Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần II: Các vị thầy, giáo pháp, và sự truyền thừa

26/01/201204:17(Xem: 6039)
Phần II: Các vị thầy, giáo pháp, và sự truyền thừa

PHẬT GIÁO & NỮ GIỚI

NỮ GIỚI & PHẬT GIÁO
(Truyền Thống, Cải Cách, Phục Hồi)
Biên soạn: Ellison Banks Findly
Chuyển ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh, Diệu Ngộ Mỹ Thanh, Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Phần II
CÁC VỊ THẦY, GIÁO PHÁP, VÀ SỰ TRUYỀN THỪA


Các Nữ Giảng Sư:
Các Vị Ni Tiền Bối “Xứng Đáng Với Lòng Tin Của Tôi”

phatgiaovanugioi-04
Ellison Banks Findly

Sđa dạng của Phật giáo đương đại phản ảnh sự giao thoa giữa truyền thống lịch sử phong phú và các áp lực phức tạp của đời sống hiện đại. Thí dụ, các cộng đồng Phật giáo mới nổi lên, tự xưng là Tăng đoàn. Các hình tượng Phật, sách vở, tài liệu, tin tức phát tán khắp nơi qua các phương tiện truyền hình, truyền thông. Và các vị tu sĩ Phật giáo cũng tham gia, như họ đã từng làm trong quá khứ, các hoạt động có thể bị diễn giải sai lệch như việc nhận cúng dường, việc tham gia vào các hoạt động xã hội và chính trị. Một tâm điểm mới của Phật giáo là làm tăng trưởng vai trò của phụ̣ nữ̃ đương đạ̣i, là một đề tài gây nhiều tranh cãi. Điều được tranh luận nhiều nhất là sự thọ̣ đại giới của các ni, với sự quan tâm đặc biệt về tính xác thực củ̉a sự truyền thừa, sự trao truyền giữa các tông phái và vai trò hợp pháp của tăng đoàn.

Một khía cạnh của các mối quan tâm này là vai trò của giáo dục đối với các nữ tu sĩ. Giáo thuyết trong các kinh tạng cho phép chư tăng, cũng như chư ni, được trở thành giáo thọ của các nữ tu sĩ, nhất là khi họ đang trong thời kỳ tu học, cho phép chư tăng được có mặt và quản lý ở những giai đoạn quan trọng trong cuộc sống của người nữ tu sĩ Phật giáo - như là trong lúc an cư mùa mưa, ở các buổi sám hối mỗi hai tuần, ở lễ tự tứ hàng năm thiết lập trước khi kết thúc khóa an cư, trong những vấn đề liên quan đến giới luật, và dĩ nhiên là trong buổi lễ thọ đại giới. Tuy nhiên, hiện nay các phong trào nhắm đến việc làm cho các điều luật giữa tăng và ni được trở nên bình đẳng hơn và tìm cách giải thích lại những điều luật cổ xưa này. Thí dụ, nhiều nỗ lực mới đây đã được thực hiện nhằm phát triển nền giáo dục nội điển cao hơn cho chư ni Tây Tạng, cũng như cải cách các cơ cấu tổ chức để dành không gian và cơ hội cho các vị nữ tu trên thế giới có thể gặp gỡ và trao đổi với các nữ tu khác về các đặc trưng trong tông phái của họ.

Theo sát truyền thống, trong lý thuyết cũng như thực hành, đồng thời để cho các nghi thức tu tập trong Phật giáo được tự thích nghi với những hoàn cảnh mới là đề tài luôn được nói đến trong lịch sử Phật giáo, nhưng ngày nay vấn đề đó càng trở nên bức thiết hơn. Áp lực giữa nhu cầu phải gìn giữ tinh thần trung thực và nhu cầu phải đáp ứng theo với những điều kiện và hoàn cảnh hiện tại, đã trở nên nổi cộm trong lãnh vực về giới tính. Vì truyền thống Phật giáo đã nêu rõ rằng về thể chất cả người nam lẫn người nữ đều có thể được chứng đắc với tư cách là người nam hay nữ -như vị trưởng lão ni Soma đã nói trong trưởng lão ni kệ Therigatharằng trong Giác Ngộ không có sự phân biệt giới tính[1]- sự khác biệt có chăng là trong phạm vi truyền thống chứ không phải do những giá trị về thể chất.

Theo truyền thống, có bốn lãnh vực người nữ tu sĩ bị đối xử phân biệt. Đầu tiên, các giáo lý và nghi thức để hướng dẫn sự phát triển tâm linh cho tăng ni luôn không nhất quán xuyên suốt nhiều thế kỷ, thường là bất lợi cho nữ giới, người nữ ít có cơ hội để tiến lên các cấp độ tâm linh cao hơn, dầu rằng trong tông phái của họ có nhiều tiềm năng như thế. Thứ đến, việc áp dụng các giới luật đối với chư ni cũng khắt khe hơn với chư tăng. Thứ ba, việc công nhận những thành tựu tâm linh qua các tước hiệu, tôn xưng cũng khá hạn chế đối với ni hơn là với tăng. Và cuối cùng, nữ giới - được các kinh tạng Pali cổ xưa nói đến như là kicchalabha (hay dullabha), có nghĩa là “được thọ lãnh (chỉ phẩm vật) với sự trắc trở”[2]- nhận được sự cúng dường vật chất từ các thí chủ rất hạn chế, do đó khó thể đáp ứng các nhu cầu cho cá nhân và cho đại chúng như bên tăng.[3]

Chắc chắn là kinh tạng Pali cũng chịu ảnh hưởng của các quan niệm tiêu cực nổi cộm đối với phụ nữ trong văn hóa Ấn-độ giáo và Vệ-đà trong những thế kỷ khi nó thành hình, và những quan điểm này khi đã được đưa vào kinh tạng, ở một mức độ nào đó chúng đã trở nên mẫu mực cho các truyền thống tương lai liên quan đến nữ giới. Chắc chắn rằng cũng do các quan điểm này mà chư ni được có những sự an bài đặc biệt trong việc ăn ở sinh hoạt thường ngày, như là được cho nhiều tiền hơn để sắm vật dụng những lúc có kinh kỳ[4], không được đi lại một mình trong thời gian tu tập[5], hay đi khất thực mà không có người bảo vệ qua những khu vực nguy hiểm.[6] Ngược lại, trong các kinh tạng cổ xưa cũng dành cho nữ giới, tại gia hay xuất gia, nhiều quyền hạn: thí dụ trong lãnh vực bố thí, nữ cư sĩ có quyền tự quyết định bố thí cho ai, bố thí bao nhiêu, và quý ni cũng được có tự do gần giống như bên tăng để hoạch định chi tiết cho các sinh hoạt nơi tu viện của họ dựa trên quá trình trải nghiệm của họ.

