Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

31. Thiền sư Văn Yến ở Vân Môn khai Tổ tông Vân Môn

04/09/201102:42(Xem: 10872)
31. Thiền sư Văn Yến ở Vân Môn khai Tổ tông Vân Môn

THIỀNSƯ TRUNG HOA
HTThích Thanh Từ

TẬP 2
ĐỜI THỨBẢY SAU LỤC TỔ

31.THIỀN SƯ VĂN YỂN Ở VÂN MÔNKhaiTổ tông Vân Môn - (?-949)

Sưhọ Trương quê ở Gia Hưng Cô Tô. Thuở nhỏ, Sư theo Luậtsư Chí Trừng ở chùa Không Vương xuất gia, ý chí cao siêutrí tuệ mẫn tiệp. Đến lớn, Sư thọ giới cụ túc tạigiới đàn Tỳ Lăng. Sư hầu thầy mấy năm, học thông luậtbộ, tự thấy việc mình chưa sáng, nên xin đi du phương hànhkhước.

TrướcSư đến Mục Châu tham vấn Trần Tôn Túc. Vừa thấy Sư đến,Tôn Túc liền đóng cửa. Sư gõ cửa. Tôn Túc hỏi: Ai? Sưthưa: Con. Tôn Túc hỏi: Làm gì? Sư thưa: Việc mình chưa sángxin Thầy chỉ dạy. Tôn Túc mở cửa, trông thấy Sư liềnđóng cửa lại. Như thế, liên tiếp đến ba ngày. Ngày thứba, Tôn Túc mở cửa, Sư liền chen vào. Tôn Túc nắm đứngbảo: nói! nói! Sư suy nghĩ. Tôn Túc liền xô ra, nói: "ĐờiTần dùi xoay lăn." Rồi đóng sầm cửa lại, kẹp nát bànchân Sư. Cái đau thấu xương ấy khiến Sư ngộ nhập. TônTúc chỉ Sư đến yết kiến Tuyết Phong.

*

Sưđến Trang sở của Tuyết Phong, thấy một vị Tăng, bèn hỏi:Hôm nay Thượng tọa lên núi chăng? Tăng đáp: Lên. Sư nói:Có một nhân duyên nhờ hỏi Hòa thượng Đường đầu màkhông được nói với ai, được chăng? Tăng bảo: Được.Sư nói: Thượng tọa lên núi thấy Hòa thượng thượng đường,chúng vừa nhóm họp, liền đi ra đứng nắm cổ tay, nói: ônggià! trên cổ mang gông sao chẳng cổi đi. Vị Tăng ấy làmđúng như lời Sư dặn. Tuyết Phong bước xuống tòa, thộngực ông ta, bảo: Nói mau! nói mau! Vị Tăng nói không được.Tuyết Phong buông ra, bảo: Chẳng phải lời của ngươi. VịTăng thưa: Lời của con. Tuyết Phong gọi: Thị giả! đem dâygậy lại đây. Vị Tăng thưa: Chẳng phải lời của con, làlời của một Thượng tọa ở Chiết Trung đang ngụ tại Trangsở dạy con nói như thế. Tuyết Phong bảo: Đại chúng! đếnTrang sở rước vị Thiện tri thức của năm trăm người lên.

Hômsau, Sư lên Tuyết Phong. Tuyết Phong vừa thấy liền hỏi: Nhânsao được đến chỗ ấy? Sư bèn cúi đầu. Từ đây khếhợp ôn nghiên tích lũy. Tuyết Phong thầm trao Tông ấn choSư.

*

Cóvị Tăng hỏi Tuyết Phong: Thế nào là chạm mắt chẳng hộiđạo, dở chân đâu biết đường? Tuyết Phong nói: Trời xanh!trời xanh! Vị Tăng ấy đến hỏi Sư: Trời xanh là ý chỉthế nào? Sư đáp: Ba cân gai một xấp vải. Tăng thưa: Chẳnghội. Sư bảo: Lại dâng ba thước tre. Tuyết Phong nghe vui vẻnói với chúng: Ta thường nghi ông thầy này.

*

Sưtừ giã Tuyết Phong, đi hành khước khắp nơi.

ĐếnĐộng Nham, Nham hỏi: Đến làm gì? Sư đáp: Đến thân cận.Nham bảo: Chạy loạn làm gì? Sư đáp: Tạm thời chẳng còn.Nham bảo: Biết lỗi là được. Sư đáp: Chạy loạn làm gì?

