Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Pháp Niệm Phật Niệm Chú

04/08/201113:23(Xem: 9420)
11. Pháp Niệm Phật Niệm Chú

CỐT TỦY CÁC KINH CĂN BẢN PHẬT GIÁO
Tác giả: Phổ Nguyệt

Tập II: Phát Triển

11. Pháp Niệm Phật Niệm Chú

I. Thể Nhập Chánh Giác

Phật đã dạy pháp tu chứng chánh trí hay thể nhập tri kiến Phật là thấy biết như chơn lục căn, lục trần, lục thức hay là pháp giác trí tuệ là tri nhận giác thức nguyên sơ (Chơn thức) vô thời gian. Khi chúng ta nhận thức (perceive) một đối tượng nội tâm hay ngoại giới để có giác thức, lập tức tri nhận (Cognize) giác thức đó và không trụ vào đối tượng đó nữa là chúng ta có giác trí tuệ. Việc niệm Phật, niệm chú cũng cùng nguyên tắc trên.

Tịnh Độ Là Pháp Môn Khó Nói Khó Tin, Nhưng Lại Dễ Tu Dễ Chứng. Tịnh Độ Là Cửa Pháp Thậm Thâm Giúp Hành Giả Giải Thoát Luân Hồi Và Đi Sâu Vào Phật Tánh Một Cách Từ Từ Nhưng Chắc Chắn. (TĐVATP)

Cũng như niệm chú đại bi, "Khi âm thanh của Pháp tánh gầm thét như ngàn muôn sấm sét, nguyện cho tất cả tiếng này trở thành âm thanh của thần chú sáu âm. Tương tự Kinh Lăng Nghiêm cũng nói: Mầu nhiệm thay là âm thanh siêu việt của Quán Thế Âm. Đấy là âm thanh tối sơ của vũ trụ...Đó là tiếng thì thầm ầm ỉ của thủy triều trầm lắng. Tiếng mầu nhiệm ấy đem lại giải thoát bình an cho tất cả hữu tình đang kêu cứu trong cơn đau khổ, và đem lại một sự an trú thanh tịnh cho tất cả những ai đang tìm sự thanh tịnh vô biên của niết bàn. (Tạng Thư Sống Chết, tr 522-528)

II. Cách Niệm Phật Niệm Chú thông thường.

Niệm Phật, Chú bằng Tướng.

Niệm ra tiếng là thể hiện tác động của căn trần. Miệng niệm ra tiếng lục tự hoặc chú, căn tai nghe tiếng lục tự. Khi ta đọc lục tự hay chú ít ra ta đã nghe tiếng niệm Phật, niệm chú phát ra và căn tai ta nghe, đó là động tác vạch sóng giữa dòng tâm thức mà nắm bắt tiếng niệm. Khi ta theo dõi tiếng niệm là ta tập trung vào tiếng đọc đó, dòng tâm thức ngoài tiếng niệm đã phủ định (tha tính không); nghĩa là khi ta niệm Phật, chú là mọi vọng tưởng tạm thời không quấy rối trong tâm ta, dù không hoàn toàn ngăn chận hết tâm viên ý mã, ít ra ta đã thanh lọc phần ý tưởng vẩn vơ và làm cho tâm bớt vọng động. Niệm Phật theo Căn Trần là lối chủ thể tác động với đối tượng là trần là hiện tượng (tướng) ở ngoài tâm. Đối tượng ngoài là một thực tại giả lập, nó không có tự tính và không chắc chắn, hay thay đổi nên nó dễ bị vọng tưởng xen vào.

Niệm Phật, Chú bằng Thức.