Hiện tại, các quyền tự do trước đây của ni giới được khôi phục lại khi họ trở nên quan tâm nhiều hơn về sự bất bình đẳng trong cơ chế về giáo dục và rèn luyện cho các nữ tu sĩ vừa xuất gia, và trong sự lựa chọn để được thọ đại giới của họ. Dầu các sự lựa chọn dành cho ni giới trên thế giới khác nhau tùy theo hoàn cảnh địa lý, hay truyền thống, nhu cầu được có nhiều cơ hội hơn trong giáo dục và trong việc được thọ đại giới nói chung là rất phổ quát. Bài tiểu luận này sẽ đặt trọng tâm vào các tài liệu Pali cổ xưa về các nữ giáo thọ của quý ni, với mục đích khám phá các yếu tố trong truyền thống, qua đó sự giáo huấn chỉ bởi người nữ là một phương án có thể được chấp nhận. Trong phần thảo luận này, chúng tôi cũng đánh giá những điều kiện dựa theo kinh điển đối với nữ giáo thọ, so với các nam giáo thọ, và đề nghị rằng các quy luật dựa hoàn toàn trên mức độ thâm niên, thường là một phần trong đời sống nơi tu viện hiện nay có thể được gia giảm bằng cách quay về với các tiêu chuẩn cơ bản của khả năng lãnh đạo như là kinh nghiệm, năng lực và khả năng làm phát khởi tín tâm nơi người khác.

Sự Tự Quản và Sự Quản lý Của Tăng:

Giáo Huấn & Thọ Giới

Bước ‘dấn thân’ khởi đầu của nữ giới nhờ vào sự can thiệp và ủng hộ tích cực của ngài Ananda là rất quan trọng, vì nó làm nổi bật hai khía cạnh về vị thế của người nữ trong Phật giáo. Đầu tiên, về phương diện thể chất, người nữ được cho là hoàn toàn có khả năng để đạt được chứng ngộ như người nam, trong cả hai mặt về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm tu chứng. Tuy nhiên, thứ đến, các quan niệm xã hội, các giới luật, tự viện, và các nghi thức qua đó ni giới phải sống theo, đã giới hạn sự tham gia của ni giới theo sự đánh giá trong bối cảnh văn hóa khi kinh tạng được thành hình, và truyền thống địa phương ở thời điểm đó - cả hai phần lớn đều khắc khe đối với phụ nữ. Bát kỉnh pháp, lời dạy chính yếu từ kinh tạng, dường như đã quyết định và là biểu tượng của sự phụ thuộc của chư ni giới đối với chư tăng. Giới luật này họ phải giữ suốt đời, là điều kiện được đức Phật đề ra trước khi chấp nhận các nữ Phật tử đầu tiên vào hàng xuất gia:

1. Tỳ-kheo ni dù bao nhiêu tuổi hạ, cũng đều phải một lòng kính trọng, lễ phép đối với tỳ-kheo tăng.
2. Phải an cư nơi có sự hiện diện của chư tăng.

3. Mỗi nữa tháng phải thỉnh cầu tỳ-kheo tăng về trong ngày Bố-tát (Uposatha) và giáo giới cho mình.

4. Kết thúc mùa an cư, phải làm lễ Tự tứ (Pavarana) trước hai bộ Tăng chúng.

5. Nếu phạm trọng tội, phải chịu kỷ luật trước hai bộ Tăng.

6. Sau hai năm thọ sáu giới, một thức-xoa-ma-na (sikkhamana) phải thỉnh cầu hai bộ tăng khi thọ giới Cụ túc.

7. Không được nặng lời hay chỉ trích tăng dưới bất cứ hình thức nào.

8. Người ni không được khiển trách tăng, nhưng tăng có quyền khiển trách ni[7].

Hai giới luật đặc biệt quan trọng đối với việc giáo huấn cho và bởi ni giới là giới số 3 và số 6. Liên quan đến giới số ba, việc ban ovada(sự dạy dỗ hay sách tấn) của chư tăng đối với chư ni vào thời khóa Uposatha(Bố-tát: nghi lễ phải thực hiện trong đời sống tăng đoàn mỗi nửa tháng khi Pháp được dẫn giải và giới bổn Pæimokkha(ba-la-đề-mộc-xoa) được trì tụng nhằm mục đích sám hối) là bốn điều luật liên quan đến sự giáo huấn của chư tăng dành cho ni. Trong đó, giới đầu tiên rất quan trọng trong phần thảo luận của chúng ta. Vị tăng được chọn lựa ở thời điểm nào đó để làm giáo thọ cho quý ni thường phải là một vị cao niên (thera), người đã được tăng đoàn đồng ý dựa trên sự biểu hiện của tám đức tính: vị ấy phải có đạo đức; vị ấy phải tuân giữ các giới của Pæimokkha; phải hành xử đúng đắn và theo giới luật; phải biết đến sự nguy hại của những lỗi dù nhỏ nhặt nhất; đã được rèn luyện theo giới luật tu học; phải học tụng và thuộc lòng kinh điển và là nơi chứa đựng pháp học.[8] Kinh Tăng Chi Bộ còn thêm một số đức tính khác như là: vị giáo thọ tăng phải có giọng nói dễ nghe, phát âm rõ ràng, lời giảng có ý nghĩa, gọn gàng, dễ hiểu, và phải có khả năng làm phát khởi tín tâm cho chư ni với những điều vị ấy giảng dạy, phải khiến các ni được dễ chịu và cảm mến.[9] Như thế, vị giáo thọ tăng của chư ni phải thân thiện, dễ chịu, có tiếng tốt, có học, chưa bao giờ bị phạt vì thói quen hay tranh cãi, quá ngu si, phạm giới luật, và liên hệ không chính đáng với phụ nữ.[10]

Tuy nhiên, có những trường hợp theo sự miêu tả của Luật tạng, không phải tất cả các giáo thọ tăng đều làm được như đã nêu. Có hai trường hợp điển hình. Đầu tiên là việc thành lập một văn phòng cho các vị giáo thọ ni có khả năng, vì có một nhóm sáu tăng đã giảng dạy cho các vị ni những bài Pháp thoại không xứng đáng. Khi chư ni than phiền về điều này, họ đã được chính đức Phật giảng một bài pháp tuyệt vời.[11] Trường hợp thứ hai, thầy C‰lapanthaka bị cáo buộc là chỉ hỏi về tám giới luật quan trọng thay vì lý ra ông phải giảng giải chúng cặn kẽ trong bài Pháp của mình, và chỉ lặp đi lặp lại một câu kệ mà không giải thích gì. Sau đó Thầy ấy lại xoa dịu các vị ni đã than phiền bằng các biểu diễn thần thông (iddhi). Các sự việc này là bằng chứng cụ thể rằng các vị ni thời xưa không những quyết có được sự giáo dục tâm linh tốt nhất mà họ còn thôi thúc nền giáo dục truyền thống phải được chỉnh sửa, đổi thay.

Tuy nhiên, tác giả Horner cũng lưu ý chúng ta đến “điều hoàn toàn không thể xảy ra của việc các ni sách tấn, dạy dỗ các ni khác”, là rõ ràng trong tất cả các nghi thức Phật giáo cổ xưa, và đương nhiên là sự phụ thuộc của họ vào chư tăng trong lãnh vực này. Tuy nhiên, tác giả này cũng đề cập đến một phần khác của nghi thức Uposatha, việc trì tụng kinh bổn Pæimokkha lại hoàn toàn tùy thuộc các ni. Khởi đầu, kinh Pæimokkha là do quý tăng trì tụng cho quý ni, nhưng ngay từ lúc đó các ni đã thắc mắc ai phải là người trì tụng bài kinh sám hối cho họ, và sau khi tham khảo ý kiến của đức Phật (theo Cullavagga), điều luật này được sửa đổi lại để chính các ni sẽ tụng Pæimokkha cho các vị ni khác,[12] với những lời giáo huấn thêm của chư tăng, nếu thấy cần thiết.

