Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā (cô gái hoa sen)

11/10/201317:28(Xem: 11854)
06. Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā (cô gái hoa sen)

co gai hoa sen

06
Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā
(Cô gái hoa sen)
Tác giả: Tỳ Kheo Giới Đức

Kể từ thời chư Phật quá khứ như đức Chánh Đẳng Giác Padumuttra, Vipassī... cô gái này đã có duyên lành từng được nghe pháp và cúng dường lớn, đặc biệt là hay cúng dường hoa sen; và cũng đã từng phát nguyện dưới chân chư Phật là sau này sẽ đắc quả A-la-hán, trở thành vị Thánh có khả năng thuyết pháp và nhất là thần thông.

Vào thời không có đức Phật ra đời, cô gái sinh ra trong một gia đình lao động nghèo khổ. Một hôm, vào lúc sang sớm, trên đường ra đồng làm ruộng, cô gái thấy dưới đầm nước có mấy đóa hoa sen vừa nở rất đẹp. Thích thú quá, nàng lội xuống, hái mấy bông và ngắt thêm mấy lá sen nữa. Đến căn chòi tranh tre giữa đồng, để chuẩn bị buổi ăn trưa giản dị cho mình, cô gái ngồi rang cốm, chừng năm trăm hạt nổ rồi lấy những lá sen gói lại.

Lúc ấy, ở núi Gandhamādana, tại Hymalaya hùng vĩ, có một vị Độc Giác Phật (Pacceka-buddha) vừa xuất thiền duyệt sau bảy ngày an trú định diệt thọ, tưởng; quét võng lưới thiên nhãn quán căn cơ, thấy cô gái nông dân kia có duyên lành nên ngài quăng bát qua hư không rồi có mặt tức thì tại căn chòi lá của nàng.

Tại thời khắc ấy, cô gái vừa định bước xuống ruộng, chợt trông thấy vị đạo sĩ, do căn lành quá khứ, nàng liền khởi phát đức tin trong sạch, vào chòi, lấy gói cốm rang ra đặt bát rồi dùng luôn mấy đoá hoa sen phủ lên trên chođẹp. Với tất cả tấm lòng thành, nàng chấp tay, phát nguyện:

“Do phước báu cúng dường cốm rang và hoa sen ngàyhôm nay, xin cho con có được rất đông con trai bằng số lượnghạt rang ấy; và mỗi bước chân con đi đều xuất hiện mỗi bongsen tươi thắm!”

Vị Độc Giác nói lời tùy hỷ rồi vận thần thông bay về núi, đặt ngay ngắn mấy bông sen trên tảng đá rồi đi khuất vào hang động Nandamūlaka ngồi thọ thực. Tất cả mọi

diễn tiến hành động của ngài đều hiện ra rõ ràng trong tầm mắt của cô gái, làm cho nàng vô cùng hân hoan và thỏa thích.

Sau khi thác sanh, phước báu ấy đưa cô hưởng ngũ dục thiên lạc các cõi trời, hết cõi trời, cô lại sanh làm người, nhưng lại nằm thai hóa trong một búp sen tại một đầm nước dưới chân núi. Có một vị ẩn sĩ ngụ cư gần đấy. Sáng kia, ra đầm rửa mặt, vị ẩn sĩ thấy tất cả sen đều nở, nhưng có một búp sen to lớn lạ thường, lại đang như còn ngậm sương; ngài nghĩ:

“Hẳn có một lý do kỳ lạ hoặc có một nhân duyên đặc biệt,hy hữu nào đây!?”

Tò mò, vị ẩn sĩ lội xuống đầm, đặt tay lên búp sen thì kỳ lạ chưa, những cánh sen lại từ từ nở ra; và bên trong hiện ra một cô bé gái nhỏ nhắn, xinh đẹp đang nằm khoanh tròn như hài nhi trong bụng mẹ. Vị ẩn sĩ chợt xúc động, tình phụ tử khởi sanh, ngài ôm cả bông sen và cô bé gái về căn chòi của mình, đặt lên sàng cỏ. Nhìn bé gái như được kết tụ tất cả mọi tinh túy của hương sắc hoa sen, vị ẩn sĩ chợt trầm ngâm, lo lắng vì biết lấy gì mà nuôi nó? Chợt dưng, đầu ngón tay trỏ của ông rịn ướt và một dòng nước trăng trắng chảy ra. Nếm thử, ngài biết đấy là sữa.

