Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Pháp Dân Tộc Chủ Nghĩa Xã Hội Biến Thái Của Phật Giáo Việt Nam Hiện Tại

14/06/201212:06(Xem: 18382)
Đạo Pháp Dân Tộc Chủ Nghĩa Xã Hội Biến Thái Của Phật Giáo Việt Nam Hiện Tại

TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba

Đạo Pháp Dân Tộc Chủ Nghĩa Xã Hội Biến Thái Của Phật Giáo Việt Nam Hiện Tại


TT Tuệ Sỹ

Lời Dẫn:
Bài tham luận này được viết đã lâu. Nguyên đề là “Văn minh tiểu phẩm,” chỉ làbài tham luận có tính chuyên đề. Bỗng nhiên nó mang tính thời sự. Ban đầu ngườiviết không có ý định phổ biến rộng rãi, mà chỉ giới hạn trong một số thức giả đọcđể suy ngẩm về quá khứ và tương lai.

Tuynhiên, nay nó được cho phổ biến, vì trong mấy tuần vừa qua, Nhà Nước đã vận dụngbộ máy tuyên truyền khổng lồ và độc quyền, từ diễn đàn Quốc hội, cho đến các cuộchọp một số phường quận; từ Hội đồng chứng minh, Giáo hội trung ương, cho đếncác ban Đại diện Phât giáo quận; bằng các phương tiện phát thanh, truyền hình,báo chí; mục đích là xác định lại lâp trường “trước sau như một” của Đảng CSVNđối với Phật giáo, và cũng xác định sự hiện hữu duy nhất của Phật giáo qua đạidiện hợp pháp là Giáo hội Phật giáo Việt nam, mà thực chất là một tổ chức chínhtrị của Đảng, thực hiện đúng sách lược tôn giáo theo chỉ thị của Lenin: “đảngphải thông qua tôn giáo để tập hợp quần chúng.” Chính điều đó xác định rõ nhiệmvụ lịch sử của Giáo hội Phật giáo Việt nam như là công cụ bảo vệ Đảng, đúng nhưlời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trước đây đã tuyên bố: Phật giáo Việt nam là chỗdựa cho người Cộng sản Việt nam làm cách mạng.

Nhữngtuyên truyền và tuyên bố như trên chỉ được nghe và nhìn từ một phía. Vì vậy tôicho phổ biến lại bài này; không xem đây là chân lý lịch sử, nhưng là sự thực đượcnhìn theo chủ quan của một cá nhân. Dù sao, nhìn sự việc từ một khía cạnh khácsẽ cho thấy rõ thêm vấn đề. Chân lý cuối cùng tùy thuộc người đọc; tùy thuộctrình độ tư duy, thành kiến xã hội, hay quyền lợi vật chất.

Trướckhi giới thiệu bản văn, nhân tiện tôi ghi thêm một vài sự kiện có tính lịch sửgần nhất, để người đọc có thêm cảm hứng suy luận.

Tôi nóisự kiện lich sử gần nhất, là muốn nói ngay đến sự xuất hiện của Pháp sư ThíchTrí Độ lần đầu tiên tại miền Nam sau ngày Cộng sản chiến thắng. Trên lễ đài chiếnthắng, gồm các lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hàng cao nhất. Pháp sư thay mặtPhật giáo miền Bắc, mà trên cương vị người chiến thắng, là chính thức đại diệntoàn thể Phật giáo Việt nam. Đó là vị Pháp sư, mà miền Nam gọi là Đại lão Hòathượng; Ngài bận chiếc áo sơ-mi cụt tay như các cán bộ cao cấp khác của Đảng vàNhà Nước. Sự thực như vậy rất rõ: Phật giáo không tồn tại nữa ở Miền Bắc, mà chỉtồn tại như một bộ phận của Đảng và lãnh đạo Phật giáo chỉ là cán bộ của Đảngvà Nhà Nước.

Ở miềnNam, theo báo cáo của Trần Tư, tài liệu của Bộ Nội vụ phổ biến năm 1996, bấy giờchỉ có “khoảng 2.5 triệu tín đồ.” Nhưng do nhu cầu lịch sử, nói theo lý luận củaĐảng, nghĩa là chưa xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội nên tôn giáo như thuốcphiện ru ngủ vẫn còn có nhiệm vụ lịch sử của nó; do nhu cầu lịch sử nên Đảng thừanhận tồn tại tín ngưỡng Phật giáo. Tín ngưỡng, chứ không phải tôn giáo. Bởi vì,tin và thờ bình vôi, cây đa, ông Táo, ông Địa, là tín ngưỡng, chứ không phảitôn giáo. Đảng tôn trọng tự do tín ngưỡng, nhưng chỉ cho phép tin một số hiệntượng. Ngoài ra là mê tín, hoặc duy tâm mang tính phản động thì triệt để bài trừ.