Sự điều chỉnh này song hành, khá sớm, với những biến đổi cởi mở khác trong cuộc sống của chư ni. Thí dụ, người ta cho rằng theo thỉnh cầu của Mahpajpati, đức Phật đã cho phép chính các ni, chứ không phải chư tăng, được giáo huấn các nữ tu sĩ mới xuất gia. Thêm nữa, do yêu cầu của đám đông quần chúng, giới luật được chuyển đổi để chư ni, chứ không phải tăng, xác nhận bất cứ sự phạm giới nào của các ni, và từ đó đặt ra hình phạt thích đáng. Và cuối cùng là do sự thỉnh cầu của chư tăng, các hoạt động chính thức vì quyền lợi của ni giới sẽ do chính chư ni đảm trách, chứ không phải chư tăng[13] - dầu chư tăng vẫn có thể hướng dẫn nếu chư ni không rành các nghi thức. Theo như Horner ghi nhận, “tất cả những sự gia giảm này… cho thấy một xu hướng đang phát triển trong ni giới là tách biệt, nếu có thể, sự quản lý nội bộ của họ khỏi tăng đoàn”.

Giới thứ sáu trong tám giới do đức Phật đề ra - đề cập đến việc thọ đại giới của chư ni (upasampad)[14]- thể hiện một ngoại lệ quan trọng trong mối quan tâm về sự tự quản cho ni bộ. Theo truyền thống phát triển, việc thọ đại giới sẽ được cử hành khi một sa-di ni đã hoàn thành hai năm tu tập làm thức-xoa-ma-na (sikkhammn)thọ sáu giới: gồm năm giới trong đó có không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, cộng thêm giới không ăn sai thời. Lý do của thời gian thử thách hai năm là vì người nữ đó có thể đang mang thai - thời gian đó đủ cho thai phát triển, được hạ sinh và người mẹ có thể thu xếp êm đẹp trước khi xuất thế. Cũng giống như với chư tăng, việc quyết định chấp nhận một người nữ (rồi sau này cho thọ giới) vào tăng đoàn không phải là một vấn đề cá nhân, mà nó còn ảnh hưởng đến cả chúng tu. Hơn thế nữa, dầu một trong những hành sự quan trọng nhất là chọn một bổn sư (ni sư tế độ), người sẽ chăm lo cho việc giáo giới sư cô này. Việc chọn lựa này phải được thực hiện từ rất sớm, bắt đầu khi một người vừa được tiếp nhận, và việc giáo giới sẽ được duy trì suốt thời gian thử thách, lúc thọ đại giới và hai năm đầu tiên của người tỳ-kheo ni.

Khi một người tập sự đã sẵn sàng để thọ giới Cụ túc, vị bổn sư sẽ tập cho sa-di này trả lời hai mươi bốn câu hỏi bắt buộc sẽ được đặt ra trong buổi lễ thọ giới. Trong đó bao gồm mười một câu về vấn đề vệ sinh thân thể, năm về các loại bệnh, nói chung, các câu hỏi này cũng tương ưng với các câu hỏi dành cho bên tăng. Tuy nhiên sẽ không có câu hỏi về trình độ học vấn của người sa-di, vì điều này đã được vị bổn sư đảm trách trong thời gian người đó tập sự. Việc nêu tên vị lão ni (pavattin­) người đã đề nghị sư cô được thọ đại giới cũng là một điều kiện bắt buộc ở thời điểm này. Khi đến ngày cử hành nghi lễ thọ giới, ni chúng sẽ được thông báo rằng có một sư cô muốn được thọ giới. Sau đó sư cô được dẫn ra trước chúng, với y áo chuẩn bị chỉnh tề, năm y và một bình bát được đưa đến trước mặt cô khi cô một lần nữa chọn người tế độ để hướng dẫn cô trong buổi lễ thọ giới và hai năm đầu tiên của một vị tân tỳ-kheo ni. Với sự hiện diện của chư Tăng, lúc đó cô đảnh lễ dưới chân các ni trưởng, ngồi trên gót chân (haunches) với tay trong tư thế a–jali, và thỉnh cầu được thọ giới. Ni chúng sẽ lắng nghe cô trả lời hai mươi bốn câu hỏi, và sẽ được vị ni tế độ thỉnh cầu sự đồng ý của họ cho cô được thọ giới.

Nếu chư ni chấp nhận lời thỉnh cầu - được biểu hiện bằng sự im lặng khi được hỏi ba lần - vị ni tế độ sẽ dẫn cô đến trước chư tăng, và rồi qua vị Tăng đã được tuyển cử, cô cũng được chấp nhận trong cùng một cung cách. Tuy nhiên, việc thọ giới của cô trước Tăng đoàn không đòi hỏi cô phải trả lời hai mươi bốn câu hỏi, vì điều đó đã được thực hiện; như thế tăng chúng đã chấp nhận hành sự viên mãn của chư ni một cách trọn vẹn. Cuối quá trình lễ thọ giới, cô ni được giáo giới về những điều học liên quan đến cuộc sống mới của cô, và điều đó có nghĩa là quy trình thọ giới của cô đã viên mãn.

Từ vô số nghi thức này, ta có thể rút ra đôi điều nhận xét. Đầu tiên là theo truyền thống Phật giáo Pali cổ đại, các ni được quyền thọ đại giới, dầu họ chỉ thực sự được công nhận với sự chấp thuận cuối cùng của Tăng đoàn. Thứ đến, sự thọ giới của ni, gần như giống từng chi tiết với bên tăng: một nghi lễ xuất thế chính thức; việc chọn vị bổn sư (upajjhhay upajjhya); một thời gian huấn luyện theo chương trình tu học; sự chuẩn bị đặc biệt để trả lời các câu hỏi lúc thọ giới; và một lễ thọ giới chính thức bởi Tăng đoàn dưới sự chủ xướng của một vị tăng sĩ trưởng thượng. Những gì khác biệt trong nghi thức hay nội dung cho tăng và ni, có thể là do các điều luật thường đổi thay của truyền thống Phật giáo để thích ứng với cơ địa, nguồn gốc, sự tu tập và tính khí, là những điều khiến cho các giới luật được thành hình. Thí dụ, việc thọ giới của người nữ đã phản ảnh tính chất không rõ ràng của truyền thống: một mặt phụ nữ vẫn có thể chứng đắc như một người nữ nhưng, mặt khác, họ cần có sự giám sát đặc biệt để làm được điều đó (thí dụ, lúc khởi đầu, họ phải trải qua thời gian tập sự dài hơn). Ở đây có lẽ người ta nghĩ rằng những khác biệt do văn hóa hay cơ địa có trước khi xuất gia, có thể được san bằng bởi cơ cấu tổ chức của quy trình rèn luyện và thọ giới.