Khi ta niệm Phật, chú thầm trong tâm, tiếng được thầm hội chỉ là Tưởng Thức. Mặc dù tưởng thức cũng ở trong tâm được ý tác động để tưởng niệm cũng cùng ở chung một tâm, và dầu cho tưởng thức và ý tác động chung dòng nhất nguyên, nhưng chúng nó cũng chỉ là tưởng thức của tiếng niệm là thực tại tùy thuộc ở chung dòng nhất nguyên tương đối mà thôi. Tác dụng của cách niệm Phật, chú nầy là ở chỗ xâm nhập, tập trung và xoáy sâu trong dòng tâm thức đang trôi chảy mà làm nổi bật tiếng niệm để phá tan đám mây mờ của tâm trí. Lợi ích thì nhiều hơn niệm bằng tiếng vì thuận trong tứ oai nghi và khi đi ngủ.

III. Pháp Thực Hành Niệm Phật Niệm Chú Bằng Trí hay Tánh.

Như trong Pháp Chánh Niệm nêu trên, Thấy biết như chơn lục căn lục trần lục thức, hay quán biết như chơn đối tượng hay niệm biết như chơn lục tự hay chơn thần chú cũng thể nhập được chơn trí.

Niệm Phật Niệm Chú bằng Trí.

Thật sự niệm Phật hay niệm chú bằng Trí là chỉ dùng hai cách niệm (Tâm thức) trên rồi chuyển thành trí. Vì niệm bằng căn trần thức là niệm thực tại giả lập, và niệm bằng thức là niệm thực tại tùy thuộc, tất cả hai phép trên chỉ niệm theo bóng dáng (thức) của đọc niệm mà thôi. Từ thực tại giả lập hay tùy thưộc ta chuyển thành trí tức thực tại tuyệt đối. Trí là cái biết của tâm nó toàn diện và thường hằng, nhiều hơn cái biết của căn trần hay căn thức vì bị giới hạn ở các căn. Vậy khi ta niệm Phật hay niệm chú ra tiếng hay niệm thầm, biết ta đang niệm. Biết (của Trí)) cái mình biết (của Căn), tức là Tri Thức Đúng (Trí) cái tri thức sai lầm của nhị nguyên (chủ khách) là đã giải thoát mọi phiền não khổ đau.

Đặc biệt trong cách hành sau đây vừa dễ và điều hòa được hơi thở.

Khi hít vô, đồng thời đọc niệm lục tự: Nam Mô A Di Đà Phật, (chỉ dùng miệng đọc, hoặc niệm thầm: thuộc tâm thức)

Khi thở ra, tuệ tri được tôi niệm Phật. Tuệ tri hay biết vô thời gian: thuộc tâm trí.

Niệm chú cũng vậy, như Án Ma Ni Bát Di Hồng hay thần chú nào ngắn.

Khi hít vô đồng thời đọc niệm Án Ma Ni Bát Di Hồng

Khi thở ra, tuệ tri được tôi niệm chú.

[Perceive a first point of sense to get a pure perception.

Cognize the pure perception to get a pure cognition. It is a true mind.]

"Đọc, niệm lục tự Di Đà hay chú Đại Bi để có chơn thức (Thức: vô thời gian).

Biết (Trí) chơn thức (đọc, niệm lục tự) là tri thức nguyên thủy tức là chơn trí hay chơn tâm. Phổ Nguyệt"

Tiếp tục niệm biết từng lục tự theo thời thiền và cố gắng niệm biết trong tứ oai nghi.

Với những thành quả xem phần tham khảo.

IV. Tham Khảo.

1. Pháp Môn Niệm Phật. (Tịnh Độ, HT. T.Thiện Hoa)

Phương pháp tu về Cực lạc có nhiều lối, nhưng không ngoài các pháp niệm Phật. Đây lược kể bốn pháp niệm Phật:

1.1. Trì danh niệm Phật

Trì danh niệm Phật tức là giữ một lòng nhớ nghĩ danh hiệu Phật, là niệm "Nam mô A Di Đà Phật ". Khi đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống cũng niệm. Niệm từ buổi mai khi mới thưc dậy, cho đến buổi tối, trước khi đi ngủ. Niệm suốt cả ngày không xen hở. Khi gần đi ngủ, ngồi xếp bằng bán già hay kiết già, chắp tay mà nguyện rằng:

"Con tin lời của đức Phật A Di Đà, giữ một lòng niệm danh hiệu Ngài, nguyện đời nầy, bao nhiêu tội chướng thảy đều tiêu sạch, đến khi lâm chung được Phật và các vị Bồ Tát, đến tiếp dẫn chúng con về Cực lạc.