Năm1980, tôi được anh Võ Đình Cương mời họp thảo luận về văn hoá Phật giáo tại tòasoạn Giác ngộ, tại đó, đại diện Mặt trận Thành phố HCM đến dự, và đề nghị (thựcchất là ra lệnh): nhiệm vụ văn hoá Phật giáo là bài trừ mê tín; do đó phải xétlại trong Phật giáo những gì không thuần tuý thì phải dẹp bỏ. Thí dụ, Quan Âm,Địa Tạng có thuần tuý Phật giáo hay không? Tôi phản ứng: đó là đức tin tồn tạiít nhất hơn 2 nghìn năm, trên một phạm vi châu Á rộng lớn; do đó không ai cóquyền xét để dẹp bỏ. Tin hay không, đó là quyền tự do cá nhân. Nhưng dẹp bỏ thìkhông ai có quyền.

Ngay sau1975, nhiều tượng Phật lộ thiên bị giựt sập. Gây chấn động lớn nhất là giựt tượngQuan Âm tại Pleiku. Viện hóa đạo đã có những phản ứng quyết liệt, và đích thânHòa thượng Đôn Hậu mang tài liệu phản đối ấy ra báo cáo Thủ Tướng Phạm Văn Đồng.Hoà thượng kể lại cho tôi nghe, sau khi chuyển hồ sơ vi phạm chính sách tôngiáo lên Thủ tướng; hôm sau Hòa thượng được một Đại tá bên Bộ Nộ vụ gọi sanglàm việc. Sau khi nghe Đại tá lên lớp chính trị, Hòa thượng nói: “Bởi vì Thủ tướngcó nhờ tôi sau khi vào Nam trở ra Bắc, báo cáo Thủ tướng biết tình hình Phậtgiáo trong đó. Vì vậy tôi báo cáo những vi phạm để Chính phủ có thể kịp thời sửachữa, ngăn chận cán bộ cấp dưới không để vi phạm. Nếu Thủ tướng không muốn nghethì thôi. Còn viêc lên lớp chính trị như thế này, đối với tôi (Hòa thượng) thìxưa quá rồi.” Dù sao, phản ứng ấy cũng làm chùn tay những đảng viên cuồng tínMác xít, và tự kiêu về chiến thắng với khẩu hiệu nhan nhãn các đường phố lúc bấygiờ: “Chủ nghĩa Mác Lê-nin bách chiến bách thắng muôn năm!” Nghĩa là, không thểtự do hoành hành như trong những năm sau 1954 trên đất Bắc.

Ở đây,chúng ta phải đặt câu hỏi: sau 1975, nếu không có Phật giáo miền Nam, cùng vớithái độ cương quyết của các vị lãnh đạo Giáo hội Thống nhất, Phật giáo Việt namsẽ thoi thóp đến lúc nào rồi đứt hơi luôn, với đà tự kiêu chiến thắng 1975 và vớiảo tưởng về thành trì xã hội chủ nghĩa bách chiến bách thắng của Liên-xô?

Năm 1982là cột mốc lớn cho Phật giáo Việt nam, với lời tuyên bố của Tổng Bí thư NguyễnVăn Linh. Đảng không dại gì mà dựa lưng vào chỗ mình chưa nắm chắc. Do đó, bằngmọi giá phải cải tạo Phât giáo miền Nam, giống như cải tạo xã hội chủ nghĩatheo phương thức tịch thu tư liệu sản xuất và đưa các chủ tư bản đi lao động cảitạo. Đảng biết chắc, tuy gặp phải chống đối quyết liệt của lãnh đạo Phật giáo,nhưng với bạo lực chuyên chính trong tay, sẽ phải cải tạo thành công. Trước hết,sự bức tử đối với Thượng tọa Tâm Hoàn, Chánh Đại diện GHPGVNTN tỉnh Bình định,năm 1975, gây kinh sợ không ít cho những ai cưỡng lại ý chí của Đảng. Kinhhoàng nhất là cái chết của Thượng Tọa Thiện Minh năm 1978, trong trại giam K4,Bộ Nội vụ. Đó là thời gian tôi được giam cùng trại với Hòa thượng Thiện Minh,nhưng hoàn toàn cách ly. Chỉ biết rõ, khi nghe tiếng Hòa thượng trả lời thẩm vấnở phòng hỏi cung kế cận. Tất cả điều đó củng cố cho tuyên bố của ông Mai Chí Thọ,bấy giờ là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố HCM, nói thẳng với Hòa thượng TríThủ, bấy giờ là Viện trượng Viện hóa đạo: “Các thầy chỉ có hai con đường, theohoặc chống. Các thầy theo, chúng tôi tạo điều kiện cho sinh hoạt. Các thầy chống,chúng tôi còn đủ xe tăng thiết giáp đó.” Hòa thượng trả lời: Không theo cũngkhông chống. Nhưng, đối với Đảng, không có con đưòng thứ ba.

