Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. “Rất cần thiết phải đặt ra những nghi vấn không-đáp án”

19/07/201114:19(Xem: 6943)
25. “Rất cần thiết phải đặt ra những nghi vấn không-đáp án”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 5

THAY ĐỔI TẦM NHÌN

1962-1977

CHƯƠNG 25

“Rất cần thiết phải đặt ra những nghi vấn không-đáp án”

T

rong khi tôi ở Poona, tôi lại mời Achyut và Sunanda gia nhập lại Foundation. Sunanda đồng ý. Achyut, mặc dù anh ấy không chính thức gia nhập, đã đồng ý giúp đỡ bằng mọi cách có thể được.

Mùa đông năm 1969, Achyut, Sunanda, Nandini, và tôi đón Krishnaji tại phi trường khi anh đến Delhi. Sự vắng mặt của Rao khiến cho đón tiếp này rất chua xót. Krishnaji nhìn chúng tôi và nói nghiêm nghị, “Thế là tất cả các bạn đều bỏ tôi.”

Chúng tôi thực hiện những bàn luận cùng K về Foundation for New Education và sự liên quan của nó với Krishnamurti ở Madras. Jayalaxmi có mặt cùng chúng tôi ở New Delhi, và cũng vậy, ở đây Krishnaji lưỡng lự. Cuối cùng nó được quyết định rằng Foundation for New Education sẽ được đặt tên lại là Krishnamurti Foundation of India. Điều này là cần thiết để phản ảnh bản chất của sự thay đổi trong công việc. Foundation không còn là tổ chức chỉ quan tâm đến những trường học và những học viện giáo dục khác, và đến duy trì và bảo vệ đất đai, nhưng sẽ phụ trách công việc của phổ biến lời giảng. Sự thay đổi phương hướng sẽ khẳng định sự thay đổi của tư cách hội viên và chức năng. Ở Anh Krishnaji đã đồng ý là chủ tịch của Krishnamurti Foundation; chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc này ở Ấn độ. Là người đứng đầu của một Foundation sẽ phải chấp nhận toàn bộ trách nhiệm cho sự vận hành của nó, hợp pháp và đạo đức. Chúng tôi cảm thấy Krishnaji là người thầy vĩ đại và không nên bị gánh nặng như thế. Những bàn luận của chúng tôi không hoàn tất và sẽ tiếp tục sau đó.

Krishnaji ghé Bombay trên lộ trình tới Madras. Khi ở Bombay anh ở tại Himmat Nivas. Một buổi tối khi đang ăn, có Nandini, Asit Chandmal, và tôi hiện diện, Kishnaji bắt đầu nói về Theosophical Society Tổ chức Thông thái và Annie Besant. Đây là lần đầu tiên trong hai mươi mốt năm, anh kể rất nhiều cho chúng tôi về Theosophical Society.

Krishnaji đang thâm nhập sự huyền bí vây quanh sự phát hiện cậu bé, Krishnamurti. Anh đã khoét sâu thật tinh tế, điều chỉnh tai đến những hàm ý và những thấu triệt mà có lẽ nảy sinh trong bàn luận. Những câu phát biểu của anh về Theosophical Society rất rõ ràng và chính xác. Anh không bình phẩm về vấn đề liệu chúng là sự thật hay ảo tưởng. Nhận biết “cái khác lạ” trong Krishnaji, chúng tôi lắng nghe, đặt ra ít câu hỏi và để cho anh nói.

Krishnaji kể rằng những Bậc Thầy đã bảo C. W. Leadbeater tìm kiếm một cậu trai là một Brahmin, xuất thân từ một gia đình tốt lành, và có một “khuôn mặt như được diễn tả.” Bổn phận của Theosophical Society là phải bảo vệ thân thể của cậu trai, và cung cấp một bầu không khí tuyệt đối an toàn trong hai năm. Nếu thân thể được chuẩn bị và sẵn sàng, Lord Maitreya sẽ cho cậu trai cái trí. Khi Leadbeater thấy Krishnamurti tại bãi biển Adyar, ông ấy nhận biết rằng không có sự ích kỷ trong hào quang của cậu trai.

