Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. “Hãy thức dậy”

19/07/201114:19(Xem: 5796)
22. “Hãy thức dậy”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 4

NHỮNG CON SÔNG CỦA SỰ THẤU TRIỆT

1960-1962

CHƯƠNG 22

“Hãy thức dậy.”

K

rishnaji rời Ấn độ để đi đến Rome giữa tháng ba năm 1961. Một vài ngày trước khi anh đi, Nandini đã nói chuyện với anh trong phòng của anh tại Himmat Nivas ở Bombay. Krishnaji đang ngồi kiết già trên giường của anh, Nandini trên nền nhà trải thảm kế bên. Bỗng nhiên, giữa nói chuyện, anh ngừng nói; cái lưng thẳng của anh trở nên bất động, hai mắt của anh nhắm lại, và giống như một thủy triều đang di chuyển cuồng nộ, em cảm thấy nó, đang ùa vào trong phòng qua những cửa ra vào và những cửa sổ – những con sông của yên lặng tắm rửa thân thể của em, xuyên thủng từng lỗ chân lông của em, thẩm thấu em. Em cũng trở nên hoàn toàn bất động và chết đi thế giới. Em không biết nó đã kéo dài bao lâu. Bỗng nhiên, em nghe tiếng nói của Krishnaji và bắt đầu nhận biết được chung quanh. Em đã cảm thấy sức mạnh được cần đến để ôm chặt cơn gió ào ào yên lặng này, và nhận xét sự kiện.

Sau sự kiện đó một thời gian rất lâu, Krishnaji thật xa xôi. Những thời kỳ nghỉ ngơi dài của Krishnaji và những yên lặng của Ranikhet và Kashmir đã nổ tung sự cuồng nộ của những con sông vô hạn của năng lượng này. Những thấu triệt đã thức dậy và hội tụ sẽ nở hoa trong quyển Sổ tay mà Krishnaji sẽ bắt đầu viết trong mùa xuân năm 1961.

Ngày 25 tháng ba từ máy bay trên đường đến Rome của anh, Krishnaji viết cho Nandini:

Nửa tiếng đồng hồ ra khỏi Bombay, tại cao độ 35.000 feet, bầu trời xanh, quá xanh, quá mãnh liệt, quá lợt lạt, quá mềm dịu đến độ nó mang nước mắt đến hai mắt của người ta, tại một thời điểm màu xanh chuyển thành xám xịt; chúng tôi ở quá cao, máy bay êm ả và biển cả thật xa xôi phía dưới, có một ý thức lạ thường của an bình và trạng thái mêng mang không thể hiểu được từ chân trời sang chân trời, có cái vòm không mây này của màu xanh mãnh liệt; tại đường chân trời, màu xanh gần như là màu xanh lá cây non trẻ. Đó là một quang cảnh tuyệt vời, cái gì đó đẹp đẽ không thể diễn tả được. Trong khoang máy bay rất mát mẻ, sảng khoái, gần như khá lạnh, mà khiến cho người ta tươi tỉnh lại sau cơn nóng. Phải mất khoảng thời gian nào đó để quay lại với chính người ta và tôi xin lỗi không hiểu liệu tôi có quấy rầy trước khi rời đó. Thời tiết sáng sủa và ấm áp khi chúng tôi đến nhưng nó đã trở nên lạnh lẽo và có mưa.

Viết cho Nandini từ Rome, anh nói:

Nghỉ ngơi và không làm gì cả đúng là đã đẩy thân thể đến giới hạn và lúc này nó bão hòa. Hy vọng bạn vẫn khỏe. Làm ơn đừng làm những bài tập thể dục này bằng bất kỳ căng thẳng nào; nếu có một căng thẳng, những bài tập đang không được thực hiện đúng cách. Hãy trao sự chú ý hoàn toàn và mọi việc sẽ ổn thỏa. Đừng nguội dần; hãy giữ cho ngọn lửa sinh động. Cái đó lạ lùng lắm và đừng bị mất hút trong những điều nhỏ nhen; đừng cho phép bạn bị nhấn chìm; hãy giữ tỉnh táo; hãy ở trong trạng thái chú ý hoàn toàn.

Signora Vanda Scaravelli, một trong những người bạn cũ của Krishnaji, là một người phụ nữ phi thường, cùng nhiệt tình, lập dị, mau lẹ của cái trí và thân thể người Ý được nuôi dưỡng tốt. Cô gặp Krishnaji ở Rome, và sau một vài ngày sẽ đi cùng anh đến II Leccio, gần Florence. Sau đó, ở Zurich, anh được xét nghiệm y khoa tổng quát tại Bercher Brenner Clinic.

Tháng năm, Krishnaji ở London. Miss Doris Pratt, đại diện của K. W. I. ở nước Anh đã thu xếp cho anh ở trong một ngôi nhà gần Wimbledon Common.

