Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

44. “Cái trí tốt lành”

19/07/201114:19(Xem: 5775)
44. “Cái trí tốt lành”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 6

TÓM TẮT LỜI GIẢNG

1978-1985

CHƯƠNG 44

“Cái trí tốt lành”

K

hi ở Bombay tháng giêng năm 1983, Krishnaji bắt đầu nói về “cái trí tốt lành.” Nandini và tôi đang dùng bữa tối cùng anh. Buổi chiều lúc còn sớm trong nói chuyện của anh, anh đã hỏi, “Bạn quan sát chuyển động bao la của sự sống như thế nào? Liệu bạn thấy rằng bạn là một con người có liên hệ với tất cả những con người? Thân thể không tách rời. Nó không bao giờ nói, ‘Tôi là.’ Chính sự suy nghĩ mới gây tách rời.” Anh đã và đang nói về sự hỗn loạn trong thế giới, và hỏi liệu con người có khi nào tìm hiểu tất cả những gốc rễ của sự hỗn loạn. Bạn tiếp cận vấn đề như thế nào? Làm thế nào bạn tiếp xúc cùng một vấn đề như thế?” Anh đang cuốn hút chúng tôi hiệp thông cùng cái trí của anh. “Liệu bạn có thể gần gũi và khoáng đạt với câu hỏi? Nhưng nếu bạn tránh xa câu hỏi, bạn không khoáng đạt, bạn không hiểu rõ câu hỏi. Liệu bạn có thể tiếp cận câu hỏi mà không có phương hướng, không có động cơ? Động cơ gây biến dạng sự nhận biết. Muốn tìm ra gốc rễ của sự hỗn loạn là gì, cái trí phải được tự do.”

K nói với chúng tôi, “Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng cái trí tốt lành là một cái trí đã đọc nhiều, chất đầy hiểu biết về nhiều sự việc. Một cái trí giống như cái trí của Aldous Huxley, của Gerald Heard, và của những người khác – họ có những cái trí bách khoa. Ở Ấn độ, liệu cái trí tốt lành sẽ là cái trí Brahminic? Tôi đang sử dụng từ ngữ ‘Brahminic’ để bao gồm dòng chảy mà đã vun đắp cái trí qua hàng thế kỷ, để diễn tả một bộ não mà đã trở nên rất sắc bén, nhưng đã không mất đi chất lượng của chiều sâu phía bên trong nó. Bạn có thể làm một dụng cụ rất sắc bén; nó có thể cắt, nhưng nó cũng phải được sử dụng cho những vật tinh vi. Bạn hiểu chứ? Liệu một cái trí như thế là một cái trí tốt lành?” Anh ngừng. “Một cái trí tốt lành phải liên quan đến hành động, đến sự liên hệ. Nó phải liên quan đến chiều sâu. Những người khoa học vĩ đại thỉnh thoảng theo những sống tầm thường nhất. Họ đầy tham vọng, tham lam, họ đấu tranh lẫn nhau cho vị trí và sự công nhận. Liệu bạn sẽ nói họ có những cái trí tốt lành?”

Tôi trả lời, “Một cái trí tốt lành không có nghĩa một sống tốt lành. Người khoa học có lẽ là một người khoa học vĩ đại, nhưng như một con người, anh ấy có lẽ là một thảm họa. Anh thấy, thưa anh, một cái trí thực sự tốt lành phải có thể tự ấp ủ phía bên trong chính nó. Có lẽ từ đang ấp ủ này, có thấu triệt.”

