnh”, thâm tín thiết nguyện, lão thật niệm Phật, bốn mươi támnguyện A Di Đà Phật sẽ gia trì chúng ta, đó là tha lực giúp chúng ta sanh đếnthế giới Tây Phương Cực Lạc với phẩm vị cao, thành tựu thù thắng.
Dù có tra khắp Đại Tạng kinh cũng không có cách nói này ngoài kinh Vô LượngThọ, kinh A Di Đà, cho nên phải tin tưởng. Thời xưa tu học pháp môn này, nhưngchúng ta chưa hề thấy hoặc nghe hiện tượng người vãng sanh nên không cần bànluận, nhưng từ lúc chúng ta học Phật tiếp xúc với pháp môn này, chúng ta mớithực tế kiểm chứng những người y theo pháp môn mà tu hành, thực sự đã có ngườiđứng mà ra đi, ngồi mà đi, mắt thấy tai nghe, không thể giả được.
Vào năm Dân quốc thứ 58, chúng tôi giảng kinh ở miền nam Đài Loan, có một vị cưsĩ nói với chúng tôi, người vợ của tướng quân Lương Đài Nam niệm Phật ba nămđược vãng sanh trong tư thế đứng, không hề có bệnh. Bà cụ này tâm địa hiềnlương, trong cuộc sống thường ngày không bao giờ tranh với người, không bonchen với đời, cuộc sống tạm qua ngày, con cháu hiếu thuận. Cho nên bà buông bỏvạn duyên để học Phật, lúc đầu cũng không hiểu Phật là gì, khi nhìn thấy tượngthần thì xem như Phật để bái lạy, Bồ Tát Thổ Địa, Thành Hoàng cũng đều là BồTát, không phân biệt thần và Phật, bái lạy khắp nơi. Ba năm trước đó, con traibà cưới vợ, cô dâu hiểu được chút ít Phật pháp khuyên mẹ chồng không nên đi báilạy nhiều nơi, mà chuyên ở nhà lạy A Di Đà Phật, niệm A Di Đà Phật. Bà mẹ chồngvốn có thiện căn, liền tiếp nhận lời khuuyên bảo của con dâu, chuyên niệm A DiĐà Phật suốt ba năm. Hôm vãng sanh là buổi tối, khi chuẩn bị ăn cơm, bà nói vớingười trong nhà rằng: “Các con cứ ăn cơm trước, không nên đợi mẹ, mẹ phải đitắm rửa”. Con trai và con dâu hiếu thuận vẫn đợi để cùng ăn. Bà đi tắm rất lâumà không thấy xuống, người nhà sốt ruột lên xem thử. Quả thật bà có đi tắmnhưng sau đó không xuống ăn cơm mà vào niệm Phật đường nho nhỏ của gia đình,mặc áo tràng chỉnh tề, tay cầm xâu chuỗi. Các con gọi bà nhưng không thấy bàtrả lời, bước lại gần xem thì bà đã vãng sanh tự bao giờ, đứng vãng sanh. Đâylà việc đã xảy ra không lâu, hiện nay miền nam Đài Loan mỗi khi nhắc đến chuyệnnày, có rất nhiều người biết, nên không thể cho đó là tin đồn thất thiệt.
Một trường hợp khác, khi đó chúng tôi ở Cựu Kim Sơn nước Mỹ, một cụ bà ngồivãng sanh. Đời sống ở Mỹ rất vất vả, cả hai vợ chồng đều phải đi làm, nếu chỉdựa vào một người kiếm tiền thì không nuôi được cả nhà. Khi có con, phần lớncác cặp vợ chồng mời mẹ mình đến để trông trẻ, nấu cơm. Cho nên người già ở Mỹcũng tương đối vất vả. Bà lão này là một hành giả niệm Phật, khi con trai condâu đi làm, cháu nội đi học, một mình bà ở nhà niệm Phật, rất thanh tịnh, khôngai quấy nhiễu. Không biết đã niệm được bao nhiêu năm mà ngày bà ra đi, không aibiết bà ra đi lúc nào. Một buổi sáng sớm, người trong nhà thấy lạ vì bà chưathức dậy nấu cơm sáng như mọi ngày. Không rõ tại sao hôm nay bà ngủ trưa đếnvậy, mọi người mới đến mở cửa phòng, bà cụ xếp chân ngồi kiết già trên gường.Tiến đến gần xem kĩ thì thấy bà đã ra đi. Hiện tượng này hiếm thấy. Bà để dichúc ngay trước mặt, ngoài di chúc còn có hiếu phục của con trai, con dâu, cháunội. Cũng không biết bà may nó từ lúc nào, tự tay làm, từng phần từng phần đểngay trước gường. Như vậy bà đã biết trước giờ đi nên chuẩn bị từ sớm di chúcvà các hiếu phục cho con cháu, sau đó niệm Phật ngồi mà đi.
Do đó chỉ cần tâm thanh tịnh, chúng ta có thể làm được. Tại sao cứ phải đemnhững việc thế gian không liên quan, những việc vụn vặt xen tạp chất chứa tronglòng. Nhất định phải học thanh tịnh, chân thật biết quá khứ, hiện tại, vị lai.Tiền đồ là một mảng sáng lạng, cho nên thế gian cho dù việc gì mắt thấy tainghe đều không nên để trong lòng, thấy như không thấy, nghe như không nghe, mỗigiờ mỗi phút gìn giữ tâm thanh tịnh. Người khác thành công, chúng ta cũng cóthể thành công, dù không được, tâm vẫn phải thanh tịnh, tất cả buông bỏ, buôngbỏ ngay bây giờ, không dính mắc. Có như vậy mới có thể vãng sanh Cực Lạc.
