Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2: Bản chất đích thật của mọi sự vật

11/03/201215:18(Xem: 7186)
Chương 2: Bản chất đích thật của mọi sự vật
BUDDHADASA
QUYỂN SÁCH CHO NHÂN LOẠI

Tóm lược Đạo Pháp của Đức Phật
Hoang Phongchuyển ngữ
Nhà Xuất Bản Phương Đông 2012

Chương II
BẢN CHẤT ĐÍCH THẬT CỦA MỌI SỰ VẬT

Chữ "tôn giáo" hàm chứa một ý nghĩa bao quát hơn so với chữ"luân lý". Luân lý có mục đích cải thiện những gì liên quan đến cáchhành xử và hạnh phúc của con người. Các loại luân lý đó đều na ná như nhau ở bấtcứ xó kẹt nào của thế giới này. Tôn giáo là một phương pháp tu tập thuộc một cấpbậc cao thâm hơn nhiều, thế nhưng các phương pháp thực hành giữa các tôn giáo thìlại hết sức khác biệt nhau. Luân lý giúp cho ta trở thành một người lương thiện,biết hành xử phù hợp với những nguyên tắc quy định cho nếp sống tập thể trongxã hội, nhằm mục đích giúp mình không gây ra thiệt hại cho người khác. Thếnhưng một người dù cho thật đạo đức đi nữa thì cũng phải gánh chịu khổ đau nhưtất cả mọi người khác, đấy là những khổ đau liên quan đến sự sinh, sự già nua,đớn đau và cái chết, đấy là chưa nói đến sự chi phối của những thứ u mê tâm thần.Quả thật luân lý không thể giúp loại bỏ được sự thèm muốn, ghét bỏ và u mê, do đócũng sẽ không loại bỏ được khổ đau. Trong khi đó tôn giáo - nhất là đối với PhậtGiáo - nhắm vào những mục đích cao xa hơn: đấy là sự loại bỏ hoàn toàn những thứô nhiễm tâm thần, có nghĩa là sự đình chỉ của mọi thể dạng khổ đau liên quan đếnsự sinh, sự già nua, đớn đau và cái chết. Điều đó cho thấy là tôn giáo khác vớiluân lý đơn thuần, và đối với Phật Giáo thì sự khác biệt đó lại còn nổi bật hơnnữa, nhất là khi đem so sánh Phật Giáo với các hệ thống luân lý thông thườngtrong thế gian này. Quả thật sự khác biệt đó quá lớn và thật hiển nhiên, vì thếchúng ta cũng nên quan tâm tìm hiểu Phật Giáo xem sao.

Phật Giáo là một phươngpháp nhằm mục đích mang lại một sự hiểu biết chuyên biệt gắn liền với sự thựchành, và nhằm đưa đến cho chúng ta một sự quán thấy thực tiễn mang một cấu trúcrõ rệt giúp tìm hiểu bản chất đích thật của mọi sự vật. Nên ghi nhớ cách địnhnghĩa này, vì nó sẽ giúp chúng ta hiểu được Phật Giáo dễ dàng hơn.

Chúng ta phải luôn tự vấnxem chúng ta quán thấy các vật thể có thật đúng với sự hiện hữu của chúng hay không.Ngay cả trường hợp mà chúng ta biết chính mình là gì, sự sống là gì, công ăn việclàm là gì, bổn phận là gì, các phương tiện sinh sống là gì, tiền bạc là gì, củacải là gì, danh dự và sự lừng danh là gì, thế nhưng chúng ta có dám tự nhận là chúngta hiểu được những thứ ấy một cách tường tận hay không? Nếu như chúng ta thật sự hiểu được các vật thểđúng với sự hiện hữu của chúng, thì chúng ta sẽ không thể nào hành động sai lầmđược, và nếu ví như hành động của chúng ta lúc nào cũng giữ được đúng đắn thì nàochúng ta có phải gánh chịu khổ đau như thế này đâu. Thật ra thì chúng ta mù tịtvề bản chất đích thật của mọi vật thể, do đó chúng ta chỉ có thể hành xử đúngđược phần nào mà thôi, và vì thế không thể nào tránh khỏi được sự phát sinh củakhổ đau. Phép tu tập Phật Giáo có mục đích giúp chúng ta nhận thấy những gì"đúng như thế". Khi đã hiểu được một cách thật minh bạch "nó lànhư thế" thì cũng có nghĩa là đạt được Quả trên Con Đường, và cũng có thểđấy là quả cuối cùng còn gọi là Niết-bàn, bởi vì sự hiểu biết đó đã tẩy xóa đượctất cả mọi thứ ô nhiễm trong tâm thức của mình.