Krishnaji đã tự-chất vấn chính mình là làm thế nào cậu trai vẫn còn không bị ảnh hưởng bất kể được cho mọi thứ cậu ta muốn – từ nước cam đến một chiếc xe Rolls Royce – và bất kể được đối xử đặc biệt bởi những người chung quanh. Không ai được phép ngồi trên chỗ ngồi của cậu, hay sờ vào cái vợt tennis của cậu; sự chăm sóc rất cẩn thận đã được thực hiện để thấy rằng cậu trai vẫn còn nhạy cảm. Cậu không được phép uống rượu hay ăn thịt hay gặp gỡ những người thô tục hay không sạch sẽ. Tiếp theo Krishnaji đưa ra nhiều lý thuyết để giải thích làm thế nào cậu trai vẫn không bị tác động. Liệu có phải rằng, qua sinh ra và tái sinh, cậu trai đã tiến hóa đến sự hoàn hảo? Hay Lord Maitreya đã bảo vệ cậu trai này cho đến khi cậu trưởng thành? Liệu cậu trai này đã được sinh ra mà không có một nhân cách hay một cá tánh thông thường, cho phép cậu vẫn còn giữ sự mơ màng, không bị tác động bởi những năm tháng đầu đời cùng người cha của cậu, những trường học, những giáo điều của Theosophical Society, sự xa hoa của cuộc sống cậu đã trải qua ở Anh?

Kế tiếp anh kể về thứ bậc của Theosophical Society – thứ bậc cao nhất là “Chúa của Thế giới,” sau đó Mahachohan, sau đó Buddha. Bodhisattva Maitreya được coi như bằng với Buddha, dưới họ là những Bậc Thầy, mỗi người có một danh tánh khác nhau – một người là một Lama Tibet, một người khác là một quý tộc Ấn độ, một người khác là một bá tước Ba lan.

Cậu trai, hoàn toàn hồn nhiên và không bị vấy bẩn, vẫn còn phải được bảo vệ để cho xấu xa không thể tiếp cận cậu, không thể đi vào cậu.

Bỗng nhiên, trong giữa nói chuyện, Krishnaji ngừng kể. Anh nói, “Chúng ta đang nói về những vấn đề nguy hiểm. Nói chuyện có thể mang nó vào nhà.” Giọng nói của Krishnaji rất lạ lùng, thân thể của anh tự thu gọn lại. “Bạn có thể cảm thấy nó trong phòng?” Căn phòng đang rộn ràng. Những lực lượng mạnh mẽ đang sống lại và đang chuyển động. Krishnaji im lặng rất lâu. Khi anh bắt đầu nói lại, bầu không khí trong phòng được thay đổi; có sự yên lặng, một chất lượng năng động của tốt lành.

Krishnaji tiếp tục. Mrs. Besant đã quả quyết rằng hai người khai trí luôn luôn tháp tùng Krishnaji. Bà nói, “Bởi vì con luôn luôn một mình phía bên trong, con phải không bao giờ một mình phần thân thể.” Có một nguồn của tốt lành trong cậu trai mà không nên bị ô uế. Anh nói anh cần sự bảo vệ thậm chí mãi đến năm 1969, bởi vì nhân cách của anh vẫn chưa được hình thành. “Một đêm, trong khi đang thiền định, tôi có thể thấy rằng cậu trai vẫn còn tồn tại chính xác như cậu đã là. Thân thể vẫn còn cần được bảo vệ khỏi xấu xa.” Anh ngừng lại và nói, “Tôi vẫn còn cảm thấy được bảo vệ.”

Tiếp theo, anh kể về những năm đầu đời, khi cậu trai, thân thể của Krishnamurti phải hoàn toàn được bảo vệ và được cho sự an toàn trong hai năm; nhưng cái trí sẽ không bị tác động, bởi vì “Lord sẽ cho cậu phần còn lại.” Có những yên lặng lâu giữa những câu nói của anh. K nói thân thể phải trải qua nhiều đau đớn (như ở Ojai và Ootacamund) bởi vì vẫn còn có những không hoàn hảo trong bộ não.

Sau đó chúng tôi hỏi Krishnaji về nhiều con người không được mong muốn mà trải qua những năm tháng đã xuất hiện quanh anh. Asit Chandmal hỏi, “Làm thế nào tốt lành lại cho phép xấu xa trong hình dạng của một con người đến gần?”

“Tôi không thể xua đuổi bất kỳ người nào hay bất kỳ việc gì.” K nói. “Tôi không thể nói ‘đi đi’; nó phải rời khỏi tôi. Liệu không lạ lùng rằng nó rời khỏi, hay sao?” Sau đó anh hỏi, “Lực lượng mà bảo vệ hoàn toàn cái gì đó để cho nó hồn nhiên và không bị ô uế là gì? Bạn phải cẩn thận cực kỳ nếu bạn mở cửa; xấu xa hay tốt lành có thể đi vào. Xấu xa thấy rằng nó dễ dàng đi vào, tốt lành khó khăn nhiều hơn. Xấu xa không là đối nghịch của tốt lành,” anh lặp lại. “Không có sự liên hệ giữa hai.”