1.2. Tham cứu niệm Phật

Pháp niệm Phật tương tợ pháp trì danh, nhưng mà có khác nghĩa, làm môi miệng không động, niệm không ra tiếng, mà trong tư tưởng có niệm Phật.

Khi niệm có tiếng thì xét tiếng ấy từ đâu mà sanh ra. Đến khi hết niệm không nghe nữa, thì xét tiếng ấy coi nó đi vào chỗ nào. Xét cho biết chỗ sinh ra, chỗ trở về là đã được một phần công phu khá cao rồi, cứ giữ như thế mà niệm, đừng cho tán loạn, thì chắc có ngày minh tâm kiến tánh.

1.3. Quán tưởng niệm Phật

Là quán tưởng hình dung đức Phật à ở trước mắt ta, mình cao một trượng sáu thước, đứng trên hoa sen, và quán thân ta cũng ngồi trên hoa sen, chắp tay hầu Phật. Phật thấy ta, ta thấy Phật. Quán như thss lâu ngày, đi, đứng, nằm, ngồi, nhắm mắt, mở mắt đều thấy Phật, tức là pháp quán đã thuần thục..

1.4. Thật tướng niệm Phật

Thật tướng niệm Phật là niệm Phật hợp với chân tâm. Vì tất cả các pháp đều do tâm biến hiện, bởi tâm biến hiện, nên tướng nó đều là hư vọng (phàm sở tướng, giai thị hư vọng), duy có chân tâm là chân thật, không sinh, không diệt; không chứ, không lai, xưa nay thanh tịnh bình đẳng như như, không hư vọng, không biến diệt, cho nên mới gọi là thật tướng.

Ba pháp niệm Phật trước thuộc về Sự, có tánh cách tiệm tu và tiệm quán. Đến pháp thứ tư nầy, là thuộc về Lý tánh, cao siêu hơn cả. Niệm Phật đến đây, mới hoàn toàn rốt ráo, mới ngộ tánh mình là Phật A Di Đà, tâm mình là cảnh Tịnh độ.

Nhưng chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng: nhờ có Sự mới hiển ra Lý. Trớc hết cũng do Trì danh niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật v.v...nhờ lối dụng công tu ba pháp trước, đến lúc thuần thục không còn thấy có mình là người niệm Phật và Phật là một vị mình niệm, chỉ còn có một chơn tánh vừa yên lặng, vừa chiếu soi không năng, không sở, không bỉ, không thử, không hữu, không vô. Chỗ này chính như trong Kinh tứ Thập Nhị Chương, Phật nói: "Niệm đến chỗ vô niệm"; hay trong kinh A Di Đà nói: "Được nhứt tâm bất loạn