*

ĐếnSơ Sơn Thiền sư Nhơn, Nhơn hỏi: Chỗ đắc lực nói cho mộtcâu? Sư bảo: Mời hỏi to lên. Nhơn liền lớn tiếng hỏi.Sư cười nói: Hôm nay ăn cơm cháo chưa? Nhơn nói: Ăn cơm cháorồi. Sư bảo: Kêu rùm để làm gì?

*

ĐếnNgọa Long, Sư hỏi: Người rõ được mình lại thấy có mìnhchăng? Ngọa Long đáp: Chẳng thấy có mình mới rõ đượcmình. Sư hỏi: Nằm dài trên giường mà học được là cơthứ mấy? Ngọa Long đáp: Cơ thứ hai. Sư hỏi: Thế nào làcơ thứ nhất? Ngọa Long bảo: Mang giầy cỏ gấp.

*

ĐếnGiang Châu gặp Trần thượng thơ thỉnh thọ trai. Vừa thấySư, ông hỏi: Trong sách nho thì chẳng hỏi, ba thừa mườihai phần giáo đã có những vị Pháp sư, thế nào là việccủa Nạp tăng (Thiền sư) hành khước? Sư bảo: Đã hỏi baonhiêu người rồi? Trần thưa: Hiện giờ hỏi Thượng tọa.Sư bảo: Việc đó hãy gác qua, thế nào là ý kinh? Trần đáp:Quyển vàng gáy đỏ. Sư bảo: Cái đó là văn tự ngữ ngôn,thế nào là ý kinh? Trần thưa: Miệng muốn nói mà lời mất,tâm muốn duyên mà lự quên. Sư bảo: Miệng muốn nói mà lờimất, là đối có lời; tâm muốn duyên mà lự quên, là đốivọng tưởng; thế nào là ý kinh? Trần không đáp được.Sư hỏi: Nghe nói Thượng thơ xem kinh Pháp Hoa phải chăng? Trầnđáp: Phải. Sư bảo: Trong kinh nói: "trị sanh sản nghiệp đềucùng thật tướng không trái nhau", hãy nói cõi trời Phi phitưởng có bao nhiêu người thoái vị? Trần không đáp được.Sư bảo: Thượng thơ chớ thao thao ba kinh năm luận, sư tăngném hết đi vào tòng lâm mười năm hai mươi năm còn chẳngxong thay, Thượng thơ làm sao hội được? Trần lễ bái thưa:Tôi tội lỗi.

*

Sưđến Linh Thọ, Thiền sư Tri Thánh (trụ trì Linh Thọ) dựbiết trước, sai chúng đánh ba hồi chuông trống ra trướccửa rước Thủ tọa. Nơi đây, Sư sung chức Thủ tọa.

Quảngchủ họ Lưu muốn cử binh, đích thân vào viện thỉnh LinhThọ tiên tri kiết hung thế nào? Linh Thọ biết trước, từgiã chúng vui vẻ ngồi an nhiên thị tịch. Quảng chủ hỏiTri sự: Hòa thượng bệnh bao lâu? Tri sự đáp: Chẳng từngcó bệnh. Hòa thượng có để lại một phong thơ xin trìnhĐại vương. Quảng chủ mở thơ ra xem, thấy nói: "con mắtcủa nhân thiên là Thủ tọa trong chùa này". Ông hiểu ý chỉcủa Linh Thọ bèn dừng binh và thỉnh Sư trụ trì Linh Thọ.Sư khai pháp ở đây không được bao lâu, lại dời đến chùaQuang Thới tại Vân Môn.

*

Sưnhân bàn chân mang tật nên thường chống gậy. Một hôm, chốnggậy đi thấy chúng làm công tác công cộng, Sư đưa gậy lênbảo:

- Xem!xem! người Uất Đơn Việt thấy các ông bửa củi khó khănở giữa sân họ dọn đồ cúng dường các ông, lại vì cácông tụng kinh Bát-nhã: ?Nhất thiết trí trí thanh tịnh, khônghai không hai phần, vì không khác không dứt?.

Chúngvây quanh Sư khá lâu không giải tán, Sư lại bảo:

- Hếtthảy các ông vô cớ chạy đến trong đây để tìm cái gì?Lão tăng chỉ biết ăn cơm, đi ỉa, hiểu riêng làm gì? Cácông ở mọi nơi đi hành khước tham thiền hỏi đạo, tôihỏi các ông việc tham được thế nào? hãy nêu ra xem?