Sau đó, Krishnaji tiếp tục kể về những hàm ý anh đã trải qua trong Society. Theo những giáo điều huyền bí của Society có ba khai trí. Sau hai khai trí, những sự việc vẫn còn sai trái. Nhưng sau khai trí thứ ba, thân tâm không thể bị ô uế bởi tức giận, tình dục, tiền bạc. Tất cả chúng đều quá tầm thường.

Đã gần nửa đêm trước khi Krishnaji đi ngủ.

Từ Bombay, Krishnaji đến Madras. Trong những nói chuyện trước công chúng và những bàn luận của anh ở đó anh nêu ra một nghi vấn cơ bản: Liệu có một vật như một cá thể, hay liệu con người chỉ là một chuyển động của tập thể? Những thấu triệt vào bản chất của tập thể tiết lộ rằng nó được tạo thành bởi truyền thống, những niềm tin, hiểu biết, và trải nghiệm của quyển sách. Krishnaji nói rằng muốn là một cá thể, phải có một cách mạng trong tập thể như được phơi bày trong hiểu biết và truyền thống. Và vì vậy con người phải khám phá sự thoái hóa riêng của anh ấy.

“Liệu cần thiết phải đặt ra những nghi vấn,” Krishnaji nói. “Những nghi vấn mà không có những đáp án. Để cho nghi vấn quẳng con người trở lại chính anh ấy và phương cách mà cấu trúc của sự suy nghĩ vận hành. Bàn tay mà tìm kiếm để ném đi hay chối từ là cùng bàn tay mà nó giữ chặt.”

Sau đó, trong suốt một dạo bộ ở Bombay, anh nói rằng, “động thái của đang thấy và đang lắng nghe làm hoạt động giác quan. Đang thấy, mà không có từ ngữ như sự suy nghĩ đang can thiệp, sáng tạo năng lượng.”

Anh cũng nói về sự khẩn cấp “để biết về cái tôi như nó là, không phải như người ta mong muốn nó là, mà là ảo tưởng, một lý tưởng và sự tưởng tượng. Chỉ ‘cái là’ mới có thể được thay đổi, không phải cái bạn mong muốn là. Hiểu rõ về bạn là gì – xấu xa, đẹp đẽ, ranh mãnh, tội lỗi – hiểu rõ mà không gây biến dạng là sự khởi đầu của đạo đức. Đạo đức, một mình nó, trao tặng tự do.”

Sự quan tâm của Krishnaji trong thâm nhập sự tiếp cận truyền thống của Ấn độ đến sự giải thoát đã rõ ràng từ mùa thu năm 1970. Anh ở Delhi, và trong những dạo bộ của chúng tôi và trong những bàn luận anh nói về sự kiên cường của cái trí Ấn độ, mà bất kể sự xâm chiếm lẫn đàn áp vẫn còn gìn giữ được sinh động những lời giảng cổ xưa.

Chúng tôi nói về vai trò cổ xưa của những người Brahmin; có sự kiêu ngạo, bộc lộ rành rành trong sự từ chối chấp nhận tiền bạc để có được hiểu rõ của anh ấy. Quà tặng về lời giảng của anh ấy phải là một quà tặng tự do. Là một người Brahmin, anh ấy sẽ không chấp nhận dakshina, quà tặng biếu cho đạo sư của một người. Anh ấy cảm thấy mình có quyền được tài trợ bởi chính phủ. Nghèo khổ là đặc quyền của anh ấy; học hành cũng thế. Rốt cuộc, sự kiêu hãnh này đã dẫn đến sự ngạo mạn và thoái hóa quan trọng của Brahmin và kèm theo nó sự suy đồi.

Thần thoại Ấn độ gây hài lòng Krishnaji. Anh thường nhờ tôi kể lại truyền thuyết của Narada, người bận rộn và người ăn xin âm nhạc của thiên đàng mà đi lại không ngừng nghỉ, mang những lời bàn tán của thế giới những vị thần từ một vị thần sang một vị thần khác.