“Vâng.” K tiếp tục, “Bạn sẽ nói một cái trí tốt lành không có trung tâm từ đó nó đang hành động?” Anh đang nói cùng nhiều ngừng lại, như luôn luôn như thế khi bàn luận điều gì đó nghiêm túc. “Trung tâm là cái tôi.” Anh đưa ra câu hỏi và tự trả lời nó. “Một cái trí tốt lành không có cái tôi. Khi một cái trí ở trong một trạng thái của chú ý hoàn toàn, đang lắng nghe, đang tham gia, vậy thì trong nó không có bất kỳ vị trí nào cho cái tôi. Cái tôi tự thể hiện sau đó. Dòng suy nghĩ đang lắng nghe. Nó là một trong những duy trì quan trọng của bộ não.” Krishnaji đang lắng nghe và đang dò dẫm, sau đó nói, “Bạn thấy, một cái trí tốt lành phải có từ bi. Nó phải có một ý thức mãnh liệt của vẻ đẹp và có khả năng hành động; phải có một liên hệ đúng đắn. Liệu không thể tìm được những cái trí như thế? Aristotle, Socrates – họ có những cái trí tốt lành.”

“Họ đã có những cái trí mà có thể thâm nhập, xuyên thấu vật chất, năng lượng. Cái trí phải có một trạng thái tổng thể cùng nó.” Tôi đang thách thức Krishnaji.

“Bạn sẽ nói một cái trí tốt lành là một cái trí tổng thể?” K hỏi.

“Trong nói chuyện ngày hôm qua của anh, khi anh nói rằng thân thể không tách rời, nó là một phát biểu chưa bao giờ đã được nói trước kia. Anh tiếp tục nói rằng với cái trí, dụng cụ đã được đào tạo trong công nghệ, trong sự hiểu rõ của hiểu biết vô hạn, cùng sự hiểu rõ những kỹ thuật để thực hiện những công việc – với cái trí kỹ thuật, con người bị đau khổ. Và thế là đau khổ không kết thúc. Bởi vì không có sự liên quan giữa hai. Làm thế nào những thấu triệt này đã nảy ra? Cái trí của anh luôn luôn lóe ra những thấu triệt. Làm thế nào chúng nảy ra? Những thấu triệt này nảy ra khi anh đang ngồi trên bục giảng, hay anh nghĩ ra nó từ trước?”

“Luôn luôn những thấu triệt nảy ra,” Krishnaji ngừng. Luôn luôn chúng nảy ra khi có nói chuyện nghiêm túc.” Sau đó lại nữa anh trở nên yên lặng. “Bạn thấy, nếu bạn định nghĩa nó quá nhiều – cái trí tốt lành – vậy thì bạn phủi bỏ mọi thứ. Vì vậy chúng ta không nên định nghĩa nó quá rõ ràng. Vì vậy định nghĩa giới hạn nó.”

“Và tuy nhiên lý luận là cốt lõi – cái trí phải chuyển động từng bước một. Tôi không hiểu họ sẽ đạt được điều gì từ cái trí của anh trong những thế kỷ sắp tới,” tôi thắc mắc.

“Liệu chúng ta có thể nói, một cái trí lành mạnh, tốt lành có một khởi nguồn mới mẻ mà theo hướng nghịch lại dòng chảy hiện nay?” Krishnaji không để ý sự thắc mắc của tôi và tiếp tục câu hỏi, “Socrates? Ông ấy đại diện cho cái gì đó,” Krishnaji nói.

“Người ta đang nói về một cái trí từ đó từ bi trôi chảy – ngược lại, nó có quan trọng gì đâu?” Tôi hỏi.

“Làm thế nào một cái trí như thế hiện diện?” Lại nữa Krishnaji hỏi. “Liệu nó là kết quả của sự tiến hóa rất nhiều của một nhóm những cái trí – cái trí đang tìm hiểu, mà đã vun đắp bộ não, đạo đức, khổ hạnh, suốt hàng thế kỷ? Tất cả họ có lẽ không khổ hạnh, nhưng phía bên trong họ có chuyển động bên trong đó đang xảy ra. Chúng ta phải thâm nhập liệu một nền tảng lâu dài của sự tìm hiểu như thế sản sinh ra Buddha.”

“Liệu có một chiều sâu và thấu triệt đối với cái trí nền tảng – cái trí chủng tộc?” Tôi hỏi.

