Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

42. Những giới hạn của suy nghĩ

19/07/201114:19(Xem: 6294)
42. Những giới hạn của suy nghĩ

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 6

TÓM TẮT LỜI GIẢNG

1978-1985

CHƯƠNG 42

Những giới hạn của suy nghĩ

T

rong tuần lễ thứ ba của tháng giêng năm 1982, Krishnaji ở Bombay tại Sterling Apartments. Sau nói chuyện Chủ nhật vào ngày 24 tháng giêng, Krishnaji, Nandini, và tôi dùng bữa tối. Chúng tôi đang bàn luận về bệnh ung thư, và tôi nhận xét rằng nếu nó không ở trong giai đoạn đầu tiên, tôi sẽ không cho phép thân thể của tôi bị phá hoại bởi những phương pháp điều trị mới, mà còn phá hoại hơn căn bệnh. Tôi sẽ chuẩn bị mình cho cái chết. K nói một tổ chức đã được khởi sự ở phương Tây nơi người ta đòi quyền được chết. Một quyển sách thực hành đã được xuất bản chỉ rõ những chi tiết về cách chết nhẹ nhàng nhất. Nó nói về sự sử dụng thuốc ngủ, một liều mạnh nhất, sau đó choàng một túi nhựa qua đầu, với một dải băng bằng thun quanh cổ; người bệnh có thể nhấc dải băng và cho không khí vào, nếu anh ấy cảm thấy bị nghẹt thở. Khi anh ấy bắt đầu ngủ, bàn tay sẽ hạ xuống và sáng hôm sau người bệnh sẽ chết. Nandini nghe điều này và một cái nhìn sợ hãi vô cùng lộ ra trên mặt của em. “Không, không,” em buột mồm thốt lên. Chúng tôi nhìn em và tôi hỏi em hơi gay gắt rằng tại sao em đang phản ứng? Em chưa bao giờ nghĩ đến việc tự tử hay sao? Em do dự, thu người, ngừng lại, và nói, “Một lần. Khi K nói em cảm thấy sự nghẹt thở.”

Chúng tôi bàn luận về sợ hãi và bản chất của nó. Tôi hỏi Krishnaji liệu anh có khi nào biết sợ hãi. Anh ngừng, dò dẫm. “Nhiều việc có thể xảy ra vào ban đêm, bóng tối mời mọc nhiều việc.” Trong sống của anh anh không biết sợ hãi, nhưng xấu xa hiện diện. Xấu xa có một hiện diện và luôn luôn đang chờ đợi để tìm ra một kẽ hở cho nó đi vào.

K nói, “Sợ hãi thu hút xấu xa. Nói về xấu xa là mời mọc nó.” Bỗng nhiên, Krishnaji trở nên lạ lùng và thật xa xôi. Anh kéo hai cánh tay của anh gần sát người, thu rút thân thể của anh vào không gian nhỏ nhất có thể được. Tiếp theo anh nói, “Bạn cảm thấy nó trong phòng?” Mặt của anh đã thay đổi. Căn phòng tràn ngập quyền năng. Sau đó K nói, “Trước khi chúng ta đi ngủ, tôi sẽ phải xua đuổi nó. Bảo vệ nơi này.” Anh sẽ không nói anh sẽ làm gì, nhưng việc gì đó phải được thực hiện. Chốc lát sau anh đứng dậy và đi quanh, bước từng bước một khắp căn phòng. Devi và Ghanshyam, con cái của Nandini, đã vào nhà. Họ nhận biết cái gì đó, và không đi vào căn phòng nơi chúng tôi ngồi. Chốc lát sau, Krishnaji quay lại phòng ăn. Anh trông thanh thản, khuôn mặt đẹp đẽ, hai mắt sáng long lanh. Bầu không khí đã hoàn toàn thay đổi. Bất kỳ thứ gì ở đó đã hoàn toàn được quét sạch.

Qua nhiều năm tháng, Nandini và tôi thường nói về thái độ của Krishnaji đối với tốt lành và xấu xa. Anh đã bảo chúng tôi, “Xấu xa là một sự kiện. Để nó một mình. Cái trí của bạn không nên đùa giỡn cùng xấu xa. Suy nghĩ về nó là mời mọc nó. Hận thù, ganh tị, thu hút xấu xa. Đó là lý do tại sao rất quan trọng cho cái trí và thân thể phải bất động và yên lặng, và không cho phép bất kỳ những cảm xúc mạnh nào nảy sinh, mà không quan sát một cách nghiêm khắc. Sự thoái hóa sát cạnh bạn. Không đặt thành vấn đề bạn là ai.” Qua những năm tháng tôi nhận biết rằng khi những cảm xúc mạnh đang xảy ra nơi những người quanh anh, hay khi bất kỳ câu hỏi nào đưa ra liên quan đến xấu xa, tiếng nói của anh thay đổi, hai mắt của anh khép lại, anh sẽ thu thân thể vào sát nhau, bầu không khí sẽ trở nên căng phồng, và hoàn toàn tan biến vài khoảnh khắc sau.