Narada, nóng lòng hiểu rõ sự bí mật của mayathế giới vật chất tri giác được của Vishnu, tới gần Vishnu khi vị thần đang nghỉ ngơi trong một cánh rừng đầy cây cối. Sau khi những chào hỏi chấm dứt, Narada hỏi vị thần của những dòng nước xanh sự bí mật về mayacủa thần – mạng lưới của ảo tưởng mà bao phủ thế giới của con người và những hành động của anh ấy. Vishnu đồng ý dạy nó, nhưng bảo với Narada rằng bởi vì thần khát nước, anh ấy làm ơn đi lấy cho thần chút nước. Narada lang thang vào rừng tìm kiếm một cái trại nhỏ. Sau một lúc anh ấy đến một căn nhà và gõ cửa. Cửa được mở bởi một người phụ nữ trẻ đẹp mê hồn đang mỉm cười với anh bằng đôi mắt hoa sen lớn khi cô quay vào lấy nước. Narada bị say đắm, và nấn ná ở lại nhiều ngày cùng cô ấy.

Thời gian trôi qua. Narada lấy người mình yêu, và khi năm tháng tiếp theo năm tháng, những đứa trẻ được sinh ra. Narada sống thật hạnh phúc cùng người vợ và con cái. Một năm khi có mưa liên tục, nước sông chảy tràn qua bờ và một cơn lụt lớn đã cuốn trôi ngôi nhà của Narada và cây cối chung quanh. Nắm người vợ bằng một tay, bám chặt một đứa con bằng bàn tay kia và một đứa con khác ôm vai, Narada lội qua dòng nước để đến vùng đất cao hơn. Nhưng chẳng mấy chốc nước đến ngực, và sau đó đến cằm của anh ấy. Từng đứa một, hai người con bám vào anh bị nước cuốn đi, chỉ còn lại người vợ của anh. Đã về đêm và bóng tối thêm vào sự kinh hoàng đã nhận chìm anh; nước tiếp tục dâng cao và người vợ, không thể bám vào cánh tay của anh, rời khỏi anh và biến mất. Sau đó Narada, chỉ còn một mình, dơ cao hai tay và cầu cứu những vị thần. Bỗng nhiên, một tiếng nói vang ra. “Muời phút đã qua rồi. Ly nước của ta đâu?”

Chúng tôi đang gặp gỡ ở nhà của B. Shiva Rao ở Lodi Estate. Mỗi sáng chúng tôi bàn luận về sự suy nghĩ truyền thống của Ấn độ; Tantra, sự thức dậy của kundalini, yoga và năng lượng, vẻ đẹp, sự nhận biết, và “chuyển động chảy lùi.” Một trong những bàn luận đề cập về chết. Shiva Rao bệnh rất nặng vào ngày bàn luận đó, và những bác sĩ ở cùng anh ấy. Krishnaji ngồi cùng anh ấy rất lâu, nắm bàn tay của anh ấy. Tim của Shiva Rao yếu dần đi, và anh ấy được người ta nghĩ rằng không thể sống được.

Sáng hôm đó trong bàn luận Krishnaji rất nghiêm túc. Khi chúng tôi bắt đầu nói về chết, anh nói rằng Shiva Rao sẽ không chết, nhưng sẽ hồi phục. Không đặt quá nhiều sự quan trọng cho lời bình phẩm của anh, anh tiếp tục nói rằng không ai đã từng chết dưới cùng mái nhà trong khi anh đang sống trong ngôi nhà đó. Bởi vì lúc đó anh đã bảy mươi lăm tuổi rồi, câu phát biểu gây bối rối.

Bàn luận về chết bắt đầu bằng một thắc mắc. “Phải có một phương cách học hành chết như thế nào?”

Krishnaji nói, “Chúng ta đưa chết vượt khỏi những bức tường, vượt khỏi chuyển động của sống. Nó là cái gì đó phải lẩn tránh, không nên đề cập. Nghi vấn là, Sống là gì và Chết là gì? Hai cái phải theo cùng nhau, không tách rời. Tại sao chúng ta đã tách rời hai cái? Liệu người ta có thể học hành về sống và thế là học hành về chết? Đang học hành luôn luôn trong hiện tại năng động. Nếu bộ não không nhận biết một cách trực tiếp, nó không bao gờ có thể hiểu rõ. Nhưng không có gì để học hành. Không có chết khi cái trí được tự do khỏi cái đã được biết.

“Chết nói, bạn không thể chạm đến tôi, bạn không thể đùa giỡn cùng tôi – cái trí được sử dụng cho những bịp bợm – cắt xén cái gì đó từ sự trải nghiệm. Chết nói, bạn không thể trải nghiệm tôi – chết là một trải nghiệm mới mẻ – một trạng thái tôi không biết – tôi kinh hãi vô cùng.”