Khiấy, Sư bất đắc dĩ tụng bài kệ của Tam Bình rằng:

Tức thử kiến văn phi kiến văn

Tức thấy nghe này chẳng thấy nghe

Sưxoay lại nhìn Tăng bảo: Gọi cái gì là thấy nghe? Sư lạitiếp:

Vô dư thanh sắc khả trình quân

Không thừa thanh sắc đáng trình ngươi

Sưbảo Tăng: Có bao nhiêu thanh sắc ở đầu môi? Sư tiếp:

Cá trung nhược liễu toàn vô sự

Trong đây nếu liễu toàn vô sự

Sưbảo Tăng: Có sự gì? Sư tiếp:

Thể dụng hà phòng phân bất phân

Thể dụng ngại gì phân chẳng phân?

Sưbảo: Nói là thể, thể là nói. Lại đưa gậy lên bảo: Gậylà thể lồng bàn là dụng, là phân hay chẳng phân? Đâu chẳngthấy nói Nhất thiết trí trí thanh tịnh.

*

Sưnghe đánh trống thọ trai, nói với chúng: Tiếng trống nhainát ta bảy phần. Sư lại chỉ vị Tăng bảo: Ôm con mèo lại!Giây lâu, Sư bảo: Hãy nói cái trống nhân gì được thành?Chúng không đáp được. Sư tiếp: Nhân đa được thành. Bìnhthường ta nói:

- Tấtcả tiếng là tiếng Phật, tất cả sắc là sắc Phật, tộtđại địa là pháp thân, luống tạo thành cái tri kiến Phậtpháp. Hiện nay cây gậy chỉ gọi là cây gậy, cái nhà chỉgọi là cái nhà.

*

Sưđưa cây gậy lên bảo chúng:

- Phàmphu gọi nó là thật, Nhị thừa phân tích gọi nó là không,Viên giác gọi nó là huyễn có, Bồ-tát thì đương thể tứckhông, Thiền gia thì thấy cây gậy gọi là cây gậy, đi chỉđi, ngồi chỉ ngồi không được động đến.

*

Tănghỏi:

- Mộtđời chứa ác chẳng biết thiện, một đời chứa thiện chẳngbiết ác, ý này thế nào?

Sưđáp:- Đuốc!

*

Tănghỏi:

- Giếtcha giết mẹ đến trước Phật sám hối, giết Phật giếtTổ, đến chỗ nào sám hối?

Sưđáp:- Bày!

*

Tănghỏi:- Trong mười hai giờ làm sao được chẳng luống qua?

Sưhỏi:- Nhằm chỗ nào hỏi câu này?

Tăngthưa:- Con chẳng hội thỉnh Thầy dạy.

Sưbảo:- Đem bút mực lại.

Tăngđem bút mực đến. Sư làm bài tụng:

Cử bất cố Nêu chẳng đoái

Tức sai hỗ Liền sai lẫn,

Nghĩ tư lương Toan nghĩ suy

Hà kiếp ngộ Kiếp nào ngộ

*

Tănghỏi:- Thế nào là lời nói siêu Phật vượt Tổ?

Sưđáp:- Hồ bỉnh (bánh hồ)

*

Sưnói:

- Từxưa nhẫn lại, các bậc lão túc đều vì lòng từ bi nên cólối nói rơi trên cỏ, tùy lời nói biết được người. Nếulối nói vạch cỏ chun ra thì không cùng ấy. Cùng ấy là cócâu nói lặp lại rồi hội được lời. Đâu không thấy Hòathượng Ngưỡng Sơn hỏi vị Tăng: vừa rời ở đâu đến,Tăng thưa: Lô Sơn, Ngài hỏi: từng dạo Ngũ Lão Phongchăng, Tăng thưa: chẳng từng, Ngài bảo: Xà-lê chẳng từngdạo núi. Đây là vì lòng từ bi có lối nói rơi trên cỏ.

*

Sưbảo:

- Chẳngdám mong các ông có khả năng sóng ngược nước, chỉ cầncó ý thuận dòng cũng khó được. Xưa Lương Toại đến thamvấn với Ma Cốc. Ma Cốc thấy đến liền bỏ đi cuốc cỏ.Lương Toại đến chỗ cuốc cỏ. Ma Cốc trọn chẳng thèmnhìn, trở vào phương trượng đóng kín cửa lại. Lương Toạiliên tiếp ba ngày đến gõ cửa. Ngày thứ ba vừa gõ cửa,Ma Cốc hỏi: ai, Lương Toại thưa: "Hòa thượng chớ lừa LươngToại. Nếu chẳng đến lễ bái Hòa thượng sẽ bị kinh luậngạt, qua mất một đời". Đây là lối sóng ngược nước.Hiện nay được vào đều là ý thuận dòng, cũng gọi là songphong thời tiết.