Đối với anh, bởi vì có một nguồn của tốt lành cũng có sự tối tăm đang rình rập. Hai cái này không liên quan với nhau. Xấu xa tìm kiếm một kẽ hở để đi vào; vì vậy sự cần thiết phải cảnh giác. “Bạn có khi nào theo dõi một con mèo đang quan sát một cái lỗ nơi con chuột ẩn núp? Hãy quan sát thật mạnh mẽ như thế, hai mắt không chuyển động khỏi nó,” anh thường nói.

Mùa hè năm 1982 tôi ở London cho Lễ hội của Ấn độ, mà tôi có trách nhiệm nhiều. Từ London tôi đi đến Brockwood Park và trải qua hai tuần lễ cùng Krishnaji. Suốt một trong những nói chuyện của anh cùng tôi, chúng tôi bàn luận về thấu triệt và cái trí. Chúng tôi nói về cái trí Ấn độ, nơi của thần thoại. Tôi nói, “Cái trí hiện đại không có trọng lượng hay chiều sâu.” Anh trả lời. “Điều gì cần thiết là phải có một cái trí cổ xưa, không phải cái trí hời hợt của phương Tây hay phương Đông. Những thấu triệt trao tặng sức mạnh cho cái trí. Hầu hết mọi người đều cảm thấy rằng họ có những cái trí mạnh mẽ. Nhưng với một cái trí mạnh mẽ, bạn không thể thâm nhập. Những sự việc lạ thường đang xảy ra. Tôi thức dậy vào ban đêm cùng hành động vô hạn bên trong bộ đầu. Tôi cảm thấy mỗi tế bào trong thân thể của tôi, đang sống, đang nhảy múa, đang rộn ràng.”

Tôi hỏi Krishnaji, liệu anh chấp nhận sự kiện rằng có một cái trí Ấn độ. Có lẽ, cái trí Ấn độ có bên trong nó cùng những khuynh hướng như cái trí phương Tây – cùng tham lam, ganh tị, tức giận – nhưng nền tảng từ đó hai cái trí này khởi nguồn lại khác biệt. Tôi tiếp tục nói rằng, bởi vì bị quy định khác nhau, hai cái trí này bổ sung lẫn nhau.

Sau đó, Krishnaji nói rằng khi anh ở Ấn độ anh đã chứng kiến một chủ nghĩa vật chất đang phát triển. Anh hỏi tôi, “Sự quan tâm của cái trí Ấn độ ngày nay là gì?” Tôi trả lời rằng trình bày khó khăn lắm. Đã có những thay đổi nhiều trong những năm mới đây. Bạo lực đang gia tăng, một phát triển của chủ nghĩa vật chất, một chuyển động hướng về chủ nghĩa tiêu thụ. Văn hóa công nghiệp đã thâm nhập chiều sâu nào đó trong cái trí Ấn độ và môi trường sống.

Sau đó, Krishnaji hỏi điều gì là sự khác biệt cơ bản giữa hai cái trí. Suốt hàng thế kỷ, cái trí Ấn độ đã có một lợi thế nào đó để khiến cho nó có thể khoét sâu thêm; nhưng nó thiếu sự chính xác, khả năng để thâu nhận một trừu tượng và chuyển đổi nó thành giải pháp cụ thể. Cái trí phương Tây có sự chính xác; được bám rễ trong lý luận và lý lẽ, nó đã hướng ra phía bên ngoài, và sự thay đổi của môi trường. Anh nói công nghệ có lẽ đã mang cái trí Ấn độ xuống quả đất, tuy nhiên, liệu suy nghĩ có khi nào thuộc về phương Đông hay phương Tây. “Chỉ có suy nghĩ, những diễn tả có thể khác nhau. Liệu cái trí Ấn độ có một khuynh hướng cho sự tìm kiếm phía bên trong?”

“Vâng,” tôi nói, “giống như cái trí phương Tây có một khuynh hướng chuyển động và vận hành trong môi trường phía bên ngoài. Môi trường phía bên trong đã là sự quan tâm của Ấn độ.”

“Quan tâm của rất ít người,” Krishnaji bình phẩm.

“Nhưng do bởi một ít người mới tạo ra văn hóa. Làm thế nào văn hóa hiện diện?” Tôi hỏi.

Sau đó, chúng tôi bàn luận về điều gì đã phân chia hai cái trí, điều gì đã dẫn dắt cái trí Ấn độ và phương Tây chuyển động trong những phương hướng khác biệt. Krishnaji nói về khí hậu, những khuynh hướng chính trị, quan tâm đến những công việc thuộc thế giới, mà ở phương Tây đã dẫn dắt đến cái trí phát minh. Ở Ấn độ, cùng văn minh cổ xưa của nó, sự quan tâm duy nhất đã là với một sống tôn giáo và sự thâm nhập phía bên trong.