Thứ ba, việc tăng đoàn chấp nhận sự sát hạch của chư ni xem người cần thọ giới có thích hợp và có chuẩn bị cho sự xuất gia không, có nghĩa là sự tham gia của chư tăng thực ra chỉ là để đóng con dấu chấp nhận một cách chính thức. Dầu ‘quyết định cuối cùng để cho phép một sư cô được tăng cấp bậc’ hay không, tùy thuộc vào chư tăng, nhưng dường như chưa bao giờ chư tăng lại từ chối không cho phép một người nữ được thọ giới. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là sự tự quản của chư ni đã phần nào được hình thành trong lãnh vực thọ giới, khi chỉ các chư ni cũng có thể chứng minh sự thọ giới bằng việc hỏi hai mươi bốn câu hỏi.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của chư Tăng rất rõ rệt trong lãnh vực giáo dục cho người ni. Chúng ta đã thấy ni giới được có nhiều quyền tự quản, nhưng khi nào họ thiếu thông tin hay thiếu sự rèn luyện đúng đắn, thì họ phải cầu viện đến chư Tăng. Tuy nhiên, đối với sự giáo huấn, dìu dắt cho các tăng thì theo Luật tạng, họ (các tăng) chỉ phải cầu viện đến các vị tăng có đạo học cao hơn. Việc người ni có thể được giáo huấn bởi cả hai tăng ni, không phải là một vấn đề của sự phân biệt giới tính, mà ta có thể xem đó là một phước báu - với điều kiện đức độ hơn là quyền uy của chư tăng được xem là yếu tố quyết định. Do là, trong thời điểm kinh tạng được sưu tập, hình thành, chưa có vị ni nào được huấn luyện rốt ráo theo truyền thống để có thể làm một vị giáo thọ có khả năng giáo huấn về Luật tạng. Nhưng, trên thực tế, khi giáo Pháp cần được truyền bá, thì cả tăng lẫn ni, đều có thể đảm nhiệm việc giáo huấn hàng cư sĩ, như thế có nghĩa là quy chế giáo dục trong các tự viện hơi tụt hậu so với thực tại diễn biến hàng ngày trong sinh hoạt Phật giáo.

Trong lãnh vực giáo dục, cuộc sống nơi ni viện đa phần là tự quản, tự kiểm. Quý ni có thể chỉ bảo lẫn nhau về các hành vi bất thiện, có thể khiển trách nhau, và nếu cần, họ có thể phê bình cả các vị ni lớn tuổi, Thullanand là một thí dụ điển hình nhất. Tuy nhiên, phần rèn luyện quan trọng nhất của riêng mỗi ni là do vị bổn sư đảm trách. Vị này giữ nhiệm vụ chính trong việc giáo dục người học nữ từ khi người ấy vừa xuất gia cho đến hai năm sau khi người này đã thọ giới Cụ túc, cũng như hướng dẫn người này ở những thời điểm khác như trong mùa an cư. Vị bổn sư có trách nhiệm chia sẻ nơi trú ngụ (nội viện) với đệ tử của mình trong thời gian huấn luyện, và phải sẵn sàng giúp đỡ khi người đệ tử cần đến. Hơn thế nữa, suốt thời gian huấn luyện cho đến trước khi thọ đại giới, người học nữ phải phục vụ và thỏa mãn một số nhu cầu của thầy mình. Như chúng ta đã biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng chính yếu của vị bổn sư là huấn luyện người học nữ làm sao có thể trả lời hai mươi bốn câu hỏi lúc thọ đại giới. Và, vì sự rèn luyện tâm linh sẽ tiếp tục sau khi thọ đại giới cho đến lúc chứng đắc Niết-bàn, nên vị bổn sư đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của người nữ tu cho đến ít nhất hai năm sau khi các trách nhiệm chính yếu khác đã chấm dứt.

Như đã nói trên, chứng cứ hiển hiện trong các kinh điển cổ xưa xác nhận rằng việc chứng đắc hoàn toàn giác ngộ Niết-bàn bởi các vị nữ tu sĩ Phật giáo trong thân người nữ là khả thi. Chúng tôi xin thêm vào đó điều nhận xét đã là rất nhiều quyền đã được dành cho ni giới trong việc tự quản và tự kiểm về sự tiến bộ tâm linh của các thành viên trong ni chúng của họ. Điều quan trọng giờ là định rõ các tiêu chuẩn của một vị nữ giáo thọ của ni chúng, cũng như mức độ bình đẳng giữa các tiêu chuẩn này so với các tiêu chuẩn áp dụng cho nam giáo thọ.

Tiêu Chuẩn của vị Nữ Giáo thọ

Trong các phần nói về quy trình thọ giới cho người học nữ, kinh tạng Pali đã quan tâm khá nhiều đến việc vị bổn sư và người đề bạt không những có đủ khả năng đảm nhiệm vai trò đó, mà còn thể hiện những tiêu chuẩn cao nhất trong nhân sự mà bộ phận ni giới có thể chọn lựa. Hai tiêu chuẩn mà một vị ni phải có để được cộng đồng hoàn toàn tin tưởng chọn lựa là: kinh nghiệm (vyatta) và năng lực (paæibala). Hai thuật ngữ này thường được sử dụng khi chư vị ni (và tăng) được cân nhắc trong sự chọn lựa làm người lãnh đạo xem xét, giải quyết tốt đẹp một vấn đề liên quan đến một cá nhân hay cả cộng đồng nói chung. Hai thuật ngữ này khá quan trọng và đầy ý nghĩa trong các tiêu chuẩn truyền thống.

Hai thuật ngữ vyatta paæibala, luôn được sử dụng trong phạm vi các hoạt động ở tự viện của tăng. Các tiêu chuẩn thông thường của một vị tăng thể hiện tướng uy nghi của người con Phật trong hành vi là khiêm cung, kham nhẫn, có ý thức, cẩn trọng và cầu học. Tuy nhiên, khi chư tăng đảm nhiệm các vai trò lãnh đạo, thì kinh nghiệm và năng lực là hai đặc tính nổi trội nhất cần phải có, bên cạnh năm đức tính kia. Chỉ có vị tăng kinh nghiệm và có năng lực mới có thể làm bổn sư hay là người đề bạt. Chỉ có các vị tăng này mới có thể thông báo với Tăng đoàn về ngày Bố-tát, nơi sẽ làm lễ hay giới hạn của cộng đồng là gì để quyết định cho phù hợp. Chỉ có họ mới có thể thông báo với Tăng đoàn về lễ Tự tứ, hay đã có sai phạm chung trong chúng; chỉ có họ mới có thể thỉnh cầu chư tăng để thông báo về những gì đã được chứng kiến, nghe hay nghi ngờ, hay thông tin về việc tăng tranh cãi. Chỉ có các vị tăng có năng lực và kinh nghiệm mới có thể thông báo với Tăng đoàn về những quyết định như chỗ ở, hay sự tồn kho y áo trong năm qua lễ kaæhina, việc chia y, hay sắp xếp phòng làm kho chứa, và thu xếp những gì còn lại của vị tăng đã mãn phần. Chỉ có vị tăng có năng lực và kinh nghiệm mới có thể đảm nhận quy trình chọn lựa người sẽ nhận y, người lo bữa ăn, người lo chỗ nghỉ, người lo các bình bát, và người lo chăm sóc, bảo vệ các ni. Và chỉ các vị này mới có thể thông báo với Tăng đoàn về những sai phạm của chúng trong tăng đoàn và đưa ra một giải pháp khả thi.