Những bàn luận tiếp tục, và khi Krishnaji đi đến Madras một nhóm khác tụ họp để gặp anh. Một trong những người tham gia là George Sudarshan, một người vật lý trẻ tuổi đang dạy tại Austin University ở Texas. Họ bàn luận, trong những từ ngữ của Sudarshan, “Luật thứ hai của Nhiệt động lực.” Krishnaji nói về thời gian, và về người quan sát và vật được quan sát là một như thế nào.

“Người quan sát tự-tách rời chính anh ấy qua những hình ảnh, kết luận, và thế là tạo ra không gian và thời gian. Đó là một trong những phân chia cơ bản. Liệu người quan sát có thể quan sát “cái gì là,” mà không có người quan sát, mà không có người tạo ra thời gian, không gian, khoảng cách? Người quan sát là thời gian.” George Sudarshan phát giác rằng anh ấy không thể ngay tức khắc hiểu rõ Krishnaji và nghĩa lý đặc biệt của những từ ngữ anh sử dụng. George Sudarshan vẫn còn phải quen thuộc từ từ với ngôn ngữ của Krishnaji, nhưng sâu thẳm anh ấy đã được chuyển động cùng Krishnaji và đã cảm thấy một thiêng liêng đang tuôn trào trong sự hiện diện của anh.

Tôi gặp một tai nạn xe hơi gần Madras và một đốt cột sống bị rạn nứt, vì thế tôi không thể đi đến Rishi Valley, nơi Krishnaji sẽ tiếp tục những bàn luận của anh. Tôi được mang đi trên một cái cáng bằng máy bay tới Bombay, nơi tôi phải nằm trên giường suốt ba tuần lễ. Nhưng tôi quả quyết tham gia những đối thoại ở Bombay. Khi Krishnaji gặp tôi ở Bombay phản ứng của anh đối với tai nạn của tôi là hoàn toàn bất ngờ. Anh nắm hai vai của tôi và lay lay tôi, nói rằng tôi không có quyền vô trách nhiệm với thân thể của tôi. Tôi nuốt ực nghẹn ngào và băng bó quanh mình khi tham gia bàn luận của chúng tôi, mà sẽ bao gồm những chủ đề về sự phân chia đa dạng và chiều sâu vô hạn. Phương cách của đối thoại và năng lượng được sáng tạo bởi sự thâm nhập nghiêm túc đang được bộc lộ. Sau hai tiếng đồng hồ bàn luận, tôi đi đến phòng ngủ của tôi và sụp xuống vì đau đớn. Chắc là Krishnaji nhận ra việc đó, nhưng không bình phẩm gì cả.

Krishnaji rất hạnh phúc bởi chất lượng những đối thoại của chúng tôi; trong chúng anh đã nhận biết một tiếp cận mới mẻ cùng lời giảng. Anh đem theo một bản sao của đối thoại khi rời Ấn độ, bởi vì anh cảm thấy rằng chúng nên hình thành nền tảng quyển sách mới của anh. Những đối thoại được sửa chữa ở Ấn độ và được xuất bản với tựa đề Tradition and Revolution Truyền thống và Cách mạng. Nó là quyển sách chính đầu tiên trong những đối thoại của Krishnaji. Trong quyển sách có một công nhận về sự quan trọng của đối thoại trong thức dậy cái trí chất vấn, và một nhận biết rằng không có những đáp án cho những nghi vấn cơ bản của sống. Chỉ có đang thức dậy của thông minh và đang liên tục đưa ra những nghi vấn cơ bản.

Mùa xuân năm 1971, những căng thẳng giữa Ấn độ và Pakistan đã lên đến cực điểm. Giống như một cơn sóng thủy triều, những người lánh nạn trẻ em, đàn bà, đàn ông mắt ứa lệ, da đen, gầy còm tràn qua biên giới từ East Pakistan vào West Bengal. Áp lực khủng khiếp của số đông người đã dẫn đến một sụp đổ của tất cả những tiện nghi thành phố, và đến tháng mười, mười triệu người lánh nạn đang tràn vào vùng quê phía Đông. Đó là một thảm họa cho Ấn độ.

Tháng sáu năm 1971, tôi ra nước ngoài. Trước khi đi tôi đã gặp Indira Gandhi, người bạn cũ của tôi. Bà nói, “Nếu nhân dân ở Mỹ hỏi bạn về tình hình, bảo với họ rằng Indira Gandhi nói, bằng sự nghiêm túc, rằng trong một năm nữa, sẽ không có một người tỵ nạn nào nữa còn lại trên mảnh đất của Ấn độ.” Sự đe dọa của chiến tranh là một thực tế, tình hình nghiêm trọng lắm.