*

Sưthượng đường:

- Tôisự bất đắc dĩ nói với các ông "liền đó vô sự", ấyđã chôn vùi nhau rồi. Các ông lại nghĩ tiến bộ, nhằm trướctìm lời theo câu cầu mong được giải hội. Ngàn khôn muônkhéo lập bày vấn nạn, chỉ là tạo được một trườngluận suông, cách đạo càng xa, có khi nào được thôi dứt.Cái việc này, nếu ở trên ngôn ngữ thì, ba thừa mười haiphần giáo không phải không ngôn ngữ, tại sao lại nóigiáo ngoại biệt truyền? Nếu từ học hiểu trí khéo mà đượcthì, tại sao hàng thánh nhân Thập địa nói pháp như mây nhưmưa, vẫn còn bị quở trách đối với thấy tánh như cáchmột lớp lụa? Do đây nên biết, tất cả hữu tâm cách xanhư trời đất.

Tuynhiên như thế, nếu là người đắc, nói lửa không thể bịcháy miệng, trọn ngày nói việc mà chẳng từng động môilưỡi, chưa từng nói đến một chữ, trọn ngày mặc áo ăncơm mà chưa từng chạm đến một hạt cơm, mang một mảnhvải. Mặc dù như vậy, vẫn là lời nói trong môn đình, cầnphải thật đắc mới được thế ấy. Nếu nhằm dưới cửaNạp tăng (Thiền sinh) trong câu lộ bày chỗ khéo léo vẫnluống nhọc suy nghĩ. Dù là dưới một câu đảm đang được,vẫn là kẻ ngủ gật.

*

Sưbảo chúng:

- Đềra một câu nói, dạy các ông thẳng đó đảm đang, là đãtung phẩn trên đầu các ông, dầu cho nhổ một sợi lông màcả đại địa một lúc sáng rực, cũng là khoét thịt thànhthương tích. Tuy nhiên như thế, các ông cần phải thật đếnthửa ruộng ấy mới được. Nếu chưa được gần, chẳngđược ôm cái rỗng; phải trở lui nhằm dưới gót chân củachính mình suy tầm xem, ấy là đạo lý gì? Thật không cómột mảnh tơ sợi tóc cho các ông giải hội, cho các ông nghingờ. Tất cả mọi người các ông một phần việc đại dụnghiện tiền, chẳng nhọc khí lực của các ông chừng bằngsợi tóc, liền cùng Phật, Tổ không khác.

Tựvì các ông gốc tin cạn mỏng nghiệp ác sâu dầy, đột nhiênmọc quá nhiều sừng trên đầu, quảy đãy bát đi ngàn dặmmuôn dặm chịu khuất phục người. Vả lại các ông có chỗnào chẳng đủ? Kẻ trượng phu ai mà vô phần? Chạm mắtđảm đang được vẫn là chẳng được tiện, huốnglà chịu người lừa dối, nhận sự trừng phạt của người.Vừa thấy Hòa thượng già mở miệng, liền khéo ôm đá lấpmiệng lại. Thế mà, như bầy lằng xanh giành nhau trên đốngphẩn, ba người năm người dụm đầu thương lượng. Khổthay!

Huynhđệ! các bậc Cổ đức một thời vì các ông không phảithế, sở dĩ phương tiện buông một lời nửa câu là khaithông cho các ông thấy đường vào. Bao nhiêu việc bên nâyđều gom ném một bên, riêng tự đem hết khí lực chú mụcvào, thì đâu chẳng được ít phần tương thân. Thích thay!thích thay! Thời giờ chẳng đợi người, hơi thở ra chẳng bảo đảm hít vào, thử hỏi thân tâm còn dùng vào chỗ rảnhrỗi nào khác? Cần phải chú ý! chú ý! trân trọng.

*

Tănghỏi: Thế nào là đạo? Sư đáp: Đi. Tăng thưa: Con chẳnghội thỉnh Thầy nói? Sư bảo: Xà-lê công bằng phân minh đâuđược trùng phán.

*

Sưthượng đường nói:

- Chobiết thời vậ? xui xẻo sanh nhằm thời xui Tượng quí (cuốithời Tượng pháp), Sư tăng bắc lễ Văn-thù, nam du Hành Nhạc.Nếu đi hành khước như thế, là danh tự Tỳ-kheo ăn tiêucủa tín thí, khổ thay! khổ thay! Nếu có ai hỏi đến thìđen tợ dầu hắc, chỉ cần giữ hình thức qua ngày. Giảsử có hiểu hai cái ba cái, cũng luống học đa văn ghi nhớngôn ngữ. Đến nơi chỉ tìm những lời nói tương tợ củabậc lão túc ấn khả, quên lửng thượng lưu làm nghiệp bạcphước. Hôm nào đó, vua Diêm-la bắt đóng đinh ông, chớ bảokhông người vì tôi nói.