Khi nào chúng ta đạt đượcsự hiểu biết "đấy là như thế", tức có nghĩa đạt được bản chất đích thậtcủa mọi vật thể, thì khi đó sự tỉnh ngộ cũng sẽ lấn lướt và vượt lên trên sựđam mê, và đương nhiên khi đó chúng ta cũng sẽ được giải thoát khỏi mọi khổđau. Thế nhưng trong lúc này đây thì chúng vẫn còn đang tu tập ở một cấp bậc màchúng ta chưa đủ sức để hiểu được thế nào là bản chất đích thật của mọi sự vật,và nhất là chúng ta vẫn chưa đạt được sự hiểu biết rằng tất cả đều vô thường vàhoàn toàn không hàm chứa một cái "ngã" mang tính cách cá thể nào cả.Chúng ta vẫn chưa nhận thức được là sự sống này cùng với tất cả những gì màchúng ta gắn bó, yêu thích, ham muốn và quý chuộng... đều là vô thường, bất toạinguyện, và trống không về một cái "ngã", cho nên chúng ta vẫn còn tiếptục say đắm những thứ ấy, yêu quý chúng, ham thích chúng, vui sướng được cóchúng, bám chặt lấy chúng. Thế nhưng khi đã hiểu được những lời giảng huấn củaĐức Phật, thì chúng ta cũng sẽ nhìn thấy mọi vật thể một cách đúng đắn hơn, nhận ra một cách thật minh bạch là chúng đềuvô thường, bất toại nguyện và không hàm chứa một cái "ngã" nào cả, vàhiểu rằng chúng không đáng để cho chúng ta bám víu. Đương nhiên sau đó thì mộtsự thăng tiến tuần tự sẽ xảy ra giúp chúng ta tháo gỡ dần dần sức mạnh thống trịcủa những vật thể ấy.

Cốt tủy những lời giáohuấn của Đức Phật đúng theo trong Tam Tạng Kinh thật ra không ngoài sự hiểu biếtvề bản chất đích thật của mọi sự vật - đơn giản chỉ có thế. Phải cần ghi khắctrong tâm cách định nghĩa ấy: đấy là những gì thật cần thiết cần phải nhớ trongkhi tu tập.

Đến đây thiết nghĩchúng ta cũng nên chọn một thí dụ chẳng hạn như Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế)để chứng minh chosự vững chắc của cách định nghĩa trên đây.

Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất cho biết tấtcả đều là khổ đau hay nguyên nhân của khổ đau, đấy là cách nêu lên một cáchchính xác các vật thể là gì. Thế nhưng chúng ta lại không đủ sức để hiểu tất cảchỉ là nguồn gốc của khổ đau, cho nên chúng ta vẫn ham muốn muốn được có nhữngvật thể. Đến khi nào chúng ta biết nhìn chúng là nguồn gốc mang lại khổ đau, thì nhất định khi ấy chúng ta sẽkhông còn thèm muốn được có chúng nữa.

Sự Thật Cao Quý Thứ Hai cho biết là sựham muốn là nguyên nhân mang lại khổ đau. Người ta cũng vẫn không hiểu đấy làgì, không nhìn thấy gì cả, không đủ sức hiểu được rằng sự ham muốn là nguyênnhân mang lại khổ đau. Sở dĩ chúng ta ham muốn có cái này hay cái nọ, đơn giảnchỉ vì chúng ta không hiểu được bản chất của sự ham muốn là gì.