“Dĩ nhiên,” K nói. “Hay có một nguồn tự nhiên của tốt lành mà không liên quan đến xấu xa. Nguồn tự nhiên đó tồn tại và, khi được trao cơ hội, sản sinh ra Avatar một hóa thân, dù việc đó có ý nghĩa như thế nào. Đúng chứ? Hay nó là cái khác? Liệu nó là một ý thức nhóm, mà suốt hàng thế kỷ đã suy nghĩ và suy nghĩ và suy nghĩ về ‘cái đó,’ và việc đó có lẽ đã sản sinh ra Buddha?” Anh ngừng. “Ngày nào đó tôi đã suy nghĩ – năm 4000 trước CN những người Ai cập đã có lịch. Nó đã không xảy ra tức khắc. Chắc chắn họ phải có nền tảng vững vàng mới có thể sáng chế lịch. Có lẽ những người Ấn độ đã góp phần sản sinh ra Buddha. Nó có lẽ là cùng sự việc – những thấu triệt vô hạn này.”

“Sự hội tụ của chúng?” Tôi hỏi.

“Tôi nghĩ cái trí tốt lành phải tuyệt đốitự do. Nó có lẽ sợ hãi, nhưng phải có một năng lượng mà xóa sạch sự sợ hãi. Liệu những người khoa học dự trữ năng lượng như thế?”

Tôi chất vấn anh. “Khoa học không liên quan gì đến trạng thái khác lạ, hay sao? Liệu người khoa học có thể kết thúc sự quan tâm tự-cho mình là trung tâm của anh ấy? Liệu anh ấy có thể xóa sạch nó? Chính hoạt động tự-cho mình là trung tâm mới tạo ra vấn đề. Liệu nó phụ thuộc vào việc gì anh làm?” Vai trò của tôi là đặt ra nghi vấn đúng đắn.

“Không. Bạn thấy, họ nói Buddha rời bỏ gia đình, trở thành một khất sĩ, nhịn đói, cuối cùng Giác ngộ. Tôi không đồng ý điều đó. Nhịn đói, những khổ hạnh, không liên quan gì đến cái khác lạ.” Krishnaji thâm nhập.

“Những người Phật giáo sẽ khẳng định rằng Buddha có lẽ đã trải qua tất cả việc đó – nhưng Giác ngộ không liên quan gì đến nó. Nhưng liệu ngài có thể đã vật lộn suốt sống của ngài và đạt được giác ngộ?” Tôi hỏi.

“Bạn thấy, chúng ta đã khiến cho sự khổ hạnh là một yếu tố trở thành ‘cái đó.’ ”

“Nhưng liệu không có sự tập hợp năng lượng cần thiết cho ‘cái đó’? ‘Cái đó’ chỉ có thể xảy ra được khi anh bắt đầu thấy rằng năng lượng không bị hao tán. Nó là cốt lõi.” Tôi nói.

“Hãy cẩn thận. ‘Cái đó’ có nghĩa một ý thức của tự-nhận biết. Đừng nói muốn có cái đó bạn cầnnăng lượng.” Sự tinh tế của cái trí K đang được bộc lộ.

“Nhưng phải có sự chuẩn bị của nền tảng.”

“Dĩ nhiên.”

“Hai mắt và hai tai của bạn phải khoáng đạt. Nó có lẽ không liên quan gì đến đạo đức. Nhưng những năng lượng mà liên tục đang bị hao tán bởi bàn tán, những vặt vãnh, hoạt động tự-cho mình là trung tâm, phải kết thúc,” tôi nói.

“Việc đó – vâng,” K phản ứng. “Nhưng nếu bạn nói tất cả những hoạt động tự-cho mình là trung tâm phải kết thúc, vậy thì có một liên quan giữa ‘việc đó’ và cái còn lại. Không có sự liên quan.”

“Nó không thể có nghĩa rằng anh có thể hao tán năng lượng.”