4. Sự Quan Hệ Của Niệm Phật Trong Lúc Lâm Chung Theo quan niệm sai lầm của phần đông, thì khi ông bà cha mẹ chết, con cháu phải khóc cho nhiều mới là có hiếu. Nhiều gia đình lại còn thuê người đến "khóc mướn" để cho "rậm đám". Theo đạo Phật thì trái lại, lúc ông bà cha mẹ chết, mà con cháu khóc lóc nhiều, làm ồn, rối loạn tâm thần người sắp chết là con cháu bất hiếu. Thật thế, phút quan trọng ấy cần để cho người sắp lâm chung được yên tĩnh, đừng làm cho họ động tâm, cảm xúc quá mà khó lìa bỏ cõi đời. Một điều quan trọng nữa là, khi gần lâm chung, biết rằngk thể sống được, các trần duyên nên buông bỏ, đừng mến tiếc của cải, nhà cửa đẹp, con cháu ngoan. Lòng quyến luyến ấy làm cho người sắp từ trần khó vãnh sanh. Trong sách có ví dụng: như con cò bị con ngao kẹp miệng lại, mặc dù có đủ cánh quạt mạnh, mà không thể bay lên được. Nên nhớ rằng trong các nghiệp nhân, cận tử nghiệp (nghiệp trước khi lâm chung) là có một lực rất lớn trong sự đầu thai. Nếu còn tâm niệm tham lam mến tiếc, thì bị luân hồi trở lại, để giữ gìn của cải, và kết duyên làm tình nghĩa ái ân nữa, mãi mãi sanh tử luân hồi không dứt. Vậy trong phút lâm chung, người đương sự cần có tâm hồn thanh thoát, không luyến tiếc đau khổ, mà trái lại, phải thiết tha cầu sinh Tịnh độ. Còn những người thân thuộc thì phải tránh sự khóc lóc, níu kéo người sắp từ trần và phải hộ niệm hết sức thành tâm, để vong linh người lâm chung được nhẹ nhàng siêu thoát.

1.6. Pháp Môn Niệm Phật Dễ Tu Và Chắc Chắn Có Kết Quả Đạo Phật có muôn ngàn pháp môn, tựu trung có pháp môn niệm Phật là dễ tu hơn cả. Các pháp môn khác như con mọt đục ống tre từng mắt mà lên, còn pháp môn niệm Phật như con mọt đục ngay mình tre mà ra. hai phương pháp đều đưa con mọt ra khỏi ống tre cả, nhưng phương pháp sau kết quả mau chóng hơn phương pháp trước. Cổ nhơ dạy: "Người tu Thiền mà không tu Tịnh độ (niệm Phật ) thì mười người lầm hết chín. Người tu Tịnh độ mà không tham Thiền, muôn người tu, muôn người được vãnh sanh (nếu nhất tâm). Niệm Phật có cả tham Thiền, như cọp đã có sức mạnh, lại còn mọc thêm sứng". Nghĩa là lối tu niệm Phật đã chắc chắn rồi, mà còn tham Thiền, lại càng chắc chắn hơn nữa. Còn người không tu Thiền, mà cũng không tư Tịnh độ, thì như nằm gường sắt nóng, và ôm trụ đồng; nghĩa là không tu môn nào, cứ tạo điều ác, thì phải đọa vào địa ngục, chịu hành phạt khổ sở. Một phen để mất thân người rồi, khó mà trở lại người được.

1.7. Dẫn Chứng Pháp môn niệm Phật, chắc chắn được kết quả mỹ mãn như ý muốn. Kinh Di Đà, kinh Thập Lục Quán, kinh Hoa Nghiêm, kinh Phương Đẳng v.v...đều tán thán pháp môn niệm Phật. Các vị Bồ Tát cũng đều tu pháp môn niệm Phật. Như Ngài Văn Thù Bồ Tát, trong bài kệ phát nguyện, có nói: "Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời, tận trừ nhứt thế chư chướng ngại, diện kiến bỉ Phật A Di Đà, tức đắc vãnh sanh An lạc quốc". (Nghĩa là: Nguyện khi tôi lâm chung, dứt trừ các điều ngăn ngại, thấy đức A Di Đà trước mắt, liền được vãnh sanh về cõi An lạc). Ngài Phổ Hiền, Ngài Mã Minh, Ngài Long Thọ, Ngài Vô Trước, Ngài Thiên Thân bên tướng tôn, Ngài trí Giả Đại sư bên Thiên Thai tôn, Ngài Hiền Thủ bên Hiền thủ tôn, và con nhiều vị Tổ sư khác cũng chuyên niệm Phật cầu vãnh sanh Cực lạc. Pháp môn niệm Phật có sự linh nghiệm rõ ràng. Như ở Trung Hoa, Ngài Huệ Viễn lập hội Liên Xã, chuyên tu pháp môn niệm Phật, ba lần thấy Phật, khi lâm chung, biết trước ngày giờ vãnh sanh. Tại Việt Nam, Ngài Nhất Định chùa Từ Hiếu, Ngài tường Vân (ở Huế), Ngài Hòa Thượng Tế Xuyến (ở Hà Nam) đều biết trước ba ngày thị tịch. Chằng những các Ngài xuất gia, mà bên hàng cư sĩ như ông chủ Thời (Gia Định), ông Phó Kinh ở Nam Định (Bắc Việt) v.v...cũng biết trước ba ngày sẽ lâm chung. Pháp niệm Phật còn có nhiều linh nghiệm lạ thường khác nữa, không thể kể xiết được.