“Nơi nào đó trong dòng sống, con người của cùng một gốc chủng tộc dường như bị tách rời,” tôi nói. “Phương Tây hướng về sự khám phá phía bên ngoài, trong đối thoại với thiên nhiên của họ. Từ việc này nảy sinh những sự thật rất quan trọng liên quan đến khoa học và công nghệ. Ấn độ cũng có một đối thoại với thiên nhiên, nhưng nó lại thuộc về một trình tự khác hẳn.”

“Liệu bạn đang nói,” Krishnaji hỏi, “rằng cái trí Ấn độ quan tâm nhiều đến những vấn đề tôn giáo hơn là phương Tây? Ở Ấn độ sự quan tâm đến tôn giáo đã rất sâu thẳm. Truyền thống Ấn độ đã khẳng định rằng sự hiểu rõ về cái Tôi, về Vũ trụ, về Nguyên lý Tối thượng, là sự theo đuổi quan trọng nhất.”

“Có một trạng thái vùn vụt mà cái trí Ấn độ bắt đầu một thâm nhập bên trong. Những thấu triệt vĩ đại khác biệt ở phương Tây và Ấn độ,” tôi nói.

“Ở phương Đông, trong những vấn đề tôn giáo, hoài nghi, ngờ vực, chất vấn hình thành nền tảng của sự thâm nhập tôn giáo. Ở phương Tây, sự trung thành là quan trọng nhất,” Krishnaji nhận xét.

“Hiện nay cả hai văn hóa đang bị khủng hoảng,” tôi nói.

“Vâng. Ý thức của con người, văn hóa của con người, đang bị khủng hoảng.”

“Anh sẽ phân biệt ý thức khỏi văn hóa?” Tôi hỏi.

“Không, chúng là một,” Krishnaji nói.

“Sự khủng hoảng ngay tại gốc rễ của cái trí con người. Những con người đang cảm thấy một hụt hẫng, đang hướng về những văn hóa khác.”

“Tôi đang thắc mắc liệu trong sự tìm kiếm để thoát khỏi tầm nhìn vật chất của họ, họ không bị trói buộc trong mê tín, bởi những ý tưởng lãng mạn, những đạo sư, hay sao? Nếu ý thức của con người đang bị khủng hoảng, như nó là hiện nay, câu hỏi là: liệu sự khủng hoảng có thể giải quyết được, hay những con người không bao giờ có thể vượt khỏi những giới hạn của họ là điều không thể tránh khỏi?”

“Phía bên ngoài và phía bên trong, vật chất và sự tìm kiếm bên trong, là hai hình ảnh của một cái gương,” tôi nói. “Nếu con người phải tồn tại, liệu hai hình ảnh này có thể được mang vào cùng nhau? Hay một văn hóa của con người có thể hiện diện mà có thể duy trì và chứa đựng cả hai?”

“Bạn có ý gì qua từ ngữ văn hóa?” Krishnaji hỏi.

“Mọi thứ mà bộ não chứa đựng,” tôi đáp lại.

“Sự rèn luyện của bộ não và sự tinh lọc của bộ não; sự rèn luyện của bộ não trong hành động, trong hành vi, trong những liên hệ, và cũng cả một qui trình của thâm nhập mà dẫn dắt đến điều gì đó không bị tiếp xúc bởi suy nghĩ. Tôi sẽ nói đó là văn hóa,” Krishnaji dẫn giải.

“Anh sẽ gồm cả sự thâm nhập trong lãnh vực của văn hóa? Văn hóa không là một lộ trình khép kín, hay sao?”

“Bạn có thể khiến cho nó như thế, hay bạn có thể vượt khỏi,” Krishnaji nói.

“Như nó tồn tại, văn hóa là một lộ trình khép kín,” tôi nói.

“Văn hóa là gì?” K hỏi lại.

“Những nhận biết, cách chúng ta nhìn sự vật sự việc, những suy nghĩ, những cảm giác, những thái độ; sự vận hành của những giác quan. Anh có thể tiếp tục thêm vào điều này,” tôi nói.

“Gồm cả trong nó là tôn giáo, trung thành, niềm tin.”

“Nội dung có thể tiếp tục phát triển, nhưng bên trong một vòng tròn giới hạn. Khi anh nói về sự tìm kiếm, liệu anh gồm cả nó trong văn hóa?” Tôi hỏi.

“Dĩ nhiên,” Krishnaji nói. “Cùng sự do dự và nghi ngờ tôi đang thâm nhập liệu bộ não đã tiến hóa qua hàng ngàn năm, đã trải nghiệm sự đau khổ, sự tuyệt vọng không kể xiết; đang cố gắng tẩu thoát khỏi những sợ hãi riêng của nó qua mọi hình thức thuộc nỗ lực tôn giáo; liệu bộ não đó trong chính nó có thể thay đổi? Liệu nó có thể tạo ra một đột biến trong chính nó? Ngược lại, bất kỳ thứ gì mới mẻ, một văn hóa khác hẳn, không bao giờ có thể hiện diện.”