Thấy nhân duyên gì mà nhiệm mầu quá, ông biết rằng, phước báu của cô bé gái này không phải tầm thường, vượt ra ngoài tầm hiểu biết của phàm phu. Từ đấy, vị ẩn sĩ hết lòng chăm sóc, nuôi dưỡng hài nhi. Cứ ngày ba bữa, ông chỉ cần đưa ngón tay vào miệng bé thì sữa tự động chảy ra. Sau đó, khi bé no bụng thì sữa cũng tự động tắt! Cô bé lớn nhanh như thổi, bắt đầu biết đi, biết chạy; vị ẩn sĩ phát giác thêm một điều kỳ lạ, là mỗi bước đi của cô bé lại có một bông sen đỡ chân. Hình ảnh ấy như ảo ảnh, vì khi ông tới xem thì không thấy bông sen kia nữa! Điều kỳ lạ thứ hai là ông không cần sắm xiêm y cho bé vì xiêm y của nó cũng tự có, một loại lụa rất đẹp, và sắc màu cũng tương tợ lá sen, cánh sen, nhụy sen! Da mặt, da tay chân của cô bé có một màu hồng mởn, trắng nõn hoặc trắng phớt hồng; bước đi tới đâu thì hương sen tỏa ngát đến đấy! Vị ẩn sĩ thầm hiểu rằng, đây là một vị tiên nữ từ cõi trời nào đó mà hóa sanh nên tứ đại kết dệt nên cô bé đều là loại vật chất tinh khiết, không hề thấy chất thô tháo và dơ uế như thân xác con người. Có thể cô bé là một tiên nữ bị đọa xuống trần gian? Có thể cô bé sẽ có một nhân duyên, sứ mạng nào đó tại cõi người này chăng?

Hỏi thì hỏi vậy thôi, nào ai có thể thấy rõ nhân, duyên và quả của nó trong bóng tối sinh tử trùng trùng!

Hằng ngày, vị ẩn sĩ phải vào rừng hái trái, đào củ để nuôi mạng. Cô bé học lời ăn tiếng nói do vị ẩn sĩ dạy. Và họ sống như tình cảm cha con đầm ấm và hạnh phúc nhất trên trần đời. Khi cô bé thành thiếu nữ thì vị ẩn sĩ đâm ra lo ngại mơ hồ. Cái trần gian bất tịnh và xấu xa này, không nơi nào có chỗ cho cô con gái trong trắng và thuần khiết của ông ở được. Và ông cũng không thể chăm sóc, gìn giữ đóa sen tinh khiết kia cho đến mãn đời!

Và thế là chuyện xẩy ra sẽ phải xảy ra.

Có một gã tiều phu làm củi gần đấy. Trưa hôm kia, khi vị ẩn sĩ mang trái và củ từ rừng về, gã tiều phu thấy một cô gái đẹp tợ bông sen, trong chòi bước ra, đưa búp tay trắng hồng đỡ cây gậy và bình nước rồi dìu ông ta vào trong.

Gã tiều phu cau mày, tự nghĩ:

“Quái, bao nhiêu năm rồi, vị ẩn sĩ này có giới hạnh rấtthanh tịnh, không một hạt bụi nào có thể bám vào đời sốngtrong sạch thiêng liêng của ông ta được, nhưng bây giờ saolại có một cô gái rất xinh đẹp ở chung, không sợ dơ uế phạmhạnh hay sao?”

Tò mò, mà cũng muốn điều tra cho rõ sự thật, gã tiều phu bỏ công nhiều ngày rình rập mới biết họ là liên hệ cha con.

Gã tiều phu vẫn cứ còn thắc mắc:

“Không thể nào, cô gái này không thể là người được. Đãlà người thì sắc đẹpcũng chừng mực thôi! Cô ta rõ là một búpsen hồng tươi thắm, mà, hương sắc còn là chúa của loài sennữa! Là ma chăng? Là tiên chăng?”

Hôm kia, đánh bạo, gã tiều phu vào chòi lá xin nước uống. Vị ẩn sĩ vui vẻ cho nước rồi lấy trái cây ngon ngọt đãi đằng. Trong lúc ấy thì cô gái hồn nhiên, nhẹ nhàng lui tới phụ với ẩn sĩ việc này việc kia mà đôi chân thoăn thoắt dường như không dính đất. Hương hoa sen ở nơi người và xiêm áo của cô dịu dàng thơm ngát cả ngôi nhà.

Khi gã tiều phu cáo từ, vị ẩn sĩ ân cần nắm tay ông ta rồi thành khẩn nói rằng:

- Con gái tôi từ cõi trời mà xuống, mai kia nó lên lại cõi trời. Bản chất trần gian độc ác và xấu xa lắm, nó sẽ không thích nghi được đâu. Vậy xin ông hãy giấu kín việc này,

đừng cho ai biết nhé! Cha con tôi đội ơn ông nhiều lắm! Gã tiều phu gật đầu hứa với miệng lưỡi ngon ngọt. Về nhà, mới chỉ được một hôm thì lòng tham nổi lên, ông ta nghĩ rằng, nếu dâng cho vua tin này thì sẽ được một món hời, ăn hoài không hết! Cái nghề đốn củi được bao hơi, lại khổ cực suốt đời nữa, dại gì mà giữ chữ tín!