Cô ở đó để chăm sóc anh. Anh thực hiện những gặp gỡ và những nói chuyện với một nhóm nhỏ của những người khách mời đặc biệt. Những buổi chiều anh dạo bộ lâu một mình trên Wimbledon Common. Ngày 12 tháng năm anh viết cho Nandini:

Những bánh xe[*] của Ooty đang vận hành, không được biết đến cho bất kỳ ai, và những việc khác đang xảy ra. Nó thật lạ thường, và những từ ngữ dường như vô ích. Những ngày quá ngắn ngủi và người ta sống trong một ngày, một ngàn năm. Giữ tỉnh táo, nhận biết và đừng cho phép bất kỳ việc gì dập tắt ngọn lửa. Đừng để một suy nghĩ nào tẩu thoát mà không quan sát nó từ đâu đến, những động cơ, và ý nghĩa của nó. Hãy thức dậy.

Một lá thư khác đến từ Wimbledon ngày 18 tháng năm:

Khi người ta già nua, khi cái trí mỗi lúc một cố định và máy móc, rất quan trọng phải phá vỡ mọi khuôn mẫu của suy nghĩ và cảm giác – nhận biết được mọi chuyển động của sự suy nghĩ, nhìn ngắm không ngừng nghỉ, không bao giờ cho phép những tâm trạng tập hợp sức mạnh hay buông thả cho vật chất che kín sự rõ ràng của cái trí. Đừng để ngọn lửa tàn lụi hay cho khói của những biến cố hàng ngày làm ngộp nó. Lạ lùng thay những việc đã xảy ra tại Ooty lại đang xảy ra, mặc dù không ai biết về nó – nó rất mạnh mẽ. Những bánh xe của Ooty đang vận hành vũ bão. Tôi ngạc nhiên lắm.

Những liên quan đến Ooty này sẽ xảy ra lại vào ngày 1 tháng sáu, khi anh viết từ London:

Đừng bị chết ngạt bởi những tầm thường và những biến cố hàng ngày của những việc không quan trọng gì cả. Hãy mãnh liệt và đừng để cho ngọn lửa tàn lụi. Mọi thứ đều tốt lành ở đây. Những bánh xe của Ooty đang vận hành cuồng nộ và gây đau đớn.

Miss Pratt đã nhận biết rằng Krishnaji đang trải qua những trải nghiệm huyền bí nào đó. Trong một lá thư gửi đến Rajagopal, Miss Pratt diễn tả việc gì đang xảy ra. Cô hỏi Krishnaji, và anh bảo với cô rằng không có việc gì mà bất kỳ người nào có thể làm ngoại trừ chỉ giữ yên lặng, thư giãn, và không lo âu; nhưng anh yêu cầu đừng cho phép bất kỳ ai được chạm vào người anh. Cô tiếp tục nói rằng cô cảm thấy cô là một người bàng quan đối với một huyền bí sâu sắc và bí hiểm nhất.

Krishnaji đi máy bay đến Ojai, quá cảnh New York vào ngày 14 tháng sáu. Con gái của tôi, Radhika, đang học để lấy bằng Ph. D. của cháu tại Bryn Mawr, đến gặp anh ngày 16 tháng sáu. Trong một lá thư gửi cho Nandini, Krishnaji nói:

Saw Radhika – trông khỏe mạnh và chúng tôi nói chuyện lâu với nhau. Sống ngắn ngủi lắm và có quá nhiều điều để khám phá không phải phía bên ngoài nhưng phía bên trong. Có những vùng đất mênh mông phía bên trong chưa được khám phá và đừng để cho một ngày trôi đi mà không khám phá được điều gì đó. Hãy nổ tung phía bên trong và sau đó những sự việc phía bên ngoài sẽ tự thu xếp cho chính chúng.

Vào ngày 17 tháng sáu, ngày trước khi anh rời để đi Ojai, anh bắt đầu viết một ghi lại về hành hương của anh vào những đại dương mênh mông của “cái khác lạ.” Những thấu triệt thăm thẳm và những nhận biết không-những chân trời mà anh sẽ viết trong quyển Notebook Sổ tayđang phơi bày.

Từ Ojai, những lá thư gửi đến Nandini bắt đầu lại vào tháng bảy. Ngày 4 tháng bảy, anh viết cho em:

Bạn có lẽ nhớ rằng hai ngày trước khi tôi rời khỏi đó, bạn nhận biết được năng lượng lạ thường trong căn phòng. Để chịu đựng được nó người ta phải “mạnh mẽ” cực kỳ. Bạn đã sử dụng từ ngữ đó. Hãy là của nó. Bởi vì cái đó hiện diện ở đây ngay lúc này và những bánh xe của Ooty đang vận hành. Đừng bị rối rắm, hãy nhận biết được những suy nghĩ và những cảm giác sâu thẳm. Hãy tuyệt đối đơn giản và rõ ràng.

