Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những thư viện nổi tiếng thế giới

05/04/201407:27(Xem: 12820)
Những thư viện nổi tiếng thế giới

Những thư viện nổi tiếng thế giới

Không chỉ là nơi lưu trữ tri thức của nhân loại, các thư viện với kiến trúc xây dựng độc đáo của mình đã trở thành điểm tham quan không thể bỏ qua đối với du khách trên khắp thế giới.

Thư viện đền Haeinsa, Hàn Quốc có bộ sưu tập đầy đủ nhất của kinh, giáo pháp của Phật giáo ở nước này, được chạm khắc trên các bản gỗ từ giữa năm 1237 và 1248. Những tòa nhà trong khu Janggyeong Panjeon, được xây dựng từ thế kỷ 15 để chứa khoảng 80.000 bản gỗ Tripitaka, chúng được sử dụng để in sách trước khi phát minh ra máy in.

Thư viện Biblioteca Marciana, Italy được đặt tên theo vị thánh bảo vệ Venice. Thư viện được xây dựng từ thời Phục Hưng vào năm 1564, là nơi lưu giữ các văn bản cổ vĩ đại nhất trên thế giới.

Thư viện Radcliffe Camera, Oxford, Vương quốc Anh đặt trong tòa nhà hình vòm, là một phần của thư viện Bodleian, Đại học Oxford. Nó được xây dựng vào năm 1602 và là thư viện lớn thứ hai ở Anh sau thư viện British.

Thư viện Trinity College, Ireland là thư viện lâu đời nhất ở Ireland, được sáng lập vào năm 1592 bởi nữ hoàng Elizabeth I. Thư viện có 200.000 cuốn sách cổ xưa nhất được cất giữ trong căn phòng Dài (Long Room) - người ta còn gọi đây là căn phòng duyên dáng nhất trong thư viện.

Tu viện Admont Abbey, Áo sở hữu một trong những thư viện tôn giáo lớn nhất thế giới, là thư viện Admont nằm bên bờ sông Enns. Phía trên tường là 7 bức tranh cổ điển của danh họa Bartolomeo Altomonte được hoàn thành năm 1776, tái hiện quá trình trưởng thành từng bước của con người trong suy nghĩ và lời nói. Thư viện chỉ mở cửa tự do từ 24/3 đến 31/12, ngoài thời gian này, du khách muốn vào thư viện tham quan phải liên hệ người quản lý để xin phép.

Thư viện Sainte - Genevieve, Pháp được thiết kế bởi kiến trúc sư Henri Labrouste và hoàn thành vào năm 1850. Trần nhà được kết cầu vòm, cao mô phỏng theo các toa xe lửa. Nằm cạnh điện Pantheon, thư viện là một nơi lý tưởng để sinh viên Đại học Paris và các trường luật ở gần đó đến học tập.

Thư viện quốc gia Pháp là thư viện quan trọng nhất, đồng thời là cơ quan giữ chức năng lưu chiểu xuất bản phẩm của Pháp. Với vai trò thư viện quốc gia, đây cũng là nơi sưu tầm và lưu trữ những di sản thư tịch, cũng như đảm nhiệm chức năng biên soạn, phát hành thư mục quốc gia.

Thư viện nghiên cứu Rijksmuseum, Hà Lan là một trong những thư viện nghệ thuật quan trọng nhất trên thế giới. Các tác phẩm ở đây được thu thập và lưu trữ liên tục từ năm 1885 khi nó vừa xây dựng xong. Thư viện được biết đến nhiều nhất nhờ những bộ sưu tập của các bậc thầy nghệ thuật người Hà Lan vào thế kỷ 17, trong đó có khoảng 20 tác phẩm của Rembrandts và rất nhiều kiệt tác nổi bật khác.

Thư viện George Peabody ở Baltimore, Mỹ được xây dựng vào năm 1878. Nơi đây được biết đến với phòng đọc sách đẹp được lát đá cẩm thạch đen trắng, phần mái vòm cao với các ban công ngang đẹp mắt. Thư viện được kiến trúc sư Edmund Lind thiết kế cho trường Đại học Johns Hopkins với quỹ từ thiện của George Peabody.