Lục tìm trong hòm nhỏ, rương to được một bộ đồ tương đối lành lặn nhất, gã tiều phu khoác vào người rồi đi thẳng vào hoàng cung Bārāṇasī, trình với lính canh là có

việc hệ trọng cần bẩm báo trực tiếp với đức vua. Khi được diện kiến, người tiều phu bèn tỉ mỉ và cặn kẽ kể lại sự xuất hiện của “cô gái tiên” tại chòi lá của vị ẩn sĩ cho đức vua nghe.

Thế rồi, với một toán quân cận vệ, vô số lễ vật, đức vua tìm đến ngôi rừng, cắm trại cách chòi lá không bao xa, cho người điều tra hư thực. Sau khi biết chắc về chuyện cô

tiên là có thật, đức vua liền tiến hành việc dạm hỏi với lễ phẩm trọng hậu.

Vị ẩn sĩ thấy tình thế không thể chối từ, nhưng cũng cất lời cứng cỏi như đặt điều kiện:

- Con gái ta là tinh hoa của hoa sen, là phước báu từ cõi trời mà có, vậy xin nhà vua đối xử với nó như nâng niu một nụ hoa trong sương sớm. Nó không chịu được nắng

quái và gió chướng của cuộc đời. Nó cũng không chịu được sự vũ phu và thô bạo của một ai đó! Đức vua cau mày nói:

- Đạo sĩ hơi nặng lời!

- Xin đại vương tha tội!

Rồi vị ẩn sĩ quay qua con gái:

- Này Padumavatī! Con gái cưng của ta! Trên trần gian này, quyền lực của đức vua là tối thượng! Và nếu nhân duyên tốt thì sự nương tựa nơi đức vua cũng là chỗ tối thượng! Cả ta và con đều không có một lựa chọn nào khác! Chẳng có mối lương duyên nào tốt hơn! Hãy theo đức vua mà về hoàng cung đi! Ngoan nào!

Cô gái khóc nức nở, khóc thảm thiết.

Đức vua thấy vậy cũng nghe trái tim mình chùng xuống, ông bèn mở lời an ủi dịu dàng để trấn an cô gái một hồi mới yên. Sau đó đức vua sai lấy áo xiêm, mũ miện

gắn đầy bảy báu, phong cô gái làm hoàng hậu ngay tại chỗ rồi chuẩn bị nghi lễ rước nàng về cung.

Vị ẩn sĩ nói với đức vua:

- Ngài hãy cho người mang theo luôn những mâm vàng, mâm bạc này đi! Ta không biết dùng những thứ ấy. Nó vô dụng đối với ta. Ta chỉ cần trái cây rừng và nước suối thôi!

Đức vua bất giác cúi đầu xuống:

- Xin tuân mệnh “nhạc phụ quốc trượng”1

- “Cái quốc trượng” ấy cảm phiền đức vua hãy cho mang ra khỏi chỗ này luôn!

Đức vua cau mày nhưng không dám nói một tiếng. Thế rồi, khi con gái đi rồi, vị ẩn sĩ bèn bỏ chòi lá, lên ẩn tu tận Tuyết Sơn, cuối đời, đắc thiền chứng, sanh về phạm thiên giới.

Cô gái, Padumavatī, về làm hoàng hậu được đức vua cưng chiều hết mực đã làm cho những bà phi ganh ghét, đố kỵ, gièm pha.

Thế rồi, theo với lời nguyện xưa, nàng sanh được năm trăm con trai (do nhân duyên năm trăm hạt nổ) nhưng chỉ có hoàng tử Mahā-Paduma là thai sanh, bốn trăm chín mươi chín vị còn lại là thấp sanh. Tuy nhiên, đây cũng là lý do mà những bà phi tìm phương kế ám hại khi đức vua mang quân đi giải quyết cuộc nổi loạn của các tộc

1 Cha của vua, cũng là cha của nước.

người ở biên địa. Họ đã giấu hoàng tử Mahā-Paduma và bốn trăm chín mươi chín người con trai của hoàng hậu Padumavatī trong những chiếc quan tài; khi đức vua về, họ nói rằng bà Padumavatī là yêu quái nên đã sinh ra một khúc gỗ đầy máu. Đức vua chẳng suy xét trước sau gì, đã phế bỏ ngôi hoàng hậu và đuổi nàng ra khỏi cung.

Hoàng hậu Padumavatī từ khi bị biếm truất, sắc diện trở nên ủ rũ, xanh xao, nhợt nhạt và những đóa hoa sen cũng không còn thấy hiện lên trên từng bước chân đi của

cô ta nữa. Mọi phước báu nâng đỡ nàng dường như cũng bị héo úa và tiêu tan theo. Sau, do còn chút duyên lành tốt, nàng được một người đàn bà tốt bụng cho chỗ trú thân và cho cơm ăn áo mặc. Thế rồi, thời gian bị trả khổ báo không bao lâu, nhờ sự giúp đỡ của Đế Thích thiên chủ mà mưu kế gian xảo, trá ngụy của những bà phi được phơi bày ra ánh sáng; và hoàng hậu Padumavatī đã giành lại tất cả danh dự, địa vị và cả sắc đẹp vốn có như trước đây.