Những lá thư tiếp tục. Ngày 19 tháng bảy anh viết từ Gstadd:

Sợ hãi thực sự gây hủy diệt và làm lệch lạc tất cả đang thấy. Nó nuôi dưỡng ảo tưởng; nó làm què quặt cái trí, nó triệt tiêu sự cao quý. Hãy sục sạo để tìm ra nó – hãy khoáng đạt với nó. Đừng tìm kiếm những bào chữa cho nó. Hãy thâm nhập nó không thương xót. Hãy nhận biết được mọi dạng của sợ hãi và xóa sạch nó. Đừng cho phép nó ở lại cùng bạn trong một giây phút. Không có hồn nhiên [đúng nguyên văn] nơi nào có sợ hãi, ghen tuông, quyến luyến. Hãy hừng hực nhận biết được nó. Những bánh xe của Ooty đã và đang làm việc.

Signora Scaravelli, người nữ chủ nhà của anh ở Gstadd, đã diễn tả những trạng thái ý thức của Krishnaji trong khi anh đang ở tại Chalet Tannegg.[†] Chúng tương tự và tuy nhiên lại khác hẳn việc gì đã xảy ra tại Ootacamund. Cơn đau đớn cực độ không hiện diện. Những trạng thái của cái khác lạ và phước lành nảy sinh trong những dạo bộ của anh, trong nhà, trong khi anh tỉnh táo, hay khi anh vừa thức dậy. Vanda Scaravelli nhận biết được sự hiện diện thiêng liêng quanh quanh anh và bên trong anh. Cô nói về đang thay đổi khuôn mặt và về một nhận biết, một cảm thấy đồng thời của trống không và no đủ. Mọi thời gian anh đang thực hiện những nói chuyện ở Saanen. Chúng không tách khỏi những trạng thái của anh. Tất cả sự tách rời giữa những đang xảy ra huyền bí này và sống hàng ngày của anh dường như kết thúc.

Ngày 18 tháng bảy, trong khi đang ở Gstadd, anh viết trong Sổ tay: “Hai mắt và bộ não của chúng ta ghi lại những sự vật phía bên ngoài, những cái cây, những hòn núi, những con suối chảy xiết; tích lũy hiểu biết, kỹ thuật và vân vân. Với cùng hai mắt và bộ não đó, được đào tạo để quan sát, để chọn lựa, để chỉ trích và bênh vực, chúng ta quay vào phía bên trong, nhìn vào phía bên trong, công nhận những sự vật sự việc, dựng lên những ý tưởng, mà được tổ chức thành lý luận. Nhìn vào phía bên trong này không thâm nhập sâu thẳm lắm, bởi vì nó vẫn còn ở trong sự giới hạn của sự quan sát và lý luận riêng của nó. Nhìn chằm chằm vào phía bên trong này vẫn còn là cái nhìn phía bên ngoài và thế là không có nhiều khác biệt lắm giữa hai cái nhìn. Cái gì dường như có lẽ khác biệt lại có lẽ tương tự.

“Nhưng có một quan sát bên trong mà không là quan sát phía bên ngoài được quay vào phía bên trong. Bộ não và mắt mà chỉ quan sát từng phần không hiểu rõ đang thấy tổng thể. Chúng phải hoàn toàn sinh động nhưng bất động; chúng phải không còn chọn lựa và nhận xét nhưng nhận biết một cách thụ động. Vậy là đang thấy bên trong không có biên giới của không gian-thời gian. Trong lóe sáng này một nhận biết mới mẻ được sinh ra.”

Như chúng ta có thể biết, đây là lần cuối cùng khi anh sẽ trải nghiệm những sự kiện như thế. Trong những năm sau, những trạng thái khác của mênh mang và trống không sẽ nảy sinh, anh sẽ ngất xỉu và sẽ ra khỏi thân thể; nhưng những tiến trình này có vẻ thuộc về một bản chất khác.

K quay lại Rishi Valley vào cuối mùa thu năm 1961. Dr. Balasundaram là hiệu trưởng. Sự liên hệ giữa những học sinh, những giáo viên và hiệu trưởng thật là ấm áp và thân thiện; có một chất lượng đang sống trong bầu không khí. K nhận biết điều này và đáp lại bằng đam mê và dạt dào thương yêu. Anh có một cảm thông vô bờ bến cùng đất đai và những quả đồi chung quanh. Anh có thể trông thấy Rishi Konda từ cửa sổ của anh, và đối thoại với quả đồi “đẹp như điêu khắc” bắt đầu. Đối với K tình trạng hạnh phúc và thịnh vượng của thung lũng và những cư dân của nó được hiệp thông trong sự mãnh liệt của phước lành tuôn tràn từ quả đồi. Những truyền thuyết địa phương nói về những người thấy và những thánh nhân đã sống trên Rishi Konda. Vào ban đêm những ánh sáng không thể giải thích được xuất hiện và di chuyển ngang qua những triền đồi.

