Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cốt Tủy Các Kinh Căn Bản Phật Giáo

04/08/201113:19(Xem: 16247)
Cốt Tủy Các Kinh Căn Bản Phật Giáo

CỐT TỦY CÁC KINH CĂN BẢN PHẬT GIÁO
Tác giả: Phổ Nguyệt

cottuycackinhcanbanphatgiao_phonguyet

Phần Giới thiệu

Để biết được cứu cánh Giác ngộ Giải Thoát của Phật Giáo, nhận thức được phần cốt tủy các kinh mà Phật dạy là cả một vấn đề hết sức tinh tế và nhiêu khuê trong tiến trình tư duy sâu sắc và hành trì cẩn mật mới có cơ may hiểu được phần nào đệ nhất nghĩa của lời Phật dạy từ nguyên thủy khi Phật còn tại thế, qua các kinh mà các vị Bồ Tát ghi lại, hoặc diễn dịch theo ý của Phật. Một quan điểm khách quan mà nói, các kinh dù nguyên thủy hay phát triển, cốt tủy Giác Ngộ được Cứu Cánh và Giải Thoát khỏi dòng Tâm Thức vẩn đục vốn hệ lụy đến sanh diệt luôn lôi kéo con người mãi trầm luân trong bể khổ bến mê, thì các kinh ấy, dù đại thừa hay phát triển, dù xuất xứ ra sao khi chúng được diễn đạt đúng ý chỉ của Phật nói, thì không có gì cần phê phán. Thật ra ngay các kinh nguyên thủy đi nữa, đâu phải là Phật viết ra, chỉ là những vị Bồ Tát, Tỳ Kheo đệ tử trực tiếp ghi lại lời Phật dạy mà thôi, cho nên chấp vào văn tự giả lập mà nghi ngờ thì e không hợp lý mà chỉ xem coi ý nghĩa của kinh hay đệ nhất nghĩa mà Phật đã dạy có hợp lý hợp tình trong vấn đệ giác ngộ giải thoát hay không. Hơn nữa những vị đệ tử từ nhiều thế hệ dốc lòng tu tập theo Pháp Phật đã có những thành tựu và kinh nghiệm, truyền lại, diễn đạt ý chỉ của Phật qua các pháp môn, kinh sách âu cũng là kho báu cho hậu học nghiên cứu, học hỏi cái nào đúng hợp với chân lý thì theo, cái nào không hợp chớ vội thực hành và cần nghiên cứu thêm. Trong các kinh căn bản của Phật Giáo, để nghiên cứu dễ dàng, phần Tâm Lý Phật Giáo hay lý luận khoa học, tưởng cũng cần thiết giúp thêm cho việc hiểu rõ và thâm cứu kinh sách. Phương pháp là làm sao hiểu được lời Phật dạy, giải tỏa những dòng tâm thức vẩn đục để đạt được chơn trí hay bản tâm, đó là chánh trí chánh niệm, nên trong các kinh thường có phần phân tách kết cấu của tâm thức, hoặc đặc điểm của Chơn Tâm (Chơn Trí). Phật dạy thì đầy đủ mọi trình độ căn cơ mọi khía cạnh trong đời sống con người, nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp, phần cốt tủy chỉ nói lên tiến trình phương pháp giác ngộ giải thoát mà thôi. Còn những phần khác của các kinh sách, các nhà đạo học, trí giả đã quảng diễn rất nhiều, nên không cần đề cập đến. Giới thiệu các kinh căn bản Phật Giáo dù Nguyên Thủy hay Phát Triển với dụng ý của Phổ Nguyệt là muốn đưa độc giả cùng chia sẻ những sự nhất quán của các kinh Phật trong đệ nhất nghĩa của chúng theo ý chỉ của Phật.

Cao kiến và sự chỉ dẫn của những vị trưởng thượng, đạo học, hoặc trí giả rất cần thiết cho việc phát triển Phật hoc trong thời đại ngày nay. Thành thật cầu chúc quý độc giả thân tâm thường an lạc.

Phổ Nguyệt, 2006
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]