Sự Thật Cao Quý Thứ Ba cho thấy là sựgiải thoát - có nghĩa là không còn bị trói buộc bởi khổ đau, tức thể dạng Niết-bàn- là sự tắt nghỉ hoàn toàn của sự ham muốn. Chẳng có ai chịu hiểu rằng Niết-bànlà một thể dạng có thể đạt được bất cứlúc nào và bất cứ nơi đâu, và vào đúng lúc mà sự ham muốn hoàn toàn tan biếnhết. Sở dĩ không hiểu bản chất của sự sống là gì nên người ta cũng chẳng quan tâmđến việc phải diệt bỏ sự ham muốn. Cũng thế người ta nào có quan tâm đến Niết-bànđể làm gì bởi vì người ta không hề biết nó là gì.

SựThật Cao Quý ThứTư còn gọi là "Con Đường" hay "Bát Chánh Đạo". Đấy làphương pháp giúp loại bỏ mọi sự ham muốn. Chẳng có ai chịu hiểu như thế, vàcũng chẳng có ai quan tâm là Bát Chánh Đạo lại có thể giúp loại bỏ được mọi khổđau. Chẳng có người nào nhìn thấy đấy là một sự trợ lực mà mình phải cần đến, mộtđiểm tựa mà mình phải nhanh chóng làm cho vững chắc thêm. Họ không hề quan tâmđến Con Đường Bát Chánh Cao Quýcủa Đức Phật, mặc dù đấy là một viên bảo châu hoàn hảo và quý giá nhất so với cảcái khối hiểu biết lớn lao của con người. Sự u mê ấy quả thật hết sức là kinhhoàng!

Chúng ta vừa thấy Bốn SựThật Cao Quý manglại cho chúng ta một sự hiểu biết minh bạchvề bản chất đích thật của mọi vật thể, tức có nghĩa là nếu chúng ta cứ đùa bỡnvới sự ham muốn, thì nhất định nó sẽ mang lại cho ta khổ đau..., thế nhưngchúng ta vẫn cứ nhất định tiếp tục đùa bỡn với nó cho đến một lúc mà chúng takhông còn đủ sức để mà gánh chịu khổ đau nữa! Quả thật đấy là một sự khôi hàithật thảm thương! Nếu không hiểu được bản chất đích thật của mọi sự vật thìchúng ta không thể nào hành xử một cách thích đáng trên bất cứ bình diện nào. Thậtvậy quả hết sức hiếm hoi để có thể xảy ra trường hợp mà hành động của mình tỏra thích đáng một cách tự nhiên. Thói thường thì hành động của mình cũng khôngkhác gì hành động của những người bị chi phối bởi sự bám víu và chỉ biết nhìnvào cứu cánh mà bào chữa cho phương tiện. Thế nhưng trên phương diện tâm linh,thì những hành động như thế thì không thể nào bào chữa được.

Đến đây chúng ta thử lậtlại một đoạn trong kinh sách Pa-li tóm lược về cốt tủy của Phật Giáo xem sao. Đấylà những lời của vị tỳ kheo A-thuyết-thị (Assaji) nói với Xá Lợi Phất(Sariputta) khi Xá Lợi Phất yêu cầu vị này hãy tóm lược cốt tủy của Phật Giáo bằngmột vài lời thật ngắn gọn. A-thuyết-thị trả lời như thế này: "Bất cứ một hiện tượng nào cũng đềuphát sinh từ một nguyên nhân. Đức Phật chứng minh cho thấy những nguyên nhân ấylà gì và tại sao lại có thể làm cho các hiện tượng biến mất khi người ta loại bỏđược các nguyên nhân làm phát sinh ra chúng. Đấy là những gì mà Vị Thầy đã thuyếtgiảng". Những gì mà Đức Phật muốn nêu lên là mọihiện tượng từ khởi thủy đều cần đến nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau để làmphát sinh ra chúng. Không thể nào loại bỏ được một hiện tượng khi nào cácnguyên nhân làm phát sinh ra nó chưa bị loại bỏ.