1.8. Lợi Ích Của Niệm Phật Trong Đời Sống Hiện Tiền Niệm Phật có nhiều lợi ích, không những đời sau được vãnh sanh cỗi Phật, là lợi ích chính, mà hiện tại cũng có nhiều lợi ích thiết thực. 1. Niệm Phật sẽ trừ được niệm chúng sanh: Niệm chúng sanh tức là nhớ nghĩ đến những điều xấu xa như tham, giạna, kiêu căng...Do những điều nhớ nghĩa ấy mà lời nói hay việc làm đều vương mang tội lỗi. Nếu ta niệm Phật, thì tâm trí không còn nhớ nghĩ đến những điều xấu xa, miệng và thân không tạo ra nghiệp ác nghĩa là ta diệt được niệm chúng sanh. Một giờ niệm Phật, là một giờ bớt niệm chúng sanh; một ngày, một tháng, một năm, một đời chuyên niệm Phật, làm một ngày, một tháng, một năm, một đời tránh được niệm chúng sanh, tránh được điều ác, và làm được việc lành. 2. Niệm Phật sẽ trừ được tâm buồn phiền: Trong những lúc buồn phiền đau khổ, như khi gặp cảnh con cái biẹt ly, vợ chồng xa cách, nhà cửa tiêu tan v.v...nếu ta niệm Phật, thì buồn phiền đau khổ sẽ tiêu tan. Vì sao vậy? Vì một khi ta nhớ nghĩa đến Phật A Di Đà, đến cảnh giới của Ngài, thì không còn bận tâm nghĩ đến những nỗi niềm riêng của ta nữa. Niệm Phật đổi được niệm phiền não là thế. Nếu niệm Phật tăng thì niệm phiền não phải giảm. Cho nên Cổ đức có nói: "Một câu niệm Phật giải oan khiên". Tóm lại, sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật, có lợi ích rất nhiều và thiết thực là làm tiêu tan được phiền não nghiệp chướng. Nếu người không tin có nước Cực lạc, có Phật A Di Đà mà niệm Phật, cũng vẫn có lợi ích nhiều.

1.9. Quyết Nghi 1. Có người hỏi rằng: Phật có vô số, vì sao chỉ niệm Phật A Di Đà? Trả lời: Tất cả chư Phật đều đồng một thể tánh chơn như bình đẳng. Niệm Phật A Di Đà tức là niệm tất cả chư Phật. Ví như trong một căn phòng rộng, quanh tường có treo trăm cái gương, ta chỉ đứng soi vào một tấm gương, mà cả trăm tấm gương đều phản chiếu hình ảnh ta. 2. Lại có người hỏi: Phật đã có khắp nơi, thì cảnh Phật cũng có khắp nơi. Tại sao không niệm Đông phương Phật, Nam phương Phật, mà chỉ cầu về tây phương Cực lạc? Trả lời: Đúng là cõi Phật ở đâu cũng có, muốn cầu về cõi nào cũng được, nhưng chúng ta chỉ cầu về Tây phương Phật, vì hai lý do: a) cảnh Cực lạc Tây phương là cảnh mà nhờ đức Phật Thích Ca giới thiệu, chúng ta biết rõ hơn cả. Đến một cảnh giới mà ta đã có ý niệm bao giờ cũng hơn là đến một nơi ta còn xa lạ, không rõ biết gì cả. b) Ta chuyên tưởng niệm một cảnh giới nhất định, thì tâm sẽ được duy nhất. Nếu hôm nay niệm cảnh giới này, hôm sau niệm cảnh giới khác, thì tâm sẽ tán loạn, ý niệm không được tập trung. Cũng như nhiều ngả thì dễ lạc. Bắn tên phải nhắm vào một đích nhất định, mới hy cọng trúng. Tu pháp môn niệm Phật cốt nhất là được "nhất tâm bất loạn".

