- Thư số 01
- Thư số 02
- Thư số 03
- Thư số 04
- Thư số 05
- Thư số 06
- Thư số 07
- Thư số 08
- Thư số 09
- Thư số 10
- Thư số 11
- Thư số 12
- Thư số 13
- Thư số 14
- Thư số 15
- Thư số 16
- Thư số 17
- Thư số 18
- Thư số 19
- Thư số 20
- Thư số 21
- Thư số 22
- Thư số 23
- Thư số 24
- Thư số 25
- Thư số 26
- Thư số 27
- Thư số 28
- Thư số 29
- Thư số 30
- Thư số 31
- Thư số 32
- Thư số 33
- Thư số 34
- Thư số 35
- Thư số 36
- Thư số 37
- Thư số 38
- Thư số 39
- Thư số 40
- Thư số 41
- Thư số 42
Tác giả: Viên Minh
[Thư số 19]
Ngày ........ tháng ........ năm ........
Con,
Thư của con bị mưa ướt lem nhem hết, nhưng Thầy vẫn đọc ra, đọc còn dễ hơn mấy thư trước của con nữa đó, con biết tại sao không? Tại vì một lý do rất dễ hiểu là lần này có lẽ vì gấp nên con viết tự nhiên không nắn nót như trước. Đó, con thấy không, tự nhiên lúc nào cũng vẫn hay hơn phải không con?
Thầy rất thông cảm với cuộc chạy đua của con, và Thầy biết rằng chẳng bao lâu con sẽ trở nên một tay chạy đua bản lãnh. Bản lãnh không phải vì chạy mau hơn ai mà bản lãnh trong trí tuệ biết thế nào là một cuộc chạy đua: “chạy đua là như thế!”, “thành, bại, hơn, thua của một cuộc chạy đua là như thế!”... với một nụ cười mãi mãi trong tâm.
Hãyđam mêcuộc đời đến tận căn để, hãykhinh bỉcuộc đời đến tận mây xanh. Đam mê và khinh bỉ phải cùng hiện hữu một lúc ở bất cứ đâu, không phải để chúng mâu thuẫn nhau, cũng không phải để chúng cân bằng với nhau, mà để chúng đem đến cho ta một nụ cười vô ngại!
Con ạ,
Cho Thầy gửi lời thăm những cơn mưa buốt giá mùa đông bên đường qua An Cựu hay phố vắng Đông Ba... Nơi mà ngày xưa Thầy đã gửi lại những ngày tháng vui buồn của thời thơ ấu.
Tất cả đều trôi qua dù là một cuộc vui hay một nỗi khổ, dù là một đêm Đông hay một ngày Hạ... Thầy cũng xin cám ơn tất cả. Vì tất cả đã dạy cho Thầy có một nụ cười. Hãy sống, không cần xót xa, không cần tiếc nuối, không cần hy vọng, với đôi bàn tay và trái tim mở rộng để đón nhận những ngày mới đến với ta và phất tay chào những ngày đã lùi vào dĩ vãng.
Sống cũng như việc làm của cái bao tử, thu nhận những món ăn nào đắng, cay, ngọt, mặn... biến chế, rồi cuối cùng bài tiết hết, nếu không bài tiết được bằng cách này hay cách khác để ứ đọng thì sinh bệnh. Chúng ta sống tiếp nhận một ngày với những vui, buồn, mừng, giận... Nhưng chỉ còn lại trong trí tuệ một nụ cười thôi, còn tất cả đều phải bài tiết vào dĩ vãng, nếu còn vướng mắc cái gì thì chắc là phải khổ. Như bao tử cho ta sự sống, cuộc đời cho ta nụ cười trí tuệ, cho nên chỉ có trí tuệ mới thực là sự sống của con người: “Duy tuệ thị nghiệp”.
Trí tuệ chính là tự tánh của con khi con có thể mỉm cười hồn nhiên với tất cả.
Con, Thầy định kể chuyện Sài Gòn cho con nghe, nhưng vì Sài Gòn cũng chẳng có gì để nói. Có lẽ nó cũng như Huế, nhưng thay vì ngoài đó lạnh, trong này nóng, ngoài đó yên lặng, trong này ồn ào, ngoài đó có sông Hương, trong này có bến Bạch đằng, nhưng không nơi đâu hấp dẫn bằng chính sự sống mà con đang chứng nghiệm, phải không con ?
Thân ái chào con.
Thầy.