Đấy là một điều cảnhgiác cho chúng ta: không bao giờ được xem bất cứ một thứ gì lại có thể hàm chứamột thực thể tự tại và bất biến. Tất cả đều vô thường. Tất cả chỉ là hậu quả, vàhậu quả thì nhờ vào nguyên nhân mà có, chúng hiển hiện tùy thuộc vào nguyên nhânvà sẽ biến mất đi khi nguyên nhân không còn nữa. Thế giới chỉ là một dòng lưuchuyển bất tận của các sức mạnh thiên nhiên liên tục tương tác với nhau và cùngnhau biến động. Phật Giáo cho chúng ta biết rằng tất cả không hàm chứa một đặctính cá thể nào. Đấy chỉ là một dòng chuyển động bất tận, và đồng thời cũng tượngtrưng cho một sự bất toại nguyện căn bản, bởi vì trên dòng chảy đó không có mộtsự tự do nào cả, tất cả đều phải lệ thuộc vào quy luật của nguyên nhân và hậuquả. Sự bất toại nguyện ấy chỉ chấm dứt khi nào quá trình (nguyên nhân hậu quả)trên đây chấm dứt, và quá trình đó thì chỉ chấm dứtkhi nào các nguyên nhân bị loại bỏ và khi các nguyên nhân đã bị loại bỏ thìcũng sẽ không còn một tác động nào gây ra hậu quả có thể xảy ra được nữa.

Trên đây là cách giảithích thật sâu xa về bản chất đích thật của mọi vật thể mà chỉ có những ai đã giácngộ thì mới có thể nêu lên được. Đấy là tâm điểm của Phật Giáo. Phật Giáo chochúng ta biết rằng tất cả chỉ là những biểu hiện bên ngoài và chúng ta khôngnên rơi vào cái bẫy đó để mà yêu thích cái này hay ghét bỏ cái kia. Giải thoátthật sự cho tâm thức có nghĩa là hoàn toàn thoát ra khỏi chuỗi dài lôi kéo củanguyên nhân và hậu quả, và loại trừ tận gốc được các nguyên nhân. Đấy là cách loạibỏ được sự bất toại nguyện phát sinh từ các hiện tượng tạo ra sự thu hút hay tránhné.

Đến đây chúng ta thửtìm hiểu về ý định của Đức Phật khi Ngài chọn lối tu khổ hạnh xem sao. Động cơnào đã thúc đẩy Ngài? Câu giải đáp được ghi chép trong một bản kinh như sau:Ngài rời bỏ gia đình để trở thành người tu hành với mục đích tìm được lời giảiđáp cho câu hỏi sau đây: "Cái tốt chính thật là gì?". Ý nghĩa của chữ"tốt" (kusala) trong trườnghợp này là muốn nói lên là sự "hoàn thiện", tức sự hiểu biết về sự thậttuyệt đối. Đức Phật muốn tìm hiểu xem khổ đau là gì, nguyên nhân của khổ đau làgì, sự giải thoát khỏi khổ đau là gì. Đạt được sự hiểu biết tuyệt đối cũng cónghĩa là đạt được sự hoàn thiện tối thượng (sự viên mãn). Mục đích của Phật Giáo chẳng phải là gì khác hơn sựhiểu biết hoàn hảo về bản chất đích thật của mọi vật thể.

Ngoài ra còn một khái niệmquan trọng khác nữa trong giáo lý Phật Giáo gọi là Ba Đặc Điểm (tức là khái niệm về ba dấu ấn - nhiều học phái Phật Giáo chủ trương bốndấu ấn, và dấu ấn thứ tư gọi là niết-bàn - nirvana),đấy là vô thường (anicca),sự bất toại nguyện hay khổ đau (dukkha),và vô-ngã (anatta). Nếu không đủ sức hiểuđược các điều này thì cũng có nghĩa là chẳng hiểu Phật Giáo là gì cả. Đấy cónghĩa là tất cả đều vô thường, tất cả đều bất toại nguyện và không hàm chứa một"cái ngã" nào cả.

- Khi bảo rằng tất cả đềuvô thường thì đấy có nghĩa là tất cả đều biến động liên tục, vì lý do là khôngcó một thực thể (hay "cái ngã")nào có thể giữ nguyên không biến đổi, dù chỉ trongkhoảnh khắc.

- Khi bảo rằng tất cả đều là bất toại nguyện thìđấy có nghĩa là tất cả mọi vật thể đều hàm chứa nguồn gốc tự tại của khổ đau vàbất an. Vì cái bản chất đó mà mọi vật thể đều phản ảnh sự ghét bỏ và vỡ mộng (sự tỉnh ngộ).