Nếulà kẻ sơ tâm hậu học phải cần đem hết tinh thần, chớghi suông lời người nói, nhiều rỗng chẳng bằng ít thật,về sau chỉ là tự gạt, có việc gì gần gũi.

*

Sưthượng đường nói:

- CácHòa thượng con! dù ông nói có việc gì vẫn là trên đầuthêm đầu, trên tuyết thêm sương, trong quan tài trợn mắt,trên vết phỏng để bổi đốt, cái ấy một trường bừabãi chẳng phải việc nhỏ. Các ông phải làm sao mỗi ngườitự tìm lấy chỗ thác sanh của mình; tốt nhất, chớ dạosuông châu huyện nắm bắt những lời nói rỗng. Đợi Hòathượng già mở miệng liền hỏi Thiền, hỏi đạo, hướngthượng hướng hạ, làm sao thế nào, ghi chép thành quyểnsách to nhét trong đãy da để suy gẫm. Đến bên lò lửa bangười năm người dụm đầu, miệng đọc lẩm nhẩm, lạinói: cái ấy là lời công tài, cái ấy là lời từ lý đạoxuất, cái ấy là lời đến trên việc nói, cái ấy là nóithể. Ông già bà già trong thất ông ăn cơm xong chỉ cần nóimộng, nói ta hội Phật pháp xong. Sẽ biết rằng ông đi hànhkhước đến năm lừa mới được thôi dứt.

Lạicó một bọn vừa nghe người nói chỗ thôi dứt, liền nhằmtrong ấm, giới khép mi nhắm mắt, ở trong hang chuột già tìmkế sống, dưới hắc sơn ngồi trong cõi quỉ, thế mà liềnnói "được con đường vào". Mộng thấy chăng? Bọn như thế,dù giết một muôn người có tội lỗi gì? Bảo là hạ thủcông phu mà chẳng gặp bậc tác gia (minh sư), đến rốt chỉlà kẻ ôm hư không.

Cácông nếu thật có chỗ thấy, thử đem lại xem, sẽ cùng cácông thương lượng. Chớ rỗng, không biết tốt xấu, ngơ ngáo,dụm đầu nói những câu công án suông. Chẳng khéo lão giànày thấy được kéo lôi ra khám phá, chẳng tương đươngsẽ bị đánh bể ống chân. Chớ bảo rằng chẳng nói.

Trongda các ông có máu chăng? Sư cầm gậy đồng thời đuổi hết.

*

Sưmỗi khi nhìn thấy Tăng liền nói: giám (xét). Tăng muốn đáplại, Sư nói: di (chao).

*

Sưcó làm một bài kệ:

Vân Môn tủng tuấn bạch vân đê

Thủy cấp du ngư bất cảm thê

Nhập hộ dĩ tri lai kiến giải

Hà phiền tái cử lịch trung nê.

Dịch:

Vân Môn chót vót khỏi lùm mây

Cá lội không dừng nước chảy bay

Vào cửa đã rành trình kiến giải

Đâu phiền lại nói gạch trong lầy.

*

Đếnniên hiệu Càn Hòa năm thứ bảy (955) nhà Hán, ngày mùng mườitháng tư, Sư ngồi ngay thẳng thị tịch.

Saunày, nhằm niên hiệu Càn Đức năm đầu (963) nhà Tống, Tốngtriều cho mở cửa tháp thấy nhục thân Sư vẫn nguyên vẹn,râu tóc vẫn ra dài. Quan quân thỉnh nhục thân Sư về kinhđô cúng dường hơn một tháng, mới nghinh về nhập tháp.


8.THIỀN SƯ ÐẠO NHẤT
MãTổ - (709 - 788)

Vìngười đời sau quá kính trọng Sư nên nhân Sư họ Mã gọilà Mã Tổ: ông Tổ họ Mã.

Sưhọ Mã, quê ở huyện Thập Phương, Hán Châu. Thuở nhỏ, Sưdung mạo lạ thường: đi như trâu, nhìn như cọp, lưỡi dàikhỏi mũi, dưới chân có hai khu ốc. Lúc bé, Sư đến chùaLa-hán xin xuất gia với Hòa thượng Ðường ở Từ Châu. SauSư thọ giới cụ túc nơi Luật sư Viên ở Du Châu.

Ðờèường khoảng niên hiệu Khai Nguyên (713-742 T.L.), Sư tậpthiền định ở Viện truyền pháp tại Hoành Nhạc, nhân Thiềnsư Hoài Nhượng giáo hóa được giải ngộ. Bạn đồng thamhọc với Sư có sáu người, chỉ riêng Sư được truyền tâmấn.