“ ‘Việc đó phải kết thúc’ – bạn không thể nói việc đó.” Krishnaji không chuyển động.

“Vậy thì anh có thể nói gì, thưa anh?” Tôi hỏi.

“Tôi là tự-cho mình là trung tâm, và bạn bảo tôi, ‘Việc đó phải kết thúc’ – Nó cũng là một trở thành,” Krishnaji đang đẩy sâu.

“Đúng. Vậy là lời giảng của anh sẽ được nhìn trong một cách khác? Liệu nó là một lời giảng của thức dậy đối với sống, mà trong nó hoạt động tự-cho mình là trung tâm nảy sinh – thế giới phía bên ngoài len lỏi vào, đau khổ nảy sinh?”

“Và bạn xóa sạch tất cả nó?” K hỏi.

“Bất kỳ cái gì là, đều được xóa sạch,” tôi nói.

“Không phải được xóa sạch,” K khăng khăng.

“Bất kỳ cái gì ‘là,’ được quan sát; có đang lắng nghe, đang thấy.”

“ ‘Cái gì là’ không có ý định hay đang trở thành.” K đang bất động.

“Nhưng nó là một trôi chảy trong đó mọi thứ đều hiện diện?”

“Vâng.”

“Tôi thấy rằng, lời giảng của anh không là sự kết thúc của trở thành nhưng là sự quan sát của trở thành. Có một khác biệt giữa kết thúc của trở thành và thấy ‘bất kỳ cái gì là.’ ”

“Vâng, thấy và chuyển động khỏi nó.” Cái trí của Krishnaji giống như một bông hoa nở rộ.

Sau đó, tôi sẽ hiểu rõ bản chất của điều dường như mâu thuẫn này. Đang quan sát con sông chứa đầy những ô uế – mà không đòi hỏi, không hy vọng thay đổi bản chất của nó bằng bất kỳ cách nào – làm tan biến những ô uế, để lại con sông sạch sẽ và tinh khiết. Sự tinh tế của lời giảng là tuyệt đối.

Một bàn luận ở Bombay vào cuối tuần thâm nhập vào sự thách thức của thuyết biến đổi gene và khả năng thay đổi con người của nó. Krishnamurti nói, “Nếu nó có thể thao túng những gene, lúc đó con người là gì? Những con người đã được lập trình trong nhiều phương hướng, bây giờ những người thiết kế gene lại muốn lập trình con người trong những phương hướng khác. Nhưng vẫn vậy, con người bị lập trình.” K đang ấp ủ, đang thâm nhập.

“Liệu có một việc như sự tiến hóa thuộc tâm lý?” Anh hỏi. “Những người thiết kế gene có thể quan tâm đến những thay đổi trong giá trị, nhưng nó chỉ là hành trình từ cái đã được biết sang cái đã được biết. Liệu sự thiết kế gene có thể dẫn đến một mở rộng của bộ não? Liệu nó có thể cho phép vận hành cả việc xảy ra lẫn hành động cùng thời điểm, hay liệu nó quan tâm giới thiệu một bộ những giá trị mà con người đã khẳng định? Thiết kế gene chỉ có thể vận hành với ‘cái gì là’ bên trong cái đã được biết.”

Achyut Patwardhan chen vào, “Tất cả những người khoa học chấp nhận điều gì họ thấy như những giới hạn của kính viễn vọng của họ.”

Nhưng những nghi vấn của Krishnamurti dành cho chính anh. Anh hỏi, “Liệu cái tôi là bộ phận của qui trình gene hay bộ phận của qui trình thuộc tâm lý?” Anh ngừng và thả cho nghi vấn lắng sâu thăm thẳm. “Lúc này cái trí thuộc cùng công nghệ mà đã tiến hóa và đã khám phá bom hạt nhân đang đặt ra những thắc mắc về gene và đang thực hiện sự nghiên cứu về gene. Nhưng nó là cùng dụng cụ. Cách mạng công nghệ đã dẫn đến bom nguyên tử, sự tiến hóa đã không thay đổi con người. Chỉ một phần của bộ não đang vận hành. Sự mất cân bằng này đang gây ra thảm họa to tát. Lúc này nghi vấn nảy ra, ‘Liệu qua sự thiết kế về gene con người có thể được giúp đỡ để thay đổi?’ ”