Krishnaji sẽ từ Rome đến Ấn độ vào cuối tháng mười. Nhưng ngày 19 tháng mười anh viết từ Paris rằng những nhật báo địa phương nói đầy về khả năng xảy ra chiến tranh giữa India và Pakistan, và anh được bảo rằng cùng sự khích động của chiến tranh đang sôi sục quốc gia, anh sẽ không được tự do để nói chuyện ở Ấn độ. Anh yêu cầu chúng tôi cân nhắc cẩn thận xem liệu anh nên đến. Những lá thư tiếp theo từ Rome. Trong một lá thư đề ngày 28 tháng mười Krishnaji viết, những nhật báo tường thuật rằng ở Ấn độ mùi của chiến tranh ở khắp mọi nơi. Anh nhắc nhở chúng tôi rằng, “Như bạn đã nói, bạn phải chịu trách nhiệm bảo vệ thân thể này và tôi cũng có một trách nhiệm bảo vệ nó. Tất cả những biến cố này có lẽ gây nguy hiểm cho công việc ở Ấn độ. Vì vậy Pupul, hãy cân nhắc tất cả những biến cố này và một quyết định thông minh phải được thực hiện bởi tất cả chúng ta.”

Tôi viết cho anh một lá thư, cam đoan với anh rằng thậm chí nếu có một chiến tranh anh ấy sẽ không gặp vấn đề gì khi rời Ấn độ. Ngày 3 tháng mười một, anh viết từ Rome:

… chiến tranh hay không chiến tranh, hoàn cảnh là như thế và trước đây tôi đã không viết cho bạn bởi vì tôi đang hy vọng sẽ có một thay đổi cho những điều tốt lành hơn. Kể từ mùa hè sau Gstaad, thân thể của tôi đang trở nên mỗi lúc một mệt mỏi thêm. Nó đã đến một mức độ kiệt sức. Từ khi tôi ở đây, tôi đã ói mửa mỗi ngày, ngủ chẳng bao nhiêu và nằm suốt ngày trên giường và đã phải hủy bỏ hai nói chuyện ở đây mặc dù họ đã sắp xếp thời khóa biểu. Thêm vào việc này, thân thể đã trở nên quá nhạy cảm. Nó cần nghỉ ngơi toàn bộ và hoàn toàn. Nếu tôi đến Ấn độ trong tình trạng này, tôi chắc chắn nó sẽ bị bệnh mà chẳng tốt lành cho bất kỳ ai. Răng của tôi cũng bị đau nữa. Tôi đang hy vọng rất nhiều rằng mọi việc sẽ cải thiện trong suốt ba tuần lễ này ở Rome nhưng rủi thay đã không xảy ra, mọi việc còn tồi tệ hơn nhiều. Vì vậy sẽ khôn ngoan hơn nhiều khi tôi không đến Ấn độ mùa hè này. Tôi rất xin lỗi khi không đi được, nhưng đây nè, thân thể này phải được giữ gìn càng lâu bao nhiêu càng tốt. Tôi cảm thấy nó là trách nhiệm của chúng ta.

Từ đây tôi sẽ quay lại Brockwood và sau đó tiếp tục tới California. Mrs. Zimbalist cùng gia đình bà ấy ở Mỹ. Tôi phải viết thư để hỏi xem liệu bà ấy có thể tiếp tôi tại Malibu. Tôi muốn đi nơi nào đó mà thân thể có thể nghỉ ngơi và sẽ “biến mất.” Tôi hy vọng bạn hiểu rõ. Tôi sẽ giữ liên lạc với bạn, thân mến Pupul.

Nandini và tôi rất lo ngại về sức khỏe của anh và vào ngày 8 tháng mười một, chúng tôi nói chuyện với anh qua điện thoại. Chẳng mấy chốc những đồn đại bắt đầu ở Ấn độ rằng Krishnaji bệnh rất nặng và phải ở trong bệnh viện. Chúng tôi điện thoại đến Malibu, nơi Krishnaji đang nghỉ trong nhà của Mary Zimbalist, và nhận được trả lời tái bảo đảm sức khỏe.

Mùa thu năm 1971, tôi bị một ca rối loạn tim khi ở Bombay. Nó được theo cùng bởi áp huyết cao, và tôi nằm trên giường nhiều tuần lễ. Trong khi đó chồng tôi đang ở Delhi, lại bị bệnh rất nặng. Hai lá phổi của anh rất yếu và anh bị khí thủng trầm trọng. Chúng tôi đưa anh đến điều trị ở Bombay, nhưng tình trạng của anh tiếp tục suy sụp. Tôi đi lại liên tục giữa New Delhi và Bombay.