“Nếu nó không tạo ra một đột biến trong chính nó, liệu có bất kỳ điều gì khác?” Tôi hỏi.

“Cách đây nhiều thế kỷ những người Ấn giáo đã đưa ra nghi vấn này, liệu có một tác nhân bên ngoài, Nguyên lý Tối thượng mà có thể vận hành vào bộ não bị quy định?” Krishnaji hỏi.

“Hay nó có thể đánh thức cái gì đó bên trong bộ não?” Tôi thâm nhập sâu.

“Có hai khả năng: Hoặc có một tác nhân bên ngoài, như năng lượng, đang vận hành; hoặc từ phía bên trong những tế bào não, có một thức dậy mà thay đổi.” Krishnaji tiếp tục thâm nhập của anh vào liệu có một tác nhân bên ngoài mà sẽ tạo ra một đột biến trong những tế bào não bị quy định.

Tôi đang lắng nghe thăm thẳm, đang nhìn ngắm phía bên trong và đang đáp lại từ đang lắng nghe. “Sự kiện là rằng năng lượng trong thiên nhiên, sự trôi chảy hiếm khi nào tiếp xúc những tế bào não. Có quá nhiều chướng ngại mà người ta đã thiết lập; đến độ sự trôi chảy của năng lượng từ thiên nhiên, dường như không bao giờ tiếp xúc và sáng tạo.”

Bỗng nhiên Krishnaji hỏi, “Chúng ta đang bàn luận điều gì vậy?”

“Khả năng có thể xảy ra của một văn hóa con người mà không thuộc Ấn độ cũng như không thuộc phương Tây; mà chứa đựng tất cả nhân loại và những thấu triệt của nó. Sự phân chia giữa phía bên trong và phía bên ngoài kết thúc. Thấu triệt là thấu triệt, không phải thấu triệt vào phía bên ngoài hay phía bên trong. Nếu dụng cụ là bộ não, cái gì đó phải xảy ra trong bộ não,” tôi nói.

Đáp lại của Krishnaji là hỏi, liệu nó có thể xảy ra nếu không có ý tưởng rằng có một tác nhân bên ngoài mà sẽ tạo ra sự đột biến trong một bộ não bị quy định. Hay liệu bộ não bị quy định có thể thức dậy khỏi tình trạng bị quy định riêng của nó, nhận biết những giới hạn riêng của nó, và ở lại đó? “Luôn luôn chúng ta đang cố gắng làm việc gì đó. Và tôi hỏi, liệu người làm khác biệt việc được làm? Tôi thấy rằng bộ não của tôi bị quy định và rằng tất cả những hoạt động của tôi, những liên hệ của tôi, đều bị giới hạn. Tôi thấy rằng sự giới hạn phải bị phá vỡ. Nhưng ‘cái tôi’ đang vận hành vào sự giới hạn. Và ‘cái tôi’ bị giới hạn. Nó không tách rời sự giới hạn mà nó đang cố gắng phá vỡ. Sự giới hạn của cái tôi và sự giới hạn của tình trạng bị quy định không tách rời. ‘Cái tôi’ không tách rời những chất lượng của nó.”

“Tách rời điều gì nó quan sát?”

“Một mảnh quan sát mảnh còn lại,” là đáp lại của Krishnaji.

“Anh nói cái đó, nhưng luôn luôn chúng tôi đang cố gắng vận hành vào cái còn lại,” tôi nói.

“Tất cả sự sống là cái đó. Ngoại trừ thế giới công nghệ, bộ não bị quy định trong truyền thống này: người hành động khác hẳn hành động. Thế là tình trạng bị quy định tiếp tục. Nhưng khi người ta nhận ra rằng người hành động là hành động, vậy là toàn tầm nhìn thay đổi. Chúng ta đang hỏi Pupulji, cái gì tạo ra một thay đổi trong bộ não của con người.”

“Điều đó quan trọng: Cái gì khiến cho sự phân chia kết thúc?”

“Suốt hàng triệu năm con người vẫn giống hệt – và, thuộc tâm lý, chúng ta vẫn còn là nguyên thủy như chúng ta đã là. Tại cơ bản chúng ta đã không thay đổi nhiều lắm. Chúng ta vẫn còn giết chóc lẫn nhau, chúng ta tìm kiếm quyền hành, vị trí. Chúng ta bị thoái hóa. Thuộc tâm lý, ngày nay những con người giống hệt như họ đã là. Điều gì sẽ khiến cho con người thay đổi tất cả việc đó?”

“Thấu triệt?” Tôi hỏi.