K tiếp tục viết Sổ taycủa anh. Một phước lành vô hạn hiện diện qua những từ ngữ của anh. Bất kỳ cái gì trong anh và quanh anh thẩm thấu đất đai của thung lũng và vẫn còn được cảm thấy bởi nhiều du khách nhạy cảm. “Bởi vì cái khác lạ hiện diện ở đó, và đang tiến đến thung lũng; nó giống như một bức màn mưa nhưng chính xác là không có mưa; nó đang tiến đến như một cơn gió nhẹ lướt qua, nhẹ nhàng và dịu dàng và nó hiện diện ở đó cả phía bên ngoài lẫn phía bên trong.”

Radhika và tôi theo cùng Krishnaji ở Rishi Valley trong thời gian anh ở đó. K thực hiện những dạo bộ lâu một mình hay cùng Dr. Balasundaram và Radhika. Cây cối đã được trồng cuối những năm 1940, bây giờ đã trưởng thành; những cái giếng đã được đào đủ cung cấp nước cho công việc canh tác những cánh đồng lúa; thung lũng tràn trề sức sống bởi những bụi cây xanh tươi đầy nhựa; những con đường nhỏ đầy hương thơm của những bông hoa màu trắng tỏa ra bởi những con đường trồng cây bần dọc theo hai bên.

Trẻ em tụ tập trên đỉnh đồi tại Astachal để nhìn ngắm mặt trời lặn dưới đường chân trời cảm thấy những màu sắc bừng lên phía bên trong con người chúng. Chúng lặng lẽ nhận biết cái khác lạ lẫn trong chúng và những bầu trời sáng chói lọi để nghênh đón anh. Sau đó K viết trong quyển Sổ tay:

Quả đất là màu sắc của bầu trời, những quả đồi, những cánh đồng lúa chín xanh rì, những cái cây và thảm sông cạn nước đầy cát mịn; mọi tảng đá trên những quả đồi, những tảng đá cuội láng bóng khổng lồ là những đám mây và chúng là những tảng đá. Bầu trời là quả đất và quả đất là bầu trời; mặt trời hoàng hôn đã thay đổi mọi thứ. Bầu trời đang khạc lửa, vỡ tung trong mỗi tia mây, trong mỗi viên đá, trong mỗi lá cỏ, trong mỗi hạt cát. Bầu trời hừng hực bởi màu sắc xanh lá cây, tím, nhung, chàm, cùng sự phẩn nộ của lửa. Phía trên cao của quả đồi đó nó là một đường lượn cong mênh mông của màu tím và vàng; trên cao của những quả đồi phía nam là một màu xanh lá cây thanh thanh sáng rực và những màu xanh da trời nhạt dần; ở phía đông có một mặt trời hoàng hôn phản chiếu lộng lẫy trong màu đỏ thắm và đỏ tươi rực, màu đất vàng nhạt đang nung, và màu tía phớt xanh. Mặt trời phản chiếu đang bừng bừng chói lọi giống như ở phương tây; một vài đám mây đã tự tụ họp quanh mặt trời hoàng hôn và chúng là lửa không khói, tinh khiết mà sẽ không bao giờ ngừng cháy. Bao la của lửa này và mãnh liệt của nó thẩm thấu mọi thứ và vào quả đất. Quả đất là bầu trời và bầu trời là quả đất. Và mọi thứ hừng hực sống và vỡ tung cùng màu sắc và màu sắc là thượng đế, không phải thượng đế của con người. Những quả đồi trở nên trong suốt, mỗi tảng đá và đá cuội láng bóng không còn trọng lượng, bềnh bồng trong màu sắc và những quả đồi xa xa có màu xanh da trời, màu xanh của tất cả biển cả và bầu trời của mọi khí hậu. Những cánh đồng lúa đang chín là màu hồng và xanh lá cây cực mạnh, một kéo dài liên tục của chú ý tức khắc. Và con đường băng qua thung lũng lại có màu tía và trắng, sinh động đến độ nó là một trong những tia màu sắc chạy đua qua bầu trời. Bạn thuộc về ánh sáng đó, đang hừng hực, đang phẫn nộ, đang nổ tung, không một cái bóng, không gốc rễ và từ ngữ. Và khi mặt trời đi xuống thấp hơn, mọi màu sắc trở thành hung tợn nhiều hơn, mãnh liệt nhiều hơn và bạn hoàn toàn mất hút, qua tất cả hồi tưởng. Đó là một buổi chiều không-ký ức.