Ý chí củađảng là một chuyện. Nhưng những người Phật giáo cũng nên tự đặt câu hỏi: BanLiên lạc Công giáo Yêu nước cũng hoạt động rất tích cực, nhưng không đưa được Hộiđồng Giám mục vào trong Mặt trận Tổ quốc. Trong khi, rất nhanh chóng, Phật giáotrở thành một bộ phận của đảng Cộng sản Việt nam. Tại sao?

Từ ngàythành lập đến nay, Giáo hội thành thành viên Mặt trận đó đã làm những gì? Làmnhiều lắm, vì chùa chiền đồ sộ thêm lên. Như lời Hòa thượng Thanh Tứ phát biểumới đây trong buổi lễ khai giảng của trường Phật học Trung cấp tỉnh Bình định.Hòa thượng nói: “Phật giáo thời Lý rất thạnh. Nhưng không bằng nay. Vì nay cơ sởcủa ta to lớn hơn.” Ấy là, theo như lời Hòa thượng nhắc đi nhắc lại nhiều lầntrong bài phát biểu: nhờ chính sách của Đảng. Đó là sự thực không thể chối cãi.Nhưng cần nói cho rõ thêm, Việt nam chúng ta bây giờ tiến bộ hơn thời Hồng Bànggấp vạn lần. Thời Lý, nước Việt nam chỉ từ Thanh hóa trở ra Bắc, chỉ hơn 1/3lãnh thổ hiện nay. Như vậy thì cơ sở hiện nay nhất định phải to lên rồi. Nhưngcái to hơn ấy của lịch sử bốn nghìn năm văn hiến lại chưa bằng một phần nhỏ củaThái lan chỉ hơn 8 thế kỷ định cư. Và cũng nhờ chính sách của Đảng, nếu chínhsách đó trước sau như một, nghĩa là như Phật giáo miền Bắc trước 1975, thìkhông biết ngày nay các Hòa thượng khi xuất hiện trước công chúng sẽ khoác tăngbào, hay cũng chỉ bận áo sơ mi cán bộ như Pháp sư Trí Độ trước đây? Trên toànmiền Bắc, cho đến 1975, có trên dưới 300 “ông sư, bà vải.” Đến 1996, theo báocáo Bộ Nội vụ của Trần Tư, “Hiện nay Phật giáo ở miền Bắc có khoảng 3000 tăngni, tín đồ phần đông là ông già (bà già là chủ yếu –nguyên văn). Số cao tăngtiêu biểu hầu hết đã già yếu không còn khả năng hoạt động. Số tăng ni trẻ trìnhđộ văn hoá cũng như lý luận về Phật giáo thấp, không đủ sức làm nhiệm vụ tranhthủ Phật giáo miền Nam và hoạt động quốc tế.” Giáo hội Phật giáo Việt nam phụcvụ cho cái gì, theo báo cáo đó đã quá rõ.

Ngoài cơsở “to lớn hơn thời Lý” ra, còn thêm được những gì để vượt hơn Phật giáo miềnnam trước 1975? Nói về báo và tạp chí, được mấy phần trăm? Chỉ một tờ Giác ngộduy nhất cho cả nước. Cũng là tờ báo hoằng pháp. Nhưng cũng thường xuyên ca ngợivinh quang của Đảng, và giúp Nhà nước phổ biến kế hoạch sinh đẻ, tuyên truyềnđường lối của Đảng chống NATO. Những lời Phật dạy cao siêu cũng chỉ đủ thêm vàichấm đỏ cho vinh quang của đảng và đường lối sáng suôt của đảng trên chính trườngquốc tế.

Ngoài tờGiác ngộ ra, với ba cơ sở giáo dục cao cấp, tương đương đại học, nhưng đã cócông trình gì đáng kể?

Vậy thì,qua hơn 20 năm hoạt động, trong tư cách là một bộ phận của đảng, Giáo hội PGVNđã làm thêm được gì cho văn hoá Phật giáo VN so với những gì Giáo Hội Phật GiáoViệt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) đã làm trước 1975? Trong khi cả khu vực, và kểluôn cả nước Việt nam đều tiến bộ, theo chừng mực nào đó, mà Phật giáo Việt namchưa lấy lại được thế đứng của nó trong lòng văn hoá dân tộc như trước đó, vậythì đảng hỗ trợ PGVN tiến theo hướng nào?