Thứ bảy là chữ “Bình Đẳng Giác”
Bình Đẳng Giác là tâm bình đẳng, tâm giác ngộ. Bình đẳng chính là chân tâm,chân tánh, chân như. Bình đẳng là pháp môn “không hai”, còn có cái thứ hai tứcvẫn chưa bình đẳng. Chúng ta phải nỗ lực học tập bằng cách chuyển đổi quan niệmchính mình, nhận thức vạn pháp quy về một. Một chính là bình đẳng, “vạn phápnhất như”, trong kinh văn nói “Như thị ngã văn”. Vì sao kinh Phật chữ đầu tiênđược dùng là “như”? Vạn pháp như một, đó là cách nói chân thật, khi đến phầnkinh văn, chúng tôi sẽ chia sẻ kỹ hơn. Chúng ta phải tu tâm bình đẳng, luyệntập không phân biệt. Trong cuộc sống này, có nên phân biệt hay không? Dĩ nhiênvẫn phải phân biệt, phân biệt vì người ta phân biệt, họ chấp trước, chúng taphải đối phó với họ. Ví dụ, họ bảo đây là Phật đường, chúng ta cũng gọi là Phậtđường, vì họ phân biệt không phải ta phân biệt. Thực sự trong lòng chúng takhông có Phật đường. Họ nói tướng này gọi là người, ta liền cũng gọi là người,tùy chúng sanh phân biệt mà chúng ta phân biệt, tùy chúng sanh chấp trước mà tachấp trước, nhưng trong tâm chính mình đích thực không phân biệt, không chấptrước. Đây là phương pháp tu Thanh tịnh Bình đẳng Giác.
Còn phân biệt còn chấp trước là phàm phu, một đời này không cách nào có thểgiải quyết vấn đề. Sáu cõi từ đâu mà ra? Từ vọng tưởng, phân biệt, chấp trướcbiến hiện ra. Nếu không có chấp trước thì không có sáu đường dù chúng ta cònvọng tưởng, phân biệt. Diệt được cả vọng tưởng, phân biệt, chúng ta sẽ siêuviệt mười pháp giới, vì mười pháp giới là do vọng tưởng phân biệt biến hiện.Siêu việt mười pháp giới, liền bước vào pháp giới Nhất Chân. Trong pháp giớiNhất Chân mặc dù vẫn còn vọng tưởng nhưng cái vọng tưởng đó rất mỏng, không cònchướng ngại. Tuy nhiên vẫn phải đoạn dứt, vì vọng tưởng chính là vô minh. KinhHoa Nghiêm nói “Bốn mươi mốt phẩm vô minh” đã đoạn tận thì viên mãn thành Phật.Phật nói rõ, sáu cõi mười pháp giới là do đâu mà ra, là giả. Năng biến vọngtưởng, phân biệt, chấp trước cũng là giả, cảnh giới sở biến thì sao là thậtđược. Sáu cõi mười pháp giới đều không thật,
“Phàm sở hữu tướng,
Giai thị hư vọng,
Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng huyễn bào ảnh”
Nếu để tâm là sai. Muốn khi vãng sanh tự tại, đẹp mắt thì phải buông bỏ nhữngthứ này, chân thật làm đến được thanh tịnh bình đẳng giác.
Quyển kinh này thù thắng nhất ở bình đẳng phổ biến giác ngộ tất cả chúng sanh.Nói cách khác, kinh này dạy chúng sanh bình đẳng thành Phật, pháp môn này khôngthể nghĩ bàn. Tất cả pháp môn khác đều không có cách nói này. Bồ Tát, ThanhVăn, Duyên Giác, trời, người làm sao có thể bình đẳng thành Phật? Kinh Vô LượngThọ dạy chúng ta bình đẳng thành Phật, nên gọi là kinh Bình Đẳng, pháp này gọilà pháp Bình đẳng, cái học này cũng gọi là học Bình đẳng. Bình đẳng giác làbiệt hiệu của Phật A Di Đà, cũng là chánh giác của tất cả chư Phật. Chỉ cầnthành Phật đều gọi là Bình Đẳng Giác, Phật Phật bình đẳng, Bồ Tát cùng Bồ Tátvẫn không bình đẳng. Chỉ Phật cùng Phật mới bình đẳng, Phật Phật đạo đồng, vìthảy đều đoạn hết vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, đều hiện ra tướng bìnhđẳng.
Thứ tám là chữ “Kinh”
Chữ này quá phổ biến, hành giả hầu như đã thông, chúng tôi xin tỉnh lược nộidung ý nghĩa chữ này.
(Còn tiếp ...)
KINH ĐẠI THỪAVÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC
Pháp sư: HT. TỊNH KHÔNG
Biên dịch: Vọng Tây cưsĩ
Biên tập: PT. Giác MinhDuyên
Kính gửi quý báo, ban biên tập...;
Ban biên tập có thể vui lòng gửi giúp đầy đủ các file " Giảng giải Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ" này của Pháp Sư Tịnh Không qua gmail: [email protected] được không ạ? Tôi muốn dùng làm tài liệu học tập. Cảm ơn ban biên tập nhiều.
A Mi Đà Phật.