Padumavatī bị truất phế ngôi hoàng hậu rồi lại được phục chức, đăng quang vô cùng trọng thể, xán lạn. Các bà phi ác độc hãm hại nàng đều được nàng xin vua tha cho tội chết, chỉ phải nhận chịu hình phạt là làm thân phận nữ tỳ ở trong cung cho đến mãn đời.

Về sau, cả năm trăm vị hoàng tử đều làm đạo sĩ xuất gia, đắc quả Độc Giác Phật và họ sống ở rừng sâu. Cuối đời, do cô quạnh, phiền muộn, lâm chung, nàng Padumavatī lại sanh vào gia đình nghèo khổ. Nàng lại làm phước thiện, được sanh thiên, sau đó, trôi nổi nhiều cõi trời và người nữa.

Vào thời đức Phật Kassapa, nàng thác sanh vào gia đình hoàng tộc, là công chúa, con của đức vua Kikī, kinh thành Bārāṇasī, quốc độ Kāsi. Họ có bảy chị em1 và nàng đứng thứ hai, tên là Samaṇagutta. Mặc dầu sống trong xa hoa nhung lụa, tài sắc vẹn toàn nhưng cả bảy cô đều từ chối chuyện lập gia đình, chỉ đi nghe giáo pháp, sống đời giới hạnh không mệt mỏi, không thối thất. Vì xin xuất gia đức vua không đồng ý nên cả bảy cô sống đời cận sự nữ tại gia và họ thường bố thí, cúng dường lớn; lại còn thiết lập tu viện, đại lâm viên, xây dựng cốc liêu dâng cúng cho đức Phật Kassapa và Tăng chúng nữa.

Kiếp hiện tại, nàng sanh ra trong một gia đình trưởng giả tại Sāvatthi, do phước báu xưa, nàng lại có làn da như cánh sen, hương thơm như nhụy sen nên được đặt tên là Uppalavaṇṇā!

Lớn lên, nàng đẹp quá, không những nổi tiếng khắp kinh thành mà còn lan xa nhiều tiểu quốc. Các hoàng tử, vương tôn, công tử... ngày nào cũng ngựa xe nườm nượp đến đánh tiếng dạm hỏi, chầu chực đầy sân, đầy nhà. Thấy phiền luỵ quá, nhận lời người này thì mất long người kia nên hôm nọ, vị trưởng giả vốn là bậc trí thức, thở dài, nói với con gái:

1 Xem lại chuyện tỳ-khưu-ni Khemā, Dhammadinnā, cô bé Visākhā... 7 cô công chúa là Samanī, Samaṇagutta, Bhikkhunī, Bhikkhudāyikā, Dhammā, Sudhammā và Saṅghadāyikā.

- Con đẹp và tươi xuân như đóa sen mới nở, ai cũng muốn bẻ, muốn ngắt!

Vì là kiếp cuối của tử sinh, nàng nói:

- Nhưng rồi thì nó sẽ tàn tạ, sẽ phai sắc và rữa hương thôi, thưa cha thân!

Vị trưởng giả ngạc nhiên:

- Con nghĩ ra điều đó thật à?

- Thưa vâng, con thấy rõ như thế thật mà!

Ông trưởng giả vẫn còn nghi ngờ, hỏi lại:

- Con không phải nói từ đầu môi, chót lưỡi đó chứ?

- Không, con nói từ trong tâm, trong cái bụng cảm nhận của con, thưa cha thân!

- Trong tâm thật à? Nếu cảm nhận như vậy thì tại sao con không xuất gia? Đi xuất gia quách! Con biết Ni trưởng Gotamī chứ?

- Thưa biết! Biết rõ chứ! Con thường hay đến nghe pháp tại Ni viện mà...

- Ồ! Hóa ra...

- Ôi! Ở đấy có biết bao nhiêu là cành vàng lá ngọc đã tự nguyện cắt bỏ mái tóc thanh xuân, sống đời giải thoát như hư không! Con cũng muốn xuất gia như họ, thưa cha thân!

- Ôi! Cha cảm ơn con!

- Con cảm ơn cha mới phải!

Thế rồi, tiểu thư Uppalavaṇṇā phủi tay mọi cám dỗ của giàu sang, danh vọng, địa vị và cả tuổi thanh xuân đến Ni viện xin xuất gia, sống đời khất sĩ. Việc ấy, tin ấy làm rúng động cả kinh thành, làm vỡ nát trái tim của không biết bao nhiêu chàng trai hào hoa, phong nhã.