“Liệu tạm gọi là văn hóa đang ngăn cản thấu triệt?” Krishnaji hỏi. Anh nói rằng một ít người đã thâm nhập vào nghi vấn của thấu triệt này ở Ấn độ, trong khi phần còn lại chỉ đang lặp lại. “Truyền thống là một vật chết, và Ấn độ sống cùng vật chết này. Cũng vậy, ở đây truyền thống có quyền hành khủng khiếp.”

“Ở phương Tây có một ít người mà có những thấu triệt vĩ đại vào khoa học,” tôi nói.

“Vâng. Nhưng cái gì sẽ khiến cho những con người tạo ra một đột biến trong chính họ? Văn hóa đang cố gắng tạo ra những thay đổi nào đó trong cách cư xử của con người. Những tôn giáo đã nói đừng giết chóc, và con người đã giết chóc. Có những chỉ dụ, những giới luật, và chúng ta lại đang làm điều đối nghịch,” Krishnaji nói.

“Những văn hóa đã sụp đổ.”

“Đó là điều gì tôi muốn tìm ra. Liệu những văn hóa đã sụp đổ và con người không còn hướng về chúng nữa? Vì vậy hiện nay con người đang bị hụt hẫng. Điều gì sẽ tạo ra một đột biến trong những tế bào não?” Sự quan tâm tha thiết của Krishnaji là điều rõ ràng.

“Chúng ta đang nói rằng ma trận Ấn độ có lẽ khác biệt ma trận phương Tây. Nhưng vấn đề lại giống hệt. Làm thế nào chúng ta tạo ra một đột biến trong ma trận của con nguời, bộ não của con người?” Tôi hỏi.

“Rốt cuộc, những người Ấn độ bị đau khổ ở đó cũng giống như những người Châu âu bị đau khổ; tuyệt vọng, phiền muộn đều giống hệt. Vì vậy chúng ta hãy quên đi phương Đông hay phương Tây và thấy điều gì ngăn cản đột biến này xảy ra.”

“Liệu có bất kỳ cách nào khác ngoại trừ nhận biết sự kiện?”

“Đó là điều gì chúng ta đã và đang nói suốt nhiều năm. Sự thật còn quan trọng nhiều hơn là ý tưởng. Những khái niệm thuộc lý tưởng không quan trọng gì cả bởi vì nó chuyển động khỏi ‘cái gì là.’ Rõ ràng, để không có những lý tưởng là điều khó khăn cực kỳ,” Krishnaji nói.

“Trong nhận biết sự kiện, liệu không có chuyển động của bộ não?” Tôi hỏi.

“Đó là tất cả mà tôi đang nói. Nếu người ta quan sát rất cẩn thận, những sự kiện trong chính chúng tạo ra một thay đổi. Đau khổ của con người không thuộc về phương Tây hay phương Đông. Chúng ta luôn luôn đang cố gắng chuyển động khỏi đau khổ. Liệu chúng ta có thể hiểu rõ chiều sâu và ý nghĩa của đau khổ? Không phải hiểu rõ thuộc trí năng, nhưng thực sự khoét sâu vào bản chất của đau khổ? Đau khổ không là đau khổ của bạn hay đau khổ của tôi, vì vậy điều gì đang ngăn cản con người không thâm nhập sâu thẳm phía bên trong?”

“Anh sử dụng từ ngữ khoét sâu, thâm nhập vào chính người ta. Cả hai đều là những từ ngữ bị liên quan đến chuyển động – tuy nhiên anh nói về sự kết thúc của chuyển động. Dĩ nhiên…dĩ nhiên…chuyển động là thời gian…chuyển động là sự suy nghĩ. Phải có sự kết thúc của chuyển động. Liệu điều đó có thể thực sự kết thúc hay chúng ta nghĩ nó có thể kết thúc? Chúng ta phân chia thực thể mà thâm nhập và thực thể mà sẽ được thâm nhập vào. Đó là phản đối của tôi – đó là sự ngăn cản chính.”

“Khi anh thấy từ ngữ ‘thâm nhập,’ liệu anh sử dụng nó như nhận biết?” Tôi hỏi.

“Nhận biết – nhìn ngắm,” là đáp lại của Krishnaji. “Cái gì sẽ khiến cho những con người thay đổi trong cách họ cư xử? Nói rất đơn giản, cái gì sẽ thay đổi tất cả sự tàn nhẫn khủng khiếp này? Ai sẽ thay đổi nó? Không phải người chính trị, không phải người giáo sĩ – không phải những người nói về môi trường, những người sinh thái, và vân vân. Họ không thể thay đổi con người. Ai sẽ thay đổi anh ấy nếu chính con người sẽ không thay đổi như thế. Giáo hội đã không thành công trong sự thay đổi con người. Những tôn giáo đã cố gắng thay đổi thế giới, thăng hoa con người, khiến cho anh ấy thông minh hơn, thương yêu hơn. Họ đã không thành công.”