Anh đang nói chầm chậm, đang thâm nhập thăm thẳm vào nghi vấn. Vài câu hỏi được đưa ra trong giữa bàn luận. K để nguyên chúng và bỗng nhiên ngắt ngang, nói, “Liệu chúng ta có thể loại bỏ sự tiến hóa?” Những người tham gia yên lặng, sau đó bắt đầu chất vấn.

“Việc đó sẽ chẳng khác gì là một thay đổi đột biến. Trong phương hướng nào? Thông minh được cần đến.” Và, “Nếu nó tiếp tục là một đột biến trong sự tiến hóa, cái người mà khẳng định phương hướng về gene, chắc phải đã đột biến rồi để biết được.” Lại nữa Krishnaji ngắt lời. “Liệu có thể thay đổi con người ngay tức khắc, và không trải qua qui trình gene? Liệu có thể kết thúc sự tiến hóa trong bất kỳ phương hướng nào?”

“Nó có thể xảy ra được với cá thể, nhưng không thể với tập thể,” là sự trả lời.

“Tập thể là gì?” Krishnaji hỏi.

“Nhiều người.”

“Tại sao bạn quan tâm đến nhiều người? Bạn tách khỏi tập thể à?” K phản kháng. Lại nữa có sự yên lặng.

“Liệu có thể kết thúc thời gian, mà là sự tiến hóa?” K đã mạch lạc và đang chuyển động vào nghi vấn. “Mà có nghĩa gì? Sự thiết kế gene cần đến thời gian. Nó là bộ phận của sự tiến hóa. Sự khủng hoảng hiện diện ở đây, ngay lúc này. Nó thuộc vật chất hay thuộc tâm lý? Nó ở trong ý thức của con người? Sự khủng hoảng ở đâu? Nó ở trong thế giới công nghệ? Một khủng hoảng là một ngọn lửa, và cái trí phải có một bao la mà sự khủng hoảng đòi hỏi.”

Anh nói, “Sự thúc đẩy mãnh liệt của suy nghĩ trong phương hướng của công nghệ đã dẫn đến những khám phá phi thường. Dường như không có sự kết thúc cho sự thúc đẩy giải quyết-vấn đề này. Chúng ta sử dụng cùng sự thúc đẩy này để giải quyết những vấn đề thuộc tâm lý của tham lam, hận thù, sợ hãi. Không có sự tiến hóa trong cái tinh thần. Tham lam và sợ hãi không thể tan biến vào những đối nghịch của nó. Đây là sự ngụy biện và sự ảo tưởng vô cùng. Trở thành là ảo tưởng. Tham lam chỉ có thể tăng trưởng và củng cố trong bản chất riêng của nó; nó không bao giờ có thể trở thành không-tham lam.

“Vậy là, liệu có thể loại bỏ ý tưởng của sự tiến hóa trong cái tinh thần? Liệu người ta có thể kết thúc suy nghĩ dựa vào thời gian như trở thành? Đột biến là điều đó. Trong đó là sự đột biến cơ bản.”

Suốt thời gian ở lại Bombay, anh sẽ nói về “sống nhẹ nhàng như người khách trong nhà của người ta, hay trong thân thể của người ta. Là một người khách là không có ý thức của quyến luyến; dạo bước nhẹ nhàng trên quả đất.

Anh cũng nói về một sử dụng mới mẻ của những giác quan, “để cho trong đang vận hành, những cơ quan thuộc giác quan không phá hoại năng lượng, nhưng thả cho nó trôi chảy. Vĩnh cửu,” anh trang trọng nói, “là trôi chảy không-thời gian đó.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]