Ngày 23 tháng bảy năm 1972, bệnh trạng của chồng tôi bỗng trở nên trầm trọng. Đêm đó tôi nghỉ ngoài hành lang phía ngoài phòng của anh ấy. Sau nửa đêm một tí tôi được gọi vào. Jayakar gần như mê sảng; anh ấy đang nói, nhưng người ta phải cúi sát để nghe những từ ngữ của anh ấy: “Giúp tôi, cầm tay tôi, giúp tôi.” Tôi không hiểu liệu anh ấy nhận ra tôi. Tôi đã cầm tay anh ấy. Nandini đã vào phòng và em cầm tay kia của anh ấy.

Thân thể đã bất động và tiếng nói không còn nữa, nhưng áp lực của bàn tay anh ấy vẫn còn đó. Căn phòng hoàn toàn yên lặng, và cái trí cũng thế. Trong sự yên lặng vô cùng người ta cảm thấy một hiện diện đang đảm đương, mang anh ấy nhe nhẹ qua ngưỡng cửa. Bỗng nhiên, bàn tay trở nên lỏng lẻo. Khuôn mặt kiệt sức mất đi vẻ đau đớn cực độ của nó; anh ấy trông tươi trẻ, đẹp đẽ, không bị tác động bởi bệnh tật. Tôi sẽ than khóc ai? Con gái của tôi, Radhika đã vào phòng. Cháu thấy anh ấy “đang ngủ,” và nó là một khoảnh khắc trước khi cháu nhận ra rằng chết là người bạn đồng hành của chúng ta. Sự yên lặng đã thức dậy đêm đó đã ở cùng tôi những ngày tháng tiếp theo. Sau đó tôi đi khỏi và đến Delhi, và sự yên lặng ở trong tôi.

Một đêm vào tháng mười tôi thức giấc, sự sợ hãi nổ tung trong tôi. Cửa sổ của tôi mở toang và trong bóng đêm tôi cảm thấy một hiện diện đang chờ đợi phía bên ngoài. Tôi bị nghẹt thở bởi sợ hãi. Tôi bật đèn lên và thức trắng suốt đêm, sự sợ hãi khiến tôi phải nhắm hai mắt lại – bởi vì cùng bóng đêm, sự hiện diện ở đó. Suốt mười ngày việc này tiếp tục. Tôi sẽ chìm vào giấc ngủ và lại giật mình choàng dậy trong nỗi kinh hoàng, sự hiện diện đang chờ đợi phía bên ngoài trong bóng đêm. Không quan sát nào phía bên trong có thể xảy ra được. Cường độ của sợ hãi đang hủy diệt tôi; tôi là một người tàn phế và tôi không thể ngủ suốt mười lăm ngày.

Krishnaji đến Delhi mùa thu năm 1972, và tôi đi đến gặp anh. Anh hỏi tôi nhiều rất chi tiết về cách chết của Jayakar, khoảnh khắc của chết, trạng thái cái trí của tôi. Chúng tôi nói về nó, chúng tôi ngồi yên lặng cùng nó, nhưng sau hôm đó anh không bao giờ đề cập lại về sự kiện chết của Jayakar. Một quãng đời của tôi đã chấm dứt, tôi phải được tự do khỏi quá khứ và chuyển động tiếp tục. Sau đó tôi kể cho anh về sự sợ hãi đã thức dậy trong tôi và đang hủy diệt tôi. Anh lắng nghe rất nghiêm túc, cầm tay tôi, và bảo tôi ngồi yên lặng cùng anh. Chúng tôi ngồi rất lâu.

Những bàn luận đã bắt đầu, và một trong những bàn luận nói về sự sợ hãi. Krishnaji nói sự sợ hãi hiện diện khi có một cảm giác của tách rời hoàn toàn, hay của vô vọng hoàn toàn. Tôi đáp lại rằng người ta có thể giải quyết được sự sợ hãi tầng bên ngoài, thậm chí còn cho phép chúng nở hoa và kết thúc. Nhưng có vẻ người ta vô phương với những sợ hãi tầng bên trong, bởi sự tối tăm nguyên thủy nằm tại gốc rễ của sự tồn tại.

“Tầng ý thức bên trong giữ những sợ hãi này?” Krishnaji hỏi. “Tầng ý thức bên trong mời mọc những sợ hãi này hay nó thâu lượm chúng từ môi trường sống? Chúng ở trong những gien di truyền?” anh hỏi. “Tại sao chúng ta nghĩ tầng ý thức bên trong như kho lưu trữ của sự sợ hãi?”