Kết Luận

Pháp môn niệm Phật là một pháp môn dễ tu hành hơn cả. Niệm Phật không phải hao công, nhọc sức, khó khăn. Người trí thức, kẻ đi buôn, người làm ruộng, kẻ thợ thuyền, bất luận ở đâu và lúc nào, đều có thể niệm được cả. Pháp môn niệm Phật đã dẽ tu mà lại có kết quả chắc thật, viên mãn là vãnh sanh về tây phương Cực lạc. Song muốn có kết quả, điều kiện tiên quyết là phải có: Tín, Hạnh, Nguyện đầy đủ; phải có sự; lý viên dung, không nên chấp sự bỏ lý, hay chấp lý bỏ sự. Cốt yếu là phải niệm đến nhất tâm bất loạn, cầu sanh về Cực lạc, không còn khổ: sanh, già, bệnh, chết nữa. Chúng ta đã trót sinh ra ở cõi đời nầy, ai lại không biết có thân là khổ, dù có vui đi nữa, cũng chỉ vui trong chốc lát, mà cái khổ lại đeo đuổi theo luôn, như hai bánh xe lăn theo sau chân con bò. Vậy chúng ta nên chuyên cầu niệm Phật, để sớm được giải thoát. Sách có cấu: "Mạc đãi lão lai phương niệm Phật. Cô phần đa thị thiếu niên nhơn". Nghĩa là: chớ đợi đến già mới niệm Phật; trong nghĩa địa, thiếu cho mồ của hàng thiếu niên. Vì vậy, trong giờ phút còn mạnh khỏe, chúng ta phải chuyên cần niệm Phật. Biết vô thường còn kiên tâm chờ đợi chúng ta cho đến ngày mai chăng?

2. Lục Tự Đại Minh Chú.

Đức Lạt-Ma thuyết giảng, Hồng Như Việt dịch

Trì tụng minh chú Om mani padme hum [Án ma ni bát di hồng] là một việc rất tốt. Tuy vậy, khi tụng chú cần phải nhớ nghĩ đến ý nghĩa của lời chú, vì sáu âm này mang ý nghĩa thâm sâu quảng đại vô cùng. Âm thứ nhất, OM, là tổng hợp của ba mẫu tự A, U và M, tượng trưng cho thân miệng ý ô nhiễm của người tụng chú, đồng thời cũng tượng trưng cho thân miệng ý thanh tịnh của Phật đà.

Có thể nào chuyển thân miệng ý ô nhiễm thành thân miệng ý thanh tịnh được không? hay đây là hai phạm trù hoàn toàn tách biệt? Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm, mang đủ mọi tánh đức. Thân miệng ý thanh tịnh đến từ sự tách lìa trạng thái ô nhiễm, chuyển hóa ô nhiễm thành thanh tịnh.

Chuyển hóa bằng cách nào? Phương pháp tu được nhắc đến qua bốn âm kế tiếp. MANI [ma ni], nghĩa là ngọc báu, tượng trương cho phương tiện, là tâm bồ đề, vì chúng sinh mà nguyện mở tâm từ bi, đạt giác ngộ. Cũng như viên ngọc quí có khả năng xóa bỏ cảnh nghèo, tâm bồ đề cũng vậy, có khả năng xóa bỏ sự bần cùng khó khăn trong cõi luân hồi và niết bàn cá nhân. Như ngọc như ý có khả năng chu toàn mọi ước nguyện của chúng sinh, tâm bồ đề cũng vậy, có khả năng chu toàn mọi ước nguyện chúng sinh.