* Nhân duyên chng ng

Hôm kia, quét dọn giảng đường, thắp sáng những ngọn đèn đây đó; ánh lửa đỏ làm nàng chú tâm, nhìn ngắm rất lâu. Lấy ánh lửa của ngọn đèn làm đề mục, tỳ- khưu-ni Uppalavaṇṇā nắm bắt được “tướng lửa”, trú tâm miên mật vào tướng lửa rồi đạt an chỉ định ngay tại chỗ. Vào trình bày thiền chứng với Ni trưởng Gotamī để được hướng dẫn thêm về thiền quán vipassanā, tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā rút vào một nơi vắng lặng để tu tập, khởi tâm quyết đạt cho bằng được tuệ giải thoát tối hậu. Tuy nhiên, khi quán ngũ uẩn, những hình ảnh khả ái, khả ý của “sắc đẹp” cứ hiện ra, quấy nhiễu tâm trí cô, làm cho cô khó nắm bắt tướng vô thường, vô ngã của nó. Cô

đâu có biết rằng, lời nguyện thuở trước, do muốn sanh nhiều con, do muốn có sắc đẹp như hoa sen nên các dục ấy cứ hiện lên quấy rối, trở thành một trở ngại, một bức

tường chận bít làm cho cô không thể nào quán như thực tướng được! Những hình ảnh ấy, chúng như được tang trữ, giấu kín trong vô thức, trong mù sương của ký ức, lâu lâu lại hiện ra. Sau nhờ nghe một câu chuyện thương tâm, không chỉ đơn thuần là thương tâm mà phải nói là đáng kinh sợ, đáng kinh hãi “sự lỗi lầm của các dục” nên cô đã ly thoát được chúng.

Chuyện ấy là như sau:

Hôm kia, cả Tăng và Ni viện bàn tán xôn xao về chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng, với những tình tiết rất éo le và hy hữu. Câu chuyện lâm li, bi thống ấy tràn qua cửa tai của mọi người.

Tại kinh thành này có hai vợ chồng thương buôn trẻ vừa lập gia thất. Không bao lâu thì người chồng cùng bạn bè đi một chuyến hàng xa. Họ phải lên các quốc độ sa mạc phương Bắc xa xôi cùng với đoàn ngựa thồ, mang hàng về tận Rājagaha để bán; chuyến đi có thể mất gần cả năm trường.

Người mẹ thấy con trai vắng nhà mà cô con dâu bụng càng ngày càng lớn, sinh nghi, bà vặn hỏi. Cô con gái cứ tình thật trả lời là nàng chưa hề chung chạ với người đàn ông nào cả. Đứa con trong bụng này chính là cháu nội của bà chứ không phải ai khác.

Người mẹ không tin, ngày nào cũng cật vấn khó dễ, bắt khai ra tác giả cái thai bào, nếu không, sẽ bị đuổi ra khỏi nhà. Cô gái tủi thân, thu vén ít tiền bạc làm lộ phí, cương quyết đi tìm chồng. Với bụng mang dạ chửa, lần hồi cũng đến được Māgadha, kinh thành Rājagaha. Phố phường nhộn nhịp, lạ nước lạ cái, đất rộng người đông,

biết chồng ở đâu mà tìm?

Ngày kia, nàng nghe chuyển dạ. May mắn thay, có một phước xá bên đường và có mấy người đàn bà thấy tội nghiệp đã tận tình giúp đỡ nên nàng sanh hạ được một bé trai bụ bẫm, dung mạo như vàng ròng. Từ đó, nàng thu vén một góc phước xá, ở luôn đấy để nuôi con. Sở dĩ có được duyên may như vậy là vì đức vua Bimbisāra cho

lập trong kinh thành và rải rác khắp các con đường lớn những phước xá như vậy cho khách lữ hành dừng chân, đồng thời, mỗi tháng hai kỳ, chẩn tế cho người nghèo khổ. Nàng và đứa bé tạm thời sinh sống qua ngày nhờ ân huệ nọ.

Hôm ấy, nghe có một đoàn thương buôn đi ngang, nàng lấy áo khăn quấn đứa bé kỹ càng, đặt trên cái bệ thấp rồi chạy đi thăm hỏi tin tức chồng.

Nàng vừa đi khuất thì có một doanh gia cất bước nhàn du, ngang phước xá, nghe tiếng trẻ khóc, vào xem. Thấy một đứa bé đẹp đẽ, xinh xắn được quấn trong khăn áo của người nghèo khổ, tưởng là bị bỏ rơi, xúc cảnh, sinh tình nên mang về nhà nuôi dưỡng tử tế.

Người mẹ vừa thất vọng không hỏi được tin tức chồng, trở về phước xá thì thấy mất con, khóc lóc thảm thiết. Hỏi xung quanh xóm phường cũng không ai biết mà trả lời.