Hai tiêu chuẩn để lãnh đạo tự viện này cũng có sự tương đồng như thế trong các ni viện Phật giáo trước đây. Dầu các trường hợp cụ thể trong ni chúng không nhiều như bên tăng, nhưng rõ ràng hai tiêu chuẩn, năng lực và kinh nghiệm, cũng quan trọng trong việc quản lý ni chúng cũng như giám sát các hoạt động trong ni viện. Như thế, trong lãnh vực này, chỉ có quý ni có năng lực và kinh nghiệm mới có thể làm bổn sư hay truyền giới cho người khác bằng cách đề cử; chọn người giúp đỡ vị nữ tu phải còn nuôi con nhỏ trong tự viện và thông báo với tăng đoàn về việc này; trình với tăng đoàn về các sai phạm của thành viên trong ni chúng, cũng như đưa ra một giải pháp hợp lý. Trong các lãnh vực này hay hơn thế nữa, vị ni có năng lực và kinh nghiệm trong ni bộ - thí dụ, những vị có hai đức tính kể trên và vượt trội hơn tất cả các vị ni đức hạnh khác, những người mà giống như chư tăng, cũng thể hiện tính khiêm cung, tự tại, chánh niệm, tinh tấn, ham tu học - nói tiếng nói của người làm đại diện và lãnh đạo ni chúng về nhiều vấn đề quan trọng, quản lý không chỉ các vấn đề kỹ thuật trong việc sắp xếp nhân sự vào các vai trò hành chính mà còn chấn chỉnh các nhiệm vụ có tính cách tâm linh.

Tuy nhiên, không có lãnh vực nào quan trọng hơn là việc giáo dục ni chúng, và như chúng ta đã biết qua kinh điển, vị bổn sư ni bắt buộc phải là người có năng lực và kinh nghiệm. Qua bộ Trưởng Lão Ni kệ, chúng ta biết còn có nhiều phẩm chất khác nữa, và rằng trên nhiều phương diện, vị giáo thọ ni của các ni có (và đòi hỏi phải có) sự bình đẳng như các giáo thọ nam. Chắc chắn là quý ni cũng thường giáo huấn lẫn nhau. Bộ kệ Trưởng Lão Ni sử dụng các thuật ngữ như dhamma (pháp),vacana (phát biểu),ssana (giáo huấn),anussana (khuyên nhủ),ovda (sự cổ vũ),anusiææhi (lời hướng dẫn),vin­ta (dạy) để mô tả các công việc đa dạng của các nữ giáo thọ và các công cụ họ dùng để dạy học. Nhiều phụ nữ do được nghe các bài pháp của các ni mà đã rời bỏ gia đình để xuất gia, và họ đã nhìn nhận các nữ giáo thọ này là những vị diễn giả tài ba (cittakathika) và nhiều trí tuệ (bahussuta) đến nỗi họ đã chọn tu tập dưới sự hướng dẫn, bảo bọc bởi các vị này, cho đến khi họ đạt đến Niết-bàn. Danh tánh của các vị nữ giáo thọ này đã được lưu truyền trong kinh điển, và những vị như là Paæcr, UppalavaÏρ, Isids­, Jinadatt, và Sumedh luôn là những mẫu mực cho các nữ học giả thuộc mọi truyền thống Phật giáo. Các vị nữ giáo thọ, cũng giống như các nam giáo thọ, cũng được biết đến về sự chuyên biệt, thí dụ Paæcr, và Jinadatt, nổi tiếng là vinayadhar­s, các vị thầy về giới hạnh….

Tuy nhiên, có một tiêu chuẩn dường như chỉ dành riêng cho các nữ giáo thọ. Trong Trưởng Lão Ni kệ có một câu xuất hiện hai lần diễn tả việc một vị ni được một người nữ khác thỉnh cầu: yme saddhyikahu “người xứng đáng được tôi tin cậy”, hay “người xứng đáng với lòng tin của tôi”. Câu này không thấy có trong Trưởng lão Tăng kệ, dầu các hình thức khác của lòng thành tín (saddh)thì có, và việc nó được sử dụng trong Trưởng Lão Ni kệ là một tiêu chuẩn được bổ sung để nữ giới có thể tìm được một vị nữ giáo thọ dễ cảm thông, có khả năng giáo huấn... Nhiều vị luống tuổi nói rằng họ đã từ bỏ đời sống gia đình để sống đời xuất gia, là do có saddh,saddhđó là lòng thành tín vào giáo lý của đức Phật đã phát khởi trong tâm họ từ những ngày đầu hướng đến Phật pháp. Khi đến gần hơn với Niết-bàn, saddhhay lòng tin rằng giáo lý của đức Phật là chính đáng được thay thế bằng trí tuệ chứng nghiệm như là chân lý tự mình thực chứng được.

Quy trình này cũng được thừa nhận trong Trưởng Lão Ni kệ, người nữ cũng rời bỏ gia đình để chọn đời sống xuất gia vì saddh, và tiến dần đến Niết-bàn khi đã đến tột đỉnh của lòng thành tín. Dầu thông thường niềm tin được đặt vào giáo lý, nhưng đôi khi nó cũng được đặt nơi con người - con người của Tathgatahay đức Phật. Việc chỉ có trong Trưởng Lão Ni kệ đòi hỏi phải có lòng tin đặt vào những vị nữ giáo thọ nào đó không chỉ bổ sung thêm một khả năng cần có vào cương vị lãnh đạo giáo dục trong ni bộ mà còn bổ sung thêm một đặc tính nghiêng về sự tiến hóa của kinh nghiệm cá nhân hơn là các đặc tính kỹ thuật trong đời sống tăng đoàn….

Sau khi xét về ba tiêu chuẩn kể trên, trong Cullavagga(Phần nhỏ của Luật tạng) còn nêu rõ rằng việc chọn một vị ni đỡ đầu, người đó hoặc tự nguyện đảm trách hay được người khác đề cử, nhưng cũng phải được tăng đoàn đồng thuận. Và dựa theo kinh điển, chúng ta thấy sự đồng thuận đó, cũng như tất cả mọi sự đồng thuận khác, được thể hiện bằng cách được hỏi ba lần và ba lần đều im lặng.

Cuối cùng, tiêu chuẩn được tăng đoàn đề ra liên quan đến vấn đề lãnh đạo, đó là sự thâm niên. Việc chọn lựa một người lãnh đạo trong nhiều trường hợp không phải lúc nào cũng dựa vào danh vị hay sự sùng kính - do có công đức và khả năng cá nhân - mà thường dựa trên thâm niên, tức là dựa trên thời gian mà người được đề cử đã xuất gia (chứ không phải tuổi đời). Khi một vị tăng (hay ni) được thọ giới tỳ-kheo (hay tỳ-kheo ni), là người đó đã trải qua ba cấp bậc trong tăng đoàn: nava, người vừa thọ giới xuất gia; majjhima, người tu sĩ ở bậc trung; và thera, bậc trưởng lão hay thượng tọa. Về phía tăng, trưởng lão được chào hỏi trước; các tu sĩ trẻ bày tỏ lòng kính trọng bằng cách chạm chân họ; tham khảo ý kiến khi giải quyết vấn đề; là người đầu tiên được thỉnh cầu (đôi khi cũng là người duy nhất) đến thọ trai tại nhà cư sĩ; là người đầu tiên lâm quang vào ngày bố-tát. Họ là người dẫn đầu trong một số tục lệ liên quan đến, thí dụ, như là mang giày; đồng ý phân phối đồ dùng của tăng sĩ đã qua đời và dẫn đầu đoàn đi bộ (trong lúc đó ngoại y của người khác không được chạm đến họ). Hơn thế nữa, họ phải được người khác dành đủ chỗ ngồi, chỗ ngủ, và phải được ưu tiên trong việc đi ngoài buổi sáng (dầu quy luật này đã được sửa đổi để thời gian dùng nhà vệ sinh được quy định tùy theo giờ đến). Trong một nghi thức khá thú vị làm nổi bật hơn tính quan trọng của sự thâm niên là bất cứ vị tu sĩ nào được nhận bình bát mới nằm ngoài quy trình đã được định trước, thì phải nhường bình bát đó lại cho tăng đoàn, và bình bát đó được chuyền từ vị sư cao niên nhất đến vị ít thâm niên nhất, mỗi người sẽ chọn giữ bình bát mới hay là cái mình đang dùng và chuyền bình bát mình không muốn xuống cho người kế tiếp, và người này cũng tùy chọn như thế. Vị tăng phạm giới là người cuối cùng được chọn lựa.