Hai chữ PADME [bát mê], nghĩa là hoa sen, tượng trưng cho trí tuệ. Hoa sen từ bùn mọc lên nhưng lại không ô nhiễm vì bùn. Tương tự như vậy, trí tuệ có khả năng đặt người tu vào vị trí không mâu thuẫn ở những nơi mà người thiếu trí tuệ đều sẽ thấy đầy mâu thuẫn. Có nhiều loại trí tuệ, trí tuệ chứng vô thường, trí tuệ chứng nhân vô ngã (con người không tự có một cách độc lập cố định), trí tuệ chứng tánh không giữa các phạm trù đối kháng (nói cách khác, giữa chủ thể và khách thể) và trí tuệ chứng sự không có tự tánh. Mặc dù có nhiều loại trí tuệ, nhưng chính yếu vẫn là trí tuệ chứng tánh Không.

Trạng thái thanh tịnh có được là nhờ sự kết hợp thuần nhất giữa phương tiện và trí tuệ, được thể hiện qua âm cuối, HUM [hồng]. Âm này ứng vào trạng thái bất nhị, không thể phân chia. Trong hiển thừa, phương tiện và trí tuệ bất nhị có nghĩa là phương tiện ảnh hưởng trí tuệ, và trí tuệ ảnh hưởng phương tiện. Trong mật thừa, sự hợp nhất này ứng vào một niệm tâm thức trong đó phương tiện và trí tuệ đồng loạt hiện hành. Nói về chủng tự của năm vị Thiền Phật, HUM là chủng tự của Bất Động Phật [Akshobhya], sự đứng yên không gì có thể lay chuyển nổi.

Vậy Lục Tự Đại Minh Chú, Om mani padme hum, có nghĩa là dựa vào đường tu kết hợp thuần nhất phương tiện và trí tuệ mà người tu có thể chuyển hóa thân miệng ý ô nhiễm của mình thành thân miệng ý thanh tịnh của Phật. Thường nói người tu không thể tìm Phật ở bên ngoài, tất cả mọi nhân tố dẫn đến giác ngộ đều sẵn có từ bên trong. Đức Di Lạc Từ Tôn có dạy trong bộ Tối Thượng Đại Thừa Mật Luận (Uttaratantra) rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh trong tâm. Chúng ta ai cũng mang sẵn trong mình hạt giống thanh tịnh, cốt tủy của Như Lai (Tathatagarbha - Như lai tạng), đó là điều cần nuôi nấng phát triển đến mức tột cùng để bước vào địa vị Phật đà.

Nguyên bản tiếng Anh: Om Mani Padme Hum, by HH the Dalai Lama

<http://www.tibet.com/Buddhism/om-mantra.html>

Hồng Như chuyển Việt ngữ tháng 2 năm 2006. Soát bản dịch tháng 04/2006.

THẦN CHÚ CỦA ĐẠI BI TÂM: OM MANI PADME HUM. (Sogyal Rinpoche)

- Tạng ngữ đọc là Om Mani Pémé hung. Thần chú nầy tiêu biểu tâm đại bi và ân sủng của tất cả chư Phật, Bồ Tát, nhứt là ân sủng của Quán Tự Tại, vị Phật của lòng bi mẩn. Quán Tự Tại (hay Quán Thế Âm) là hiện thân của Phật trong hình thức Báo Thân, và thần chú của Ngài được xem là tinh túy của lòng bi mẩn của chư Phật đối với hữu tình. Nếu Liên Hoa Sanh là bậc thầy quan trọng nhất của người Tây Tạng, thì Quán Tự Tại là vị Phật quan trọng nhứt của họ, là vị thần hộ mạng của dân tộc nầy. Có câu nói nổi tiếng là vị Phật của lòng bi mẩn đã ăn sâu vào tiềm thức Tây Tạng tới nổi một hài nhi vừa biết nói tiếng mẹ là đã biết đọc thần chú nầy, om mani padme hum.