- Khi bảo rằng không có"cái ngã" thì đấy có nghĩa là không có nơi nào có thể có bất cứ một thứgì có thể gọi là một thực thể mà người ta có quyền xem đấy như một "conngười" ("cái tôi")hay gọi là "cái của tôi" (tức là một "con người" và những gì thuộc "sở hữu" củamột con người). Nếu ta nắm bắtcác thứ ấy và tự buộc mình vào các thứ ấy thì ta sẽ không tránh khỏi phải nhậnlấy khổ đau.

Các vật thể vật chấtnguy hiểm hơn cả lửa bỏng bởi vì một trận hỏa hoạn có thể nhìn thấy từ xa, và nhờđó mà có thể tránh được; trong khi ấy có những thứ tuy đang cháy bỏng nhưng lạikhông phát thành ngọn lửa, đối với các thứ ấy thì ta không đắn đo gì cả mà cứđưa hai tay để nắm, để rồi ta sẽ không sao tránh khỏi đớn đau.

Cách giảng giải trênđây giúp ta hiểu rõ thế nào là bản chất đích thật của các vật thể đúng theo ýnghĩa của Ba Điểm Đặc Trưng (ba dấu ấn: vô thường, bất toại nguyện, vôngã). Tóm lại một cách đơn giản thì Phật Giáo là mộtphương pháp thực dụng mang một cấu trúc rõ rệt, nhằm nêu lên các vật thể đúng vớibản chất của chúng.

Thật hết sức quan trọngphải nhận thấy được bản chất đúng thật của mọi vật thể. Sau khi đã nhận thấy đượcbản chất ấy thì tiếp theo đó còn phải biết luyện tập như thế nào hầu có thể ứngxử thích nghi với cái bản chất ấy (của các vật thể). Ngoài ra kinh sách còn nêu lên những lời giáo huấnkhác nữa gọi là những lời "giáo huấn trọng đại". Đấy là những lời giáohuấn gồm ba điểm: tránh không được làm điều xấu, nên làm điều tốt, và tinh khiếthóa tâm thức. Đấy cũng là nguyên tắc căn bản của sự tu tập. Khi đã ý thức được tấtcả đều vô thường, không có giá trị gì (khổ đau)và cũng chẳng phải là "của ta" (vô ngã), thì ta cũng hiểu rằng chẳng có thứ gì đáng cho ta nắm giữ và bám víu, vàhơn nữa việc ý thức ấy cũng là cách nhắc nhở chúng ta phải thật thận trọngtrong từng hành động, không được làm điều xấu, tức không được vi phạm các điềumà giới luật hiện hành cấm đoán và phải từ bỏ mọi sự ham muốn và bám víu quáđáng. Mặt khác thì phải thực hiện điều tốt - điều tốt ở đây phải hiểu theo ýnghĩa của các bậc hiền nhân nêu lên. Hai cách hành xử vừa nêu lên chỉ thuộc vàolãnh vực luân lý, trái lại cách hành xử thứ ba là loại bỏ tất cả mọi thứ ô nhiễmđể tinh khiết hóa tâm thức mới thật sự là những gì đặc thù của Phật Giáo. Khinào tâm thức còn gánh chịu sự khống chế của tư duy và xúc cảm - mà người ta gọichung là các "đối tượng tâm thần" - thì nó không thể nào giữ được sựsạch sẽ và tinh khiết. Thể dạng tự do của tâm thức chỉ có thể thực hiện được bằngsự hiểu biết thật sâu xa về bản chất của các "đối tượng tâm thần" ấy.Thiếu sự hiểu biết đó, ta sẽ tiếp tục lang thang như một người mù, điều khiển bởisự yêu thích hay ghét bỏ. Cho đến khi nào ta vẫn còn hành xử theo cung cách đó (tức yêu thích hay ghét bỏ)thì ta chưa có thể tự cho mình là tự do được.