Buồn khổ, mất hồn, mất vía, nàng đi lang thang không định hướng. Bước chân xiêu lạc, thất thểu đưa nàng ra phía ngoại ô. Một thủ lãnh tướng cướp còn trẻ cùng bầy bọn chuẩn bị đi ăn hàng đêm đang tụ họp nơi góc núi. Thấy một cô gái trẻ đẹp đi lang thang, hỏi chi cũng không ừ, không hử; đôi mắt thất thần nhưng không giấu được sắc đẹp trời cho. Động lòng, hắn dẫn nàng về sơn cốc, bảo người cho ăn uống, tắm rửa và thay đổi xiêm y... thì lạ lùng làm sao, cô ta liền hiện nguyên hình với một sắc đẹp chim sa cá lặn. Thời gian khá lâu, nàng mới lấy lại được trí nhớ, mới rõ mình đang ở đâu. Biết mình không còn chỗ dung thân, lại thấy tên thủ lãnh tướng cướp cũng hết lòng hết dạ yêu thương mình, nàng đành thuận lấy hắn làm chồng.

Năm sau, nàng sinh cho tên tướng cướp một bé gái đẹp đẽ như ngọc nữ.

Càng lớn thì cô bé càng đẹp, một vẻ đẹp sắc sảo, rực rỡ hơn cả mẹ. Đến một ngày nọ, trong cuộc cãi vã, xô xát với chồng, lỡ tay, nàng đẩy con gái ra xa, té ngã ngửa và

đầu nó đụng vào một vật nhọn, xé rách một đường, máu chảy đẫm cả tóc. Hốt hoảng, nàng chạy tới xem xét vết thương phía sau đầu, tức khắc nhai một nắm lá để ngăn máu chảy. Tên tướng cướp giờ thương con hơn vợ, gương mặt hầm hầm, cầm cây đao trên tay, rượt đuổi dọa giết! Sợ hãi, nàng trốn khỏi sơn trại, không dám về nhà nên lại đi lang thang, lếch thếch thêm một lần nữa.

Trở lại kinh thành Rājagaha, may thay nàng gặp được một người đàn bà nhà giàu tốt bụng, nhận làm con nuôi và cho trông coi một cửa hàng tơ lụa. Chỉ một thời gian sau,

nhờ ăn sung mặc sướng, cô ta như trở lại với sắc đẹp thuở còn là con gái; không ai có thể tưởng tượng được rằng nàng đã có hai mặt con với quá khứ phong trần, trôi nổi.

Sáu bảy năm sau nữa, khi nàng tưởng đời mình đã sóng yên bể lặng thì có một chàng công tử tìm đến để mua tơ lụa. Có lẽ quá giàu sang nên vị công tử này cứ mỗi ngày một sắc áo, đều là lụa là thượng thặng xứ Kāsi! Đôi mắt của vị công tử cứ dính chặt vào nàng không chịu rời. Sau đó, trăm phương nghìn cách, quyết hỏi nàng làm vợ cho bằng được. Bà mẹ nuôi thấy vậy lại nói vào, tìm cách gắn kết tơ duyên cho hai người! Cầm lòng không đậu, thế là lần thứ ba, nàng lại lên kiệu về nhà chồng!

Hóa ra vị công tử là con trai một đại doanh gia, vợ con, thê thiếp cả hằng chục người, tôi trai tớ gái cả hằng trăm. Cậu ta chỉ thích của ngon, vật lạ nên chỉ thời gian sau là chán nàng rồi cưới thêm một cô gái khác nữa! Cô gái này rất đẹp, rực rỡ như hoa anh đào, nhưng chỉ qua mấy tháng, chàng ta lại tỏ ra ơ thờ, lạt lẽo!

Hôm kia, thấy dung sắc cô gái phờ phạc, đầu bù tóc rối, động lòng, thương tình, nàng tới an ủi, nhân tiện, lấy lược chải tóc, làm đẹp lại cái đầu tóc cho cô gái. Lúc kéo mảng tóc ra, gỡ rối, nàng thấy vết sẹo nằm ở vị trí vết thương thuở xưa của con gái nàng! Xúc động tâm can, bà nghĩ: “Không thể nào! Không thể có sự trùng hợp ngẫu nhiênnhư vậy được! Cô bé này chính thị là con gái của ta rồi!” Thẫn thờ, bỏ lược xuống, nhìn cô gái cho kỹ, những đường nét quen thuộc thuở xưa hiện về! Như sét đánh ngang đầu, như điên, như cuồng, bà bỏ chạy... không thấy đường sá, không thấy bụi bờ, gai góc, chỉ có nỗi đau, chỉ có nỗi đau âm ỉ như lửa đốt trong lòng, rồi ngã ra, ngất xỉu...

Trong mơ màng, bà nghe thoảng tiếng nói:

- Thôi, hãy tỉnh dậy đi! Hỡi người nữ đau khổ!

Thấy mình đang nằm ở nơi một chõng tre và xung quanh có rất nhiều vị tỳ-khưu-ni với khuôn mặt hiền từ, phúc hậu; bà có cảm giác lạ lùng như đang ở bên cạnh những người thân, như về bên ngôi nhà của mẹ.

Bà khóc nức nở:

- Hãy cho tôi được chết thôi! Tôi đã phạm một tội tày đình. Ôi! Oan nghiệt! Oan nghiệt! Hai mẹ con mà cùng lấy một chồng!