“Tất cả chúng ta thấy việc này, Krishnaji, nhưng chính thấy đó không đưa con người đến sự nhận biết của sự kiện,” tôi nói.

“Điều gì sẽ khiến cho anh ấy có sự nhận biết này? Bạn có lẽ có nó – nhưng nếu tôi không có nó, sự nhận biết của bạn có ảnh hưởng gì vào tôi? Tôi đang đưa ra một nghi vấn sâu thẳm hơn. Tại sao những con người, sau hàng thiên niên kỷ, lại giống như thế này? Tại sao có một nhóm người chống lại một nhóm người khác, một bộ lạc chống lại một bộ lạc khác? Một văn hóa mới mẻ, liệu điều đó sẽ tạo ra một thay đổi? Liệu con người muốn một thay đổi? Hay anh ấy nghĩ như thế này cũng được, con người đã tiến hóa tại một chặng nào đó. Trong khi đó, chúng ta đang hủy diệt lẫn nhau.”

“Khoảnh khắc thực sự của đang đối diện một sự kiện là gì? Thực sự của nó là gì?” Tôi hỏi.

“Một sự kiện là gì? Sự kiện là việc đã được làm và đang được làm lúc này. Đang hành động lúc này và việc đã xảy ra, là sự kiện.

“Chúng ta hãy rõ ràng. Khi chúng ta thấy sự kiện, sự kiện của hôm qua hay tuần qua, sự kiện đã qua rồi, nhưng tôi nhớ lại nó; ký ức được lưu trữ trong bộ não. Việc gì đang được làm lúc này cũng là một sự kiện, được tô màu bởi quá khứ, được kiểm soát bởi quá khứ. Liệu tôi có thể thấy toàn chuyển động này như một sự kiện?”

“Anh sẽ nói rằng đang thấy nó như một sự kiện là đang thấy mà không bồi đắp thêm?” Tôi hỏi.

“Đang thấy không-thành kiến.”

“Không có bất kỳ điều gì đang vây quanh sự kiện.”

“Điều đó đúng, mà có nghĩa gì?”

“Phủ nhận tất cả những phản ứng nảy sinh.”

“Phủ nhận tất cả những hồi tưởng.”

“Mà nảy sinh từ nó,” tôi ngắt lời.

“Bây giờ, liệu điều đó có thể được?”

“Điều đó có thể được. Chính sự chú ý làm tan biến chuyển động.”

“Điều đó có nghĩa, liệu bộ não có thể chú ý đến độ biến cố đã xảy ra tuần trước được phơi bày? Bạn không tiếp tục sự hồi tưởng. Nhưng điều gì xảy ra là người con trai của tôi bị chết và tôi đau khổ. Và ký ức của người con trai đó hằn sâu trong bộ não của tôi đến độ có một nảy ra liên tục của đau khổ mà là sự hồi tưởng.”

“Từ đó là chuyển động của đau khổ. Chú ý kết thúc không chỉ đau khổ, nhưng còn cả đang nảy ra,” tôi đang dò dẫm.

“Thâm nhập vào nó một chút xíu nữa,” Krishnaji nói. “Điều đó có nghĩa gì? Con trai của tôi bị chết. Tôi nhớ cậu ấy và có suy nghĩ về cậu ấy đang đứng cạnh cây đàn dương cầm hay bệ lò sưởi. Có sự hồi tưởng liên tục đang trôi chảy vô ra.”

“Phủ nhận của đau khổ và làm tan biến điều này, nó không có hành động trực tiếp vào bộ não, hay sao?” Tôi hỏi.

“Mà có nghĩa gì?” Con trai của tôi bị chết. Đó là một sự kiện. Tôi không thể thay đổi sự kiện. Cậu ấy đi rồi. Nghe có vẻ tàn nhẫn khi nói điều đó, nhưng cậu ấy đi rồi. Nhưng tôi luôn luôn đang mang theo cậu ấy. Đúng chứ? Bộ não đang bám chặt nó như ký ức và luôn luôn đang mang theo nó. Tôi sống nhờ vào những kỷ niệm, mà là những sự việc chết rồi. Ký ức không thực sự. Phải có một kết thúc. Con trai của tôi đã đi rồi. Nó không có nghĩa tôi đã mất tình yêu của tôi đối với cậu ấy.”

“Nhưng điều gì vẫn còn lại?”

“Liệu tôi được phép nói điều gì đó mà không gây choáng váng?” Krishnaji hỏi. “Không gì cả. Con trai của tôi đã đi rồi – mà không là một khẳng định của tàn nhẫn hay phủ nhận tình yêu của tôi. Điều gì đã kết thúc không phải là tình yêu của cậu con trai của tôi, nhưng là sự đồng hóa của tình yêu cùng cậu con trai của tôi.”