Chúng ta là những conngười, vì thế chúng ta bị chi phối từ căn bản bởi hai thể dạng xúc cảm đơn thuần,không hơn không kém: đó là sự ham muốn và sự ghét bỏ (hai thể dạng này liên quan đến hai thứ giác cảm của tâm thức là thíchthú và khó chịu). Bị nô lệ bởicác tâm trạng tinh thần của chính mình nên ta không thể nào tìm thấy được một sựtự do thật sự nào, đơn giản chỉ vì ta không hiểu biết được bản chất đích thật củacác tâm trạng tinh thần hay các vật thể đúng như thế. Khi ta yêu thích một vậtthể nào đó thì ta muốn đoạt lấy nó, chiếm hữu nó. Đối với một vật mà ta ghétthì ta tìm cách đẩy nó ra hay loại trừ nó. Khi nào hai thể dạng xúc cảm đó cònhiện hữu thì khi đó tâm thức ta sẽ còn bị trói buộc. Khi nào tâm thức vẫn còn rơivào sự chểnh mảng không nhận ra được là đang yêu thích cái này, đang ghét bỏ cáikia thì khi đó tâm thức vẫn chưa được tinh khiết hóa và chưa tránh khỏi được sựkhống chế mang lại từ các phản ứng của chính nó. Chính vì thế mà cấp bậc giáohuấn cao nhất của Phật Giáo là loại bỏ mọi bám víu vào các vật thể tạo ra sự quyếnrũ hay ghê tởm, và có thể còn phải vượt xa hơn thế nữa, tức phải loại bỏ cả sựbám víu vào cái tốt cũng như cái xấu. Khi tâm thức đã được tinh khiết hóa và loạibỏ được cả hai cách phản ứng trên đây của xúc cảm thì nó sẽ tìm thấy được sự tựdo.

Các tôn giáo khác chỉ biếtkhuyên bảo phải tránh cái xấu và nên bám vào cái tốt, bám vào cái tốt quá chặt đếnđộ bám luôn cả cấp bậc cao nhất của nó: ấy là Trời. Phật Giáo đi xa hơn thế nhiềuvì Phật Giáo không chấp nhận bất cứ một sự bám víu nào. Bám víu vào cái tốt nhưlà một đối tượng cho sự tu tập chỉ có thể đưa đến một cấp bậc tạm thời nào đó, vìsau đấy dù cho ta có cố gắng đến đâu đi nữa thì sự tu tập đó cũng sẽ dừng lại đấyvà nó sẽ không thể đưa chúng ta vượt lên một cấp bậc khác cao hơn được. Tu tập ởcấp bậc thấp nhất là tránh điều xấu, sau đó thì phải cố gắng tối đa để thực hiệnđiều tốt, và vào cấp bậc cao nhất thì phải đưa tâm thức vượt lên trên sự khốngchế của cả cái tốt lẫn cái xấu.

Khi còn bám víu vào quảngọt do hành động tốt mang lại thì khi đó ta vẫn chưa đạt được sự giải thoát hoàntoàn khỏi khổ đau. Nếu như một người hung dữ phải chịu khổ đau tương quan với sựhung dữ của hắn thì một người tốt cũng phải chịu khổ đau tương quan với cái tốtcủa người ấy. Nếu ta là một người tốt thì ta cũng sẽ khổ đau tương tự như nhữngngười tốt khác phải khổ đau. Một vị thiên nhân tốt vẫn cảm thấy cái khổ đau xảyra cho tất các thiên nhân, kể cả một vị trời cũng phải khổ đau tương quan với cáibản chất thiêng liêng của chính vị ấy. Sự giải thoát hoàn toàn của khổ đau chỉcó thể xảy ra khi một cá thể được giải thoát và vượt xa hơn những gì mà ngườita gọi là "cái tốt", hầu trở thành một vị Thánh nhân(Aryan), tứclà một cá thể đã vượt lên trên các điều kiện trói buộc con người để sau đó sẽ trởthành một cá thể hoàn toàn hoàn hảo tức là một vị A-la-hán.

Như chúng ta đã thấy,Phật Giáo tức là những lời giáo huấn của Đức Phật, còn gọi là vị Giác Ngộ, vàPhật tử là những người mang ra thực hành những lời giáo huấn ấy. Vậy thì Đức Phậtđã giác ngộ về cái gì? Thật hết sức đơn giản, đấy là bản chất đích thật của mọivật thể. Tóm lại Phật Giáo là những lời giáo huấn giúp chúng ta nhìn thấy nhữnggì đúng như thế. Vậy về phần chúng tathì phải luyện tập như thế nào để tự mình có thể nhận ra cái sự thật ấy. Chúngta có thể vững tin rằng khi nào đạt được sự hiểu biết hoàn hảo đó, thì lúc ấy mọisự ham muốn cũng sẽ theo đó mà tan biến hết, bởi vì sự hiểu biết sẽ phát lộngay vào giây phút mà vô minh bắt đầu biến mất.