Thư viện công cộng Connemara được lấy cảm hứng từ kiến trúc Ấn Độ, những mái vòm bằng gỗ tếch được chạm khắc tinh xảo. Các cửa sổ được gắn những tấm kính màu lọc tia sáng mặt trời, sàn nhà được lát bằng đá cẩm thạch. Đây là một trong 4 thư viện lưu ký quốc gia ở Ấn Độ.

Thư viện công cộng New York là một trong những thư viện lớn nhất của Mỹ. Đặt tại đại lộ số 5, đây là công trình của Carrere và Hastings - một hãng kiến trúc theo trường phái Beaux-Arts. Tại thư viện đang lưu giữ một cuốn Kinh thánh Gutenberg và cuốn 'Các nguyên lý cơ bản của toán học'.

Nằm ngay góc quảng trường Copley, thư viện Boston, Mỹ được mở cửa từ năm 1895. Những chi tiết đáng chú ý của công trình kiến trúc, văn hóa độc đáo này là các bức tranh tường khổng lồ của những họa sĩ nổi tiếng như John Singer Sargent và sân vườn được thiết kế theo cảm hứng của thời Phục hưng Italy.

Thư viện Beinecke, Mỹ là một tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư Gordon Bunshaft vào năm 1963 bằng đá cẩm thạch Vermont. Thư viện thuộc Đại học Yale này được xem là thư viện lưu trữ sách và bản thảo quý lớn nhất thế giới, thường được mọi người gọi tắt là “Beinecke Plaza”. Đặc biệt, thư viện này chỉ mở cửa cho các chi nhánh của Đại học Yale và các nhà nghiên cứu.

Kanazawa Umimirai là công trình thư viện đồ sộ vào bậc nhất tại xứ sở hoa Anh đào, một biểu tượng của thành phố Kanazawa. Khánh thành vào năm 2011, thư viện Kanazawa Umimirai hay còn gọi là ‘Hộp bánh’ là sản phẩm của cặp đôi kiến trúc sư Kazumi Kudo và Hiroshi Horiba. Sự kết hợp hài hòa giữa phòng đọc sách và giảng đường, khu giải trí khiến cho thư viện Kanazawa trở thành điểm đến ưa thích không chỉ của sinh viên học sinh mà còn của cả du khách trong và ngoài nước.

Thư viện Bibliotheca, Ai Cập vừa là một thư viện lớn, vừa là trung tâm văn hóa được xây dựng bên bờ biển Địa Trung Hải, thành phố Alexandria. Không gian thư viện có sức chứa 2.000 người, lưu trữ 8 triệu quyển sách. Nhằm mục đích khôi phục lại một phần tinh thần của thư viện cũ, Bibliotheca Alexandrina được cho là Cửa sổ của thế giới nhìn vào Ai Cập và là Cửa sổ của Ai Cập nhìn ra thế giới...


Hupa

Theo Fodors

Những thư viện lớn nhất thế giới

Thư viện không chỉ là nơi chứa đựng tri thức của con người mà còn trở thành những điểm du lịch, tham quan thú vị của nhiều người. Mời các bạn dạo qua những công trình thư viện độc đáo và lớn nhất thế giới để chiêm ngưỡng không gian nơi đây. Ảnh trên Huffington Post.

Thư viện thành phố Salt Lake nằm ở bang Utah, Mỹ. Bao trùm không gian thư viện là tiếng nhạc du dương ở tất cả các tầng. Ngoài ra, tại đây, bạn có thể tham quan triển lãm nghệ thuật, truy cập Internet mà không bị kiểm duyệt với cà phê và bánh sandwich phục vụ tận nơi.

Thư viện thành phố Salt Lake nằm ở bang Utah, Mỹ. Bao trùm không gian thư viện là tiếng nhạc du dương ở tất cả các tầng. Ngoài ra, tại đây, bạn có thể tham quan triển lãm nghệ thuật, truy cập Internet với cà phê và bánh sandwich phục vụ tận nơi.