Saukhi tạm biệt thầy, Sư đến Kiến Dương ở ngọn núi PhậtTích, kế dời sang Lâm Xuyên, sau lại đến núi Cung Công NamDương. Niên hiệu Ðại Lịch (765 T.L.) Liên soái Lộ Từ Cungvà Linh Phong, Cảnh Mộ thỉnh Sư khai đường để truyền bátông phong. Từ đây học giả bốn phương tụ hội về rấtđông. Có thể nói Giang Tây là một trường thi Phật.

*

Mộthôm Sư dạy chúng:

- Cácngươi mỗi người tin tâm mình là Phật, tâm này tức là tâmPhật. Tổ Ðạt-ma từ Nam Ấn sang Trung Hoa truyền pháp Thượngthừa nhất tâm, khiến các ngươi khai ngộ. Tổ lại dẫn kinhLăng-già để ấn tâm địa chúng sanh. Sợ e các ngươi điênđảo không tự tin pháp tâm này mỗi người tự có, nên kinhLăng-già nói: "Phật nói tâm là chủ, cửa không là cửa pháp."(Phật ngữ tâm vi tông, vô môn vi pháp môn.)

Phàmngười cầu pháp nên không có chỗ cầu, ngoài tâm không riêngcó Phật, ngoài Phật không riêng có tâm, không lấy thiệnchẳng bỏ ác, hai bên nhơ sạch đều không nương cậy, đạttánh tội là không, mỗi niệm đều không thật, vì không cótự tánh nên tam giới chỉ là tâm, sum la vạn tượng đềulà cái bóng của một pháp, thấy sắc tức là thấy tâm, tâmkhông tự là tâm, nhân sắc mới có.

Cácngươi chỉ tùy thời nói năng tức sự là lý, trọn khôngcó chỗ ngại, đạo quả Bồ-đề cũng như thế. Nơi tâm sanhra thì gọi là sắc, vì biết sắc không, nên sanh tức chẳngsanh. Nếu nhận rõ tâm này, mới có thể tùy thời ăn cơmmặc áo nuôi lớn thai thánh, mặc tình tháng ngày trôi qua,đâu còn có việc gì.

Cácngươi nhận ta dạy hãy nghe bài kệ này:

Tâm địa tùy thời thuyết

Bồ-đề diệc chỉ ninh

Sự lý câu vô ngại

Ðương sanh tức bất sanh.

Dịch:

Ðất tâm tùy thời nói

Bồ-đề cũng thế thôi

Sự lý đều không ngại

Chính sanh là chẳng sanh.

*

Cóvị Tăng hỏi:- Hòa thượng vì cái gì nói tức tâm tức Phật?

Sưđáp:- Vì vỗ con nít khóc.

- Connít nín rồi thì thế nào?

- Phitâm phi Phật.

- Ngườitrừ được hai thứ này rồi, phải dạy thế nào?

- Nóivới y là "phi vật".

- Khichợt gặp người thế ấy đến thì phải làm sao?

- Hãydạy y thể hội đại đạo.

*

Cóvị Tăng hỏi:

- Lytứ cú tuyệt bách phi, thỉnh Thầy chỉ thẳng ý Tổ sư từẤn Ðộ sang?

Sưđáp:

- Hômnay ta mệt nhọc không thể vì ngươi nói, ngươi đến hỏiTrí Tạng. Vị Tăng ấy đến hỏi Trí Tạng.

TríTạng bảo:- Sao không hỏi Hòa thượng?

Tăngđáp:- Hòa thượng dạy đến hỏi Thầy.

TríTạng hỏi:

- Hômnay tôi đau đầu, không thể vì ông nói, đến hỏi Sư huynhHải.

Tăngđến hỏi Hoài Hải, Hoài Hải bảo:- Ðến chỗ ấy tôi cũngchẳng hội.

Tăngtrở lại trình Sư, Sư bảo:- Tạng đầu bạch, Hải đầuhắc.

*

Cưsĩ Long Uẩn đến hỏi:

- Nướckhông gân xương hay thắng chiếc thuyền muôn hộc, lý nàythế nào?

Sưđáp:- Trong ấy không nước cũng không thuyền, nói gì là gânxương?

Uẩnbảo:- Người không lầm xưa nay, thỉnh Thầy để mắt nhìnlên!

Sưliền nhìn thẳng xuống.

Uẩnnói:- Một cây đàn cầm không dây, mà Thầy đàn rất hay.

Sưliền nhìn thẳng lên. Uẩn lễ bái. Sư trở về phương trượng.Uẩn theo sau thưa:- Vừa rồi muốn làm khéo trở thành vụng.