- Chưa đâu! Giọng một vị Ni lạnh lùng cất lên - Chừng ấy chưa oan nghiệt đâu, còn có một cái oan nghiệt khác kinh khiếp hơn nữa kìa!

Nàng bật ngồi dậy. Vị đang nói chuyện với bà là một tỳ-khưu-ni rất đẹp.

- Có cái gì oan nghiệt hơn thế nữa, thưa Ni sư?

Vị ấy mỉm cười:

- Nếu tôi nói ra thì bà phải tức khắc lựa chọn hai con đường: Một là xuất gia, hai là tự tử! Bà có đồng ý như thế thì tôi mới nói.

- Vâng! Đồng ý!

- Hai mẹ con cùng lấy một chồng, nhưng ông chồng ấy chính là con trai của người mẹ! Nói cách khác, cô gái kia lại cùng mẹ lấy anh trai của mình! Nói cách khác nữa, cậu con trai lại lấy mẹ và em gái của mình làm vợ! Thật là kinh khiếp! Thật là vô luân! Thật là bậy bạ hết sức! Thật là không thể tưởng tượng nổi!

Nghe xong, bà lại ngất xỉu lần nữa.

Người tiết lộ chuyện ấy là tỳ-khưu-ni Khemā, sau đó, vị nữ sa-môn đọc tiếp mấy một kệ:

Cuộc đời đầy thống khổ

Oan nghiệt thay các dục

Dơ bẩn thay các dục

Xấu xa thay các dục

Vô luân thay các dục

Vậy sao không từ bỏ

Đoạn lìa ái trầm luân

Quay đầu là thấy bến

Xoa tay sạch nợ trần!

Do tỳ-khưu-ni Khemā sử dụng thần thông khi đọc bài kệ nên người đàn bà nghe rõ mồn một bên tai.

Sau đó, khi thấy bà đã bình tĩnh trở lại, tỳ-khưu Khemā kể chuyện quá khứ cho bà nghe, là trước đây bà đã từng dính mắc vào các dục như thế nào, và cũng đã từng tu tập trong nhiều kiếp như thế nào... Vậy đừng oán trách những oan nghiệt kia nữa. Ai trong vòng trầm luân sinh tử cũng mù quáng như vậy cả! Hãy tỉnh giấc mộng dài đi thôi!

Bà ngồi dậy với nước mắt lã chã, tỉnh táo nói:

- Tôi hiểu rồi! Tôi thấy rồi! Hãy cho tôi được xuất gia như các vị để cắt đứt vòng trầm luân thống khổ và oan nghiệt ấy!

Vậy là Ni viện tại Rājagaha, từ đó lại có thêm một tỳ-khưu-ni, được xem như là người đau khổ đệ nhất, gặp được giáo pháp như một chiếc phao cứu độ.

Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā đã trình bày lại đức Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Nghe xong câu chuyện của người đàn bà ấy, đệ tử dựng tóc gáy, thấy sợ hãi các dục, kinh sợ các dục, nhờm gớm các dục, nội tâm thoáng chốc tự xa lìa mọi trần cấu, nhiễm ô, thấy rõ tam tướng; sau đó không cố gắng nhiều lắm, chứng ngộ vô sanh và viên mãn luôn các thắng trí.

Lại nhìn tỳ-khưu-ni Khemā ở bên cạnh, cô nói tiếp:

- Đệ tử lại còn biết nữa rằng, vào thời đức Phật Kassapa, vị sư tỷ này của đệ tử chính là trưởng công chúa, tên là Samanī, con đức vua Kikī nước Kāsi thuở xưa; đệ tử là công chúa thứ hai, tên là Samaṇagutta... Và đệ tử còn biết nhiều chuyện về các công chúa khác nữa... Ôi! Hóa ra, chúng đệ tử đều từ duyên xưa lối cũ mà trở về sau bao nhiêu kiếp trầm luân, lưu lạc.

Câu chuyện của vị tỳ-khưu-ni quan trọng này được nhắc đến trong rất nhiều tư liệu khác nhau. Như trong chú giải Trưởng Lão Ni Kệ1 có nói rằng, trong khi thắp đèn và quét dọn sảnh đường, cô đã sử dụng ngọn lửa của đèn để làm đề mục phát triển định tâm (tejokasiṇa) và đã đạt được các tầng thiền (jhāna) đồng thời cũng chứng luôn quả vị A-la-hán với bốn tuệ phân tích vi diệu (paṭisambhidā). Trong khi đó cô đã thốt lên cảm hứng diệu kỳ của năng lực huyền bí trong giây phút chứng đạt nhiệm mầu. Khi đức Phật đến gốc cây Gaṇḍamba để thực hiện thần thông kép, Uppalavaṇṇā đã xin phép biễu diễn phép mầu để cảm thắng ngoại đạo nhưng đức Phật đã từ chối2. Sau đó, tại Jetavana, trong một cuộc họp Tăng chúng, đức Phật đã tuyên bố rằng cô ta là người nữ đại đệ tử có thần thông siêu phàm1.