Tương tự, các quy trình để tỏ sự tôn kính đối với vấn đề thâm niên cũng được áp dụng trong các ni viện, dầu không có nhiều trường hợp như thế xảy ra. Thí dụ, ở đây, sư cô trẻ cũng phải lễ dưới chân vị ni cao niên - nhưng ở lễ thọ giới, các sa-di ni phải coi trọng tất cả chư ni, không chỉ là người cao niên. Cũng thế, chư ni khi dùng bữa ngồi trong nhà ăn theo thứ tự thâm niên cho đến một con số nào đó, trong khi các sư cô khác thì ngồi tùy theo lúc bước vào. Đối với những phụ nữ xuất gia sớm nhất thì vấn đề thâm niên lại đảo ngược một cách khá thú vị. Sau khi bát kỉnh pháp đã được đức Phật đề ra để cho chư ni phải thực hành theo, bà Mahpajpat­ nhờ ngài Ìnanda thưa lại với đức Phật rằng có thể sửa đổi điều luật thứ nhất không: thay vì tất cả chư ni phải làm lễ đối với tất cả chư tăng không kể thời gian tu, thì câu hỏi ai sẽ làm lễ, ai được dựa trên thâm niên hơn là giới tính? Đức Phật đã từ chối bằng cách nêu ra các tiêu chuẩn văn hóa đương thời trong các lãnh vực khác.

Chúng ta thử khảo sát về vấn đề thâm niên so với công đức. Khi đánh giá các thí dụ, qua đó vấn đề thâm niên sẽ quyết định cách hành xử ở tu viện, chúng tôi thấy rõ ràng là phần lớn các hành động để tỏ lòng tôn kính đối với các vị có thâm niên không thể sánh bằng với các vị có chứng đắc… Thí dụ, dầu luật quy định là các vị trưởng lão có đặc quyền trong việc giải quyết các vấn đề, nhưng không phải là không có những trường hợp các vị này đã gặp phải sự phản đối của người khác đối với quyết định của họ. Trong Mahvagga(Tạng luật, Phần lớn) có ghi lại việc một trưởng lão phải tuyên bố lễ Bố-tát, nhưng cứ quên hoài, dù đức Phật đã đôi lần nhắc nhở. Không có sự ám chỉ hay chỉ trích nào như thế trong kinh điển khi vị tăng hay ni phụ trách giữ chức vụ đó do có năng lực và kinh nghiệm…

Nam Giáo Thọ Của Ni

Như tác giả Horner đã đề cập, ‘nữ giới cũng chia sẻ với nam giới đặc quyền được nghe Pháp giảng cho họ trong cùng một cung cách’, do đó, cả tăng lẫn ni đều được kỳ vọng “có chuẩn bị để giơ cao ngọn đuốc và truyền bá giáo pháp rộng rải khắp mọi nơi”. Kết luận này đã tiến xa hơn các quan niệm tiêu cực về ni giới mà ta thường thấy trong kinh tạng Pali, để thay vào đó, tập trung vào các nỗ lực giáo dục trọng yếu dành cho cả hai giới tính và ý hướng chung là truyền bá giáo lý cho họ và từ họ.

Giáo dục tâm linh cho ni giới vượt lên trên các thành kiến coi thường họ trong các kinh điển. Tâm lý này được biểu hiện dưới nhiều hình thức, nhưng đặc biệt nghiêm trọng trong cách hành xử của các tăng sĩ. Ìnanda, vị thị giả trung thành của đức Phật, đã hỏi đức Phật trước khi Ngài nhập diệt về việc chư tăng đối với người nữ phải như thế nào. Đức Phật trả lời, ‘phải tỉnh giác’. Bóng dáng của người nữ, nhất là sự xúc chạm với họ, được xem là sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống xuất gia, và đức Phật thường rất quan tâm khi chư tăng quá ngã về hướng đó. Thí dụ, khi đức Phật hỏi tăng sĩ Moliyaphagguna, có phải ông ấy giao du thân mật với các sư cô. Ông ta thưa có, thì đức Phật nhắc nhở rằng ông đã ‘dấn thân’ vào cuộc sống không nhà là để cắt bớt những sự lãng phí như thế, và đức Phật giảng cho ông nghe về sự rèn luyện tâm linh chặt chẽ. Và khi tăng sĩ Udyin giảng pháp riêng cho một phụ nữ và con dâu của bà tại gia, các vị tăng khác đã lo ngại về hành vi này nên trình lên với đức Phật, vì thế đức Phật ra quy luật là chư tăng không được dạy Pháp cho nữ giới.

Thiết lập chức vụ giáo thọ cho chư ni dưới sự chỉ đạo của một vị tăng có năng lực và kinh nghiệm đã phản ảnh sự mâu thuẫn chung trong kinh tạng đối với nữ giới. Việc làm này vừa phù hợp với quan niệm rằng về thể chất, nữ giới có thể đạt được Giác ngộ, nhưng về mặt xã hội, họ cần một cơ cấu hỗ trợ thêm, chức vụ giáo thọ của chư ni được đảm bảo, trước tiên, từ sự mô tả những đòi hỏi khắc khe của vị nam giáo thọ đảm trách nhiệm vụ đó. Ngoài việc đặt nặng các đặc tính như đạo đức và hiểu biết, truyền thống còn bổ sung thêm những đòi hỏi về cá tính và tài diễn thuyết, vì việc giảng dạy không thể hữu hiệu, trừ khi người diễn thuyết có thể tạo ra sự kết nối với thính giả của mình. Thứ đến, chức vụ này có được quyền hạn, là do có sự hoàn toàn đồng thuận của tăng đoàn, một hành động nằm trong khuôn khổ các hoạt động phổ biến của tăng đoàn, do đó hợp thức hóa một ước vọng nào đó của nữ tu sĩ Phật giáo. Dầu có sự hợp thức hóa sự bất bình đẳng giữa hai giới (chư ni thông thường không dạy chư tăng), tuy nhiên chức vụ này cũng công nhận rằng chư ni cần được đảm bảo có được sự hướng dẫn cần thiết để thỏa mãn lòng mong mỏi được đến Niết-bàn, điều mà chư tăng đã được hoàn toàn đảm bảo.