“Sợ hãi luôn luôn hiện diện ở đó. Nhờ vào một khủng hoảng mà anh trở nên nhận biết nó,” tôi nói.

Khi bàn luận trôi chảy, nó phản ảnh những sợ hãi tối tăm không thể đặt tên mà lén lút như những cái bóng trong bộ não. Nhận biết được điều này, Krishnaji hỏi, “Liệu toàn cấu trúc của tế bào bị sợ hãi về không tồn tại? Liệu sự sợ hãi là bộ phận thuộc sự tồn tại của con người? Liệu nó là bộ phận của vật đang sống nhỏ nhiệm nhất, tế bào vi tế nhất? Nếu như thế, tại sao tôi cần tạo ra một khủng hoảng để giải quyết sợ hãi?” Có sự yên lặng.

“Một cử chỉ, một suy nghĩ, một từ ngữ, một cái nhìn, một xì xầm tạo ra sợ hãi. Sợ hãi hiện diện ở đó, nơi phía bên ngoài và phía bên trong.” Khi anh nói, nó hiện diện ở đó quanh quanh chúng tôi và phía bên trong chúng tôi. “Tại sao chúng ta không tiếp xúc sự sợ hãi trước sự thách thức?” anh hỏi. “Liệu cái trí tầng ý thức bên ngoài sợ hãi đối diện sự sợ hãi?” Sau đó, nhận biết cảm giác chung của chúng tôi và thấy sự quan trọng của vấn đề, anh nói, “Chúng ta hãy thâm nhập từ từ, chúng ta đang dõi theo một hỏa tiễn.”

“Điều gì được yêu cầu,” anh nói, “là tánh đơn giản thực sự, không phải sự phân tích. Sự sợ hãi của không tồn tại là một phần thuộc những tế bào não của chúng ta. Nó là di sản của chúng ta. Tôi nói nó hiện diện ở đó dưới tấm thảm, hãy nhấc nó lên mà nhìn. Nó hiện diện ở đó. Khi cái trí tầng ý thức bên ngoài tự-thức dậy trong chính nó, nó không sợ hãi. Tại sao tôi lại phải sợ hãi nếu sợ hãi là bộ phận thuộc sự tồn tại của tôi?”

Chẳng có bao nhiêu điều chúng tôi có thể trình bày để đóng góp vào bàn luận. Bỗng nhiên, anh nói, “Liệu cái trí có thể hoàn toàn bất động? Sau đó hãy thả cho sợ hãi đến, cho phép nó nảy ra. Khi cái trí thức dậy, lúc đó gốc rễ trung tâm của sợ hãi là gì?” Khi anh nói, đã có sự kết thúc sâu thẳm của

gia tăng sợ hãi liên tục. Bộ não bất động, thân thể cũng vậy.

“Có khi nào trạng thái này nảy sinh trong anh, thưa anh?” tôi hỏi. Lại nữa, anh yên lặng. “Vô số lần, nhiều lần, khi cái trí hoàn toàn bất động, không có bất kỳ phản ứng nào, không chấp nhận cũng không phủ nhận, không lý luận cũng không lẩn trốn, khi không có chuyển động thuộc bất kỳ loại nào. Chúng ta đã đến được gốc rễ của nó, đúng chứ?”

Tôi đã lắng nghe. Tôi rời khỏi cùng hiểu rõ rằng sự tự do khỏi sợ hãi không ở trong bất kỳ hành động nào phía bên trong hay phía bên ngoài, nhưng chỉ có thể xảy ra được khi bộ não hoàn toàn bất động. Sự yên lặng được sáng tạo bởi đối thoại ở nguyên cùng tôi, và đêm đó tôi ngủ mà không sợ hãi. Những sợ hãi nguyên thủy, bất chợt không còn nảy sinh phía bên trong tôi kể từ đối thoại đó. Một ít sợ hãi nảy ra tại mức độ bề mặt của ý thức và vì vậy có thể giải quyết được.

Trong những ngày tiếp theo, K sẽ nói với tôi về bản chất của cô độc. Nó là một trạng thái lạ thường của hoàn toàn bị tách rời. Nó là bản thể của cái tôi – “cái tôi” cùng mạng lưới những từ ngữ của nó mà cái trí bị trói buộc trong đó. Anh bảo tôi đối diện với trạng thái cô độc hoàn toàn phía bên trong, chỉ trong đó mới có sự tự do khỏi sợ hãi.

“Tự do khỏi sợ hãi là tự do khỏi thời gian” anh nói. Tôi thâu nhận những từ ngữ đó và ấp ủ chúng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]