1 Chú giải Therigāthā. 190,195

2 Vimānavatthu. 234.5

Trong Trưởng Lão Ni Kệ có ba bài kệ do tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā đóng góp. Ba trong số những bài kệ thơ đó đã được thốt lên khi cảm nhận được nỗi thống khổ bởi

một người mẹ đã vô tình là đối thủ của cô con gái với người đàn ông là con trai của mình như trong câu chuyện ở trên. Tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā đã lặp lại bài kệ đó để

giúp cô ta quán xét về mối nguy hiểm, bất lợi trong tham dục và não hại. Hai bài kệ khác cũng được nói lên trong niềm hoan hỷ khi cô đạt được thắng lợi cuối cùng. Và

thêm nhiều bài ghi lại rằng, một lần cô được biểu diễn thần thông trước đức Phật. Phần còn lại chứa đựng một cuộc đối thoại2 giữa tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā và Māra nơi mà cô đã nói với Māra rằng, cô đã thoát ra khỏi năng lực khống chế của nó rồi.

Apadāna3 có nhắc đến tiền thân của tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā khác với những chi tiết mô tả ở trên. Theo sự ghi chép ở đây, trong thời đức Chánh Đẳng Giác Padumuttara, cô ta là một thiếu nữ rồng (Nāga) tên là Vimalā, vì bị khống chế bởi năng lực của một vị tỳ -khưu - ni, do đó, ước ao của cô ta cũng muốn có năng lực như thế. Cũng

1 Theo chú giải kinh Pháp cú, thần thông mà Uppalavaṇṇā tình nguyện thực hiện tại cây Gaṇḍamba là dạng thần thông tổng hợp, biến thành một vị Cakkavatti (Chuyển luân vương) với một đoàn tùy tùng trải dài đến ba mươi sáu dặm và đảnh lễ đức Phật với tất cả những người thuộc hạ của Chuyển luân vương trong sự hiện diện đông đảo quần chúng.

2 Một cuộc đối thoại, giống nhau nhiều hoặc ít với trước đây được ghi lại trong Samyuttara Nikaya.i.131 f.

3 ii. 551. Nhưng Vimānavatthu đã trích trong chú giải Therigāthā khác với trong Apadāna, và có sự đồng ý với cách mô tả của chú giải Therigāthā.

trong Apadāna này, có đề cập đến một thai sinh của tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā, làm con gái của một vị thống đốc ngân hàng của kinh thành Bārāṇasī thuộc thời kỳ đức Chánh Đẳng Giác Vipassī. Là người con gái thứ hai của vua Kikī với tên là Samaṇagutta, cô ta cùng bảy chị em đã làm một cuộc đại cúng dường đặt bát và dâng cúng hoa sen đến đức Phật và Tăng chúng. Trong kiếp kế tiếp cô ta làm con gái tuyệt mỹ của Tirīṭavaccha ở thành phố Ariṭṭhapura. Trong kiếp chót cô đã trở thành một bậc A-lahán trong vòng hai tuần lễ sau khi cô thọ giới tỳ-khưu-ni giống như những nơi khác.

Cái tên Uppalavaṇṇā lại còn được nhắc đến nhiều lần trong túc sanh truyện.

Trong chuyện tiền thân Kharādiya1 cô ta sinh làm con nai, là người chị của đức Bồ Tát; trong chuyện tiền than Tipallatthamiga cô ta là mẹ của Rāhula; sau đó nữa cô ta

sinh làm con hưu đực. Cô còn được nhìn nhận là người phụ nữ già, là mẹ nuôi của Ayyakāḷaka2, với hoàng hậu Mudulakkhaṇā3, làm người bà-la-môn trong Sārambha, làm người kĩ nữ trong Kurudhamma4, làm con gái của bà-lamôn (và chị của Rāhula) trong Dhonasākha... vân vân và vân vân, hằng chục kiếp trầm luân lưu lạc tương tự thế.

1 Jātaka.i.160

2 Theo sách này.,196

3 Theo sách này.,306

4 Theo sách này.,375

Và nay thì cô ta đã an trú vào cõi bất tử.

Đức Phật đã từng tuyên bố với đại ý rằng: Hai nữ đại đệ tử xuất chúng của Như Lai là tỳ-khưu-ni Khemā và tỳ- khưu-ni Uppalavaṇṇā là thước đo của chư nữ đệ tử mà ai

cũng tôn trọng và tin tưởng; nếu họ có một mong muốn hoàn thiện tốt đẹp nhất trên đời này thì cũng chỉ nên mong muốn thành tựu được như cô vậy thôi.

1 Một số chi tiết lấy trong Uppalavaṇṇā Therī - Trang 418-419 trong quyển I - Dictionary of Pāḷi Proper Names.

2 Anguttara Nikaya .i.88;ii.164; Samyuttara Nikaya .ii.236.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]