Điều kiện cuối cùng để làm giáo thọ cho chư ni là chức vụ đó phải được luân phiên đảm nhiệm. Vì thế, thỉnh thoảng ta thấy trong kinh điển nhắc đến tên một số vị tăng mà ở thời điểm đó là người được tăng đoàn đồng ý để hướng dẫn chư ni. Tuy nhiên, chư tăng không phải lúc nào cũng vui lòng thực hiện nhiệm vụ đó, nhất là lúc nào cũng sốt sắng khi thi hành những nghĩa vụ này - chúng ta đã biết đến những lời dạy nguy hại của Culapanthaka, người đã khống chế lời phê bình của chư ni đối với sự giáo huấn của ông bằng cách biểu diễn thần thông. Các giáo thọ khác của chư ni bao gồm cả vị thầy bậc nhất về thần thông là ngài Mục Kiền Liên (Mahmoggallna).

Vị tăng được biết đến như “vị giáo thọ nổi tiếng nhất của chư ni” Nandaka, là người không giống như danh hiệu của ông, một trong những vị tăng nổi tiếng, không thích giáo huấn chư ni. Trung Bộ kinh có chuyện kể rằng ông đã không muốn giáo huấn 500 vị ni; ngài Ìnanda sau đó trình bày lại với đức Phật điều này, và nhờ đức Phật giải quyết bằng cách buộc tăng sĩ Nandaka phải hoàn thành trách nhiệm. Nandaka quyết định giáo huấn chư ni bằng cách bắt họ phải trải qua một quá trình của những câu hỏi và câu trả lời được tác giả Horner coi là “cách dạy bằng vấn đáp… một loạt những câu hỏi đầy định kiến… [được đặt ra] như thể ông quá chán chường trong suốt quá trình”. Sau khi dạy xong, Nandaka cho chư ni ra về, đức Phật đã nhìn thấy họ ra về một cách miễn cưỡng. Biết rằng sự giáo huấn đó đầy đủ nhưng chưa thỏa mãn người học. Vào ngày hôm sau, đức Phật đã yêu cầu Nandaka dạy chư ni lần nữa - và tăng sĩ Nandaka đã làm tốt hơn.

Vị giáo thọ thông cảm và ủng hộ chư ni nhiều nhất là ngài Ìnanda, người bà con và là thị giả trung tín của đức Phật trong suốt hai mươi lăm năm. Hình ảnh của Ìnanda được mô tả trong kinh điển rất mâu thuẫn, và trong cách mà một trong những đức tính cao cả của Ngài - nhiều tình cảm và hòa hợp - có thể được coi như một khuyết điểm lớn, hay một sức mạnh vĩ đại. Lòng trắc ẩn, hay thương cảm của ngài Ìnanda đối với những kẻ khốn cùng, bơ vơ và bị quên lảng, được xem là khuôn mẫu cho các đức tính của một vị Bồ-tát trong truyền thống Đại-thừa sau này. Nhiều câu chuyện về ngài Ìnanda cho thấy ngài có đảm trách việc giáo huấn cho ni giới, và các câu chuyện đều có khuynh hướng tán thán ngài. Thí dụ, có lần ngài Ìnanda thuyết pháp cho các cung nữ của vua Udena, họ rất hoan hỷ nên cúng dường cho ngài năm trăm y. Khi vua Udena trách móc ngài sao nhận quá nhiều y áo, ngài đã thuyết phục nhà vua về việc sử dụng các y áo thiện xảo cho đến từng mảnh vải nhỏ, và vua Udena đã hoan hỷ đến nỗi cúng dường cho ngài thêm năm trăm y nữa.

Ngài Ìnanda nổi tiếng là người được hàng cư sĩ và nữ giới, dầu là cư sĩ hay tu sĩ, mến mộ. Trong tinh thần đó, ngài thường được mô tả trong vai trò giáo huấn nữ giới: thăm viếng trú xứ của chư ni và giảng về chánh niệm; ngài trao đổi với vị ni Jatilgha về thiền định; ngài cũng đến tư gia của nữ cư sĩ Migasl, người có những câu hỏi đặt ra với ngài Ìnanda mà khi ngài Ìnanda trình lại với đức Phật, người đã quở trách bà. Nhiều phụ nữ thường tạo mọi điều kiện để được nghe ngài Ìnanda thuyết giảng. Có trường hợp, Ìnanda được mời đến thăm một vị ni bị ‘bệnh’, người mà khi vừa thấy ngài Ìnanda đến đã vội vàng nằm xuống, và che mặt. Không biết sự thật của câu chuyện, ngài Ìnanda ban cho bà một bài pháp về sự yếu đuối, mong manh của thân. Giữa bài thuyết pháp, vị ni nhảy ra khỏi giường, và thú nhận về sự giả dối của mình, ngài Ìnanda đã nghe với lòng xúc động và khuyên vị ni ấy cần kiềm chế trong tương lai. Lần khác, Ìnanda đã hỏi Mah Kassapa cùng đi với ngài đến khu nội viện của chư ni, dầu Mah Kassapa nhiều lần bảo ngài Ìnanda đi một mình, cuối cùng cũng có lần ông đi theo ngài. Tại đó, Mah Kassapa đã thuyết giảng thành công một bài Pháp, nhưng sau khi ông đi, vị ni Thullatiss lớn tiếng than phiền một cách mạnh mẽ là tại sao ngài Ìnanda không thuyết giảng. “Người hàng kim mà định bán kim lại cho người làm ra nó”… Không kể những lời dèm pha này, Ìnanda trong truyền thống được xem là vị thầy quan tâm về sự an bình tâm linh của chư ni nói riêng, và nữ giới nói chung, và là người thành công nhất trong việc xúc tiến điều này.

Nữ Giáo thọ của Chư Ni

Những cá tính nổi cộm mà chúng ta thấy không thiếu nơi các nam giáo thọ cũng như nơi các nữ giáo thọ, và sự yếu đuối, lầm lỗi của con người khiến họ đi lệch khỏi con đường đạo. Yếu điểm của con người trở thành một phần của những bài học mà các nữ tu sĩ phải học khi họ bước vào con đường tu, và hình như sự giáo dục dành cho các nữ tu sĩ là kết hợp của việc học thuộc lòng, đi xa để cầu đạo, và phục vụ các vị thầy ở trú xứ của họ. Việc thuộc lòng kinh điển và việc truyền miệng kinh điển có vẻ là trọng tâm giáo dục của chư ni, nghiêng về phần giới luật hơn là học thuyết. Dầu đúng là cả hai Paæcr và Jinadatt là những người am hiểu giới luật, có nhiều chứng cứ rằng người nữ sau khi nghe Pháp, họ cải đạo vì Pháp, và thúc đẩy người khác đến với đạo.

Nữ giới thời đó chứng tỏ là những thính giả nghe Pháp cừ khôi. Vị đại thí chủ Viskh thường nghe các giáo lý dài và phức tạp. Cả hai công chúa, Suman và Cund­, thỉnh cầu đức Phật giảng về người đặt bát và công đức theo Phật giáo. Trong một lần đức Phật đến nhà nữ cư sĩ K¯igodh để giảng Pháp, sau khi nghe xong, bà này đã chứng được quả Dự Lưu (sotpattiphala). Còn ngài Ìnanda khi viếng thăm chư ni tại trú xứ của họ thì ngài giảng cho họ về chánh niệm. Kinh tạng cũng có các câu chuyện về việc giáo huấn những người phụ nữ ‘bất thường’: tăng sĩ Udyin không thuyết giảng cho một phụ nữ Bà-la-môn, cho đến khi bà, cuối cùng, cũng nhận thấy bà phải bỏ giày, tháo khăn che đầu và ngồi ở ghế thấp hơn; và một phụ nữ cố quyến rũ tăng sĩ Anuruddha khi ông đến viếng bà, đã thay đổi sau khi nghe bài Pháp thoại của ông.