“Anh đang vạch ra một khác biệt giữa tình yêu của cậu con trai của tôi và tình yêu.”

“Nếu tôi thương yêu cậu con trai của tôi trong ý nghĩa sâu thẳm nhất của từ ngữ đó, tôi thương yêu cả nhân loại. Nếu tôi thương yêu cậu con trai của tôi, tôi thương yêu toàn thế giới. Tôi thương yêu quả đất, những cái cây, toàn vũ trụ. Điều gì xảy ra khi có một nhận biết thuần khiết của sự kiện, không có bất kỳ thành kiến, không có bất kỳ tẩu thoát? Liệu người ta có thể thấy trọn vẹn sự kiện? Liệu điều đó có thể được? Khi tôi đau khổ, tôi bị hụt hẫng. Nó là một choáng váng kinh hoàng, và tại khoảnh khắc của chết bạn không thể nói bất kỳ điều gì cho người đang bị đau khổ. Nhưng khi anh ấy ra khỏi hỗn loạn, cô độc, tuyệt vọng, đau khổ, vậy thì có lẽ anh ấy sẽ dư thừa nhạy cảm để thấy rõ sự kiện này.”

Tôi hỏi liệu nhận biết về sự kiện cần một nhìn ngắm vô cùng. “Bạn không thể nói ‘kết thúc đau khổ’ cho một người chưa bao giờ nhìn ngắm.”

“Việc đó sẽ tàn nhẫn lắm. Nhưng một người mà đã nhìn ngắm, đã tìm hiểu về chết, và thấy rằng điều đó là thông thường cho tất cả nhân loại, đối với người mà nhạy cảm – anh ấy muốn tìm ra một đáp án.”

Tôi bắt đầu, “Thưa anh, nó đơn giản như thế tại mức độ nào –”

“Chúng ta phải giữ nó đơn giản, không đưa vào nó những ý tưởng và những lý thuyết thuộc trí năng.”

“Liệu cái trí sợ hãi những đơn giản?” Tôi hỏi.

“Chúng ta có trí năng cao độ. Khiến cho những sự việc trở thành phức tạp là bộ phận trong giáo dục của chúng ta, bộ phận trong văn hóa của chúng ta. Những ý tưởng quan trọng cực kỳ. Đối với chúng ta, chúng là cốt lõi –”

“Đối với anh vị trí tối thượng của văn hóa là sự tan biến của cái tôi. Khi anh nói về sự tan biến của sự kiện, tại cơ bản nó là sự tan biến của cái tôi.”

“Vâng. Nhưng sự tan biến của cái tôi đã trở thành một khái niệm, và chúng ta tôn thờ khái niệm. Họ làm điều này khắp thế giới. Những khái niệm được sắp xếp vào chung bởi sự suy nghĩ. Điều gì sẽ khiến cho con người khắp thế giới cư xử, không phải cách của tôi, không phải cách của bạn, nhưng để cho họ không giết chóc, họ có thương yêu. Không điều gì đã thành công. Hiểu biết đã không giúp đỡ con người.”

“Sống theo cách con người đang sống, sợ hãi là cái bóng của anh ấy.”

“Và con người muốn biết tương lai là gì?” Krishnaji nói.

“Như bộ phận của sợ hãi?” Tôi hỏi.

“Bởi vì anh ấy tìm kiếm sự an toàn trong quá nhiều việc và tất cả chúng đều thất bại, và anh ấy cảm thấy phải có sự an toàn nơi nào đó.” Anh ngừng. “Tôi nghi ngờ liệu có sự an toàn – bất kỳ nơi nào?”

“Hành động của sự tan biến sự kiện, trên những tế bào não là gì?” Tôi hỏi.

“Tôi sẽ sử dụng từ ngữ thấu triệt. Thấu triệt không là một vấn đề của ký ức, hiểu biết, hay thời gian, mà tất cả đều là những bộ phận của suy nghĩ. Tôi sẽ nói thấu triệt là sự vắng mặt hoàn toàn của toàn chuyển động của suy nghĩ, thời gian, và hồi tưởng. Để cho có sự nhận biết hiệp thông. Liệu tôi có thể thấy rằng tôi đã đi về hướng bắc suốt mười ngàn năm vừa qua? Rằng bộ não của tôi quen thuộc việc đi về hướng bắc? Khi người nào đó đến và nói, “Hướng đó sẽ không dẫn bạn đến nơi nào cả. Quay về hướng đông.” Khi tôi quay về hướng đông, những tế bào não của tôi thay đổi. Nếu tôi thấy toàn chuyển động của sự suy nghĩ như bị giới hạn, và tôi thấy sự suy nghĩ sẽ không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào của tôi, vậy thì tôi không còn đi về hướng bắc. Trong sự kết thúc của cái tôi là sự kết thúc của một chuyển động đã diễn ra suốt hàng ngàn năm. Đó là thấu triệt. Việc đó mang lại một thay đổi hay một đột biến trong bộ não. Tôi nghĩ người ta thấy điều này rất rõ ràng. Nhưng liệu sự nhận biết đó khiến cho nhân loại thay đổi? Điều gì sẽ khiến cho người con trai của tôi, người con gái của tôi, thay đổi? Họ đọc điều này, và họ kéo lê cách sống cũ kỹ của họ. Liệu truyền thống của quá khứ mạnh mẽ đến như vậy? Và quá khứ luôn luôn đang thể hiện. Liệu đó là bộ phận của văn hóa – tiếp tục trong quy định của chúng ta?”