Thư viện Thần học Strahov. Thư viện được thiết kế theo kiểu tu viện Strahov này có 18.000 đầu sách về tôn giáo bao gồm nhiều ấn bản của sách kinh thánh với nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Thư viện Thần học Strahov. Nơi này được thiết kế theo kiểu tu viện, có 18.000 đầu sách về tôn giáo bao gồm nhiều ấn bản của sách Kinh thánh với nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Biblioteca Espana  Medellin, Colombia

Thư viện Biblioteca Espana ở thành phố Medellin, Colombia nằm trên ngọn đồi cao, được xây bằng đá cẩm thạch đen bóng.

Thư viện sách quý hiếm Beinecke ở Mỹ. Là món quà của gia đình Beinecke tặng trường đại học Yale năm 1963, thư viện Beinecke có tường xây bằng đá cẩm thạch trong và được thiết kế đặc biệt cho việc bảo tồn những cuốn sách và bản viết tay quý hiếm, trong đó có 48 cuốn kinh thánh Gutenberg còn lại cho đến ngày nay.

Thư viện sách quý hiếm Beinecke ở, New Haven, Mỹ là món quà của gia đình Beinecke tặng Đại học Yale năm 1963. Nơi này có tường xây bằng đá cẩm thạch và được thiết kế đặc biệt để bảo tồn những cuốn sách và bản viết tay quý hiếm, trong đó có 48 cuốn kinh thánh cổ còn lại cho đến nay.

Thư viện sách quý Thomas Fisher ở Toronto, Canada.

Thư viện sách quý Thomas Fisher ở Toronto, Canada.

Thư viện trung tâm Seattle. Thư viện này được thiết kế theo kiểu xoắn ốc để người đọc có thể xem được hết 4 tầng trưng bày sách mà không bị làm phiền bởi những bậc thang.

Thư viện trung tâm Seattle. Thư viện này được thiết kế theo kiểu xoắn ốc để người đọc có thể xem được hết bốn tầng trưng bày sách mà không bị 'làm phiền' bởi những bậc thang lên xuống.

Thư viện hoàng gia Đan Mạch  Copenhagen, Đan Mạch. được xây dựng năm 1648 và là nơi lưu giữ hầu hết những cuốn sách đã từng xuất bản ở Đan Mạch từ trước đến nay. Năm 1999, khu nhà mới mang tên Kim cương Đen được xây thêm bao gồm nhà hát, không gian trưng bày, bảo tàng cũng như nơi lưu giữ sách và phòng đọc sách.

Thư viện hoàng gia Đan Mạch ở Copenhagen được xây dựng năm 1648 và là nơi lưu giữ hầu hết những cuốn sách từng xuất bản ở Đan Mạch từ trước đến nay. Năm 1999, khu nhà mới mang tên Kim cương Đen được xây thêm bao gồm nhà hát, không gian trưng bày, bảo tàng cũng như nơi lưu giữ sách và phòng đọc sách.

Thư viện Halmstad ở Thụy ĐIện được bao phủ bởi cây cối và có những bức tường kính trong suốt để mọi người có thể vừa đọc sách vừa ngắm cảnh.

Thư viện Halmstad ở Thụy Điển được bao phủ bởi cây cối và có những bức tường kính trong suốt để mọi người có thể vừa đọc sách vừa ngắm cảnh.

Thư viện Vancouver, Canada được xây hoàn toàn bằng kính và có hình như một quả cầu lớn.

Thư viện Vancouver, Canada được xây bằng kính và có hình như một quả cầu lớn.

Thư viện nghệ thuật ở Rio De Janeiro, Brazil.

Thư viện nghệ thuật ở Rio De Janeiro, Brazil.

Thư viện Admont ở Áo là thư viện thần học lớn nhất thế giới.

Thư viện Admont ở Áo là thư viện thần học lớn nhất thế giới.