*

Mộtđêm, Trí Tạng, Hoài Hải, Phổ Nguyện theo hầu Sư xem trăng.

Sưhỏi:- Ngay bây giờ nên làm gì?

TríTạng thưa:- Nên cúng dường.

HoàiHải thưa:- Nên tu hành.

PhổNguyện phủi áo ra đi.

Sưbảo:- Kinh vào Tạng, Thiền về Hải, chỉ có Phổ Nguyệnvượt ngoài sự vật.

*

HoàiHải hỏi:- Thế nào là chỉ thú Phật pháp?

Sưđáp:- Chính là chỗ ngươi bỏ thân mạng.

Sưlại hỏi Hoài Hải:- Ngươi lấy pháp gì chỉ dạy người?

HoàiHải dựng đứng cây phất tử.

Sưbảo:- Chỉ thế thôi hay còn gì khác?

HoàiHải ném cây phất tử xuống.

*

Tănghỏi:- Thế nào được hiệp đạo?

Sưđáp:- Ta sớm chẳng hiệp đạo.

Tănghỏi:- Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Ðộ sang?

Sưliền đánh và nói:- Ta nếu không đánh ngươi, các nơi sẽcười ta.

*

ÐặngẨn Phong từ biệt Sư đi nơi khác, Sư hỏi:- Ði đến đâu?

ẨnPhong thưa:- Ði đến Thạch Ðầu.

- ÐườngThạch Ðầu trơn.

- Cócây gậy tùy thân, gặp trường thì đùa.

ẨnPhong vừa đi đến Thạch Ðầu đi nhiễu giường thiền mộtvòng, dựng tích trượng động đất một tiếng, hỏi:

- Ấylà tông chỉ gì?

ThạchÐầu nói:- Trời xanh! trời xanh!

ẨnPhong không đáp được, lại trở về thưa với Sư. Sư bảo:

- Ngươinên đi lại bên ấy, nếu Thạch Ðầu nói "trời xanh!" ngươi"hư! hư!"

ẨnPhong lại đi đến Thạch Ðầu làm như trước.

ThạchÐầu bèn: Hư! hư!

ẨnPhong không đáp được, lại trở về trình với Sư. Sư bảo:

- Tađã nói với ngươi "đường Thạch Ðầu trơn".

*

Cóvị Giảng sư đến hỏi:- Thiền tông truyền giữ pháp gì?

Sưhỏi lại:- Tọa chủ truyền giữ pháp gì?

- Tôigiảng được hơn hai mươi bản kinh luận.

- Ðâukhông phải là sư tử con?

- Khôngdám.

Sưthốt ra tiếng: Hư! hư!

Giảngsư nói:- Ðây là pháp.

- Làpháp gì?

- Phápsư tử ra khỏi hang.

Sưbèn im lặng.

Giảngsư nói:- Ðây cũng là pháp.

- Làpháp gì?

- Phápsư tử ở trong hang.

- Khôngra không vào là pháp gì?

Giảngsư không đáp được, bèn từ giã đi ra đến cửa, Sư gọi:

- Chủtọa!

Giảngsư xoay đầu lại.

Sưhỏi:- Là pháp gì?

Giảngsư cũng không đáp được.

Sưbảo:- Ông thầy độn căn.

*

Mộthôm Sư dạy chúng:

- Ðạokhông dụng tu, chỉ đừng ô nhiễm. Sao là ô nhiễm? - Có tâmsanh tử, tạo tác, thú hướng đều là ô nhiễm. Nếu muốnhội thẳng đạo ấy, tâm bình thường là đạo. Sao gọi làtâm bình thường? -Không tạo tác, không thị phi, không thủxả, không đoạn thường, không phàm thánh. Kinh nói: "Chẳngphải hạnh phàm phu, chẳng phải hạnh thánh hiền, là hạnhBồ-tát." Chỉ như hiện nay đi đứng ngồi nằm, ứng cơ tiếpvật đều là đạo. Ðạo tức là pháp giới, cho đến diệudụng như hà sa đều không ngoài pháp giới. Nếu chẳng phảivậy, tại sao nói "pháp môn tăng địa", tại sao nói "vô tậnđăng"? Tất cả pháp đều là pháp của tâm, tất cả tênđều là tên của tâm. Muôn pháp đều từ tâm sanh, tâm làcội gốc của muôn pháp. Kinh nói: "Biết tâm đạt cội nguồnnên hiệu là Sa-môn." Tên đồng nghĩa đồng, tất cả phápđều đồng thuần nhất không lẫn lộn.