Đối với Phật Giáo, bấtcứ khía cạnh tu tập nào cũng đều nhằm vào mục đích phát huy sự hiểu biết. Lý dothật hết sức đơn giản là vì nếu muốn đạt được sự hiểu biết thì ta phải hướng tâmthức vào con đường tu tập hầu giúp mình đạt được tâm điểm Đạo Pháp của Đức Phật(Buddha-Dhamma).Tuy nhiên cũng phải biết tu tập như thế nào để có thể đạt được một sự hiểu biếtđúng đắn do sự quán thấy sâu xa và minh bạch mang lại, không phải là một sự hiểubiết nông cạn của thế tục có thể khiến cho mình lầm lẫn giữa cái xấu và cái tốt,và tin rằng một nguyên nhân nào đó sẽ đưa đến hạnh phúc thế nhưng thật ra thì đấychỉ là nguồn gốc mang lại khổ đau. Hãy cố gắng nhìn vào các sự vật xuyên qua thểdạng khổ đau của chúng và rồi tuần tự từng bước một ta cũng sẽ đạt được sự hiểubiết như vừa kể. Sự hiểu biết đó chính là sự hiểu biết của Phật Giáo, xây dựngtrên những nguyên tắc thật vững chắc.

Nếu biết sử dụng phươngpháp đó thì bất cứ một người bình dị nào, không nhất thiết phải có một trình độhọc vấn cao, cũng đều có thể đạt được chỗ tinh anh ấy của Phật Giáo. Trong khiđó một học giả uyên thâm về tôn giáo, đạt được thật nhiều văn bằng đại học, chỉbiết vùi đầu vào việc nghiên cứu Tam Tạng Kinh mà không để tâm quán nhìn các vậtthể qua góc cạnh đó (khổ đau), thì sẽ không bao giờ có thể thấu triệt được những lời giáo huấn. Một sốngười trong chúng ta nhờ vào một khả năng thông minh nào đó đều có thể nghiên cứuvà quan sát thật kỹ lưỡng các vật thể giúp mình nhìn thấy được bản chất đích thậtcủa chúng. Tất nhiên là cần phải quan sát tất cả các hiện tượng xảy đến với ta,tìm hiểu bản chất của chúng, và nhất là phải nhìn thấy nguồn gốc của khổ đau dochúng mang lại, cái khổ đau đó sẽ bùng lên thành ngọn lửa để thiêu đốt ta. Hãy dựavào những gì được giải thích trên đây để triển khai một sự chú tâm cao độ giúpcho ta biết quan sát, xét đoán và chờ đợi xem khổ đau sẽ xảy đến với mình nhưthế nào: đấy là phương pháp tốt nhất để tìm hiểu Đạo Pháp của Đức Phật (Buddha-Dhamma).Làm được như thế sẽ mang lại cho ta nhiều lợi ích hơn là cách học hỏi Đạo Pháptrong Tam Tạng Kinh. Nếu cứ vùi đầu vào việc nghiên cứu Đạo Pháp trong Tam TạngKinh, dù trên phương diện ngôn ngữ hay văn chương, thì cũng đều bất lực không thểgiúp ta khám phá ra được bản chất đích thật của mọi sự vật. Tất nhiên là Tam TạngKinh ghi chép vô số những lời giải thích về bản chất đích thật của mọi sự vật,thế nhưng người ta lại chỉ biết nghe như những con vẹt và sau đó lập lại nhữnggì mà mình nhớ được. Họ không đủ sức để tự đi sâu vào bản thể đích thật của mọisự vật. Thế nhưng, nếu họ biết sử dụng phương pháp nội quán để tự mình khám phára xem tâm thức mình vận hành như thế nào, biết dựa vào những kinh nghiệm cánhân để nhận thấy sự ô nhiễm đã từng làm cho tâm thức mình bị u mê ra sao, sự vậnhành của khổ đau và của thiên nhiên như thế nào - nói cách khác là tất cả nhữnggì tạo ra sự sống của chính mình - thì họ sẽ có đủ khả năng đi sâu vào Đạo Phápđích thật của Đức Phật.