Trong những nói chuyện của anh cùng những học sinh và những giáo viên, K tìm hiểu vị trí của hiểu biết trong sự thay đổi của con người. Những cái trí của trẻ em rất sinh động, được sôi nổi hơn bởi hiệp thông trực tiếp cùng sự hiện diện của K, phước lành, một đại dương mà anh dạo bộ và nói chuyện trong đó. Sự rõ ràng và chiều sâu của những thấu triệt bộc lộ trong những nói chuyện gây sửng sốt. Sau đó những nói chuyện này xuất bản trong quyển Krishnamurti on Education Bàn về Giáo dục. Trong những nói chuyện K nhấn mạnh hai công cụ sẵn có cho cái trí con người: hiểu biết, mà làm cho người ta có được quyền làm chủ đối với môi trường vật chất; và thông minh, mà được sinh ra từ sự quan sát. Cùng đứa trẻ anh nói, “Một cái trí mới mẻ chỉ có thể xảy ra được khi tinh thần tôn giáo và thái độ khoa học hình thành bộ phận của ý thức.” Đối với K chúng không là những chuyển động tách rời mà phải được hợp nhất, nhưng là một chuyển động mới mẻ có sẵn trong thông minh và trong cái trí sáng tạo.

K phủ nhận tất cả những liên hệ thứ bậc. Đối với anh sự hiệp thông đúng đắn chỉ có thể xảy ra khi giáo viên và học sinh vận hành trong cùng mức độ, chuyển tải qua câu hỏi và câu hỏi đáp lại, cho đến khi trong động thái của học hành vấn đề được thâm nhập trọn vẹn và sự hiểu rõ khai sáng cái trí của học sinh và giáo viên cùng một lúc.

Nói với đứa trẻ về sự sợ hãi, K nói, “Khi bạn thấy sợ hãi, thâm nhập nó, đối diện nó, vậy thì nó tan biến.” Anh thâm nhập cùng đứa trẻ nghi vấn phức tạp của sợ hãi. Anh gỡ tung những tối tăm sâu thẳm của sợ hãi và bản chất của trở thành bằng sự tinh tế và minh bạch. Anh nói về thời gian theo đồng hồ và thời gian phía bên trong, mà được sáng chế bởi cái tinh thần, như trở thành “Tôi sẽ là.” Sự chiếu rọi vào tương lai là gốc rễ của sợ hãi.

Một em bé hỏi anh về chết. “Có hai loại chết,” anh nói. “Chết của thân thể và chết của sự suy nghĩ.” Thân thể, cơ quan vật chất phải kết thúc. “Chúng ta không sợ hãi việc đó. Chúng ta sợ hãi rằng sự suy nghĩ như ‘cái tôi,’ mà đã sống, đã kiếm được tiền bạc, gia đình, ‘cái tôi’ mà muốn trở thành quan trọng, sẽ kết thúc.” Anh hỏi em bé, “Bạn thấy sự khác biệt giữa chết thân thể và chết ‘cái tôi’?” Những em bé lắng nghe, hạt giống của thông minh đã được gieo, trên đất màu mỡ hay đất đá cằn cỗi – chỉ tương lai sẽ phơi bày.

Anh giới thiệu cho em bé vấn đề của hiểu rõ về chính mình và thiền định. Tại kết thúc của một nói chuyện, anh nói, “Trước hết, ngồi hoàn toàn yên lặng, thoải mái, ngồi rất yên tĩnh, thư giãn. Lúc này, nhìn ngắm những cái cây, hình thể của những quả đồi, và nhìn ngắm chất lượng, màu sắc, của những cái cây. Đừng lắng nghe tôi. Nhìn ngắm và thấy những cái cây đó, những cái cây đang chuyển màu vàng, cây me, và sau đó nhìn ngắm những cây hoa giấy. Nhìn ngắm không phải bằng cái trí của bạn, nhưng bằng hai mắt của bạn. Sau khi đã nhìn ngắm những màu sắc, những hình thể, và những cái bóng của những cái cây, của những quả đồi, những tảng đá, sau đó từ phía bên ngoài di chuyển vào phía bên trong. Nhắm hai mắt của bạn, nhắm hai mắt của bạn hoàn toàn. Bạn đã không còn nhìn ngắm những sự vật phía bên ngoài, và lúc này bằng hai mắt của bạn nhắm lại, nhìn ngắm việc gì đang xảy ra phía bên trong. Nhìn ngắm việc gì đang xảy ra phía bên trong bạn. Đừng suy nghĩ, nhưng chỉ nhìn ngắm. Đừng chuyển động hai con ngươi của bạn, chỉ giữ chúng rất yên tĩnh. Lúc này không có gì để thấy, bạn đã thấy tất cả những sự vật quanh bạn, lúc này bạn đang thấy việc gì đang xảy ra phía bên trong cái trí của bạn. Và muốn thấy việc gì đang xảy ra phía bên trong cái trí của bạn, bạn phải rất yên lặng phía bên trong. Và khi bạn yên lặng, liệu bạn biết việc gì xảy đến cho bạn? Bạn trở nên rất nhạy cảm, bạn trở nên rất tỉnh táo đối với những sự vật sự việc cả phía bên ngoài lẫn phía bên trong. Vậy là bạn phát hiện rằng phía bên ngoài là phía bên trong. Vậy là bạn phát hiện rằng người quan sát là vật được quan sát.”