Thư viện Vương quốc Anh ở London có 150 triệu đầu sách trong đó có 100 triệu bản đã được chuyển thể sang dạng điện tử để mọi người dễ dàng đọc trên máy tính.

Thư viện Vương quốc Anh ở London có 150 triệu đầu sách trong đó có 100 triệu bản đã được chuyển thể sang dạng điện tử để mọi người dễ dàng đọc trên máy tính.

Linh Phạm

10 thư viện lớn nhất thế giới

Hãy cùng đến với những kho tri thức khổng lồ của nhân loại nào!

Thông tin và kiến thức là những thứ mang lại cho ta trí tuệ và sự tinh thông, tất nhiên, kèm theo đó là những kinh nghiệm được đúc kết. Làm sao chúng ta có thể nắm bắt được quá khứ và biết được các sự kiện từng diễn ra? Hãy cùng tiếp cận những kho tàng tri thức của loài người thông qua những thư viện khổng lồ sau nhé!


Thư viện quốc hội Hoa Kỳ

thuvienquochoihoaky-963219-1371146411_50

Xây dựng vào năm 1800, bao gồm một bộ sưu tập sách khổng lồ, đáng kinh ngạc với hơn 30.000.000 đầu sách với đủ các kiểu ngôn ngữ trên thế giới – đó chính là Thư viện quốc hội Hoa Kỳ ở thủ đô Washington D.C, Mỹ. Đây cũng là thư viện mà diễn viên gạo cội Hollywood Nicholas Cage tìm kiếm cuốn sách bí mật đi tìm kho báu trong bộ phim Kho báu quốc gia II. Đến nay, thư viện này vẫn được nhiều nhà làm phim đưa vào trong các tác phẩm của mình vì thiết kế uy nghi, hùng vĩ và số lượng sách sưu tập có một không hai của nó.

Khi cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Anh xảy ra năm 1812, phần lớn bộ sưu tập sách cổ đã bị bán đi, không lâu sau đó, Tổng thống Thomas Jefferson đã nhượng lại cho thư viện bộ sưu tập sách của ông, với số lượng lên đến 6.457 cuốn. Ngày nay, thư viện là trung tâm nghiên cứu của Quốc hội Hoa kỳ, và mặc dù được mở rộng rãi cho công chúng thì chỉ những quan chức cấp cao Mỹ mới có quyền tra cứu sách tại đây.

Thư viện quốc gia Trung Quốc

thuvienquocgiatrungquoc-397967-137114643

Là thư viện lớn nhất Châu Á, thư viện quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh sở hữu khoảng 26,3 triệu đầu sách, nổi tiếng là nơi lưu trữ số lượng tài liệu và các bản thảo viết tay về lịch sử Trung Quốc hàng đầu thế giới.

Năm 1909, Nhà Thanh thành lập thư viện này, nhưng mãi cho đến năm 1912, sau cách mạng Tân Hợi, nó mới chính thức đi vào hoạt động. Một phần trong bộ sưu tập sách khổng lồ của thư viện là các bản thảo từ thời cổ đại (được Thư viện Hoàng gia Wenyuange cung cấp) cùng những bản ghi chép được viết lên các bản khắc từ thời nhà Thanh. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều thư viện lớn nhỏ khác nhau khắp Trung Quốc đóng góp vào bộ sưu tập khổng lồ của thư viện, gồm cả các bản thảo có niên đại hàng ngàn năm trước. Thư viện này còn có trong tay các bản thảo ghi chép trên xương và mai rùa riêng của mình, cùng các cuốn sách và sách thực hành với khoảng 115 loại ngôn ngữ khác nhau.

Thư viện của Viện Khoa học hàn lâm Nga

thuviencuavienkhoahochanlamnga-483503-13

Thư viện của Viện Khoa học hàn lâm Nga nằm ở thành phố Saint Petersburg được chính phủ Liên bang Nga trao đặc quyền sưu tầm sách và các công trình nghiên cứu trên toàn quốc. Thư viện chỉ mở cho các đối tượng là công nhân viên chức là thành viên của Viện Khoa học hàn lâm Nga và những người học cao, với nguồn tài liệu là các bản ghi chép về các tổ chức từ thiện, giới khoa học, nhà văn và những nghiên cứu của công dân Nga.