Kalu Rinpoche viết: Một cách khác để giải thíchthần chú nầy là, Om là tính chất của thân giác ngộ. Man Padme tiêu biểu ngữ giác ngộ; Hum tiêu biểu ý giác ngộ. Thân ngữ ý của tất cả chư Phật được tàng ẩn trong âm thanh của thần chú này. Thần chú này tịnh hóa những chướng ngại của thân lời ý, và đưa tất cả hữu tình đến trạng thái chứng ngộ. Khi tụng thần chú này, và phối hợp với đức tin và tinh tấn thiền định, thì năng lực chuyển hóa của thần chú sẽ phát sinh và tăng trưởng.Quả vậy, chúng ta có thể tịnh hóa bản thân bằng phương pháp ấy.

Đối với những người đã quen thuộc với thần chú này, suốt đời tụng đọc với nhiệt thành và niềm tin, theo Tử Thi Tây Tạng, thì ở trong cõi Trung Ấm:

V. Kết Luận.

Niệm Phật niệm chú có thể gọi là pháp môn thiền quán. Quán biết hay niệm biết như chơn lục tự Di Đà hay chơn lục tự Đai Minh Chú là nhận thức đối tượng đặt ra, nghỉa là có điều kiện ngoài thân. Sự vay mượn, hay dùng đối tượng không tự nhiên để niệm hay quán, thì phải trả sau này khi vãng sanh Tây Phương Cực Lạc tiếp tục tu hành để xóa hay trả quả những nghiệp thức còn tồn đọng. Dù vậy, pháp chánh trí mà Phật dạy, "thấy biết như chơn lục căn, chơn lục trần và chơn lục thức" là mẫu mực để hành trì cho mọi pháp môn, sao cho hợp với mọi đối tượng chơn thật, như niệm biết như chơn lục tự Di Đà hay chơn lục tự Đại minh chú thì gì sai trái đâu! " Cho nên, tu Lăng Nghiêm hành giả, phải giữ giới luật nghiêm minh, đặc biệt là tâm chẳng dâm dục,hoặc chỉ có tâm chú, nghĩa là khi niệm thầm thần chú, ta biết có niệm thức, hoặc giả, trong tứ oai nghi lúc nào cũng tĩnh giác. Phật dạy đầu tiên pháp thiền Tam Ma Đề, gọi là Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Vương, là đường lối vi diệu trang nghiêm, cũng là pháp môn đưa đến giải thoát cuối cùng của mười phương Như Lai. Chúng sanh từ vô thủy đến nay, sanh tử liên tục, chỉ vì chẳng biết chơn tâm thường trụ, thể tánh trong sạch sáng tỏ, lại nương theo vọng tưởng, vọng tưởng chẳng chơn nên có luân hồi. Mười phương chư Phật cùng một đạo lìa khỏi sanh tử đều do trực tâm, vì tâm hạnh và lời nói ngay thẳng, như thế từ đầu đến cuối, cho đến các ngôi bậc, ở khoảng giữa chẳng có các tướng quanh co." (Kinh Lăng Nghiêm, Phổ Nguyệt, 2006)

Tham khảo

Cốt Tủy của Kinh Lăng Nghiêm. Phổ Nguyệt, 2006, đăng trong website Tạng Thư Phật học:

http://www.tangthuphathoc.com

Lục Tự Đại Minh Chú. Đúc Dalai Lama thuyết giảng, Hồng Như Việt dịch đăng trong website Thư Viện Hoa Sen:

http://thuvienhoasen.org/index-mattongtaytang.htm

Tạng Thư Sống Chết (Sách). Sogyal Rinpoche, Trí Hải Việt dịch, 1998.

Thực Tại & Chí Đạo. (Sách). Phổ Nguyệt, 2002 đăng trong website Tạng Thư Phật Học:

http://www.tangthuphathoc.com/mucluctongquat.htm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]