Bằng sự thẳng thắn, anh nói cùng giáo viên như anh đã nói cùng em bé. Anh nói về sự cấp bách và sự cần thiết phải có một tầm nhìn xa, trong đó những sự việc nhỏ nhoi được bao gồm. Bằng sự tinh tế chính xác anh thâm nhập những tối tăm của cái trí.

Nói chuyện cuối cùng của K, “Bàn về Nở hoa,” có lẽ là một trong những đột phá và thách thức nhất trong bất kỳ nói chuyện nào về giáo dục.

“Liệu sự thất vọng có thể nở hoa?” anh hỏi. “Làm thế nào bạn chất vấn để cho sự thất vọng phơi bày, để cho sự thất vọng nở hoa? Chỉ khi nào sự suy nghĩ nở hoa thì nó mới có thể chết một cách tự nhiên. Giống như bông hoa trong một cái vườn, sự suy nghĩ phải nở rộ, nó phải khai hoa kết quả và kế tiếp nó héo tàn. Trong cùng cách, sự suy nghĩ phải được trao tặng sự tự do để tan biến. Và nghi vấn đúng đắn là liệu có thể có sự tự do cho sự thất vọng nở hoa rồi chết?”

Một giáo viên hỏi anh có ý gì qua từ ngữ “nở hoa.” Krishnamurti trả lời, “Hãy quan sát ngôi vườn kia, những bông hoa phía trước mặt ở đằng đó. Chúng nở rộ và sau một vài ngày chúng héo tàn, bởi vì đó là bản chất của chúng. Lúc này, sự thất vọng phải được trao tặng sự tự do để cho nó nở rộ.

“Câu hỏi của bạn là: ‘Liệu có một động lượng mà tự nó cứ chuyển động, cứ sạch sẽ, lành mạnh?’ Động lượng đó, ngọn lửa đó mà hừng hực cháy, chỉ có thể hiện diện khi có sự tự do cho mọi thứ nở hoa – những xấu xa, những đẹp đẽ, những tội lỗi, những tốt lành, những dốt nát – để cho không còn một sự việc bị kiềm hãm, để cho không còn một sự việc không được mang ra và được tìm hiểu và được thiêu rụi. Và tôi không thể thực hiện được việc đó nếu qua những vấn đề nhỏ nhen tôi không phát giác sự thất vọng, phiền muộn, đau khổ, xung đột, dốt nát, nhàm chán. Nếu tôi chỉ khám phá sự thất vọng qua lý luận tôi không biết sự thất vọng có nghĩa gì.”

Những giáo viên không thể hiểu rõ, và hỏi thêm. “Bạn thấy,” K trả lời, “đối với bạn nở hoa là một ý tưởng. Cái trí nhỏ nhen luôn luôn giải quyết những triệu chứng và không bao giờ giải quyết sự kiện. Nó không có tự do để tìm ra. Nó đang làm chính cái công việc mà thể hiện cái trí nhỏ nhen, bởi vì nó nói. ‘Đó là một ý tưởng hay, tôi sẽ suy nghĩ về nó,’ và thế là nó bị mất hút bởi vì khi đó nó đang giải quyết ý tưởng, không phải sự kiện. Nó không nói, ‘Hãy thả cho nó nở hoa, và thấy điều gì xảy ra.’ Vậy thì nó sẽ khám phá. Nhưng nó nói, ‘Đó là ý tưởng hay, tôi phải tìm hiểu ý tưởng đó.’ ”

Anh bảo với những giáo viên rằng hầu hết những con người là những tù nhân của những vấn đề nhỏ nhen. Tiếp theo anh hỏi, “Liệu tôi có thể thấy triệu chứng, thâm nhập vào nguyên nhân, và cho phép nguyên nhân nở hoa? Nhưng, tôi lại muốn nó nở hoa trong một phương hướng nào đó, mà có nghĩa tôi có một quan điểm về nó nên nở hoa như thế nào. Lúc này liệu tôi có thể theo sát nó? Liệu tôi có thể thấy rằng tôi ngăn cản nguyên nhân đang nở hoa bởi vì tôi sợ rằng tôi không biết việc gì sẽ xảy ra nếu tôi cho phép sự thất vọng nở hoa? Vậy là, liệu tôi có thể thâm nhập vào lý do tại sao tôi sợ hãi? Tôi thấy, rằng chừng nào sợ hãi còn tồn tại không thể có nở hoa. Thế là tôi phải nắm chặt sợ hãi, không qua ý tưởng của sợ hãi, nhưng nắm chặt nó như một sự kiện, mà có nghĩa, liệu tôi có thể thả cho sự sợ hãi nở hoa?

