- 01. Xuất gia tu học (HT Như Điển)
- 02. Chùa Phước Lâm
- 03. Làm nhang
- 04. Học tập
- 05. Về lại chùa Viên Giác
- 06. Ngày mất mẹ
- 07. Làm đậu hủ
- 08. Pháp nạn năm 1966
- 09. Học tán tụng
- 10. Về Cẩm Nam
- 11. Hội An ngày ấy
- 12. Hồi Ký
- 13. Tết năm Mậu Thân
- 14. Thầy Tôi
- 15. Di Tích
- 16. Chiếc nón bài thơ
- 17. Xa Hội An
- 18. Cách học cho giỏi
- 19. Lời cuối
- 20. Gặp lại nhau
- 21. Ba thế hệ đậu Tiến sĩ (Bác sĩ văn học)
- 22. Lời ngỏ (Trần Trung Đạo)
- 23. Vài nét về chùa Viên Giác
- 24. Thời thơ ấu ở Duy Xuyên
- 25. Đến chùa Viên Giác lần đầu
- 26. Rời chùa Viên Giác đến Vĩnh Điện
- 27. Trở lại chùa Viên Giác
- 28. Tưởng nhớ sư phụ, cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Long Trí
- 29. Thầy tôi - Để tưởng nhớ bổn sư Thích Như Vạn
- 30. Tưởng nhớ Hòa Thượng Thích Tâm Thanh
- 31. Phố cổ Hội An và những ngôi trường cũ
- 32. Hãy Ngủ Yên Đà Nẵng Của Tôi Ơi !
- 33. Vu Lan nghĩ về Mẹ và Quê Hương
X.- Về Cẩm Nam
Cẩm Nam là nơi tôi cũng có nhiều kỷ niệm. Đây là một cái cồn cát nổi của sông Thu Bồn, nằm ngay bên kia phố Hội. Tôi không biết độ lớn bao nhiêu; nhưng cồn cát nầy rất nổi tiếng về bắp và hầu hết các Phật Tử tại Cẩm Nam đều là đệ tử của Thầy tôi, thuộc chùa Viên Giác. Nên sau khi thu hoạch mùa màng họ thường mang qua chùa để cúng. Nào bí, nào bầu, nào bắp, nào đậu, nào lúa gạo v.v... Tôi có quen với Nguyễn Lụa và Lê Phước Tấn là những anh chàng rất đẹp trai của Cẩm Nam lúc bấy giờ, là những người Phật Tử thuần thành của chùa. Xa cách hơn 40 năm, chúng tôi mới có dịp để trao đổi thư từ với nhau và hẹn một ngày về già có những giờ phút uống trà nói chuyện đời xưa với nhau. Bây giờ, cả hai đều có cháu nội và cháu ngoại.
Hình 22 : Chụp chung với Thầy Giải Trọng và Hòa Thượng Thích Như Luận cùng với Thị Duyên và Thị Hạnh năm 1968, trước giảng đường cùa Tỉnh Hội ở Hội An.
Lụa làm thợ may. Năm 1966 sau khi ở tù xong, tôi có đến thăm Lụa. Còn Tấn cũng thế; tuy không có nghề nghiệp gì chính; nhưng cũng phụ cho chùa Viên Giác những việc quantrọng nếu Thầy tôi cần. Cẩm Nam cung cấp cho chùa Viên Giác ở Hội An những người đứng bên nầy của chiến tuyến hay đứng bên kia của chiến tuyến trong mọi hoàn cảnh và trong mọi cuộc đấu tranh của thời đại.
Tôi lúc ấy còn nhỏ nên chỉ giao dịch qua tình bạn nhiều hơn là những khuynh hướng chính trị khác. Gia đình của Giác Ánh và của chị Bốn gốc gác ở Cẩm Nam. Hồi ấy mỗi lần nghỉ học, tôi và Hùng Anh đạp xe đạp qua Cẩm Nam và chạy ngang qua nhà Lụa cũng như Tấn. Cuối cùng, dừng chân ở nhà bác Dinh, thân phụ của Giác Ánh ở tận cuối cồn. Từ đó nhìn qua làng Kim Bồng rõ mồn một. Kim Bồng là nơi có nghề mộc nổi tiếng. Kể từ khi người Minh Hương chạy giặc lánh nạn năm 1640 đến Hội An, nghề mộc Kim Bồng càng ngày càng phát triển. Họ chạm trổ rất tinh vi những gì mà phố cổ Hội An ngày nay được cơ quan bảo tồn di sản văn hóa của Liên Hiệp Quốc tuyên dương là đều do những tay nghề khéo chạm trổ của dân thợ mộc Kim Bồng cả.