Các nữ cư sĩ cũng là một nguồn nhân lực hùng hậu trong việc chuyển hóa người khác theo con đường đạo. Đôi khi có thể là người chồng chuyển hóa trước, rồi quay qua thuyết phục bà vợ cùng theo một truyền thống, nhưng thường là ngược lại, như trường hợp Viskh chuyển hóa được cha chồng của mình là một thí dụ ai cũng biết. Nữ cư sĩ Bà-la-môn Dhna–jn­, sau khi trở thành đệ tử Phật, là cầu nối để chuyển hóa người Bà-la-môn trẻ Sa–grava, cũng như chồng bà theo con đường đạo. Và một người mẹ vô danh đã thành công trong việc khuyến khích con gái bà trở nên nữ tu sĩ, bằng cách dùng gương của bốn vị ni như một chuẩn mực cao tột trong đời sống xuất gia: Khujjuttar, Ve¯ukaÏæakiy, Khem và UppalavaÏρ.

Cũng như với các nam giáo thọ, không phải tất cả các nữ giáo thọ của nữ cư sĩ và nữ tu sĩ đều xuất chúng. Một ni sinh của nữ tu sĩ UppalavaÏρ, sau khi học giới luật với bà suốt bảy năm, vẫn còn lẫn lộn, hay quên. Ni sinh này báo lại việc đó với các ni khác, các ni báo lại với chư tăng, chư tăng trình lại với đức Phật, và đức Phật cho phép chư ni được học giới luật với chư tăng. Tuy nhiên, danh tiếng của UppalavaÏρ không suy giảm nhiều, vì trong truyền thống bà nổi tiếng là vị ni có thần thông bậc nhất. Thullanand, vị ni mà theo Luật tạng có nhiều lầm lỗi, nhưng bà cũng là một nữ giáo thọ được các ni sinh tôn kính, nổi tiếng là người có thể lặp lại (bhÏika) các học giới sâu rộng (bahussut), có trí tuệ (visrad) và thiện xảo khi thuyết Pháp (paææhdhammiòkathaòktuò). Tuy nhiên, bà thường bị bắt gặp làm nhiều sai phạm như tráo đổi thuốc cúng dường, yêu cầu cư sĩ cúng dường đồ len, và trả giá với người cư sĩ không đúng phép. Nhưng có lẽ lỗi lầm lớn nhất của bà là tỵ hiềm với một nữ giáo thọ khác, ni Bhadd Kpiln­, người đã bị bà làm cho khó sống trong chúng, và cuối cùng cũng bị bà đuổi ra khỏi thất nơi họ đang sống chung trong lúc an cư mùa mưa. Sau đó Thullanand đã bị trừng phạt xứng đáng.

Chính Bhadd Kpiln­, giống như Thullanand, cũng nổi tiếng là người thông làu kinh điển, có học, trí tuệ và thiện xảo trong lúc giảng Pháp, thêm nữa lại được kính trọng vì sự nổi tiếng của bà. Bà cũng được các đệ tử chăm lo chu đáo, với tất cả lòng tôn kính, và bà nổi tiếng là vị ni có thể nhớ được nhiều kiếp quá khứ của mình. Khem, vị ni trí tuệ nhất, và UppalavaÏρ, như đã nhắc ở trên, là hai vị ni đáng được so sánh nhất. Là giáo thọ, Khem nổi tiếng là một vị thầy thông minh, kinh nghiệm, trí tuệ, học rộng, một giảng sư lỗi lạc, nhanh trí, và vị học trò nổi tiếng nhất của bà là vua Pasenadi. Bà đã tranh luận với vua Pasenadi về sự hiện hữu (hay không) của đức Phật sau khi nhập diệt. Nhà vua càng hoan hỷ hơn khi biết rằng đức Phật cũng thuyết giống như thế về đề tài này. Nữ tu sĩ Dhammadinn nổi tiếng là một trong những vị Pháp sư (dhammakathik) đầu tiên, và người học trò nổi tiếng nhất của bà là đại thí chủ Viskh, người đã được bà ban cho một bài Pháp dài về giáo lý căn bản của đức Phật - như về tham, bản chất của thân, bát chánh đạo, thiền và tưởng. Khi đức Phật nghe bài pháp thoại của Dhammadinn, ngài bảo với Viskh rằng nếu ngài giảng về các đề tài này, ngài cũng nói giống như thế.

Tuy nhiên, vị nữ giáo thọ lỗi lạc nhất thời đó là Paæcr, nổi tiếng trong truyền thống là người rất thông suốt về Luật tạng, và là vị giáo thọ đệ nhất của nữ giới. Bà là người diễn thuyết đầy thuyết phục giống như đức Phật, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ các đệ tử, và do những kinh nghiệm khổ đau của bản thân, bà rất quan tâm đến các vấn đề của nữ giới. Trong luận giải của Trưởng Lão Ni kệ có kể về cuộc đời của bà trước khi bà xuất gia, kể về cái chết của chồng, hai con, cha mẹ và anh của bà. Chính sự đối mặt với những mất mát, khổ đau này của bà đã trở nên là khuôn mẫu cho các phụ nữ trẻ, những người cũng đang chống chọi với những khổ đau của bản thân. Họ tìm thấy nơi Paæcr một người hướng dẫn đầy lòng trắc ẩn, và cảm thông. Vì khả năng có thể chia sẻ niềm đau, nỗi khổ với những người phụ nữ khác, Paæcr rất thành công trong việc đem họ đến với Phật giáo, gia nhập hàng ngũ những người xuất gia và hướng dẫn họ đến Giác ngộ…. Vì các bài pháp thoại của Paæcr xuất phát từ chính sự trải nghiệm về những mất mát của bà, nên chủ đề của các bài giảng của bà thường là về vô thường và việc cần phải chấp nhận điều đó một cách trọn vẹn để đạt đến đỉnh cao của trí tuệ. Do hoàn toàn hoà hợp với các nữ thính giả thời đó, Paæcr dễ dàng chia sẻ các trải nghiệm về việc mất bạn bè, người thân trong gia đình, mà theo Trưởng Lão Ni Kệ, thì việc này đã giúp mang nhiều phụ nữ đến với Phật pháp….



[1] Trưởng Lão Ni Kệ, số 61.

[2] Luật Tạng 3.208; 4-175

[3] Điều thứ 4 trong Tạng Luật dành cho Ni nói rõ ràng rằng chư Ni không được nhận sự cúng dường trước khi chư tăng được thọ nhận. Nếu dâng cúng trước, họ sẽ tự động yêu cầu người thí chủ dân cúng cho chư tăng trước.

[4] Luật Tạng 2.270-271; 4.203

[5] Luật Tạng 4.227-230

[6] Luật Tạng 4.295

[7] Luật Tạng 2.255; 4.52-53

[8] Luật Tạng 4.51

[9] Tăng Chi Bộ 4.279-80

[10] Luật Tạng 2.5, 261-265; 4.49-53

[11] Luật Tạng 4.50

[12] Luật Tạng 2.259-60

[13] Luật Tạng 2.260.

[14] Theo định nghĩa tỳ-kheo ni là người đã được thọ đại giới bởi cả hai tăng và ni đoàn. Luật Tạng 3.206, 209.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]