“Tất cả điều này đòi hỏi nhiều nhận biết bên trong. Thả cho sự sợ hãi nở hoa – bạn biết điều đó có nghĩa gì? Liệu tôi có thể cho phép mọi thứ nở hoa? Điều này không có nghĩa tôi sẽ giết người, cướp bóc ai đó, nhưng liệu tôi có thể chỉ cho phép ‘cái gì là’ nở hoa?”

Thấy rằng họ vẫn không hiểu được, anh hỏi, “Bạn đã trồng một cái cây? Bạn thực hiện nó như thế nào?”

Một giáo viên trả lời, “Chuẩn bị đất, bỏ vào phân bón…”

K tiếp tục, “Bỏ vào phân bón phù hợp, dùng hạt giống đúng, gieo nó đúng thời điểm, chăm sóc nó, ngăn cản mọi thứ không xảy đến cho nó. Bạn cho nó sự tự do. Tại sao bạn không làm giống như vậy đối với sự ghen tuông?”

“Nở hoa ở đây không được diễn tả phía bên ngoài như cái cây.”

Krishnamurti nói, “Nó còn thực sự nhiều hơn cái cây bạn đang trồng phía bên ngoài trong cánh đồng. Bạn biết ghen tuông có nghĩa gì? Tại ngay khoảnh khắc của ghen tuông, liệu bạn nói nó là sự tưởng tượng? Bạn đang hừng hực cùng nó, đúng chứ? Bạn đang tức giận, phẩn nộ, tại sao bạn không theo sát nó? Theo sát nó không phải như một ý tưởng, nhưng thực sự. Liệu bạn có thể nhặt nó ra, nhìn ngắm nó, và thấy rằng nó nở hoa? Để cho mỗi nở hoa là một tự-hủy diệt của chính nó và, thế là, không có ‘cái bạn’ tại khúc cuối để hỏi ai đang quan sát sự hủy diệt? Trong đó là sự sáng tạo thực sự.”

Lại nữa những giáo viên hỏi, “Khi bông hoa nở rộ, nó tự-phơi bày về chính nó. Chính xác ông có ý điều gì, thưa ông, khi ông nói rằng lúc sự ghen tuông nở rộ nó sẽ tự-hủy diệt chính nó?”

Krishnamurti nói, “Hãy ví dụ một cái nụ, một cái nụ thực sự từ một bụi hoa. Nếu bạn ngắt nó, nó sẽ không bao giờ nở hoa, nó sẽ chết thật mau lẹ. Nếu bạn thả cho nó nở rộ, thế là nó sẽ bộc lộ cho bạn màu sắc, sự tinh tế, phấn hoa. Nó bộc lộ nó là gì thực sự, mà không cần bạn bảo nó là màu đỏ, màu xanh, nó là phấn hoa. Nó hiện diện ở đó cho bạn nhìn ngắm. Trong cùng cách, nếu bạn cho phép sự ghen tuông nở hoa, vậy thì nó bộc lộ cho bạn mọi thứ nó thực sự là – mà là ganh tị, quyến luyến. Vì vậy, trong cho phép sự ghen tuông nở hoa, nó đã phơi bày cho bạn tất cả những màu sắc của nó, nó đã tiết lộ cho bạn điều gì đằng sau sự ghen tuông.

“Giải thích rằng sự ghen tuông là nguyên nhân của quyến luyến chỉ là sự diễn đạt bằng từ ngữ. Nhưng, trong thực sự cho phép sự ghen tuông nở hoa, sự kiện rằng bạn bị quyến luyến vào cái gì đó trở thành một sự kiện, một sự kiện thuộc cảm xúc, không phải một ý tưởng bằng từ ngữ thuộc trí năng. Và thế là mỗi nở hoa bộc lộ điều gì bạn đã không thể phát giác; và bởi vì mỗi sự kiện tự-tiết lộ về chính nó, nó nở hoa và bạn giải quyết nó. Bạn thả cho sự kiện nở hoa và nó mở toang những cánh cửa khác, cho đến khi không còn nở hoa thuộc bất kỳ loại nào và, thế là, không nguyên nhân hay động cơ thuộc bất kỳ loại nào.”

Thấy dáng vẻ trên những khuôn mặt của những giáo viên. Krishnaji nói, “Trong chính động thái của lắng nghe, nở hoa đang xảy ra.”

Sự liên hệ của Krishnaji cùng những ngôi trường đang trải qua sự thay đổi thăm thẳm. Anh thấy ngôi trường như một ốc đảo nơi lời giảng có thể được ấp ủ và giữ gìn sinh động, dù vô trật tự và bạo lực trong thế giới dữ dội đến chừng nào. Một thế hệ mới mẻ, cái trí mới mẻ, phải hiện diện; và muốn có điều đó, không chỉ người dạy học và người được dạy học phải có những đôi mắt và những cái trí đang lắng nghe mà có thể thấy cùng một tầm nhìn xa, mà không nhận dạng hay phân chia, nhưng còn cả nền tảng phải được cày bừa và hạt giống phải được gieo xuống, mảnh đất phải được biến thành thiêng liêng cùng phước lành.