“Tôi sẽ nói đó là bộ phận của văn hóa,” tôi nói.

“Quan sát nó. Tôi đang quan sát điều này rất nghiêm túc. Truyền thống mạnh mẽ làm sao đâu! Tôi đang nói về truyền thống như một tiếp tục của quá khứ, đang tiếp tục trong động lực riêng của nó. Và chúng ta là điều đó. Văn hóa của chúng ta, những khái niệm tôn giáo của chúng ta là truyền thống của chúng ta. Vì vậy, bộ não sẽ làm gì?”
“Tôi có một cảm giác, thưa anh, rằng chúng ta nói về quan sát sự suy nghĩ, nhưng đó là một việc hoàn toàn khác hẳn trạng thái thực sự của chú ý.”

“Đó là suy nghĩ đang tự nhận biết về chính nó. Vấn đề trọng điểm là rằng thế giới đã trở nên mỗi lúc một hời hợt, mỗi lúc một nặng nề về tiền bạc, bị đồng hóa cùng tôi-tôi-tôi.”

“Quá dễ dàng khi chuyển điều gì anh nói thành một khái niệm. Nhưng liệu có thể có một văn hóa mà đang sống, bởi vì nó đang sống cùng thấu triệt?”

“Tôi sẽ không sử dụng từ ngữ ‘văn hóa.’ ”

“Anh bắt đầu bằng từ ngữ ‘văn hóa’ như cái gì đó mà chứa đựng còn nhiều hơn chỉ một văn hóa con người – mà có lẽ là một văn hóa của cái trí. Trong một tình trạng như thế điều gì xảy ra cho tất cả những văn minh mà thế giới đã thấy và đã biết và đã chứa đựng?”

“Mà có nghĩa, Pupulji, ‘Tự do là gì?’ Liệu chúng ta nhận biết rằng chúng ta là những tù nhân của những tưởng tượng của chúng ta?”

“Tôi nghĩ chúng ta có nhận biết.”

“Nếu chúng ta nhận biết – chúng bị thiêu rụi.”

“Anh không chấp nhận một trạng thái nửa nọ nửa kia. Đó là toàn vấn đề.”

“Không nhất thiết. Liệu trong điều gì bạn nói cũng không có toàn chuyển động của thời gian và suy nghĩ?”

“Mà là gì? Suy nghĩ bị giới hạn. Tôi biết suy nghĩ đang tự thâm nhập vào chính nó bị giới hạn.”

“Sự khác biệt là, thưa anh, tôi có lẽ thấy điều này – nhưng sự chú ý mà cần thiết cho nó được sinh động trong ngày náo động của tôi, có lẽ không hiện diện ở đó. Khả năng, sức mạnh của sự chú ý đó có lẽ không hiện diện ở đó.”

“Đam mê đó, chuyển động được duy trì đó của năng lượng không bị tan biến bởi sự suy nghĩ, bởi bất kỳ loại hoạt động, và cái đó hiện diện khi bạn hiểu rõ đau khổ. Trong sự kết thúc của đau khổ có từ bi. Thông minh đó, năng lượng đó, không có sự suy giảm.”

“Anh có ý nó cũng không tăng lên hoặc cũng không giảm xuống.”

“Không, để tăng lên hay giảm xuống bạn phải nhận biết rằng nó đang tăng lên, đang giảm xuống, và nó là ai mà nhận biết –”

“Nhưng suốt ngày liệu có thể nắm chặt cái đó?” Tôi hỏi.

“Chỉ nhận biết, không nắm chặt nó. Nó giống như một hương thơm – nó hiện diện ở đó. Bạn không nắm chặt nó. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ người ta phải hiểu rõ toàn tình trạng bị quy định của ý thức chúng ta. Tôi nghĩ đó là sự thâm nhập thực sự. Sự thâm nhập thực sự là vào ý thức, mà là nền tảng chung của tất cả nhân loại. Và chúng ta không bao giờ thâm nhập nó. Chúng ta không bao giờ nói, ‘Tôi sẽ thâm nhập ý thức này mà là cái tôi.’

“Và được tự do khỏi cái tôi là một trong những sự việc khó khăn nhất, bởi vì ‘cái tôi’ ẩn núp dưới những tảng đá khác nhau, trong những kẽ nứt khác nhau.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]