Bềngoài, cũng còn có mặt đáng nói khác, đó là giáo dục. Trước hết, bao nhiêu cơ sởTrung học Bồ đề, và các Viện Đại học: một Vạn Hạnh, và một Phương Nam, của Phậtgiáo miền Nam, nay biến đi đâu mất? Nói là biến, vì hầu hết các tăng ni sinh, kểcả những vị đang học tại các trường cao cấp Phật học, không biết các cơ sở giáodục này là cái gì, dạy những gì trong đó. Chính vì vậy mà họ chỉ biết Phật giáoViệt nam tiến bộ vì chùa to Phật lớn.

Các tăngni sinh này được đào tạo để làm gì? Không thấy họ được đưa về các địa phương đểgiảng pháp cho Phật tử. Cũng không có cơ sở văn hoá nào để họ phục vụ. Hầu hết,học xong, trở về chùa, làm nghề thầy cúng hoặc thầy bói. Tất nhiên cũng có nhiềuthầy cô vẫn tìm cách mở các khoá học Phật pháp, nhưng cũng chỉ giới hạn trong mộtsố tỉnh thành lớn, nhất là Thành phố HCM. Ngay như Huế, được xem là kinh đô củaPhật giáo miền nam, hầu như các thầy chỉ đi cúng và đăng đàn chẩn tế, hoặc lậpđàn chay phá cửa địa ngục cho cô hồn đi chơi, chẳng có buổi giảng kinh nào đángkể. Còn cái trường gọi là cao cấp Phật học, hay Học viện Phật giáo Hồng đức,sau khi Hòa thượng Thiện Siêu tịch rồi, không còn thầy cô nào đủ sức dịch choxuôi một trang luận Câu-xá, thì lấy chữ đâu mà giảng dạy kinh luận cho tăng nisinh trình độ cao đẳng, đại học?

Nhìnchung, Phật giáo chỉ đang phục vụ nhiều nhất cho người giàu. Còn quần chúng tạicác vùng sâu xa, vì họ thiếu phước, kiếp trước ít tu, nên nay chẳng mấy khi đượcnghe các thầy cô thuyết pháp. Còn lập đàn chẩn tế và phá cửa địa ngục cho ôngbà cha mẹ siêu thăng, đốt vàng mã thật nhiều cho ông bà có tiền tiêu và có xehơi nhà lầu, dưới âm phủ, thì họ không đủ tiền.

Tóm lại, nếu nói Phật giáo Việt nam hiện tại chẳng có tiến bộgì thì không đúng. Vì cơ sở chúng ta hiện nay đồ sộ hơn trước, kể cả miền Namtrước 1975 chứ không cần so sánh xa xôi lùi cho đến đời Lý như Hòa thượng ThíchThanh Tứ. Ngoài việc xây dựng chùa to Phật lớn, Phật giáo hiện tại đã đóng gópgì cho gia tài văn hoá, tư tưởng của dân tộc, ngoài sứ mệnh được giao phó làrao truyền chính sách sáng suốt của Đảng quang vinh? Còn chuyện tìm một vị trícủa Phật giáo Việt nam, dù chỉ khiêm tốn thôi, trong thế giới hiện đại, là điềumộng tưởng xa vời.

Gần đây,các trường Phật học tại Saigon sợ tăng ni sinh nghe thêm những nguồn thông tinkhông phù họp với sự tuyên truyền một chiều vừa độc quyền vừa độc đoán của Nhànước, nên vừa cảnh cáo, vừa khuyên răn: hãy quên đi quá khứ mà lo chăm học chohiện tại. Quên đi quá khứ hận thù, để sống trong tình cảm dân tộc bao dung, đó làđiều cần phải học. Nhưng quên đi những thành tựu quá khứ gần nhất, chỉ cách đâychưa đầy 30 năm, để rồi so sánh sự tiến bộ của ta ngày nay với thời đại HồngBàng, hay với thời Lý như Hòa thượng Thanh Tứ, thế thì bản chất của nền giáo dụcPhật học ấy là gì? Có phải các thầy muốn dạy tăng ni sinh quên đi những hy sinhgian khổ của Thầy Tổ đã tạo ra di sản ngày nay, do vậy họ sẽ nhận thức dễ dàngrằng những gì chúng ta đang thừa hưởng ngày nay là nhờ công ơn Đảng và Nhà nước?

Lời hămcủa các thầy có giá trị “hàn mặc dy luân” của những nhà giáo dục. Chính vì thếtôi cho phổ biến bài tham luận này, mà trước đó tôi cho là ý kiến cá nhân nêngiới hạn người đọc. Bây giờ tôi vẫn xem đây chỉ là quan điểm cá nhân. Nhưng tôicho phổ biến để các thầy có cơ sở kiểm chứng những thành tựu mà Nhà nước đãgiúp Phật giáo Việt nam. Tất nhiên, tôi nhận mọi trách nhiệm trước pháp luật,và trên hết, trước lương tâm của một con người còn tin tưởng giá trị làm người.

Già lam10-11- 2003.

Tuệ Sỹ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]