Thí dụ một người nào đóchưa bao giờ được đọc hay được nghe nói đến Tam Tạng Kinh, thế nhưng người ấy biếtquan sát thật sâu xa mỗi lần khổ đau hiển hiện ra và đốt cháy mình như thế nào,thì có thể bảo rằng người ấy biết tìm hiểu Tam Tạng Kinh một cách trực tiếp và đúngđắn hơn nhiều so với những người chỉ biết đem ra mà đọc. Đây là những người chỉbiết tìm kiếm sự vui thích bằng cách vuốt ve kinh sách, họ hoàn toàn không ý thứcđược là những trang giấy ấy hàm chứa cả một nền tảng Đạo Pháp bất tử. Cũng thế,chúng ta may mắn được thừa hưởng tiềm năng con người, thế nhưng tiếc thay chúngta lại chỉ biết sử dụng tiềm năng đó để lao đầu vào đủ mọi chuyện vô bổ vàkhông hề nghĩ đến việc sử dụng nó để tìm hiểu xem mình là gì, và cũng không giảiquyết nổi những khó khăn của chính mình. Chúng ta luôn bị vướng mắc vào khổđau, bị nô lệ cho sự ham muốn, và trong từng giây phút của cuộc sống này sự hammuốn ấy luôn tìm cách làm gia tăng thêm cái khổ đau sẵn có của mình, trong khi ấynguyên nhân mang lại tình trạng vừa kể thì lại hết sức đơn giản: đấy là cái vôminh của mình không cho phép mình nhìn thấy bản chất đích thật của mọi vật thể.

Quả thật hết sức khó chochúng ta hiểu được Tam Tạng Kinh và những sự thật sâu xa hàm chứa trong đó, vìthế tốt hơn hết chúng ta nên khởi sự học hỏi Đạo Pháp của Đức Phật bằng cách tìmhiểu bản chất đích thật của chính mình trước đã. Chúng ta hãy tập nhận biết tấtcả những vật thể tạo ra thân xác này và cả cái tâm thức này của mình. Tìm hiểu nhữngbài học do cuộc sống này mang lại, một cuộc sống xoay tròn bất tận trong chu kỳcủa sự ham muốn, của những hành động phát sinh từ sự ham muốn, của sự ham muốn đượcthụ hưởng các kết quả do hành động mang lại..., thế rồi tất cả các thứ ấy lạitiếp tục nuôi dưỡng thêm sự ham muốn để thúc dục được thụ hưởng những thứ ấynhiều hơn nữa, và cứ tiếp tục như thế cho đến vô tận. Cuộc sống ấy bị vướng mắcvào cái vòng lẩn quẩn của thế giới Ta-bà (Samsara), tức là cái đại dương của khổđau này, mà nguyên nhân gây ra thì lại hết sức đơn giản: đấy là sự u mê khôngbiết gì về bản thể đích thật của mọi sự vật.

Tómlại, Phật Giáo là một phương pháp thực dụng có một cấu trúc rõ rệt, nhằm mụcđích giúp chúng ta nhìn thấy các sự vật đúng với bản chất đích thật của chúng. Khinào mà ta nhìn thấy được cái bản chất ấy của chúng thì khi ấy ta cũng sẽ khôngcòn cần phải nhờ vả đến bất cứ ai khác đứng ra giảng dạy hay trợ lực cho ta nữa,vì ta có thể tu tập lấy một mình. Mức độ thăng tiến mà ta thực hiện được trênCon Đường của người A-la-hán sẽ tương quan với mức độ gia tăng của khả năng loạibỏ được các thứ ô nhiễm trong tâm thức, và khả năng tránh được các hành động sailầm. Sau hết, chúng ta sẽ đạt được những gì cao đẹp nhất của một con người, vàđấy cũng là những gì mà người ta gọi là Quả do Con Đường mang lại, tức đấychính là Niết-bàn. Chúng ta có thể đạt được Niết-bàn tự lực một mình, bằng cáchđơn giản chỉ cần cố gắng tập tìm hiểu ý nghĩa sâu xa nhất của bản chất đích thậtcủa các sự vật là đủ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]