Thư viện được Sa Hoàng Peter đệ nhất tài trợ năm 1714, và vào năm 1774, nó được quyền sao chép miễn phí mọi bản thảo, công trình nghiên cứu của bất cứ viện khoa học hay cá nhân nào. Nhờ đó, cho đến nay, số đầu sách cùng công trình nghiên cứu khoa học đã lên đến con số 20.000.000. Mặc dù, đã có một vài vụ hỏa hoạn xảy ra khiến cho một số lượng lớn các cuốn sách bị thiêu hủy, nhưng đến nay người ta vẫn chưa thể kê khai hết được số sách được khôi phục sau các vụ hỏa hoạn.

Thư viện và cơ quan lưu trữ Canada

thuvienvacoquanluutrucanada-330463-13711

Thư viện và cơ quan lưu trữ Canada được xây dựng tại thủ phủ Ottawa, là nơi dành riêng cho việc duy trì và bảo tồn lịch sử đất nước Canada, chính thức được biết đến với cái tên Viện lưu trữ quốc gia. Tòa nhà của thư viện có chiều rộng bằng 2 sân vận động bóng đá cộng lại, gồm 48 gian phòng lưu trữ, phòng thí nghiệm và phòng nghiên cứu có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ với con số đầu tư lên đến 89 triệu đô la. Một trong các cuốn sách cổ nhất viết về lục địa Bắc Mỹ bởi Flavius Josephus - sử gia đầu tiên của thế kỷ 15, in năm 1470 có trong kho sách của thư viện. Cuốn sách này cùng một số cuốn sách quan trọng khác được bảo quản một cách cẩn mật và chỉ những người có đặc quyền mới có thể chiêm ngưỡng và sử dụng chúng.

Ngoài ra, thư viện cũng lưu trữ và bảo quản rất nhiều ấn phẩm của các nhà xuất bản khác nhau. Cho đến nay, thư viện có trong tay một bộ sưu tập khổng lồ với 18.800.000 đầu sách cùng rất nhiều tài liệu liên quan đến lịch sử ở đủ mọi thể loại.

Thư viện quốc gia Đức

thuvienquocgiaduc2-366864-1371146454_500

thuvienquocgiaduc3-636292-1371146459_500


Thư viện quốc gia Đức tọa lạc tại thành phố Frankfurt có trong tay bộ sưu tập sách với số lượng vào khoảng 18.500.000 cuốn. Thành lập với mục đích lưu trữ toàn bộ các ấn phẩm và băng đĩa liên quan đến lịch sử của nước Đức, thư viện đã và đang mang trên mình trọng trách lớn lao và rất đáng tự hào.

Điểu ấn tượng là thư viện này còn lưu giữ các ấn phẩm viết về các cuộc chiến tranh thế giới I, II cùng các tài liệu tuyên truyền của các nước có tham gia vào chiến tranh. Thư viện còn có một chi nhánh khác với mục đích thu thập, lưu giữ và trưng bày tất cả các băng đĩa âm nhạc đã được phát hành tại Đức cùng 200.000 ấn phẩm âm nhạc liên quan. Trên thực tế, thư viện quốc gia Đức có 3 cơ sở, một ở Frankfurt, một ở Berlin và một ở Leipzig, cộng gộp số sách, tài liệu băng đĩa ở ba cơ sở này thì con số lên đến 24.100.000 vật phẩm. Chính phủ liên bang có đề ra một dự luật, với nội dung, bất cứ ai xuất bản một ấn phẩm nào đó ở phạm vi trong nước đều phải có nghĩa vụ cung cấp bản sao của ấn phẩm đó cho thư viện, để thư viện bổ sung thêm vào bộ sưu tập của mình, nếu không, sẽ phải chịu trách nhiệm trước hành vi gây cản trở công việc mà chính phủ đang thi hành.

Donkey Luffy
Ảnh: VC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]