Nếuở trong giáo môn được tùy thời tự tại thì dựng lậppháp giới trọn là pháp giới, lập chân như là chân như,lập lý tất cả pháp trọn là lý, lập sự tất cả pháptrọn là sự, nắm giở một thì ngàn theo, sự lý không khác,toàn là diệu dụng. Lại không có lý riêng, đều do xoay lạicủa tâm. Ví như bao nhiêu bóng mặt trăng thì có, mà bao nhiêumặt trăng thật thì không, bao nhiêu nguồn nước thì có, màbao nhiêu tánh nước thì không, bao nhiêu sum la vạn tượngthì có, mà bao nhiêu hư không thì không, bao nhiêu lời nóiđạo lý thì có, mà bao nhiêu Tuệ vô ngại thì không; bao nhiêucác thứ thành lập đều do một tâm. Dựng lập cũng được,dẹp hết cũng được, thảy là diệu dụng. Diệu dụng trọnlà nhà mình, chẳng phải lìa chân mà có, nơi nơi đều chân,thảy đều là thể của nhà mình.

Nếuchẳng vậy, lại là người nào? Tất cả pháp đều là Phậtpháp, các pháp tức là giải thoát, giải thoát tức là chânnhư, các pháp không ngoài chân như, đi đứng ngồi nằm thảylà dụng bất tư nghì, không đợi thời tiết. Kinh nói: "Chỗchỗ nơi nơi đều có Phật." Phật là năng nhân, có trí tuệkhéo hợp lòng người, hay phá lưới nghi cho tất cả chúngsanh, vượt ra vòng trói buộc của có và không v.v... tình chấpphàm thánh hết, nhân pháp đều không, chuyển bánh xe khônggì hơn, vượt các số lượng, việc làm không ngại, sự lýđều thông, như trời hiện mây, chợt có lại không, chẳngđể dấu vết. Ví như vẽ nước thành lằn, không sanh khôngdiệt. Ðại tịch diệt tại triền gọi là Như lai tàng, xuấttriền gọi là Pháp thân thanh tịnh. Thể không tăng giảm,hay lớn hay nhỏ, hay vuông hay tròn, hợp vật hiện hình nhưtrăng trong nước, vận dụng mênh mông, không lập mầm gốcchẳng hết hữu vi, không trụ vô vi. Hữu vi là dụng củavô vi, vô vi là chỗ nương của hữu vi, chẳng trụ chỗ nương,nên nói: "Như không chẳng chỗ nương." Nghĩa tâm sanh diệt,nghĩa tâm chân như: Tâm chân như dụ như gương sáng soi vậttượng. Gương dụ tâm, vật tượng dụ pháp. Nếu tâm chấppháp là dính với cái nhân bên ngoài, tức là nghĩa sanh diệt.Tâm không chấp pháp tức là nghĩa chân như.

Thanhvăn tai nghe Phật tánh. Bồ-tát mắt thấy Phật tánh. Liễuđạt không hai gọi là bình đẳng tánh. Tánh không có khác,dụng thì chẳng đồng. Tại mê là thức, tại ngộ là trí.Thuận lý là ngộ, theo sự là mê. Mê tức là mê bản tâmmình, ngộ là ngộ bản tánh mình. Một phen ngộ là hằng ngộchẳng trở lại mê. Như đang khi mặt trời mọc lên khôngtrở lại tối. Mặt trời trí tuệ xuất hiện, không chungcùng cái tối phiền não. Liễu đạt cảnh giới của tâm liềntrừ vọng tưởng. Vọng tưởng đã trừ tức là vô sanh. Pháptánh sẵn có, có chẳng nhờ tu. Thiền không thuộc ngồi, ngồitức có chấp trước. Nếu thấy lý này là chân chánh hiệpđạo, tùy duyên qua ngày, đứng ngồi theo nhau, giới hạnhhuân thêm, nhóm nơi tịnh nghiệp. Chỉ hay như thế, lo gì chẳngthông.

Ðệtử của Sư được nhập thất (được vào thiền thất, làđã ngộ đạo) có đến tám mươi bốn vị, mỗi người làmchủ một phương truyền hóa vô cùng.

Ðờèường niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ tư (788 T.L.) khoảngtháng giêng, Sư lên núi Thạch Môn, Kiến Xương, đi kinh hànhtrong rừng thấy chỗ hang động bằng phẳng, bèn bảo thịgiả:

- Thâncũ mục của ta sẽ ở tháng sau và trở về nơi này. Nói xong,Sư trở về.

Ðếnngày mùng bốn tháng hai, Sư có chút bệnh, tắm gội xong, ngồikiết già nhập diệt, thọ tám mươi tuổi, được sáu mươituổi hạ.

Sauvua sắc ban hiệu Ðại Tịch.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]