Radhika và tôi đi cùng Krishnaji trong xe hơi từ Rishi Valley đến Madras. Aldous Huxley và người vợ của ông ở Ấn độ, và sẽ viếng thăm Madras như những người khách cuối cùng trong tháng của Krishnaji. Tôi đã hứa sắp xếp cho họ ở tại Vasant Vihar, một hộ gia đình thanh đạm, dễ chịu. Đồ đạc trong những căn phòng phải được sắp xếp lại, và vài kiểu cách quốc tế được mang vào để phục vụ những bữa ăn. Tuy nhiên, khi đến Madras có một điện tín đang chờ tôi; người chồng của tôi bị bệnh, và thế là ngay lập tức Radhika và tôi đã rời đó để đi Delhi.

Sau đó Krishnaji cùng Madhavachari đi từ Madras đến Delhi. Bị tan nát bởi sự đau khổ cá nhân, tôi đến gặp Krishnaji. Tình yêu của anh tràn ngập vào tôi, giữ khuôn mặt của tôi để cho hai mắt tôi không thể chạy trốn chiều sâu thăm thẳm của hai mắt anh, và lặp lại những sự kiện về ngục tù của tôi cùng những ảo tưởng lẫn những hy vọng mà chối từ bị xua tan. Bỗng nhiên, nó tan biến. Sự ngăn chặn nào đó bên trong tôi đã bị cuốn đi trong những con sông của năng lượng đang chảy từ anh. Trong những năm kế tiếp, nhiều lần tôi sẽ gặp anh một mình, chúng là những gặp gỡ liên quan đến những ngôi trường hay nói về lời giảng; rất hiếm khi tôi phải đưa ra một vấn đề cá nhân.

Sau đó năm 1962, quyết định được thực hiện bởi Radhika, người con duy nhất của tôi, để kết hôn với một người triết lý trẻ tuổi từ Mỹ đã làm tan nát tôi. Tôi quyến luyến cháu nhiều lắm, và chắc chắn phản ứng của tôi là đề nghị họ chia tay. Thân thể và cái trí của tôi bị tan nát. Tôi không thể chịu đựng nổi việc theo cùng cháu đến Mỹ, nơi cháu sẽ kết hôn. Tôi tiễn cháu ra máy bay và và sau đó chạy trốn khỏi những người còn lại trong gia đình, tìm kiếm để được ở một mình, tách khỏi mọi thứ thân thuộc.

Từ Calcutta tôi đi đến Birbhum, và khi quay lại đọc những đầu đề trên nhật báo. Tình trạng khẩn cấp đã được tuyên bố ở Ấn độ. Trung quốc đã phá vỡ những phòng vệ của Ấn độ và đang tiến đến gần. Sự đối đầu trực tiếp của Kennedy và Kruschev về cuộc khủng hoảng hỏa tiễn ở Cuba đã rung động thế giới. Vấn đề không lối thoát đã lên đến đỉnh điểm. Tôi nhìn những đầu đề, và mặt đất sụp đổ dưới chân tôi. Tôi phải đối diện sự kiện rằng có lẽ tôi sẽ không bao giờ gặp lại con gái của tôi nữa.

Nguyên một đêm, lặng lẽ, tôi ngồi ôm chặt sự khốn khổ, để cho sự đau đớn cực độ về tinh thần ngập đầy ý thức, chối từ thoát ra bằng sự hy vọng. Lo lắng, tuyệt vọng, những kỷ niệm nảy ra; ý thức của vĩnh viễn; sự khủng bố của từ ngữ đã làm tê liệt tôi, nhưng tôi thấy nó nảy ra và lại bỏ mặc. Qua buổi sáng tình yêu người con gái của tôi vẫn còn sâu thẳm, nhưng sự đau đớn và khốn khổ nảy ra khi nghĩ rằng có thể bị chấm dứt sự liên hệ đã tan biến. Sự quyến luyến đã mất đi một cái cọc để bám vào. Lúc này duy nhất chỉ còn lại sự phụ thuộc của tôi vào đạo sư, và cũng vậy điều đó sẽ được thách thức mau lẹ thôi.

Radhika gặp Krishnaji ở Gstadd trên đường cháu đi Mỹ vào tháng mười một năm 1962. Krishna viết cho tôi từ Chalet Tannegg rằng anh đã gặp Radhika và dạo bộ lâu cùng cháu. “Thật tốt lành khi chúng tôi gặp nhau,” anh nói. Biết việc ra đi của cháu có ý nghĩa ra sao đối với tôi, anh viết, “Phải là một thử thách vô cùng khi tiễn Radhika đi.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]